Lớp 4

Đặt câu có hình ảnh so sánh về đồ vật

So sánh là biện pháp tu từ sử dụng nhằm đối chiếu các sự vật, sự việc này với các sự vật, sự việc khác giống nhau trong một điểm nào đó với mục đích tăng gợi hình và gợi cảm khi diễn đạt. Dưới đây là bài viết hướng dẫn đặt câu có hình ảnh so sánh về đồ vật, mời các bạn cùng theo dõi!

Hướng dẫn đặt câu có hình ảnh hình ảnh so sánh về đồ vật

– Xác định hai vế so sánh (là đồ vật nào)

– Xác định kiểu so sánh (ngang bằng hay hơn kém)

* Một số ví dụ về so sánh đồ vật:

– So sánh ngang bằng:

+ Chiếc gối trắng của chị trông hệt như một đám mây.

+ Chiếc váy đỏ chị mặc hôm qua giống như một đoá hồng.

+ Chiếc xe của anh khoẻ như một con ngựa chiến.

– So sánh hơn kém:

+ Chiếc bánh gato này to hơn chiếc bánh quy rất nhiều lần.

+ Chiếc cốc của tôi không đắt bằng chiếc cốc của cậu.

+ Hôm qua tớ mua một cái đài đời mới hơn chiếc của anh Hùng.

So sánh là gì?

– So sánh là biện pháp tu từ sử dụng nhằm đối chiếu các sự vật, sự việc này với các sự vật, sự việc khác giống nhau trong một điểm nào đó với mục đích tăng gợi hình và gợi cảm khi diễn đạt.

Ví dụ: 

“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”

“Công cha” được so sánh với “núi Thái Sơn”, “nghĩa mẹ” được so sánh với “nước trong nguồn”.

[CHUẨN NHẤT] Đặt câu có hình ảnh so sánh về đồ vật

 

– Tác dụng:

+ Biện pháp so sánh sử dụng nhằm làm nổi bật khía cạnh nào đó của sự vật hoặc sự việc cụ thể trong từng trường hợp khác nhau.

+ Hoặc so sánh còn giúp hình ảnh, sự vật hiện tượng trở nên sinh động hơn. Việc so sánh thường lấy cụ thể để so sánh cái không cụ thể hoặc trừu tượng. Cách này giúp người đọc, người nghe dễ dàng hình dung được sự vật, sự việc đang được nói đến.

+ Ngoài ra, so sánh còn giúp lời văn trở nên thú vị, bay bổng. Vì vậy được nhiều nhà văn, nhà thơ sử dụng trong tác phẩm của mình.

Cấu tạo và dấu hiệu của câu chứa phép so sánh

a. Cấu tạo: Gồm có 2 vế:

– Vế được so sánh và vế để so sánh.

– Giữa 2 vế thường có từ so sánh: như, như là, tựa như…

b. Dấu hiệu

– Qua từ so sánh: là, như, giống, như là…

– Qua nội dung: 2 đối tượng có nét tương đồng được so sánh với nhau.

Các kiểu so sánh

a. So sánh ngang bằng

– So sánh ngang bằng là kiểu so sánh các sự vật, sự việc, hiện tượng có sự tương đồng với nhau. Mục đích ngoài tìm sự giống nhau còn là để thể hiện sự hình ảnh hóa các bộ phận hay đặc điểm nào đó của sự vật giúp người nghe, người đọc dễ hiểu.

– Các từ so sánh ngang bằng: như, y như, tựa như, giống như, giống, là…

Ví dụ: 

“Trẻ em là búp trên cành”

“Anh em như thể tay chân”

“Trên trời mây trắng như bông

Ở giữa cánh đồng bông trắng như mây”

b. So sánh hơn kém

– Các từ so sánh hơn kém: hơn, kém, hơn là, kém hơn, kém gì…

– Để chuyển từ so sánh ngang bằng sang so sánh hơn kém, người ta chỉ cần thêm vào trong câu các từ phủ định như “không, chưa, chẳng..” và ngược lại để chuyển từ so sánh hơn kém sang so sáng ngang bằng.

Ví dụ:

“Những trò chơi game cuốn hút tôi hơn cả những bài học trên lớp” – Từ so sánh “hơn cả”

“Ngôi nhà sàn dài hơn cả tiếng chiêng”

>>> Xem thêm: Đặt câu có hình ảnh nhân hóa lớp 3

THCS Hồng Thái

“Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học.” Khuyết Danh
Back to top button