Lời Phật dạy về cuộc sống an nhiên, cách sống để cuộc đời an nhiên tự tại
- Khát vọng là gì? Biểu hiện và ý nghĩa của khát vọng
- Người ta cắt một tấm tôn có dạng hình tròn bán kính 5 cm thành hai phần bằng nhau như hình 8 | SBT Toán 7 Cánh diều
- Môn thi thứ 4 vào lớp 10 năm 2022
- Giải SBT bài 6: Ngân sách nhà nước và thực hiện pháp luật về ngân sách | SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10
- Các trường mầm non nhận trẻ 6 tháng ở TPHCM tốt nhất
Chúng ta mong cầu có được cuộc đời an yên nhưng lại chẳng thể nào tìm ra được phương hướng. Hãy lắng nghe lời Phật dạy về an nhiên để giúp ta tìm được bến đỗ tâm linh vững chắc cho cuộc đời mình.
Bạn đang xem: Lời Phật dạy về cuộc sống an nhiên, cách sống để cuộc đời an nhiên tự tại
An nhiên là gì? Tại sao phải sống an nhiên?
An nhiên là thư thái, không ưu phiền, tự do tự tại, đặc biệt là cuộc sống an nhiên phải diễn ra một cách êm đềm trong đời như một lẽ dĩ nhiên chứ không phải do gượng ép, cưỡng cầu mà có được.
Như lời Đức Phật: Nếu thành công đến quá dễ dàng, chúng ta thường kiêu căng, tự phụ. Có khó khăn, hoạn nạn, ý chí ta mới được rèn luyện, bản thân mới trưởng thành. Gặp hoạn nạn, chúng ta sẽ không còn tâm kiêu căng, không còn lòng tham lam, không còn dễ sân hận, không còn si mê nhầm lẫn.
Tâm tính con người lúc nào cũng biến đổi, gặp cảnh thuận lòng vừa mắt ta bỗng hồ hởi, vui tươi. Gặp cảnh trái tai gai mắt, tâm trạng dễ bực dọc, nhẹ thì giữ trong lòng, nặng thì không khỏi buông lời oán trách, cay nghiệt.
Nhu cầu và tham vọng của con người cũng thay đổi không ngừng, khi nhu cầu này được thỏa mãn thì lập tức nhu cầu khác sẽ xuất hiện thay thế. Mà để thỏa mãn được những dục vọng của mình, con người đôi khi bất chấp đánh đổi mọi thứ, có thể sẵn sàng tạo nghiệp, gieo bao nhiêu nhân ác, xấu xa chỉ để thỏa mãn bản thân. Để rồi phải chịu quả báo, phải lăn lộn trong biết bao nhiêu kiếp luân hồi sinh tử mới dứt ra được.
Trong cuộc sống, chỉ vì chút lợi ích cá nhân nhỏ bé mà con người ta bất chấp luân thường, đạo lý, sẵn sàng lao vào tranh chấp, giành giật. Bởi vậy mà xã hội hiện nay mới xuất hiện nhiều tình huống như anh trai chém cả nhà em ruột ở Đan Phượng (Hà Nội), vợ giết chồng chặt xác phi tang ở Bình Dương… Gây không biết bao đau khổ cho người thân, những người xung quanh và cho cả chính bản thân mình. Nếu con người biết làm theo lời Phật dạy, bỏ đi mưu cầu tư lợi thì cuộc sống sẽ tươi đẹp biết bao.
Vật chất, tiền bạc cũng chỉ là vật ngoài thân, thứ hào nhoáng dễ dàng điều khiển nhận thức lẫn hành động của con người. Dần dần khi ta lao vào vòng xoáy của cuộc đời, chạy theo những thứ tầm thường mà quên dần đi những điều tốt đẹp của cuộc sống. Sao cứ phải sống một cuộc đời xô bồ, mệt mỏi đầy dẫy sự khổ đau, sao không cứ an nhiên mà sống, buông bỏ tham, sân, si để trở nên vui vẻ và hạnh phúc hơn.
Lời Phật dạy về cách sống để cuộc đời an nhiên tự tại
1. Vui thay chúng ta sống, không tham giữa cuộc đời đầy tham
Vui thay chúng ta sống, không sân giữa cuộc đời đầy sân
Vui thay chúng ta sống, không mê lầm giữa cuộc đời mê lầm.”
2. Có sinh ắt có diệt, có hợp ắt có tan, có thịnh ắt có suy. Khi bạn vui, hãy hiểu rằng niềm vui này không phải là vĩnh hằng. Khi bạn đau khổ, hãy nhớ rằng nỗi đau này cũng không trường tồn. Vạn pháp thế gian vốn vô thường.
3. Vạn pháp duy tâm tạo. Con người là kết quả của những gì mình nghĩ. Nếu một người nói và làm với tâm trong sáng thanh tịnh, hạnh phúc sẽ luôn thường trực như hình với bóng.
