Lớp 5

Đặt câu có sử dụng câu đặc biệt

Câu trả lời chính xác nhất: Câu đặc biệt là loại câu không được cấu tạo theo bất cứ một quy tắc ngữ pháp nào. Cấu trúc câu đặc biệt không nhất thiết phải có đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ, mà có thể thay vào đó bằng những từ ngữ ngắn gọn, mang tính nhấn mạnh. Cũng chính từ đặc điểm này mà rất nhiều người thường nhầm lẫn câu đặc biệt và câu rút gọn. Đặt câu có sử dụng câu đặc biệt là Ôi!; Chao ôi!; Đêm.; Mùa xuân.;  Sân trường.; Ở nhà.; Mẹ ơi!; Bà ơi!; Một chiếc ghế; Một cái bàn.

Để giúp các bạn hiểu rõ hơn về câu đặc biệt cũng như câu hỏi Đặt câu có sử dụng câu đặc biệt, THCS Hồng Thái đã mang tới bài mở rộng sau đây, mời các bạn cùng tham khảo.

1. Câu đặc biệt là gì?

Đặt câu có sử dụng câu đặc biệt

Câu đặc biệt là loại câu không có cấu tạo theo mô hình chủ ngữ – vị ngữ.

Ví dụ: “Ôi, em Thủy! Tiếng kêu sửng sốt của cô giáo làm tôi giật mình. Em tôi bước vào lớp.” – Khánh Hoài.

Có thể thấy “Ôi, em Thủy!” là một câu đặc biệt vì không thể có chủ ngữ và vị ngữ.

2. Cấu tạo và tác dụng của câu đặc biệt

Cấu tạo: Câu đặc biệt thường được cấu tạo là một từ

Ví dụ:

Chửi. Kêu. Đấm. Đá. Thụi. Bịch.

(Nguyễn Công Hoan)

Câu đặc biệt cũng có thể có cấu tạo là một tập hợp từ.

Ví dụ:

Chân đèo Mã Phục.

(Nam Cao)

Tác dụng: Câu đặc biệt có rất nhiều tác dụng khác nhau. Thông thường câu đặc biệt được dùng để:

Đặt câu có sử dụng câu đặc biệt

– Xác định thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong đoạn. Ví dụ:

+ Đứng trước tổ dế, ong xanh khẽ vỗ cảnh, uốn mình, giương cặp răng rộng và nhọn như đôi gọng kìm, rồi thoắt cái lao nhanh xuống hang sâu. Ba giây… Bốn giây… Năm giây. Lâu quá!

Trong đoạn văn trên các câu đặc biệt: “Ba giây… Bốn giây… Năm giây” để xác định thời gian.

+ Một đêm mưa. Người phụ nữ vẫn lang thang ngoài đường.

Trong câu trên “Một đêm mưa” là câu đặc biệt xác định thời gian.

+ Thành phố Hồ Chí Minh. Mùa thu năm 1975.

“Thành phố Hồ Chí Minh” là câu đặc biệt xác định thời gian, địa điểm)

– Liệt kê thông báo sự tồn tại của sự vật, hiện tượng

+ Sóng ầm ầm đập vào những tảng đá lớn ven bờ. Gió biển thổi lồng lộng. Ngoài kia là ánh đèn sáng rọi của một con tàu. Một hồi còi.

Câu đặc biệt là “ Một hồi còi” nó có tác dụng thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng.

+ Buổi sớm trên sân trường thật trong lành. Tiếng chim. Tiếng tiếng trống trường.”

“Tiếng chim. Tiếng trống trường” là câu đặc biệt có tác dụng liệt kê các âm thanh buổi sáng sớm trên sân trường

+ Gió. Mưa. Lạnh. Mùa đông trên Hà Nội có những nét đặc trưng của nó.

“ Gió. Mưa. Lạnh” là câu đặc biệt có tác dụng liệt kê, thông báo của sự vật, hiện tượng

– Chức năng để gọi đáp.

Ví dụ: “Nam ơi! Nam à! Nó kêu lên khi thấy bóng lưng giống bạn thân của nó.”

“Nam ơi! Nam à!” là câu đặc biệt có chức năng gọi – đáp.

– Bộc lộ cảm xúc trong câu nói.

Ví dụ: “Lạy trời! Điểm của nó vừa đủ để xét tốt nghiệp.”

“Lạy trời” là câu đặc biệt bộc lộ cảm xúc của người nói: cảm xúc vui mừng khi được xét tốt nghiệp.

3. Đặt câu có sử dụng câu đặc biệt

a. Ôi!

b. Chao ôi!

=> Bộc lộ cảm xúc

c. Đêm.

d. Mùa xuân.

=> Xác định thời gian

e. Sân trường.

f. Ở nhà.

=> Xác định nơi chốn

g. Mẹ ơi!

h. Bà ơi!

=> Gọi đáp

i. Một chiếc ghế.

j. Một cái bàn.

=> Liệt kê, thông báo sự xuất hiện của sự vật, hiện tượng

4. Phân biệt câu đặc biệt và câu rút gọn

Câu đặc biệt và câu rút gọn khá giống nhau về mặt hình thức. Vì vậy mà có khá nhiều bạn bị nhầm lẫn giữa hai loại câu này. Trước khi chỉ ra điểm khác biệt giữa câu đặc biệt và câu rút gọn, chúng ta cùng tìm hiểu hai ví dụ sau:

Ví dụ 1: Chửi. Đấm. Đánh. Đá.

Ví dụ 2: Lão ta chạy đến. Chửi. Đấm. Đánh. Đá.

Trong hai ví dụ trên, ví dụ 1 là câu đặc biệt và ví dụ 2 là câu rút gọn. Qua đó, chúng ta có thể chỉ ra điểm khác biệt của hai loại câu này như sau: 

Câu đặc biệt Câu rút gọn
Không được cấu tạo theo mô hình cụm chủ ngữ – vị ngữ. Vì vậy, không thể khôi phục được các bộ phận đó. Là câu bị lược bỏ thành phần chủ ngữ hoặc vị ngữ hoặc cả chủ ngữ và vị ngữ. Vì vậy, có thể khôi phục lại những thành phần đã bị lược bỏ. 

Ví dụ: Trời ơi! Món ăn này ngon vậy!

“Trời ơi!” là câu đặc biệt không được cấu tạo theo cấu trúc chủ ngữ – vị ngữ nên không thể khôi phục được. 

Ví dụ: “Ai là người vẽ bức tranh này? – Hoa.”

Thì “Hoa” là câu đã bị rút gọn vị ngữ. Vì vậy có thể khôi phục câu đầy đủ như sau: “Hoa là người vẽ bức này”. 

————————

Trên đây THCS Hồng Thái đã mang đến cho các bạn câu trả lời đúng nhất cho câu hỏi Đặt câu có sử dụng câu đặc biệt, cùng với một số kiến thức mở rộng về câu đặc biệt hi vọng sẽ giúp các bạn học tập tốt hơn. Mời các bạn đến với câu hỏi tiếp theo.

THCS Hồng Thái

“Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học.” Khuyết Danh
Back to top button