Đề cương ôn tập học kì 2 Ngữ văn lớp 7 phần Tiếng Việt
- Khối C04 có những trường nào? Tổng hợp các trường khối C04
- Bài tham luận về công tác phát triển Đảng trong trường học (3 mẫu) Tham luận công tác xây dựng và phát triển Đảng hay nhất
- Giấy xác nhận hoàn thành chương trình Tiểu học Mẫu giấy chứng nhận hoàn thành chương trình Tiểu học
- Cảm nhận về nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao
- Viva la Vida, cuộc đời dài lâu và câu chuyện tác quyền không hồi dứt
Đề cương ôn tập Ngữ văn 7 học kì 2 năm 2019 phần Tiếng Việt được Đọc tài liệu biên tập nhằm hỗ trợ các em ôn tập phần kiến thức đã được học trong chương trình học kì 2.
Bạn đang xem: Đề cương ôn tập học kì 2 Ngữ văn lớp 7 phần Tiếng Việt
Đề cương ôn tập học kì 2 Ngữ văn lớp 7 phần Tiếng Việt
1. Câu rút gọn
– Khái niệm: Câu rút gọn là những câu bị lược bỏ một số thành phần của câu nhưng vẫn có thể khôi phục được
– Tác dụng:
Bạn đang xem: Đề cương ôn tập học kì 2 Ngữ văn lớp 7 phần Tiếng Việt
- Làm cho câu văn trở nên ngắn gọn hơn, vừa thông tin được nhanh, vừa tránh lặp những từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước.
- Nội dung thông báo nổi rõ hơn, giúp người đọc, người nghe nhận ra thông tin chính nhanh hơn.
- Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người (tục ngữ, ca dao, thường lược bỏ chủ ngữ).
- Tránh được sự trùng lặp những từ ngữ không cần thiết, tránh được việc thông báo những nội dung phụ, không quan trọng trong hoạt động giao tiếp.
– Cách dùng
+/ Khi rút gọn câu, cần chú ý:
- Không làm cho người nghe, người đọc hiểu sai hoặc hiểu không đầy đủ nội dung câu nói so với câu khi chưa rút gọn.
- Không biến câu nói thành một câu cộc lốc, khiếm nhã.
- Có thể rút gọn bất kì thành phần nào của câu, nhưng khi dựa vào hoàn cảnh cụ thể, người đọc, người nghe vẫn dễ dàng khôi phục lại thành phần bị rút gọn một cách đầy đủ và chính xác. Chính vì vậy, câu rút gọn có thể là câu không có chủ ngữ, hoặc không có vị ngữ, hoặc không có cả chủ ngữ lẫn vị ngữ, nhưng đây không phải là những câu sai ngữ pháp, mà là câu rút gọn.
Xem thêm: Soạn bài Rút gọn câu
2. Câu đặc biệt
– Khái niệm: Câu đặc biệt là loại câu không có cấu tạo theo mô hình chủ ngữ – vị ngữ (nó có một trung tâm cú pháp không phân định được chủ ngữ và vị ngữ)
– Tác dụng:
+/ Câu đặc biệt thường được dùng trong các văn bản văn chương để:
- Xác định thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong đoạn.
- Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng.
- Bộc lộ cảm xúc.
- Gọi đáp.
Có thể bạn quan tâm: Soạn bài Câu đặt biệt – Ngữ văn 7
3. Trạng ngữ
– Về ý nghĩa :
- Là thành phần phụ của câu.
- Bổ sung ý nghĩa cho thành phần chính làm nơi chốn, thời gian, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, điều kiện…
– Về hình thức : Trạng ngữ có thể đứng ở đầu câu, cuối câu hay giữa câu;
– Giữa trạng ngữ vổi chủ ngữ và vị ngữ thưòng có một quãng nghỉ khi nói hoặc một dấu phẩy (,) khi viết.
