Đọc lại ba bài thơ hai-cư (haiku) trong SGK Ngữ văn 10, tập một (tr. 45) và trả lời các câu hỏi: | SBT Ngữ Văn 10 tập 1 kết nối
Bài tập 1. Đọc lại ba bài thơ hai-cư (haiku) trong SGK Ngữ văn 10, tập một (tr. 45) và trả lời các câu hỏi:
1. Bạn đã gặp những “thách thức” nào khi đọc, cảm nhận chùm thơ hai-cư của Ba-sô (Basho), Chi-y-ô (Chiyo), Ít-sa (Issa)? Vì sao những điều bạn vừa nêu có thể được gọi là “thách thức”?
2. Nếu ví mỗi bài thơ như một bức tranh không lời, theo bạn, những bức tranh này thuộc loại nào trong số các loại tranh mà bạn đã biết hoặc nghe nói tới?
3. Khi phân tích hay phát biểu cảm nhận về các bài thơ hai-cư nói trên, thường bài viết, bài nói dài gấp nhiều lần độ dài vốn có của bài thơ. Hiện tượng này gợi lên ở bạn suy nghĩ gì?
4. Hãy xác định mối liên hệ giữa ba hình ảnh được gợi lên từ ba dòng thơ trong bài hai-cư của Ba-sô. So với hai hình ảnh đầu tiên, hình ảnh sau cùng có vị trí như thế nào?
5. Phân tích ý nghĩa của phát hiện “Dây gàu vương hoa bên giếng” trong bài thơ của Chi-y-ô đối với chính nhà thơ và người đọc.
6. Làm rõ những mối tương quan đa chiều giữa các đối tượng được nhắc đến trong bài thơ của Ít-sa.
Bài tập 2. Đọc lại văn bản Thu hứng trong SGK Ngữ văn 10, tập một (tr. 47 – 48) và trả lời các câu hỏi:
1. Hãy nêu cảm xúc của bạn khi đọc bài thơ Thu hứng. Cho biết lí do bạn có cảm xúc như vậy.
2. Xuất phát từ nghĩa của từ“hứng” trong nhan đề bài thơ, hãy tìm và giải thích nghĩa ba từ ghép Hán Việt có chứa yếu tố này.
3. Theo nguyên văn, nhan đề Thu hứng có thể được dịch theo nhiều cách: “Cảm xúc về mùa thu” (mùa thu là đối tượng của xúc cảm); “Cảm xúc trong mùa thu” (mùa thu là bối cảnh thời gian xuất hiện cảm xúc);… Căn cứ vào bản dịch trong SGK, theo bạn, người dịch đã hiểu nhan để theo cách nào?
4. Xác định và nêu nhận xét về mô hình luật bằng trắc của bài thơ.
5. Chỉ ra hiện tượng đối về ý trong liên thơ thứ 2 và thứ 3, phân tích tác dụng của nó.
Bài tập 3. Đọc bốn câu đầu bài thơ Thu vịnh của Nguyễn Khuyến dưới đây, so sánh với bốn câu đầu của bài Thu hứng và trả lời các câu hỏi:
Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.
Song thưa để mặc bóng trăng vào.
(Thơ văn Nguyễn Khuyến, NXB Văn học, Hà Nội, 1979, tr. 121)
