Giải Tiếng Việt lớp 3 Bài 1: Chào năm học mới
Giải Tiếng Việt lớp 3 Bài 1: Chào năm học mới ngắn gọn, hay nhất. Trả lời câu hỏi: Chào năm học mới (SGK trang 5, 6, 7, 8, 9, 10,11, 12, 13, 14, 15, 16, 17) bộ sách mới Cánh diều
Chia sẻ và đọc: Ngày khai trường trang 5, 6 SGK Tiếng Việt 3 tập 1
Phần I: Chia sẻ
Trả lời câu hỏi trang 5 SGK Tiếng Việt 3
Nhớ lại và trao đổi với các bạn về ngày khai giảng năm học mới ở trường em:
1. Em chuẩn bị sách vở, trang phục thế nào để đi khai giảng?
2. Lễ khai giảng có những hoạt động chính nào?
3. Em thích nhất hoạt động nào trong lễ khai giảng? Vì sao?
Lời giải
– Trước hôm khai giảng em đã chuẩn bị đầy đủ sách vở, dụng cụ mới đầy đủ. Quần áo được giặt sạch sẽ thơm tho, gấp gọn gàng để ngày mai em mặc tới trường
– Lễ khai giảng có hoạt động chính như: chào cờ, đọc thư chủ tịch nước gửi tới các em học sinh, đánh trống khai giảng năm học mới, các tiết mục văn nghệ do các lớp chuẩn bị
– Em thích nhất hoạt động đánh trống khai giảng bởi khi mỗi khi tiếng trống vang lên tim em đập rộn ràng. Tiếng trống như một lời hứa hẹn về một năm học với những thành tích xuất sắc
Phần II: Bài đọc
Ngày khai trường
Sáng đầu thu trong xanh
Em mặc quần áo mới
Đi đón ngày khai trường
Vui như là đi hội.
Gặp bạn, cười hớn hở
Đứa tay bắt mặt mừng
Đứa ôm vai bá cổ
Cắp sách đùa trên lưng.
Nhìn các thầy, các cô
Ai cũng như trẻ lại
Sân trường vàng nắng mới
Lá cờ bay như reo.
Từng nhóm đứng đo nhau
Thấy bạn nào cũng lớn
Năm xưa bé tí teo,
Giờ lớp Ba, lớp Bốn.
Tiếng trống trường gióng giả
Năm học mới đến rồi
Chúng em đi vào lớp
Khăn quàng bay đỏ tươi.
Theo NGUYỄN BÙI VỢI
Phần III: Đọc hiểu:
Trả lời câu hỏi trang 7 SGK Tiếng Việt 3
Câu 1: Bạn học sinh trong bài thơ chuẩn bị đi khai giảng như thế nào?
Lời giải
Bạn học sinh trong bài thơ chuẩn bị đi khai giảng như sau:
– Mặc quần áo mới.
– Soạn sách vở mới.
Câu 2: Tìm những hình ảnh ở khổ thở 2 và khổ thơ 3 thể hiện niềm vui của các bạn học sinh khi gặp lại bạn bè, thầy cô.
Lời giải
Những hình ảnh ở khổ thở 2 và khổ thơ 3 thể hiện niềm vui của các bạn học sinh khi gặp lại bạn bè, thầy cô là:
– Cười hớn hở
– Tay bắt mặt mừng
– Ôm vai bá cổ
– Các thầy cô vui vẻ, như trẻ lại.
Câu 3: Khổ thơ 4 thể hiện niềm vui của các bạn học sinh về điều gì?
Lời giải
Khổ thơ 4 thể hiện niềm vui của các bạn học sinh về sự thay đổi của ngoại hình, các bạn đều đã lớn hơn.
Câu 4: Những âm thanh và hình ảnh nào báo hiệu năm học mới đã bắt đầu?
Lời giải
Báo hiệu năm học mới đã bắt đầu là bằng tiếng trống trường và hình ảnh các bạn cùng nhau vào lớp học.
Phần IV: Luyện tập
Trả lời câu hỏi trang 7 SGK Tiếng Việt 3
Câu 1: Xếp các từ ngữ dưới đây vào nhóm thích hợp:
Lời giải
Các từ ngữ được xếp vào các nhóm như sau:
– Chỉ sự vật: Cặp sách, quần áo, lá cờ.
