Đọc hiểu Trước biển của nhà thơ Vũ Quần Phương hay nhất
Cùng thcs Hồng Thái tìm hiểu một số đề đọc hiểu Trước biển của nhà thơ Vũ Quần Phương.
Bạn đang xem: Đọc hiểu Trước biển của nhà thơ Vũ Quần Phương hay nhất
Đọc hiểu Trước biển của nhà thơ Vũ Quần Phương – Đề số 1
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Biết nói gì trước biển em ơi!
Trước cái xa xanh thanh khiết không lời
Cái hào hiệp ngang tàng của gió
Cái kiên nhẫn của nghìn đời sóng vỗ
Cái nghiêm trang của đá đứng chen trời
Cái giản đơn sâu sắc như đời
Chân trời kia biển mãi gọi người đi
Bao khát vọng nửa chừng tan giữa sóng
Vầng trán mặn giọt mồ hôi cay đắng
Bao kiếp vùi trong đáy lặn mù tăm
Nhưng muôn đời vẫn những cánh buồm căng
Bay trên biển như bồ câu trên đất
Biển dư sức và người không biết mệt
Mũi thuyền lao mặt sóng lại cày bừa
Những chân trời ta vẫn mãi tìm đi
(Trước biển – Vũ Quần Phương, Thơ Việt Nam 1945 – 1985, NXB Văn học, 1985)
Câu 1 (0,5 điểm): Đoạn trích trên được biết theo thể thơ nào?
Câu 2 (0,75 điểm): Anh/Chị hiểu nội dung các dòng thơ sau như thế nào?
Vầng trán mặn giọt mồ hôi cay đắng
Bao kiếp vùi trong đáy lặn mù tăm
Câu 3 (0,75 điểm): Hãy cho biết hiệu quả của phép điệp trong các dòng thơ sau:
Cái hào hiệp ngang tàng của gió
Cái kiên nhẫn của nghìn đời sóng vỗ
Cái nghiêm trang của đá đứng chen trời
Cái giản đơn sâu sắc như đời
Câu 4 (1,0 điểm): Hành trình theo đuổi khát vọng của con người được thể hiện trong đoạn trích gợi cho anh/chị suy nghĩ gì?
Đáp án:
Câu 1 (0,5 điểm):
Thể thơ Tự do
Câu 2 (0,75 điểm):
Xem thêm : Dãy số tự nhiên là gì? Giải bài tập về dãy số tự nhiên
Nội dung của hai dòng thơ:
Vầng trán mặn giọt mồ hôi cay đắng: Những vất vả, nhọc nhằn của con người trong cuộc mưu sinh cũng như công cuộc bảo vệ tổ quốc trên biển khơi.
Bao kiếp người vùi trong đáy lạnh mù tăm: Những con người đã mãi mãi nằm lại trong lòng biển lạnh lẽo, tối tăm.
– Câu thơ nói lên nỗi khó khăn cực nhọc của bao kiếp người.
– Ca ngợi những phẩm chất cần cù, chịu khó hi sinh của con người.
– Thể hiện tấm lòng thương cảm, xót xa, trân trọng, yêu mến của tác giả với những con người gắn bó cả cuộc đời với biển cả.
Câu 3 (0,75 điểm):
Điệp từ “cái” kết hợp với cấu trúc liệt kê được điệp lại có tác dụng:
– Phép điệp giúp nhấn mạnh, tô đậm vẻ đẹp của biển cả: hào hiệp, kiên nhẫn, nghiêm trang… ngợi ca vẻ đẹp, tầm vóc của biển cả quê hương.
– Từ đó, tác giả thể hiện tình yêu của mình với biển cả; khẳng định, ca ngợi phẩm chất của con người lao động; bộc lộ cái nhìn tinh tế, sự chiêm nghiệm sâu sắc của tác giả về mối quan hệ giữa biển cả và con người.
– Tạo nhịp điệu cho câu thơ: nhanh, gấp gáp như lời kể về câu chuyện của biển cả muôn đời, thể hiện sự tự hào, kiêu hãnh.
Câu 4 (1,0 điểm):
Xem thêm : 4 đề đọc hiểu bài Tiếng Việt (Lưu Quang Vũ) có đáp án chi tiết
Học sinh đưa ra những suy nghĩ của bản thân về hành trình theo đuổi khát vọng của con người.
Gợi ý:
– Khát vọng là những ước mơ, mong muốn của con người trong cuộc sống, trên con đường chinh phục những chân trời mới.
– Hành trình theo đuổi khát vọng không bao giờ là đơn giản, thuận lợi, có những hi sinh, những mất mát.
– Nhưng trên tất cả là sự hiên ngang, ý chí nghị lực phi thường luôn sẵn sàng tiến về phía trước. Để thực hiện được khát vọng, con người phải kiên trì, dù gặp khó khăn cũng không nản chí, không biết mệt.
– Khi đủ đam mê để theo đuổi tận cùng khát vọng, bạn sẽ gặt hái những thành công, những kinh nghiệm hay bài học quý giá, đến được những chân trời mới, khám phá những điều giản dị nhưng sâu sắc, ý nghĩa.
……………………………..
Mong rằng với những nội dung tóm tắt Đọc hiểu Trước biển này các em sẽ có một cách nắm bắt khác đề đạt điểm cao trong phần Đọc hiểu của kì thi THPT Quốc gia môn Văn nhé!
Đăng bởi: thcs Hồng Thái
Chuyên mục: Giáo dục
Bản quyền bài viết thuộc Trường THCS Hồng Thái Hải Phòng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường thcs Hồng Thái (thcshongthaiad.edu.vn)
Nguồn: https://thcshongthaiad.edu.vn
Danh mục: Tra Cứu