4. Người giàu có không phải là người có nhiều mà là người cho nhiều.
5. Những thứ không đạt được, chúng ta sẽ luôn cho rằng nó đẹp đẽ, vì bạn hiểu nó quá ít. Nhưng rồi một ngày nào đó khi bạn hiểu sâu sắc, bạn sẽ phát hiện nó vốn không đẹp như trong tưởng tượng của mình.
6. Sở dĩ người ta đau khổ chính vì mãi đeo đuổi những thứ sai lầm.
7. Đừng tìm về quá khứ, đừng tưởng tới tương lai, quá khứ đã không còn, tương lai thì chưa tới, hãy quán chiếu sự sống, trong giờ phút hiện tại, kẻ thức giả an trú, vững chãi và thảnh thơi, phải tinh tấn hôm nay, kẻo ngày mai không kịp, cái chết đến bất ngờ không thể nào mặc cả.
8. Nhân sinh trên đời như thân ở trong bụi gai, tâm bất động nhân không vọng động, người không động tâm thì không làm bậy, người động tâm rồi nhất định phải chịu đau đớn. Thiện ác, sướng khổ tại tâm.
9. Buông xả mọi phiền não trong cuộc sống để tâm bình an là niềm hạnh phúc lớn nhất của mỗi người.
10. Lấy từ bi và ôn hoà để thắng nóng giận. Lấy hiền lành để thắng hung dữ. Lấy bố thí và lòng rộng rãi để thắng tham lam. Lấy chân thật để thắng giả dối.
11. Dứt bỏ nóng giận, diệt trừ tính kiêu căng, không luyến ái vật chất, không còn ham muốn dục vọng, sẽ giải thoát được mọi sự ràng buộc và không bao giờ bị phiền não.
Xem thêm : Bạch cầu được phân chia thành mấy loại chính?
12. Người thường có tâm nguyện thì khó mà tự tại, tốt nhất nên biến thành hư nguyện, chỉ nên thành tâm mà làm còn viên mãn hay không phải tùy duyên.
13. Đến là nhân duyên, đi là nhân duyên. Cho nên bạn cần phải “Tùy duyên mà hằng bất biến, bất biến mà hằng tùy duyên”.
14. Lương tâm là tòa án công bằng nhất của mỗi người, bạn dối người khác được nhưng không bao giờ dối nổi lương tâm mình.
15. Nếu một người chưa từng cảm nhận sự đau khổ khó khăn thì rất khó cảm thông cho người khác. Bạn muốn học tinh thần cứu khổ cứu nạn, thì trước hết phải chịu đựng được khổ nạn.
16. Người mà trong tâm chứa đầy cách nghĩ và cách nhìn của mình thì sẽ không bao giờ nghe được tiếng lòng người khác.
17. Nếu bạn không muốn rước phiền não vào mình, thì người khác cũng không cách nào gây phiền não cho bạn. Vì chính tâm bạn không buông xuống nổi.
18. Tất cả mọi chuyện trên đời đều bắt đầu vào đúng thời điểm nó cần đến, không sớm hơn, cũng chẳng muộn hơn.
19. Người cuồng vọng còn cứu được, người tự ti thì vô phương, chỉ khi nhận thức được mình, hàng phục chính mình, sửa đổi mình, mới có thể thay đổi người khác.
20. Cả đời này đã định sẵn chúng ta không mang theo được cái gì, vậy thì hãy sống vào lúc này, cười vào lúc này, giác ngộ vào lúc này vậy. Đó là điều khiến con người thanh thản.
20 lời Phật dạy để có cuộc sống an nhiên
1. Bất cứ điều gì xảy ra trong cuộc đời bạn đều là những điều nên xảy ra.
2. Đừng gắng sức suy đoán cách nghĩ của người khác, nếu bạn không phán đoán chính xác bằng trí tuệ và kinh nghiệm thì mắc phải nhầm lẫn là lẽ thường tình.
3. Con đường là tự mình đi, cẩn thận chút đừng để ngã.
Vợ là trời ban, yêu thương chút đừng để mất.
Bạn bè là để giúp đỡ lẫn nhau, giúp nhau chút, đó là điều nên làm.
Hạnh phúc là cảm giác, xem nhẹ chút, thoải mái trong lòng.
Phiền não là tự mình chuốc lấy, quên nó đi, đừng quấn lấy mãi.
Tâm thái là do rèn luyện, cần phải bình thản, có tấm lòng yêu thương.
Tình cảm là từ bồi dưỡng mà thành, cần thuần khiết, đơn giản.
Thành công thì phải trả giá, cần cố gắng và chịu vất vả.
Thất bại là khó tránh, nghĩ thoáng chút, cần chấp nhận.
4. Hạnh phúc không phải là vơ vào cho mình thật nhiều mà ngược lại, bạn nên ban tặng, san sẻ những gì mình có cho người khác. Đó mới là hạnh phúc. Bản thân hạnh phúc tất vận mệnh sẽ tươi đẹp.