– Chỉ hoạt động: Cười, bay, reo, đo.
– Chỉ đặc điểm: Mới, lớn, trong xanh, trẻ, đỏ tươi.
Câu 2: Đặt 1 -2 câu nói về hoạt động của em trong ngày khai giảng.
Lời giải
– Em được mặc quần áo đồng phục và giày mới đến trường dự lễ khai giảng.
– Em rất vui mừng khi gặp lại thầy cô, bạn bè.
– Em chia sẻ với bạn bè về kì nghỉ hè của mình.
Tự đọc sách báo về trường học trang 7 SGK Tiếng Việt 3 tập 1
Trả lời câu hỏi trang 7 SGK Tiếng Việt 3
Câu 1:
Tìm đọc thêm ở nhà:
– 2 câu chuyện (hoặc 1 bài thơ, 1 câu chuyện) về trường học.
– 1 bài văn miêu tả hoặc cung cấp thông tin về trường học.
Lời giải
Em có thể tham khảo, đọc một số câu chuyện, bài thơ sau:
– Bài thơ: Em vẽ ngôi trường em, Cái trống trường em, Chuyện ở lớp, Bàn tay cô giáo.
– Câu chuyện: Chuyện của Bo và Bi, Người mẹ thứ hai.
– Bài văn miêu tả trường học:
Bài tham khảo 1:
Ngôi trường giống như ngôi nhà thứ hai của em vậy nên lúc nào em cũng yêu mến nó. Trường em khang trang, sạch sẽ, nó khiêm tốn nằm nép mình sau những tán cây cổ thụ cao lớn. Hai dãy nhà hai tầng khoác lên mình màu áo trắng mới tinh. Mỗi sáng đến lớp, thấy cánh cổng trường rộng mở, bác phượng già vẫy vẫy lá cành chào đón, em thấy lòng vui thích lạ. Ngôi trường có nhiều lớp học rộng rãi, được lắp đặt đầy đủ trang thiết bị như phấn trắng, bảng đen, bàn ghế ngay ngắn,… để phục vụ việc dạy và học của thầy trò trường em có kết quả tốt hơn. Từng ô cửa sổ vuông vắn luôn dang rộng vòng tay đón ánh sáng, gió nhẹ làm chúng em khoan khoái. Sân trường trải rộng, nó hãnh diện được lát màu gạch đỏ nổi bật, phẳng phiu. Những bồn cây xanh tốt cũng được ươm trồng, tỏa bóng mát xuống cả khoảng sân vào những trưa hè nóng nực. Nơi đây, chúng em thỏa sức nô đùa vào giờ giải lao, ngước nhìn những chùm hoa phượng đỏ, bằng lăng tím với đôi mắt ngây thơ, hồn nhiên. Ngày đầu tiên đi học còn bao bỡ ngỡ, trong mắt em, trường rướn mình lên cao lớn mà trang nghiêm quá. Ở đó bao điều kì lạ, mới mẻ chờ em khám phá. Nhưng thời gian qua đi, gắn bó với bạn bè, thầy cô dưới mái trường này, bước chân em vững hơn khi đi giữa khuôn viên rực rỡ sắc hoa hay trên những dãy hành lang chạy dài. Ngôi trường lưu giữ kỉ niệm tuổi học trò nên em còn mãi nhớ về.
Bài tham khảo 2:
Mẹ em thường nói trường học là ngôi nhà thứ hai của em và luôn mong em vui vẻ mỗi khi tới trường. Trường học là nơi em gắn bó được hơn hai năm rồi. Sau đây em xin tả ngôi trường của mình.
Đi từ ngoài vào, trường có cảnh cổng màu xanh với rất nhiều lá cờ bay phấp phới. Bên trên cổng có dòng chữ “Trường tiểu học xã An Mỹ”. Bước vào sân trường là rất nhiều cây xanh cao vút tỏa bóng mát, chúng em thường chơi nhảy dây dưới những gốc cây bàng mỗi giờ ra chơi. Ở giữa sân trường là nơi chúng em thường làm lễ chào cờ đầu tuần. Cột cờ cao vút và lá cờ đỏ sao vàng ở đó luôn tung bay.