1. Hãy nêu cảm nhận chung nhất của bạn về bức tranh mùa thu trong bốn câu thơ đầu của hai bài thơ.
2. Thống kê các động từ và tính từ trong bốn câu đầu của mỗi bài thơ và nếu nhận xét.
3. Hệ thống hình ảnh được hai tác giả sử dụng để miêu tả mùa thu trong hai bài thơ có gì khác biệt?
4. Chỉ ra nét khác biệt trong cảm xúc về mùa thu của hai nhà thơ (thể hiện qua bốn câu thơ đầu ở mỗi bài).
5. Hãy sưu tầm, liệt kê tối thiểu năm bài thơ viết về mùa thu trong thơ ca cổ kim mà bạn biết, sau đó điền các thông tin tương ứng vào vở theo bảng gợi ý sau:
Bài tập 4. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Trình tự phân tích một bài thơ bát cú Đường luật, thường gọi là “luật thi là một biểu hiện cụ thể của phương pháp phân tích một bài thơ Đường luật. Nói chung mọi người đều cho rằng cách phân tích hợp lí nhất là cắt ngang theo bố cục. Đó là điều dễ hiểu và dễ thống nhất vì xưa nay ai cũng chấp nhận rằng một bài luật thi gồm có bốn “liên” (nghĩa là “cặp câu”, tức hai dòng thơ số lẻ và số chẵn đi liền nhau) và trong mỗi liên, giữa câu số lẻ và số chẵn có quan hệ với nhau về nhiều mặt. […]
Trước hết, cần thấy rằng quả “liên” là đơn vị hết sức cơ bản trong luật thi. Dù phân tích theo phương pháp nào và theo quan niệm bố cục nào thì hầu như trong mọi trường hợp, vẫn phải xuất phát từ việc phân tích đơn vị có tính chất cơ sở đó. Một dòng luật thi đứng tách ra sẽ không cho thấy vẻ đẹp đầy đủ của nó mặc dù xét về phương diện cú pháp, tự nó hầu hết đã hoàn chỉnh.Qua các tài liệu trình bày ở trên, ta thấy trình tự […] “đề – thực – luận – kết” chỉ là cái khung mà người đời sau choàng lên cho thơ Đường luật. Dĩ nhiên, trình tự đó có cái “lí” của nó: Tác phẩm nào chả có phần mở đầu, phần kết, phần giữa và riêng phần giữa, phần “thân bài” lại có thể phân ra nữa? [..]
Dẫu sao thì các trình tự bố cục nói trên cũng đã được hình thành từ lâu, do đó, đã có tác dụng hướng đạo sự sáng tác của nhiều thế hệ. Bởi vậy, vận dụng nó trong nhiều trường hợp cũng phù hợp, đặc biệt là với những bài luật thi được sáng tác từ thời cận đại trở về sau. Mặc dù vậy, nếu coi đó là một bố cục tất yếu để vận dụng phân tích bất cứ bài luật thi nào thì nhất định sẽ có lúc rơi vào chỗ gượng ép, khiên cưỡng. Những tác phẩm luật thi được đưa ra phân tích thường là những tác phẩm xuất sắc, do đó, đều là những công trình sáng tạo. Mà đã sáng tạo thì nhất thiết không bao giờ chịu gò vào những khuôn khổ quá chặt chẽ. [..] Như vậy là cho đến nay có ba quan niệm khác nhau về mô hình luật thi: 2/2/2/2; 4/4; 2/4/2. Cả ba mô hình, theo chúng tôi nhận xét, đều có căn cứ trong thực tiễn, đều có cơ sở lí thuyết khá rõ ràng. [..] Dùng mô hình nào là do thực tiễn của bài thơ quy định. Song như đã nói trên, sáng tạo nghệ thuật không phải bao giờ cũng chịu gò bó theo những thể thức nhất định. Bởi vậy trong thực tế nhiều khi có những bài không thể vận dụng được bất cứ một trong ba mô hình nói trên.
(Theo Nguyễn Khắc Phi, Về trình tự phân tích một bài thơ bát cú Đường luật, in trong Về thi pháp thơ Đường, NXB Đà Nẵng, 1997, tr. 53 – 65)
1. Theo tác giả đoạn trích, câu thơ hay cặp câu thơ là đơn vị cơ bản của một bài thơ Đường luật?
2. Mô hình kết cấu 2/2/2/2 của một bài thơ bát cú Đường luật (thường được gọi là “đề – thực – luận – kết”) là do các nhà thơ đời Đường đặt ra hay do người đời sau khái quát về cấu trúc chung của thể thơ này?
3. Các mô hình luật thi nói trên có bao quát hết thực tiễn sáng tác của thơ Đường luật hay không? Quan điểm của tác giả bài viết về vấn đề phân định cấu trúc bài thơ theo các mô hình phổ biến nói trên như thế nào?
4. Theo tác giả đoạn trích, vì sao “Một dòng luật thi đứng tách ra sẽ không cho thấy vẻ đẹp đầy đủ của nó”?
Xem thêm : Mẫu PowerPoint sinh hoạt lớp ngày 20/10 Chủ đề Mẹ tuyệt vời nhất
5. Các kiểu mô hình cấu trúc (2/2/2/2; 4/4; 2/4/2) có tác dụng như thế nào đối với người sáng tác theo thể Đường luật đời sau? Vì sao?