5. Chuyện gì đã qua, hãy để cho nó qua.
6. Tất cả mọi chuyện trên đời đều bắt đầu vào đúng thời điểm nó cần đến, không sớm hơn, cũng chẳng muộn hơn.
Xem thêm : Cách vẽ Bác Hồ đơn giản và 10 tranh vẽ Bác Hồ đẹp nhất
7. Người thường có tâm nguyện thì khó mà tự tại, tốt nhất nên biến thành hư nguyện, chỉ nên thành tâm mà làm còn viên mãn hay không phải tùy duyên.
8. Nếu một người cứ mải mê suy tính ganh đua với người này người kia thì sẽ “triệt tiêu” sự khoái hoạt của cuộc đời. Ganh đua không chỉ đánh mất đi sự vui vẻ mà còn làm mất đi vận may của một đời người.
9. Người giàu có không phải là người có nhiều mà là người cho nhiều.
10. Người cuồng vọng còn cứu được, người tự ti thì vô phương, chỉ khi nhận thức được mình, hàng phục chính mình, sửa đổi mình, mới có thể thay đổi người khác.
11. Vạn pháp duy tâm tạo. Con người là kết quả của những gì mình nghĩ. Nếu một người nói và làm với tâm trong sáng thanh tịnh, hạnh phúc sẽ luôn đi theo anh ta như hình với bóng.
12. ‘Có sinh ắt có diệt, có hợp ắt có tan, có thịnh ắt có suy.’ Khi bạn vui, hãy hiểu rằng niềm vui này không phải là vĩnh hằng. Khi bạn đau khổ, hãy nhớ rằng nỗi đau này cũng không trường tồn. Vạn pháp thế gian vốn vô thường.
13. Coi thường người khác là phạm ác nghiệp.
14. Dứt bỏ nóng giận, diệt trừ tính kiêu căng, không luyến ái vật chất, không còn ham muốn dục vọng, sẽ giải thoát được mọi sự ràng buộc và không bao giờ bị phiền não.
15. Hàng ngàn ngọn nến có thể được thắp sáng bởi một ngọn nến và cuộc đời của ngọn nến ấy không hề bị tàn lụi. Hạnh phúc không bao giờ cạn đi khi ta biết sẻ chia.
16. Giá trị của một con người không phải là khi họ đang ở vị trí thuận lợi mà là khi họ đang rơi vào hoàn cảnh khó khăn và đau khổ nhất.
17. Sống một ngày là có diễm phúc của một ngày, nên phải trân quý. Khi tôi khóc, tôi không có dép để mang thì tôi lại phát hiện có người không có chân.
18. Người có trí tuệ hãy thổi bay những cấu uế của bản thân mình, như một người thợ rèn thổi sạch những cặn bã của chất bạc, từng tí một, từng cái một, và từng lúc một.
19. Thiền định mang lại sự thông tuệ, không thiền định sẽ dẫn đến vô minh. Hiểu rõ những gì dẫn dắt bạn hướng về phía trước, những gì cản trở bạn và lựa chọn con đường dẫn đến sự thông tuệ.
20. Hãy vững như bàn thạch để không bị lung lay trước giông bão, những người khôn ngoan cũng không bị ảnh hưởng bởi những lời khen chê theo cách đó.
Video về “lời Phật dạy về cuộc sống an nhiên”
Kết luận
Đức Phật có câu: “Con người là chủ nhân của nghiệp, là kẻ thừa tự của nghiệp”. Nghiệp ở đây là hành động có chủ ý. Con người là chủ nhân của nghiệp nghĩa là con người phải làm chủ các hành vi của mình, là kẻ thừa tự của nghiệp, tức con người phải chịu trách nhiệm về mọi hành vi của mình.
Bởi vậy hành động chính là yếu tố quyết định vận mệnh con người, sướng hay khổ, hạnh phúc hay bất hạnh, giàu sang hay nghèo khổ đều tùy thuộc vào hành động của mỗi người. Từ đó con người phải chịu trách nghiệm về số phận của chính mình.
“Kẻ thù lớn nhất đời người chính là bản thân mình”. Cuộc sống an nhiên không thể dùng tiền bạc mua được, cũng không thể dùng quyền lực để giành lấy, mà phải tự mình tạo ra. Chính vì thế, bạn hãy dành thời gian để tịnh tâm, giữ cho tâm hồn thanh thản, xem mình cần gì và nên loại bỏ những gì.
Đăng bởi: thcs Hồng Thái
Chuyên mục: Tổng hợp
Bản quyền bài viết thuộc Trường THCS Hồng Thái Hải Phòng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường thcs Hồng Thái (thcshongthaiad.edu.vn)
Nguồn: https://thcshongthaiad.edu.vn
Danh mục: Tra Cứu