Ngôi trường của em được sơn màu vàng, mái ngói đỏ tươi. Mỗi phòng đều có đầy đủ bàn ghế, quạt đèn, chiếc bảng đen và những ô cửa sổ màu xanh lá cây. Trên bàn giáo viên luôn có khăn trải bàn và một lọ hoa nhỏ xinh xắn. Phía trên của chiếc bảng là tấm ảnh Bác Hồ và năm điều Bác Hồ dạy. Chúng em luôn ghi nhớ năm điều dạy của Bác để trở thành con ngoan trò giỏi.
Em rất yêu ngôi trường của mình vì trường học là nơi dạy cho em rất nhiều điều hay lẽ phải. Trường mãi là ngôi nhà thứ hai của em như lời mẹ nói.
Câu 2:
Viết vào phiếu đọc sách:
– Tên bài đọc và một số nội dung chính (nhân vật hoặc sự việc, hình ảnh, câu văn câu thơ em thích).
– Cảm nghĩ của em.
Lời giải
– Tên bài đọc: Cái trống trường em
– Nội dung chính: Miêu tả cái trống trường
– Câu thơ em thích:
Cái trống trường em
Mùa hè cũng nghỉ
Suốt ba tháng liền
Trống nằm ngẫm nghĩ.
– Cảm nghĩ của em: Em cảm thấy trống trường rất gắn bó đối với mỗi học sinh. Nó giống như một người bạn đồng hành của chúng em.
Viết: Ôn chữ viết hoa A, Ă, Â trang 7 SGK Tiếng Việt 3 tập 1
Trả lời câu hỏi trang 7 SGK Tiếng Việt 3
1. Viết tên riêng: Âu Lạc
2. Viết câu:
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Nên người thì nhớ ơn thầy, ơn cô.
Tục ngữ
Lời giải
Em thực hiện viết bài vào vở.
Chú ý:
– Viết đúng chính tả.
– Viết hoa các chữ cái đầu dòng, viết hoa tên riêng.
Nói và nghe: Em chuẩn bị đi khai giảng trang 8 SGK Tiếng Việt 3 tập 1
Trả lời câu hỏi trang 8 SGK Tiếng Việt 3
EM CHUẨN BỊ ĐI KHAI GIẢNG
Kể về việc em chuẩn bị đi khai giảng.
Lời giải
Bài tham khảo 1:
Thế là ngày mai em chính thức là học sinh lớp 3. Để chuẩn bị cho buổi khai giảng ngày mai, em đã chuẩn bị đầy đủ mọi đồ dùng, sách vở quần áo trước khi tới trường. Bài tập và sách vở được em sắp xếp ngăn nắp vào balo. Quần áo được giặt sạch sẽ thơm tho treo trên mắc áo. Buổi sáng hôm đó em dậy từ rất sớm để tập thể dục, ăn sáng và mặc quần áo chỉnh tề trước khi được bố đèo tới trường. Em rất háo hức khi sắp được gặp lại bạn bè và thầy cô sau khoảng thời gian dài nghỉ được nghỉ.
Bài tham khảo 2:
Em tên Lê Phúc Lâm, học sinh lớp 3E, trường tiểu học Bình Thuận. Hôm nay là buổi khai giảng sau ba tháng em được nghỉ hè. Em đã dạy từ sớm, chuẩn bị đầy đủ sách vở và đồ dùng học tập của mình từ hôm trước. Bộ quần áo đồng phục được mẹ em chuẩn bị sẵn cho em từ tối hôm trước. Sáng dậy, em tự mặc quần áo và ăn sáng. Em rất háo hức chuẩn bị cho ngày khai giảng hôm nay.
Đọc: Lễ chào cờ đặc biệt trang 8 SGK Tiếng Việt 3 tập 1
Phần I: Bài đọc:
Lễ chào cờ đặc biệt
Dưới ánh nắng dìu dịu của buổi sáng thứ Hai, một lễ chào cờ đặc biệt được thầy trò Trường Tiểu học Cát Bi (Hải Phòng) tổ chức để hướng về biển, đảo.
