Lớp 10

Bài Thần Trụ Trời  SGK 10 trang 13, 14 – Văn Chân trời sáng tạo

Hướng dẫn Soạn bài Thần Trụ Trời  SGK 10 trang 13, 14 ngắn gọn, hay nhất. Trả lời toàn bộ câu hỏi trong bộ Sách mới Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 10 chi tiết.. Hi vọng qua bài soạn trên các bạn đã nắm vững được nội dung bài học và chuẩn bị bài trước khi đến lớp tốt nhất. 

Trước khi đọc bài Thần Trụ Trời

Câu 1 (trang 13, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Bạn biết những truyện thần thoại nào? Hãy chia sẻ với các bạn trong nhóm về những truyện thần thoại ấy?

Lời giải 

– Truyện thần thoại Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng: giải thích đặc điểm của mặt trời, mặt trăng cùng một số hiện tượng tự nhiên theo quan niệm dân gian.

– Truyện thần thoại Mười hai bà mụ: Trời giao cho 12 nữ thần khéo tay làm công việc nặn ra con người.

– Truyện thần thoại Thần lúa: kể về lòng hiếu thảo và dũng cảm của Pọ Khâu – người mang hạt lúa về cho mẹ và buôn làng.

Đọc hiểu bài Thần Trụ Trời

Câu 1 (trang 13, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Bạn hình dung như thế nào về vị thần Trụ trời?

Lời giải 

Hình dung: Đây phải là một vị thần khổng lồ, cao lớn, có sức mạnh khủng khiếp.

Câu 2 (trang 13, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Trời và đất thay đổi như thế nào sau khi có cột chống trời?

Lời giải 

Sự thay đổi: trời đất phân đôi. Đất phẳng như cái mâm vuong, trời trùm lên như cái bát úp, chỗ trời đất giáp nhau gọi là chân trời.

Câu 3 (trang 14, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Bạn có nhận xét gì về cách kết thúc truyện?

Lời giải 

Nhận xét: Các kết thúc truyện độc đáo, mới mẻ khi đưa câu hát làm điểm kết cho câu chuyện. Việc kể tên các vị thần khác nhằm tôn vinh, trân trọng tới những vị thần có công trong việc tạo ra trời đất.

Soạn bài Thần Trụ Trời  SGK 10 trang 13, 14 - Văn Chân trời sáng tạo

Sau khi đọc bài Thần Trụ Trời

Câu 1 (trang 14, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Chỉ ra các yếu tố về không gian, thời gian của câu chuyện.

Lời giải 

Yếu tố:

– Không gian: trời và đất.

– Thời gian: không xác định.

Câu 2 (trang 14, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Những dấu hiệu nào giúp bạn nhận ra Thần Trụ trời là một truyện thần thoại?

Lời giải 

Những dấu hiệu:

– Không gian: vũ trụ rộng lớn, bao la.

– Thời gian: không xác định.

– Nhân vật: thần.

– Cốt truyện: chủ yếu giải thích các hiện tượng tự nhiên.

Câu 3 (trang 14, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Tóm tắt quá trình tạo lập nên trời và đất của nhân vật thần Trụ trời. Từ đó, hãy nhận xét về đặc điểm của nhân vật này.

Lời giải 

Tóm tắt:

– Tự mình đào đất, đập đá, đắp thành một cái cột vừa cao, vừa to để chống trời.

– Cột được thần đắp cao lên chừng nào thì trời như một tấm màn rộng mênh mông được nâng dần lên chừng ấy.

– Vừa đào vừa đắp, cột đá cứ cao dần, cao dần và đẩy vòm trời lên mãi phía mây xanh mù mịt.

– Mỗi hòn đá văng đi vì bị thần phá cột, biến thành một hòn núi hay một hòn đảo, đất tung tóe ra mọi nơi thành gò, thành đống, thành những dải đồi cao.

– Chỗ thần đào đất, đào đá mà đắp cột ngày nay thành biển rộng.

Nhận xét: Thần Trụ trời là người có sức khỏe phi thường, làm những điều mà con người không thể làm được, là người đã tạo nên trời và đất.

Câu 4 (trang 14, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Nêu nội dung bao quát của truyện Thần Trụ trời.

Lời giải 

Nội dung bao quát: Truyện Thần Trụ trời kể về quá trình tạo ra trời và đất. Đây là motip chung của truyện thần thoại khi giải thích về vũ trụ và các hiện tượng tự nhiên.

Câu 5: (trang 14, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Nhận xét về cách giải thích quá trình tạo lập thế giới của tác giả dân gian. Ngày nay, cách giải thích ấy có còn phù hợp không? Vì sao?

Lời giải 

– Nhận xét: đây là cách giải thích chưa được khoa học chứng minh. Có thể nói, người viết đã dựa trên trí tưởng tượng của mình để giải thích về quá trình tạo lập thế giới.

– Cách giải thích này không còn phù hợp. Bởi, khi muốn giải thích một vấn đề nào đó, chúng ta cần căn cứ dựa trên sự khoa học, tính thuyết phục, sự phù hợp và có minh chứng rõ ràng. Nếu dựa trên trí tưởng tượng, hay suy nghĩ của người này thì sẽ dẫn đến việc vấn đề đấy không có căn cứ bởi “9 người 10 ý” là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

Câu 6: (trang 14, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Cách hình dung và miêu tả đất, trời trong câu “đất phẳng như cái mâm vuông, trời trùm lên như cái bát úp, …” trong truyện Thần Trụ trời gợi cho bạn nhớ đến truyền thuyết nào của người Việt Nam? Hãy tóm tắt truyền thuyết ấy và chỉ ra điểm tương đồng giữa hai tác phẩm.

Lời giải 

– Gợi cho em nhớ đến truyền thuyết “Sự tích bánh chưng, bánh dày”.

– Tóm tắt: Vì muốn tìm một người tài đức để truyền ngôi trong số 20 người con, vua Hùng thứ 06 đã ra điều kiện tìm được lễ vật cúng Tiên Vương. Ai nấy đều cho người lên rừng, xuống biển tìm của con vật lạ, sắm lễ thịnh soạn. Tuy nhiên, chỉ có người con thứ 18 của vua Hùng – Lang Liêu vì gia cảnh nghèo, chỉ quen với việc trồng khoai lúa, không biết tìm đâu ra của ngon vật lạ giống các vị hoàng tử khác. Trong một đêm ngủ say, anh được thần báo mộng “Con hãy nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng hình Trời và Đất. Hãy lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột bánh, để tượng hình Cha Mẹ sinh thành”. Anh vội vàng tỉnh dậy, chọn thứ gạo nếp ngon nhất để làm ra hai thứ bánh hình vuông và hình tròn tượng trưng cho trời đất. Kết quả, bánh của chàng vì lạ mắt nên đã thu hút sự chú ý của nhà vua. Sau khi ăn xong, lập tức, chàng được vua truyền ngôi.

– Điểm tương đồng:

+ Đều là câu chuyện hư cấu, không có thực.

+ Đều nói về hình dáng của trời (hình tròn) và đất (hình vuông). 

+ Đều có vị thần.

—————————–

Trên đây THCS Hồng Thái đã cùng các bạn Soạn bài Thần Trụ Trời  SGK 10 trang 13, 14 trong bộ SGK Chân trời sáng tạo theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. THCS Hồng Thái đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ THCS Hồng Thái để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

THCS Hồng Thái

“Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học.” Khuyết Danh
Back to top button