Đặt câu có trạng ngữ chỉ phương tiện
Trạng ngữ chỉ phương tiện là thành phần phụ của câu làm rõ phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu.Trạng ngữ chỉ phương tiện thường mở đầu bằng từ bằng, với. Dưới đây là những hướng dẫn Đặt câu có trạng ngữ chỉ phương tiện, mời các em cùng THCS Hồng Thái tìm hiểu nhé!
- Trắc nghiệm Lịch sử 5 Bài 4: Xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX – Đầu thế kỉ XX
- Tác giả – Tác phẩm: Bài ca về trái đất (Tóm tắt, HCST, nội dung, bố cục, sơ đồ tư duy)
- Kết bài mở rộng tả công viên ngắn gọn
- Tác giả – Tác phẩm: Quang cảnh làng mạc ngày mùa (Tóm tắt, HCST, nội dung, bố cục, sơ đồ tư duy)
- Tác giả – Nguyễn Văn Xe: Lòng dân (tiếp theo) Tóm tắt, nội dung chính, đọc hiểu Tiếng việt 5
1. Trạng ngữ là gì?
– Trạng ngữ là thành phần phụ của câu xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích,… của sự việc nêu ở trong câu.
– Trạng ngữ trả lời cho các câu hỏi Khi nào?, Ở đâu?, Vì sao?, Để làm gì?.
Ví dụ: Ở dưới sân trường, dưới tán cây phượng, mấy bạn học sinh nữ đang chơi nhảy dây.
Trong đó: Ở dưới sân trường là trạng ngữ 1
dưới tán cây phượng là trạng ngữ 2
– Tác dụng của việc thêm trạng ngữ:
+ Trạng ngữ xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc được nêu trong câu, góp phần làm cho nội dung câu văn đầy đủ, chi tiết và chính xác.
+ Các trạng ngữ còn có tác dụng liên kết các câu văn, các đoạn văn, góp phần làm cho đoạn văn, bài văn được mạch lạc và hay hơn.
+ Trong văn nghị luận: Trạng ngữ giúp sắp xếp các luận cứ, luận điểm theo trình tự không gian, thời gian hoặc quan hệ nguyên nhân – kết quả. Giúp cho câu văn, đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau hơn.
+ Thêm trạng ngữ cũng là một trong những cách mở rộng câu, giúp nội dung câu phong phú, đầy đủ và chính xác hơn.
>>> Xem thêm: Nêu đặc điểm của trạng ngữ
2. Có mấy loại trạng ngữ
– Trạng ngữ chỉ nơi chốn: Trạng ngữ chỉ nơi chốn là thành phần phụ của câu làm rõ nơi chốn diễn ra sự việc nêu trong câu. Trạng ngữ chỉ nơi chốn trả lời cho câu hỏi ở đâu ?
+ Ví dụ: Trong bếp, mẹ tôi đang nấu cơm
– Trạng ngữ chỉ thời gian: Trạng ngữ chỉ thời gian là thành phần phụ của câu làm rõ thời gian diễn ra sự việc nêu trong câu. Trạng ngữ chỉ thời gian trả lời cho câu hỏi: Bao giờ ? Khi nào ? Mấy giờ ? …
+ Ví dụ: Sáng nay, chúng em đi đá banh
– Trạng ngữ chỉ nguyên nhân: Trạng ngữ chỉ nguyên nhân là thành phần phụ của câu giải thích nguyên nhân sự việc hoặc tình trạng nêu trong câu. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân trả lời cho câu hỏi: Vì sao ?, Nhờ đâu ?, Tại sao ?
+ Ví dụ: Vì rét, những cây bàng rụng hết lá.
– Trạng ngữ chỉ mục đích: Trạng ngữ chỉ mục đích là thành phần phụ của câu làm rõ mục đích diễn ra sự việc nêu trong câu. Trạng ngữ chỉ mục đích trả lời cho câu hỏi: Để làm gì ? Nhằm mục đích gì ? Vì cái gì ? …
+ Ví dụ: Để đạt học sinh giỏi, Nam đã cố gắng chăm chỉ học tập tốt.
– Trạng ngữ chỉ phương tiện: Trạng ngữ chỉ phương tiện là thành phần phụ của câu làm rõ phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu. Trạng ngữ chỉ phương tiện thường mở đầu bằng từ bằng, với. Trạng ngữ chỉ phương tiện trả lời cho câu hỏi: Bằng cái gì ? Với cái gì ?
Ví dụ: Bằng một giọng chân tình, thầy giáo khuyên chúng em cố gắng học.
>>> Xem thêm: Viết đoạn văn có sử dụng trạng ngữ
3. Đặc điểm và chức năng liên kết câu của trạng ngữ
Vì trong tiếng Việt có rất nhiều thành phần phụ, nên các em cần hiểu rõ vị trí, dấu hiệu nhận biết và số lượng trạng ngữ trong câu.
Xem thêm : Trắc nghiệm Lập trình Scratch lớp 5 có đáp án – Đề 2
* Trạng ngữ đứng ở vị trí nào trong câu:
– Trạng ngữ có thể đứng đầu câu, giữa câu hoặc cuối câu đều được. Thường thì trạng ngữ chỉ thời gian, mục đích đứng ở đầu và cuối câu. Trạng ngữ chỉ địa điểm đứng ở bất kỳ vị trí nào trong câu. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân thường đứng ở đầu câu.
+ Ví dụ 1 : Mùa xuân người cầm súng – lộc giắt đầy trên lưng.
+ Ví dụ 2: Ao thu lạnh lẽo nước trong veo.
* Dấu hiệu nhận biết trạng ngữ trong câu: Dấu hiệu đơn giản nhất để nhận biết trạng ngữ trong câu là thành phần này thường ngăn cách với cách thành phần chính ( chủ ngữ, vị ngữ) bằng dấu phẩy.
– Ví dụ: Ngày mai, tôi đi học.
* Số lượng trạng ngữ trong câu: Trong một câu đơn, câu ghép thì số lượng trạng ngữ không giới hạn, có thể có một hay nhiều trạng ngữ.
– Ví dụ: Ngay từ sáng sớm, cụ Chánh đã có điểm tâm độ vài chục điếu ở nhà Lý trưởng, cho nên cụ rất tỉnh táo. Nghiêm nghị, cụ lên giọng kẻ cả ( Trích tác phẩm Tắt đèn – Ngô Tất Tố)
* Những lưu ý khi sử dụng trạng ngữ:
– Khi thay đổi vị trí trạng ngữ trong câu thì nội dung của câu không thay đổi.
– Cách thêm trạng ngữ cho câu phụ thuộc vào nội dung của câu văn, đúng với mục đích của người nói, người viết và tạo liên kết với các câu văn đoạn văn khác.
– Nên phân tích và tránh nhầm lẫn giữa thành phần trạng ngữ với thành phần biệt lập trong câu.
—————————-
Như vậy THCS Hồng Thái đã trình bày xong những kiến thức về Trạng ngữ và Đặt câu có trạng ngữ chỉ phương tiện. Hi vọng qua bài viết này các bạn sẽ có nhiều thông tin hữu ích. Chúc các bạn đạt kết quả cao. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết!
Nguồn: https://thcshongthaiad.edu.vn
Danh mục: Lớp 5