Tại lễ chào cờ, các em học sinh của trường xếp thành hình bản đồ Việt Nam với hai quần đảo lớn: Hoàng Sa và Trường Sa.
Khi nhạc nền Quốc ca vang lên, tất cả thầy cô và học sinh đều hướng về lá Quốc kì thiêng liêng, hát vàng giai điệu hào hùng của bài hát.
Sau phần nghi thức, buổi lễ diễn ra sôi nổi với các tiết mục múa hát của học sinh về biển, đảo.
Cuối buổi lễ, thầy Hiệu trưởng kêu gọi toàn trường tiếp tục thi đua dạy tốt, học tốt và tích cực tham gia cuộc thi “Tìm hiểu về biển, đảo quê hương”.
Buổi lễ đã để lại ấn tượng khó quên trong lòng các bạn nhỏ.
MINH AN (baophapluat.vn)
Phần II: Đọc hiểu:
Xem thêm : Đề thi học kì 2 môn Tiếng Anh 1 năm 2022 – sách i-Learn Smart Start
Trả lời câu hỏi trang 9 SGK Tiếng Việt 3
Câu 1: Lễ chào cờ của Trường Tiểu học Cát Bi được tổ chức nhằm mục đích gì?
Lời giải
Lễ chào cờ của Trường Tiểu học Cát Bi được tổ chức nhằm mục đích hướng về biển, đảo quê hương.
Câu 2: Chi tiết nào cho thấy lễ chào cờ đó rất đặc biệt?
Lời giải
Các em học sinh của trường xếp thành hình bản đồ Việt Nam với hai quần đảo lớn: Hoàng Sa và Trường Sa là chi tiết cho thấy lễ chào cờ đó rất đặc biệt.
Câu 3: Theo em, vì sao buổi lễ chào cờ đó để lại ấn tượng khó quên đối với các bạn học sinh?
Lời giải
Theo em, buổi lễ chào cờ đó để lại ấn tượng khó quên đối với các bạn học sinh vì buổi lễ mang ý nghĩa đặc biệt và được tổ chức một cách bài bản, chuyên nghiệp, trang nghiêm và long trọng.
Câu 4: Dựa vào hình minh họa trong bài đọc, hãy kể tên một số trường khác tổ chức lễ chào cờ đặc biệt hướng về biển, đảo.
Lời giải
Một số trường khác tổ chức lễ chào cờ đặc biệt hướng về biển, đảo là:
– Trường Tiểu học Trưng Vương (Đà Lạt, Lâm Đồng)
– Trường Tiểu học Cẩm Bình (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh)
Phần III: Luyện tập:
Trả lời câu hỏi trang 10 SGK Tiếng Việt 3
Câu 1: Các sự việc trong buổi lễ chào cờ được kể theo trình tự nào? Chọn ý đúng:
a) Việc diễn ra trước kể trước, việc diễn ra sau kể sau (theo thời gian).
b) Kể lần lượt các hoạt động ở sân trường, ở trong lớp học (theo không gian).
c) Kể lần lượt hoạt động của các khối lớp 1, 2, 3, 4, 5 (theo khối lớp).
Lời giải
Các sự việc trong buổi lễ chào cờ được kể theo trình tự như sau: Việc diễn ra trước kể trước, việc diễn ra sau kể sau (theo thời gian).
Chọn đáp án a.
Câu 2: Dấu hai chấm trong các câu sau được dùng làm gì? Ghép đúng:
Lời giải
Câu 3: Em cần thêm dấu hai chấm vào chỗ nào trong mỗi câu sau?
a) Học sinh toàn trường mặc áo màu cờ Tổ quốc, chuẩn bị cho một sự kiện lớn trong lễ khai giảng xếp thành hình bản đồ Việt Nam.
b) Vì mới thành lập, Trường Tiểu học Kim Đồng chỉ có bốn khối lớp khối 1, khối 2, khối 3 và khối 4.
Lời giải
a) Học sinh toàn trường mặc áo màu cờ Tổ quốc, chuẩn bị cho một sự kiện lớn trong lễ khai giảng: xếp thành hình bản đồ Việt Nam.
b) Vì mới thành lập, Trường Tiểu học Kim Đồng chỉ có bốn khối lớp: khối 1, khối 2, khối 3 và khối 4.
