Lớp 1-2-3

Biểu thức là gì?

Chương trình Toán học lớp 3 về tính giá trị của biểu thức là một trong các dạng bài toán gây nhiều khó khăn cho các bạn học sinh khi học. Vậy để biết “Biểu thức là gì?”, mời các bạn cùng THCS Hồng Thái tham khảo bài viết dưới đây của chúng mình nhé!

1. Biểu thức là gì?

Trong toán học, một biểu thức hoặc biểu thức toán học là một kết hợp bao gồm hữu hạn các ký hiệu được tạo thành đúng theo các quy tắc phụ thuộc vào ngữ cảnh. Các ký hiệu toán học có thể là các con số (hằng số), biến số, phép toán, hàm số, dấu ngoặc, dấu chấm, và các dấu giúp chỉ ra độ ưu tiên của phép toán và các khía cạnh khác của cú pháp logic.

Biểu thức là gì?

Nói một cách dễ hiểu hơn là: Biểu thức gồm các số được nối với nhau bởi các phép tính.

Ví dụ:

Biểu thức là gì?

>>> Xem thêm: Dạng toán tính giá trị biểu thức lớp 3

2. Giá trị của biểu thức

Giá trị biểu thức là kết quả sau khi thực hiện các phép tính trong biểu thức. Giá trị biểu thức là kết quả của các phép tính.

Ví dụ:

Biểu thức: 13 + 20 + 10 = 43

Trong đó: 

+) 13 + 20 + 10 là biểu thức

+) 43 là giá trị của biểu thức

>>> Xem thêm: Tính nhanh giá trị biểu thức

3. Thứ tự ưu tiên của phép tình cộng trừ hoặc nhân chia

Ví dụ: Tính giá trị của biểu thức

23 + 5 – 11

= 28 – 11

= 17

=> Đối với biểu thức có dạng như thế này, ta sẽ thực hiện tính từ trái sáng phải

4. Thứ tự ưu tiên phép tính chứa cộng trừ nhân chia

VD: Tính giá trị của biểu thức

40 + 30 : 6

= 40 + 5

= 45

=> Đối với biểu thức như trên, ta sẽ thực hiện phép tính ưu tiên là nhân chia. Nói tóm gọn là “Nhân chia trước cộng trừ sau”

5. Thứ tự ưu tiên với biểu thức chứa dấu ngoặc

Nếu biểu thức chứa các loại dấu ngoặc như: ngoặc tròn (), ngoặc vuông <>, ngoặc nhọn {} thì thực hiện các phép tính trong ngoặc trước. Sau đó thực hiện các phép tính ngoài ngoặc.

Ví dụ: Tính giá trị biểu thức

10 + 20 + (50 – 10)

= 10 + 20 + 40

= 70

Thực hiện các phép tính trong các ngoặc (), <>, {} thì thực hiện theo thứ tự như sau: ngoặc tròn () đến ngoặc vuông <> và cuối cùng là ngoặc nhọn {}.

Ví dụ: Tính giá trị của biểu thức

36 + 4 x <30 + (20 – 4)>

= 36 + 4 x <30 + 16>

= 36 + 4 x 46

= 36 + 184

= 220

6. Kết luận ghi nhớ

– Biểu thức không có dấu ngoặc đơn, chỉ có phép cộng, trừ (hoặc nhân, chia) thực hiện theo thứ tự từ trái sang phải.

– Biểu thức không có dấu ngoặc đơn và phối hợp các phép tính, thực hiện nhân chia trước, cộng trừ sau.

– Biểu thức có dấu ngoặc đơn, thực hiện trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau.

7. Một số bài tập về biểu thức

Bài 1.

Tính giá trị biểu thức:

a) 205 + 60 + 3                      

268 – 68 + 17

b) 462 – 0 + 7                          

387 – 7 – 80

Bài giải:

a) 205 + 60 + 3  = 265 + 3 268

268 – 68 + 17 = 200 + 17 = 217

b) 462 – 0 + 7 = 462 + 7 = 467

387 – 7 – 80 = 380 – 80 = 300

Bài 2:

Tính giá trị biểu thức:

a) 15 x 3 x 2                  

48 : 2 : 6

b) 8 x 5 : 2                     

81 : 9 x 7

Bài giải:

a) 15 x 3 x 2 = 45 x 2 = 90

48 : 2 : 6 = 24 : 6 = 4

b) 8 x 5 : 2 = 40 : 2 = 20

81 : 9 x 7 = 9 x 7 = 63

Bài 3:

Điền dấu ( > < = ) thích hợp:

55 : 5 x 3 ….. 32

47 …. 84 – 34 – 3

20 + 5 …. 40 : 2 + 6

Bài giải:

55 : 5 x 3 > 32

47 = 84 – 34 – 3

20 + 5< 40 : 2 + 

Bài 4. Tính giá trị của biểu thức:

a. 87 + 92 – 32

b. 138 – 30 – 8

c. 30 ⨯ 2 : 3

d. 80 : 2 ⨯ 4

Đáp án:

a. 87 + 92 – 32 = 179 – 32

= 147

b. 138 – 30 – 8 = 108 – 8

= 100

c. 30 ⨯ 2 : 3 = 60 : 3

= 20

d. 80 : 2 ⨯ 4 = 40 ⨯ 4

= 160

Bài 5. Tính giá trị của biểu thức:

a. 927 – 10 ⨯ 2

b. 163 + 90 : 3

c. 90 + 10 ⨯ 2

d. 106 – 80 : 4

Đáp án:

a. 927 – 10 ⨯ 2 = 927 – 20

= 907

b. 163 + 90 : 3 = 163 + 30

= 193

c. 90 + 10 ⨯ 2 = 90 + 20

= 110

d. 106 – 80 : 4 = 106 – 20

= 86

Bài 6. Tính giá trị của biểu thức:

a. 89 + 10 ⨯ 2

b. 25 ⨯ 2 + 78

c. 46 + 7 ⨯ 2

d. 35 ⨯ 2 + 90

Đáp án:

a. 89 + 10 ⨯ 2 = 89 + 20

= 109

b. 25 ⨯ 2 + 78 = 50 + 78

= 128

c. 46 + 7 ⨯ 2 = 46 + 14

= 60

d. 35 ⨯ 2 + 90 = 70 + 90

= 160

Bài 7. Nối mỗi biểu thức với giá trị của nó (theo mẫu):

Biểu thức là gì?

Đáp án:

Biểu thức là gì?

————————-

Trên đây, THCS Hồng Thái đã giải đáp cho các bạn về Biểu thức là gì? và cung cấp thêm một số kiến thức và bài tập luyện tập. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt và có thật nhiều kiến thức bổ ích để chuẩn bị cho kỳ thi sắp tới.

THCS Hồng Thái

“Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học.” Khuyết Danh
Back to top button