Lớp 5

Đặt câu có trạng ngữ chỉ nguyên nhân

Câu trả lời chính xác nhất:

Đặt câu cho trạng ngữ chỉ nguyên nhân:

– Vì xe bị hỏng, Lan đã đi bộ đến trường

– Nhờ tích cực phát biểu trong giờ, Minh và Lan được cô giáo cho 10 điểm

– Tại vì gió quá lớn, cây cổ thụ bên đường bị gãy mất một cành cây.

Cùng THCS Hồng Thái tìm hiểu chi tiết hơn về cách đặt câu có trạng ngữ chỉ nguyên nhân trong phần nội dung dưới đây nhé!

1. Trạng ngữ là gì?

Trạng ngữ là một thành phần phụ trong câu, có nghĩa là một câu hoàn chỉnh có thể có hoặc không có trạng ngữ. Trạng ngữ giúp bổ sung, nhấn mạnh, bổ nghĩa và giải thích cho chủ ngữ và vị ngữ trong câu.

Trạng ngữ là những từ để chỉ thời gian, nơi chốn, mục đích, địa điểm, cách thức và phương tiện sử dụng… nhằm giải thích nghĩa cho các tình huống giao tiếp, trò chuyện, nguyên nhân, kết quả, mục đích, lý do, điều kiện của sự vật, sự việc nào đó.

Ví dụ:

– “Thỉnh thoảng, tôi lại về thăm nhà Ngoại.”

Trong ví dụ trên: “Tôi” là chủ ngữ, “lại về thăm nhà Ngoại” là một cụm vị ngữ, còn “thỉnh thoảng” chính là trạng

ngữ. Cụm từ “thỉnh thoảng” làm rõ việc nhân vật “tôi” không về thăm ngoại thường xuyên được và đây chính là

trạng ngữ chỉ thời gian.

– “Với giọng nói từ tốn, bà kể em nghe về thời tuổi thơ của bà.”

Cụm từ “Với giọng nói từ tốn” là trạng ngữ chỉ cách thức.

– “Để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ, chúng ta luôn phải cố gắng học tập và rèn luyện thật tốt.”

Cụm từ “Để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ” là trạng ngữ chỉ mục đích.

>>> Xem thêm: Đặt câu có trạng ngữ chỉ thời gian

2. Dấu hiệu nhận biết trạng ngữ

– Về số lượng: một câu có thể có một hoặc nhiều trạng ngữ;

– Về vị trí:

+ Trạng ngữ có thể đứng đầu câu.

+ Trạng ngữ có thể đứng giữa câu.Ví dụ: con chim sâu, bằng chiếc mỏ nhanh nhậy, bắt sâu cho cây.

+ Trạng ngữ có thể đứng cuối câu.Ví dụ: Tre ăn ở với người, đời đời kiếp kiếp.

– Về hình thức: trạng ngữ thường ngăn cách với thành phần chính bởi dấu phẩy.

– Về ý nghĩa: trạng ngữ chỉ thời gian, địa điểm, nguyên nhân, mục đích.

– Về chức năng:

+ Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, nó bổ sung nghĩa thời gian/nơi chốn cho cả nòng cốt câu nên thuộc cấu trúc của câu.

+ Bổ ngữ, định ngữ là thành phần phụ của cụm từ, chúng nằm trong cấu trúc của cụm từ: bổ ngữ làm rõ nghĩa cho động từ trung tâm của cụm động từ, định ngữ làm rõ nghĩa cho danh từ trung tâm của cụm danh từ.

– Về mối quan hệ với các thành phần khác trong cụm từ, trong câu:

+ Trạng ngữ không quan hệ trực tiếp với riêng thành phần nào của câu, nó có quan hệ với toàn bộ kết cấu C − V của câu.

+ Bổ ngữ chỉ quan hệ trực tiếp với động từ trung tâm, định ngữ quan hệ với danh từ trung tâm.

>>> Xem thêm: Trạng ngữ là gì?

3. Các loại trạng ngữ

– Trạng ngữ chỉ thời gian: chỉ thời gian, thời điểm

Câu hỏi: Khi nào? Bao giờ? Mấy giờ

Ví dụ: Mùa hè, ve kêu râm ran

– Trạng ngữ chỉ nơi chốn: địa điểm, vị trí

Câu hỏi: Ở đâu

– Trạng ngữ chỉ nguyên nhân: lý do

Câu hỏi: Vì sao? Do đâu? Tại đâu

Ví dụ: Đặt câu cho trạng ngữ chỉ nguyên nhân:

+ Vì xe bị hỏng, Lan đã đi bộ đến trường

+ Nhờ tích cực phát biểu trong giờ, Minh và Lan được cô giáo cho 10 điểm

+ Tại vì gió quá lớn, cây cổ thụ bên đường bị gãy mất một cành cây.

– Trạng ngữ chỉ mục đích: mục tiêu hướng tới

Câu hỏi: Để làm gì? Nhằm mục đích gì? Vì điều gì?

– Trạng ngữ chỉ phương tiện, cách thức

Đặt câu có trạng ngữ chỉ nguyên nhân

4. Bài tập về trạng ngữ

Bài 1: Tìm trạng ngữ trong các câu sau

a) Ngày xưa, Rùa có một cái mai láng bóng.

=> Trạng ngữ là “Ngày xưa” chỉ thời gian.

b) Trong vườn, muôn hoa đua nở.

=> Trạng ngữ là “Trong vườn” chỉ nơi chốn.

c) Một ngày đầu năm, bốn nàng tiên Xuân, Hạ, Thu, Đông gặp nhau.

=> Trạng ngữ là “Một ngày đầu năm” chỉ thời gian.

Bài 2: Xác định trạng ngữ và cho biết ý nghĩa của trạng ngữ:

a. Khi mùa thu sang, khắp nơi, hoa cúc nở vàng.

=> Trạng ngữ chỉ thời gian: Khi mùa thu sang

Trạng ngữ chỉ nơi chốn: khắp nơi

b. Những ngày giáp Tết, trong các chợ hoa, mọi người mua sắm nhiều.

=> Trạng ngữ chỉ thời gian: Những ngày giáp Tết

Trạng ngữ chỉ nơi chốn: Trong các chợ hoa

c. Vì chủ quan, nhiều bạn làm bài kiểm tra chưa tốt.

=> Trạng ngữ chỉ nguyên nhân: Vì chủ quan

d. Để đạt thành tích tốt, chúng tôi đã cố gắng rất nhiều.

=> Trạng ngữ chỉ mục đích: Để đạt thành tích tốt

e. Bằng đôi cánh dang rộng, gà mẹ bảo vệ cả đàn gà con.

=> Trạng ngữ chỉ phương tiện, cách thức: Bằng đôi cánh dang rộng

——————————–

Trên đây THCS Hồng Thái đã cùng các bạn tìm hiểu về đặt câu có trạng ngữ chỉ nguyên nhân. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt.

THCS Hồng Thái

“Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học.” Khuyết Danh
Back to top button