Viết: Em chuẩn bị đi khai giảng trang 11 SGK Tiếng Việt 3 tập 1
Trả lời câu hỏi trang 11 SGK Tiếng Việt 3
EM ĐI CHUẨN BỊ KHAI GIẢNG
Viết một đoạn văn kể về việc em chuẩn bị đi khai giảng.
Lời giải
Bài tham khảo 1:
Thế là ngày mai em chính thức là học sinh lớp 3. Để chuẩn bị cho buổi khai giảng ngày mai, em đã chuẩn bị đầy đủ mọi đồ dùng, sách vở quần áo trước khi tới trường. Bài tập và sách vở được em sắp xếp ngăn nắp vào balo. Quần áo được giặt sạch sẽ thơm tho treo trên mắc áo. Buổi sáng hôm đó em dậy từ rất sớm để tập thể dục, ăn sáng và mặc quần áo chỉnh tề trước khi được bố đèo tới trường. Em rất háo hức khi sắp được gặp lại bạn bè và thầy cô sau khoảng thời gian dài nghỉ được nghỉ.
Bài tham khảo 2:
Kì nghỉ hè đã kết thúc, em chuẩn bị vào năm học mới. Em rất chờ đợi ngày tựu trường. Mẹ đã chuẩn bị cho em quần áo mới được là phẳng phiu, thơm tho, sạch sẽ. Em đã soạn sách vở mới, bọc vở thật chắc chắn và dán nhãn vở thật đẹp. Em rất vui khi được đi khai giảng.
Đọc: Bạn mới trang 11 SGK Tiếng Việt 3 tập 1
Phần I: Bài đọc:
Bạn mới
Giờ ra chơi, cả lớp ùa ra sân trường. A-i-a là học sinh mới, chưa quen ai nên không tham gia nhóm nào. Thấy cô bé thơ thẩn ngoài sân, thầy giáo bảo: “Em vào chơi với các bạn đi!”. Được thầy khích lệ, A-i-a cất tiếng: “Cho mình… chơi…với!”. Nhưng em nói nhỏ quá nên chẳng ai nghe thấy.
“Nào, các em!”. Nghe tiếng thầy giáo, tất cả liện dừng chơi. A-i-a lấy hết can đảm, nhắc lại một lần nữa: “Cho mình… chơi với!”.
Nhưng khi đến lượt làm người đuổi bắt, A-i-a khổng bắt nổi ai vì cô bé chạy quá chậm. “Người đuổi bắt mà chậm thế này thì chán quá!”. – Tét-su-ô kêu lên, khiến A-i-a càng lúng túng.
Thầy giáo đứng quan sát học trò. Thầy gọi A-i-a vào lớp, hỏi: “Em cho thầy xem bức tranh em mới vẽ được không? Các bạn nói là em vẽ đẹp lắm.”. Kể từ hôm đó, cứ đến giờ ra chơi là A-i-a lại mang các bức vẽ đến cho thầy xem. Thầy treo những bức tranh đó trên bức tường dọc hành lang. “Tranh đẹp quá!”, “Tranh của A-i-a đấy!” – Các bạn trong trường bàn tán xôn xao.
Một hôm. Tét-su-ô đến gặp A-i-a, bảo: “Ngày mai, cậu chơi đuổi bắt với chúng tớ nhé!”.
Theo NA-RIU-KI (Anh Chi dịch)
Phần II: Đọc hiểu:
Trả lời câu hỏi trang 12 SGK Tiếng Việt 3
Câu 1: Vì sao trong giờ ra chơi, A-i-a không tham gia cùng nhóm nào?
Lời giải
Vì A-i-a là học sinh mới, chưa quen ai nên trong giờ ra chơi, A-i-a không tham gia cùng nhóm nào.
Câu 2: Những chi tiết nào cho thấy A-i-a rất rụt rè?
Lời giải
Những chi tiết cho thấy A-i-a rất rụt rè là:
– Khi được thầy khích lệ ra chơi cùng các bạn, A-i-a đã xin chơi cùng nhưng vì ngại ngùng nên bạn nói rất bé.
