Từng có một quan niệm khá phổ biến cho rằng vẻ đẹp của thơ chỉ có thể cảm nhận chứ không thể phân tích. Hãy lập dàn ý cho bài nói thể hiện ý kiến của bạn về quan niệm nói trên. | SBT Ngữ Văn 10 tập 1 kết nối
- Em có suy nghĩ gì khi trúng tuyển vào trường quân đội?
- Phân tích chí làm trai trong bài thơ Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu
- Viết đoạn văn ngắn (từ 6 đến 8 câu) về lí do em thích hoặc không thích một nhân vật trong câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe. | Giải SBT Tiếng Việt 3 Chân trời sáng tạo
- 99+ Hình ảnh hot girl, Gái xinh mặc váy ngắn đẹp nhất
- Dựa vào những hiểu biết của em về sự biến đổi thức ăn trong ống tiêu hoá của người, hãy hoàn thành bảng theo mẫu sau và rút ra nhận xét về sự phổi hợp hoạt động của các cơ quan trong ống tiêu hoá.
Nói và nghe
Bài tập 1. Từng có một quan niệm khá phổ biến cho rằng vẻ đẹp của thơ chỉ có thể cảm nhận chứ không thể phân tích. Hãy lập dàn ý cho bài nói thể hiện ý kiến của bạn về quan niệm nói trên.
Bài tập 2. Một tác phẩm được gọi là thơ phải đảm bảo những điều kiện gì? Nếu được tham gia một cuộc thảo luận bàn về vấn đề này, bạn dự kiến sẽ nói những ý cơ bản nào?
Xem thêm : Nghị luận về tác dụng của sách đối với đời sống con người
Bài tập 1.
Về quan niệm này, bạn có thể bày tỏ ý kiến tán đồng hoặc không tán đồng. Cũng có thể vừa tán đồng vừa không tán đồng. Nhưng dù có ý kiến thế nào, bạn cũng phải chú ý lập luận một cách thuyết phục. Có thể tham khảo một số gợi ý sau:
– Quan niệm cho rằng vẻ đẹp của thơ chỉ có thể cảm nhận chứ không thể phân tích có liên quan tới niềm tin về nguồn gốc thần bí của thơ ca, về năng lực cũng như cơ chế sáng tạo đặc biệt của nhà thơ.
– Quan niệm nêu trên được xây dựng trên cơ sở đối lập hoạt động cảm nhận với hoạt động phân tích, mặc nhiên nhìn nhận phân tích là hoạt động thuần lí trí, không cần thâu nạp các dữ kiện của cảm nhận hoặc ngược lại, cho cảm nhận chỉ là hoạt động của trực giác, tình cảm thuần tuý chứ không liên quan gì tới sự phân tích.
– Quan niệm trên có thể dẫn tới việc coi nhẹ vai trò của hoạt động phê bình thơ và vô tình khuyến khích việc nêu cảm nhận tuỳ tiện, không dựa trên những căn cứ, tiêu chí khoa học,
Khi lập dàn ý cho bài nói, cần phân bố ý vào các phần Mở đầu, Triển khai,
Kết luận sao cho phù hợp.
Bài tập 2.
Xem thêm : Tả cảnh khu vườn vào buổi sáng sớm lớp 5
Khi tham gia cuộc thảo luận bàn về vấn đề này, bạn cần đọc lại phần Tri thức ngữ văn của bài học, nhớ lại những điều đã được tìm hiểu, phân tích khi học về các bài thơ có trong SGK. Để tìm ý, bạn có thể trả lời những câu hỏi như:
– Phải chăng vẫn là yếu tố bắt buộc phải có trong thơ?
– Một bài thơ ít quan tâm tới vấn đề tổ chức nhịp điệu sẽ có diện mạo thế nào?
– Yếu tố tình cảm, cảm xúc đóng vai trò gì trong thơ?
– Hình ảnh trong thơ có ý nghĩa đặc biệt ra sao?
– Có thể nói gì về mối quan hệ giữa các yếu tố tinh, cảnh, sự trong bài thơ? – Việc triển khai bài thơ cần được thực hiện như thế nào?
Nguồn: https://thcshongthaiad.edu.vn
Danh mục: Tra Cứu