Bài tập 1.
1. Tham khảo gợi ý sau:
– Các bài thơ quả ngắn, quá ít chữ, tước bỏ hết những dẫn dắt, thuyết minh; buộc độc giả phải phát huy khả năng liên tưởng, tưởng tượng ở mức cao mới có thể hình dung tương đối trọn vẹn về sự vật hay sự việc được nhắc đến.
– Các dòng thơ nhìn qua như rời rạc, thiếu vắng phương tiện kết nối giữa các hình ảnh, đòi hỏi độc giả phải làm đầy các khoảng trống hay những điểm trắng để phát hiện ra mối liên hệ giữa chúng.
– Hình ảnh trong các bài thơ dường như mới chỉ có tên, chưa có đặc điểm tạo hình cá biệt: cành khô, cánh quạ, chiều thu, hoa triệu nhan, dây gàu vương hoa, con ốc nhỏ, núi Phu-gi (Fuji). Điều này thật khác với vô số bài thơ mà ở đó, các hình ảnh được miêu tả thật chi tiết với nhiều màu sắc, âm thanh, hương vị,…
Như vậy, thơ hai-cư nói chung, ba bài thơ hai-cư trong SGK nói riêng có một tính chất rất đặc biệt, được sáng tác dựa trên nền tảng thâm sâu của văn hoá Nhật Bản và mĩ học Thiền tông. Trong thế giới của thơ hai-cư, tác giả đôi khi chỉ như một người gợi đề tài, còn việc “hoàn tất” tác phẩm được nhường” cho độc giả.
2. Nếu ví mỗi bài thơ như một bức tranh không lời thì loại tranh cần được đem ra so sánh để nhận ra nét tương đồng phải là tranh thuỷ mặc – một thể loại hội hoạ hoá nghệ thuật tr phổ biến trong nền văn hoá nghệ thuật truyền thống ở các nước Đông Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam. Tranh thuỷ mặc chú trọng “thần” hơn là “hình”, thường sử dụng bút pháp chấm phá, chừa nhiều khoảng trống để mời gọi sự tưởng tượng, “bổ sung” của người tiếp nhận.
3. Tham khảo gợi ý sau:
– Đây là hiện tượng cho thấy trữ lượng ý nghĩa của các bài thơ hai-cư rất phong phú, không bị giới hạn bởi số câu chữ ít ỏi.
– Hiện tượng này ngầm cảnh báo khả năng suy diễn quá xa về ý nghĩa các bài thơ hai-cư với sự rườm rà của lời bình.
4. Ba dòng thơ, mỗi dòng gợi lên một hình ảnh riêng: cành khô, cánh quạ chiều thu. Thoạt nhìn, những hình ảnh này có vẻ xuất hiện một cách ngẫu nhiên, không có mối liên hệ với nhau. Sự thực, chúng là những yếu tố hợp thành của một thể thống nhất. Riêng một cành khô hay cánh quạ tự chúng chưa nói được điều gì rõ rệt, thậm chí chỉ tồn tại đơn thuần như những khái niệm khách quan. Chỉ khi hai
hình ảnh trên phối hợp với nhau thì cái tối giản bất biến của bản chất thế giới mới hiện hình, gợi lên một sự chiêm nghiệm trong tịch lặng. Chiều thu vừa như một bối cảnh nền vừa như kết quả cuối cùng có được hay thần thái toát lên của bức tranh – thơ, khi trên cành khô, một cánh quạ từ đâu đáp xuống, im lìm. Theo góc nhìn khác, trong bài thơ chỉ có hai hình ảnh đúng nghĩa, được “vẽ” theo lối điểm xuyết, còn chiều thu chỉ là tên gọi của một trạng thái tâm hồn mà nhân vật trữ tình muốn hưởng đến hay đã đạt đến, một khi đã chủ động gạt hết mối bận tâm về những dáng vẻ (hình tướng) luôn thay đổi của vạn vật.