– Khi chơi đuổi bắt, A-i-a lúng túng vì Tét-su-ô bảo A-i-a đuổi bắt chậm.
Câu 3: Thầy giáo đã giúp A-i-a tự tin bằng cách nào?
Lời giải
Thầy giáo đã mở lời hỏi A-i-a về những bức tranh mà cô bé vẽ, khen chúng rất đẹp và treo chúng lên bức tường để mọi người có thể ngắm nó. Khiến mọi người biết đến A-i-a. Đây chính là cách thầy giáo đã giúp A-i-a tự tin
Trả lời câu hỏi trang 13 SGK Tiếng Việt 3
Câu 4: Theo em, vì sao Tét-su-ô chủ động đến rủ A-i-a cùng chơi?
a) Vì thầy giáo yêu cầu bạn ấy làm thế.
b) Vì A-i-a đã tập luyện và chạy nhanh hơn.
c) Vì Tét-su-ô đã hiểu và quý mến người bạn mới.
Lời giải
Theo em, vì Tét-su-ô đã hiểu và quý mến người bạn mới nên bạn đã chủ động đến rủ A-i-a cùng chơi
Chọn đáp án c.
Phần III: Luyện tập:
Trả lời câu hỏi trang 13 SGK Tiếng Việt 3
Câu 1: Trong câu “Em vào chơi với các bạn đi!”, lời nói của nhân vật được đánh dấu bằng dấu câu nào?
Lời giải
Trong câu “Em vào chơi với các bạn đi!”, lời nói của nhân vật kết thúc bằng dấu chấm than và được để trong dấu ngoặc kép.
Câu 2: Tìm thêm một câu là lời nói của nhân vật trong bài đọc trên. Dấu câu nào cho em biết đó là lời nói của nhân vật?
Lời giải
Trong bài còn các câu là lời nói của nhân vật như:
– “Em cho thầy xem bức tranh em mới vẽ được không? Các bạn nói là em vẽ đẹp lắm.”
– “Tranh đẹp quá!”
– “Ngày mai, cậu chơi đuổi bắt với chúng tớ nhé!”.
Các câu là lời nói của nhân vật vì nó được đặt trong dấu ngoặc kép.
Viết: Ngày khai trường trang 13 SGK Tiếng Việt 3 tập 1
Trả lời câu hỏi trang 13SGK Tiếng Việt 3
Câu 1:
Chính tả
Nghe – viết: Ngày khai trường (3 khổ thơ đầu)
Lời giải
Em hoàn thành bài viết vào vở.
Câu 2:
Tìm chữ, tên chữ và viết vào vở 10 chữ trong bảng sau:
Số thứ tự |
Chữ |
Tên chữ |
1 |
a |
a |
2 |
|
á |
3 |
|
ớ |
4 |
b |
|
5 |
c |
|
6 |
|
xê hát |
7 |
d |
|
8 |
đ |
|
9 |
e |
|
10 |
ê |
|
Lời giải
Số thứ tự |
Chữ |
Tên chữ |
1 |
a |
a |
2 |
ă |
á |
3 |
â |
ớ |
4 |
b |
bê |
5 |
c |
xê |
6 |
ch |
xê hát |
7 |
d |
dê |
8 |
đ |
đê |
9 |
e |
e |
10 |
ê |
ê |
Trả lời câu hỏi trang 14 SGK Tiếng Việt 3
Câu 3:
Chọn chữ hoặc vần phù hợp với ô trống:
a) chữ l hay n?
Em mơ làm mây trắng
Bay khắp _ẻo trời cao
Nhìn _on sông gấm vóc
Quê mình đẹp biết bao.
Em mơ làm nắng ấm
Đánh thức bao mầm xanh
Vươn _ên từ đất mới
Đem cơm _o áo lành.
MAI THỊ BÍCH NGỌC
b) Vần âc hay at?
Lời giải
a)
Em mơ làm mây trắng
Bay khắp nẻo trời cao
Nhìn non sông gấm vóc
Quê mình đẹp biết bao.