Cùng tham khảo
- Soạn bài Thêm trạng ngữ cho câu
- Soạn bài Thêm trạng ngữ cho câu – tiếp theo
4. Câu chủ động – Câu bị động
– Khái niệm:
- Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác (chỉ chủ thể của hoạt động).
- Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật hoạt động của người, vật khác hướng vào (Chỉ đối tượng của hoạt động)
– Mục đích chuyển đổi: Việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (và ngược lại, chuyển đổi câu bị động thành câu chủ động) ở mỗi đoạn văn nhằm liên kết các câu trong đoạn thành một mạch văn thống nhất.
– Quy tắc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động
+/ Có hai cách: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động:
- Chuyển từ (hoặc cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu cầu và thêm các từ bị hay được vào sau từ(cụm từ) ấy.
- Chuyển từ (cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động trên đầu câu, đồng thời lược bỏ hoặc biến đổi từ (cụm từ) chỉ chủ thể của hoạt động thành một bộ phận không bắt buộc trong câu.
Gợi ý:
- Soạn bài chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động
- Soạn bài Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động tiếp theo
5. Cụm chủ – vị để mở rộng câu
– Khái niệm:
- Mở rộng câu là thêm thành phần phụ cho câu, nhằm cụ thể hoá, chi tiết hoá sự diễn đạt.
- Dùng cụm C – V làm thành phần câu là một trong những cách mỏ rộng câu.
- Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng những cụm từ có hình thức giống câu đơn bình thường, gọi là cụm C – V, làm thành phần của câu hoặc của cụm từ để mở rộng.
– Các trường hợp dùng cụm chủ vị để mở rộng câu: Các thành phần câu như chủ ngữ, vị ngữ và các phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ đều có thể được cấu tạo bằng cụm C – V.
Tìm hiểu thêm: Soạn bài Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu
6. Phép liệt kê
– Khái niệm: Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt, từ hay cụm từ cùng loại để diễn được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm.
– Các kiểu liệt kê
- Xét theo cấu tạo, có thể phân biệt kiểu liệt kê theo từng cặp với kiểu liệt kê không theo từng cặp.
- Xét theo ý nghĩa, có thể phân biệt kiểu liệt kê tăng tiến với kiểu liệt kê không tăng tiến.
Soạn bài Liệt kê – Ngữ văn 7
7. Dấu chấm lửng – Dấu chấm phẩy
– Dấu chấm lửng được dùng để:
- Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết.
- Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng ngắt quảng.
- Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm.
– Dấu chấm phẩy được dùng để:
- Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp.
- Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phúc tạp.
Xem thêm: Soạn bài Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy
8. Dấu gạch ngang
– Công dụng:
- Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu.
- Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê.
- Nối các từ nằm trong một liên danh.
– Cách phân biệt dấu gạch ngang và dấu gạch nối
- Dấu gạch nối không phải là một dấu câu. Nó chỉ dùng để nối các tiếng trong những từ mượn gồm nhiều tiếng.
- Dấu gạch nối ngắn hơn dấu gạch ngang.
Có thể bạn quan tâm: Soạn bài Dấu gạch ngang
———–
Trên đây là đề cương ôn tập môn Ngữ văn 7 học kì 2 2019/2020 phần Tiếng Việt đã được thcs Hồng Thái biên soạn. Mong rằng với những chia sẻ này sẽ giúp các em ôn tập tốt hơn cho kì thi học kì.
Tham khảo ngay đề cương ôn tập Ngữ văn 7 học kì 2 để ghi nhớ lại khái niệm, tác dụng của Câu và Dấu câu đã được học tại đây
Đăng bởi: thcs Hồng Thái
Chuyên mục: Giáo dục
Bản quyền bài viết thuộc Trường THCS Hồng Thái Hải Phòng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường thcs Hồng Thái (thcshongthaiad.edu.vn)
Nguồn: https://thcshongthaiad.edu.vn
Danh mục: Tra Cứu