5. Trong bài thơ của Chi-y-ô, dòng thứ hai không đơn thuần miêu tả một hiện tượng mà chủ yếu nêu lên một phát hiện. Từ dòng này, người đọc vừa nhận ra hình ảnh do thị giác nhà thơ “chụp” lại, vừa nắm bắt được những gì đang diễn ra trong tâm trạng, cảm xúc của nhà thơ. Đó có thể là một chút ngỡ ngàng, hân hoan hay là một thoáng phân vân, bối rối. Tất cả hợp nhất với nhau, làm cho hai dòng thơ trước và sau đó bị “nhiễm điện” để cùng truyền đạt một ý tưởng hay một cảm nhận xuyên suốt. Đối với tác giả, phát hiện về “Dây gàu vương hoa bên giếng” đã làm bật nảy ý thơ, tạo nên cấu trúc vận động của bài thơ. Chính nó khiến nhân vật trữ tình quyết định “giữ nguyên hiện trạng” dây hoa quấn quanh dây gàu để sang nhà bên xin nước. Đối với độc giả, phát hiện trên có thể đưa đến cảm nghĩ nhà thơ là người có tâm hồn cực kì nhạy cảm, biết lắng nghe, trân trọng tiếng nói của cỏ cây, những vật vô tri và nhận thức được một cách sâu sắc sự liên quan, liên đới giữa mọi sinh thể, vật thể hiện diện trong cuộc sống này.
6. Bài thơ của Ít-sa thể hiện được suy tưởng thâm trầm của nhà thơ về các mối
tương quan đa chiều trong cuộc sống. Việc đặt hai đối tượng con ốc nhỏ và núi Phu-gi bên nhau có thể khiến người đọc nghĩ tới: – Tương quan giữa cái cực tiểu và cái cực đại (con ốc nhỏ tí và núi Phu-gi đồ sộ).
– Tương quan giữa khả năng hiện thực và mục tiêu to lớn đặt ra (con ốc bò
chậm rì nhưng lại thực hiện một hoạt động gần như hoang tưởng:trèo núi Phu-gi). – Tương quan giữa thời gian và không gian (qua theo dõi thời gian “trèo núi” của con ốc, ta có được cảm nhận trực quan hơn về kích thước vĩ đại của ngọn núi Phu-gi).
– Tương quan giữa con người với muôn vật trong vũ trụ (hình ảnh con ốc, núi Phu-gi mang tính biểu tượng, phản chiếu hoạt động của con người trong thế giới bao la).
Với bài thơ của Ít-sa, tuỳ vào trải nghiệm và nhận thức của mình, từng người đọc cụ thể sẽ tìm được những điều tâm đắc riêng. Tuy nhiên, đặt bài thơ vào trong mạch suy tư, chiêm nghiệm của các bậc thầy thơ hai-cư, không nên cảm nhận bài thơ ở khía cạnh hài hước (do ngôn ngữ của bản dịch có thể gợi lên). Sự thực, hành trình của con ốc nhỏ cũng tương tự như mọi hành trình trong cuộc đời, cần được thực hiện với một tâm thế an nhiên và thái độ không sốt ruột, vội vã. Con ốc cứ trèo núi Phu-gi, khi nó đã định. Đích có khi không phải ở phía trước mà ở ngay trong mình, ở sự làm chủ chính mình.
Bài tập 2.
1. Đây là một câu hỏi mở, có thể bày tỏ về cảm xúc của mình khi đọc tác phẩm, đồng thời tự mình lí giải lí do tại sao lại có cảm xúc như vậy. Tham khảo gợi ý sau:
– Các trạng thái cảm xúc, cảm giác có thể nảy sinh từ hiệu ứng của tác phẩm: Cảm xúc u buồn, xa vắng trước khung cảnh mùa thu hiu hắt, tàn tạ; cảm giác bất an về sự nhỏ bé, cô đơn của con người trước vũ trụ rộng lớn, thiên nhiên mùa thu rợn ngợp; cảm xúc buồn nhớ quê hương trong hoàn cảnh tha hương, trước cái lạnh lẽo của mùa thu…
– Trạng thái cảm xúc được gợi lên từ sự đồng cảm với tâm trạng của nhà thơ trong một hoàn cảnh đặc biệt: thiên nhiên hoang tàn, tiêu điều, xơ xác, cảnh tượng núi non xa vắng, sóng tung gió giật mù mịt tối tăm; sông nước mênh mông, con thuyền cô lẻ, hoa cúc nhỏ lệ; âm thanh tiếng chày đập vải vang vọng núi non thúc giục nỗi nhớ nhà da diết;….