Em mơ làm nắng ấm
Đánh thức bao mầm xanh
Vươn lên từ đất mới
Đem cơm no áo lành.
MAI THỊ BÍCH NGỌC
b) Sáng Chủ nhật, An muốn đi câu cá, nhưng cậu chẳng nhớ đã cất chiếc cần câu ở đâu. Tìm mãi mới thấy, An đem cần câu ra bờ ao, mắc mồi vào và ngồi đợi. Cứ vài phút, cậu lại nhấc cần lên xem. Cá đâu chẳng thấy, chỉ thấy mất mồi liên tục. Chú nhái bén ngồi trên tàu lá ngước ngắt nhìn An lạ lẫm.
Noi và nghe: Kể chuyện đã học Bạn mới trang 14 SGK Tiếng Việt 3 tập 1
Trả lời câu hỏi trang 14 SGK Tiếng Việt 3
Kể chuyện:
Bạn mới
Dựa theo tranh và câu hỏi, kể lại câu chuyện:
Lời giải
– Tranh 1: Trong giờ ra chơi, do A-i-a là học sinh mới, chưa quen biết các bạn nên con rụt rè, ngồi một mình. Thấy vậy, thầy giáo liền khích lệ A-i-a, giúp cho A-i-a có dũng khi và tham ra chơi cùng các bạn.
– Tranh 2: Khi chơi đuổi bắt cùng các bạn, A-i-a chạy chậm nên không thể bắt được ai. Tét-su-ô đã nói rằng như thế rất chán. Điều đó càng khiến A-i-a thêm lúng túng.
– Tranh 3: Thầy giáo đã giúp A-i-a tự tin hơn bằng cách hỏi về các bức tranh mà A-i-a vẽ, tro các bức tranh ở hành lang để mọi người có thể ngắm nhìn nó, khiên mọi người hiểu và biết nhiều hơn về A-i-a.
– Tranh 4: Sau đó mọi chuyện đã tốt hơn. A-i-a đã tự tin hơn. Các bạn cũng đã chủ động bắt chuyện và rủ A-i-a chơi cùng.
Trả lời câu hỏi trang 15 SGK Tiếng Việt 3
Trao đổi về nội dung câu chuyện:
a) Em thích nhân vật nào trong câu chuyện trên? Vì sao?
b) Nếu lớp em có một người bạn mới, em có thể làm gì để giúp bạn?
Lời giải
a) Em thích nhân vật thầy giáo trong câu chuyện, vì thấy đã giúp đỡ A-i-a. Thầy đã khích lệ, cổ vũ và làm cho A-i-a tự tin hơn. Có thể thấy đây là người thầy rất tâm huyết và yêu thương học sinh của mình
b) Nếu lớp em có một người bạn mới, em có thể chủ động chào hỏi bạn, hỏi về những sở thích của bạn, rủ bạn tham gia những trò chơi để bạn có thể dễ dàng làm quen với lớp hơn.
Đọc: Mùa thu của em trang 15 SGK Tiếng Việt 3 tập 1
Phần I: Bài đọc:
Mùa thu của em
Mùa thu của em
Là vàng hoa cúc
Như nghìn con mắt
Mở nhìn trời êm.
Mùa thu của em
Là xanh cốm mới
Mùi hương như gợi
Từ màu lá sen.
Mùa thu của em
Rước đèn họp bạn
Hội rằm tháng Tám
Chị Hằng xuống xem.
Ngôi trường thân quen
Bạn thầy mong đợi
Lật trang vở mới
Em vào mùa thu.
QUANG HUY
Phần II: Đọc hiểu
Trả lời câu hỏi trang 16 SGK Tiếng Việt 3
Câu 1: Những hình ảnh nào trong bài thơ gắn với mùa thu?
Lời giải
Những hình ảnh trong bài thơ gắn với mùa thu là: Hoa cúc vàng, cốm xanh, mùi hương lá sen, tết Trung thu, rước đèn, ngày tựu trường.
Câu 2: Mùa thu có gì vui đối với các bạn nhỏ?
Lời giải
Mùa thu có tết Trung Thu, các bạn nhỏ sẽ được phá cỗ rước đèn. Mùa thu còn là mùa tựu trường, được gặp lại thầy cô, bạn bè, bắt đầu năm học mới. Nên đối với các bạn nhỏ, mùa thu rất vui
Câu 3: Từ các câu trả lời trên, em hiểu vì sao tác giả đặt tên bài thơ là Mùa thu của em?
Lời giải
Từ các câu trả lời trên, tác giả đặt tên bài thơ là Mùa thu của em vì mùa thu có những sự kiện, ngày lễ dành cho các bạn nhỏ như tết trung thu, ngày khai giảng.
Câu 4: Chọn một khổ thơ em thích và cho biết vì sao em thích khổ thơ đó.
– Học thuộc lòng bài thơ.
Lời giải
Khổ thơ mà em thích là khổ thơ 3. Vì khổ thở nói về Tết Trung thu, em sẽ được liên hoan phá cỗ và đi rước đèn cùng các bạn rất vui.
Phần III: Luyện tập:
Trả lời câu hỏi trang 116 SGK Tiếng Việt 3
Câu 1: Viết tiếp vào vở câu dưới đây để liệt kê những hình ảnh quen thuộc của mùa thu.
VD: Mùa thu là mùa của những màu sắc đẹp: màu xanh của bầu trời,…
Lời giải
Mùa thu là mùa của những màu sắc đẹp: màu xanh của bầu trời, màu vàng của hoa cúc, màu xanh của lá cốm, lá sen, màu áo trắng em đến trường, mùa vàng của trăng rằm ngày trung, và cả những màu sắc sặc sỡ của lễ rước đèn trung thu…
Câu 2: Đặt một câu sử dụng dấu hai chấm để liệt kê các hoạt động của thiếu nhi trong mùa thu.
Lời giải
Khi nghĩ về mùa thu, em nghĩ ngay đến những hoạt động thú vị: Tết Trung thu, liên hoan phá cỗ, rước đèn ông sao, ngày tựu trường, đi khai giảng,…
Góc sáng tạo: Em là học sinh lớp 3 trang 16 SGK Tiếng Việt 3 tập 1
Trả lời câu hỏi trang 16 SGK Tiếng Việt 3
Câu 1:
Viết một đoạn văn tự giới thiệu về em. Gắn ảnh em và trang trí bài làm.
Lời giải
Bài tham khảo 1:
Tên của tôi là Đỗ Mỹ Linh. Năm nay, tôi tám tuổi. Hiện tại, tôi đang là học sinh lớp 3A1, trường Trung học cơ sở Phương Đông. Tôi rất thích nghe nhạc, đọc sách và nấu ăn. Môn học mà tôi giỏi nhất là Tiếng Anh. Thành tích học tập của tôi rất tốt, luôn đứng đầu lớp. Ước mơ của tôi là trở thành một luật sư. Tôi sẽ cố gắng học tập tốt để thực hiện ước mơ của mình.
Bài tham khảo 2:
Xin chào các bạn! Tớ là Minh, năm nay tớ 8 tuổi. Tớ là học sinh lớp 3A. Tớ thích nhất là thể thao. Bộ môn sở trường của tớ là bóng đá. Ngoài ra tớ rất thích đọc truyện tranh. Cuối tuần thì tớ thích được đạp xe đạp ở công viên cùng ra đình. Tớ rất vui khi được làm quen, kết bạn với mọi người. Tớ hi vọng chúng ta sẽ cùng nhau cố gắng học thật tốt trong năm học này nhé!
Câu 2:
Trình bày đoạn văn của em trước lớp.
Lời giải
Em chủ động hoàn thành bài tập.
Câu 3:
Cùng các bạn trong lớp bình chọn đoạn văn hay và được trang trí đẹp nhất.
Lời giải
Em thực hiện hoạt động cùng các bạn tại lớp.
>>> Xem toàn bộ: Giải Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều
—————————–
Trên đây THCS Hồng Thái đã cùng các bạn Giải Tiếng Việt lớp 3 Bài 1: Chào năm học mới trong bộ SGK Cánh diều theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. THCS Hồng Thái đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ THCS Hồng Thái để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!
Nguồn: https://thcshongthaiad.edu.vn
Danh mục: Lớp 1-2-3