2. HS có thể tham khảo gợi ý sau:
– “Hứng” có nghĩa là cảm xúc, trạng thái tinh thần khởi dậy mạnh mẽ ở trong lòng. – Từ ghép Hán Việt có chứa yếu tố “hứng” ví dụ: cảm hứng, hứng thú,… Tra từ điển
để tự giải thích nét nghĩa cơ bản của các từ vừa tìm được.
3. Câu hỏi này đòi hỏi phải hiểu được quan hệ ngữ pháp của cụm từ“thu hứng”
trong nguyên văn và cụm từ “cảm xúc mùa thu” trong bản dịch. – Cấu trúc của cả nguyên văn và bản dịch đều đa nghĩa, chính vì thế đã dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau. Bên cạnh đó, để hiểu được đúng cách hiểu của người dịch còn cần căn cứ vào chính nội dung của tác phẩm.
– Ở đây, người dịch đã hiểu nhan đề bài thơ một cách tổng hợp: vừa là xúc cảm về mùa thu (khung cảnh mùa thu thiên nhiên), vừa là xúc cảm trong mùa thu (bức tranh
mùa thu nội tâm).
4. Câu hỏi có hai yêu cầu: xác định mô hình luật bằng trắc và nêu nhận xét.
Xem thêm : Mixtape là gì? Mixtape khác Album như thế nào? Những idol sở hữu mixtape ấn tượng nhất Kpop
– Căn cứ thanh điệu từng tiếng trong mỗi câu để xác định. Ví dụ, với câu 3: B – B -B-T- B – B – T. Cần ôn lại kiến thức về niêm, luật trong thơ Đường luật, đặc biệt chú ý thanh điệu của các chữ thứ 2 – 4 – 6 trong mỗi câu để nêu nhận xét.
– Bài thơ viết theo luật trắc, các vị trí thanh điệu yêu cầu bắt buộc phải tuân thủ (vị trí 2 – 4 – 6 trong mỗi câu thơ) không có phá cách.
5. Thơ Đường luật bát củ quy định hai liên giữa bài thơ phải có đối. Đối về ý cổ nhiên có mối quan hệ chặt chẽ với việc đối về từ và cú pháp, vì thế trước hết cần xuất phát từ câu chữ để hiểu ý của từng câu thơ (xem lại bản dịch nghĩa bài thơ trong SGK). Sau đó, đặt trong tương quan cặp câu để chỉ ra biểu hiện và tác dụng của đối về ý. Sau đây là gợi ý liên thơ thứ 2 với liên thơ thứ 3.– Nghĩa của từng câu thơ:
+ Câu 3: Giang gian ba lãng kiêm thiên dũng (Giữa lòng sông, sóng tung vọt
trùm bầu trời).
+ Câu 4: Tái thượng phong vân tiếp địa âm (Từ trên cửa ải, gió mây sà xuống khiến mặt đất âm u).
– Biểu hiện của đối về ý trong hai câu trên có sự tương phản: ở câu 3, cảnh vận động từ thấp lên cao (sóng nước từ dưới lòng sông tung vọt lên cao); ở câu 4, cảnh vận động từ cao xuống thấp (gió mây trên núi cao quét xuống). – Tác dụng: Khái quát hoá về một cảnh tượng thiên nhiên rộng lớn, chao đảo, mù mịt, tối tăm. Qua đó biểu đạt cảm giác nhỏ bé, bất an của con người.
Bài tập 3.
1. Tương tự câu hỏi 1 ở bài tập 2, đây là một câu hỏi mở, trả lời dạng câu hỏi này đòi hỏi phải xuất phát từ việc hiểu và cảm thụ về tác phẩm một cách cụ thể, tránh cách trả lời chung chung (ví dụ: bức tranh mùa thu rất buồn, bức tranh mùa thu rất đẹp,…). Sau đây là định hướng gợi ý chung để HS tham khảo:
– Bức tranh mùa thu trong bốn câu đầu bài Thu hứng:Khung cảnh mùa thu rộng lớn nhưng u buồn, tàn tạ. Sương trắng làm tàn ủa rừng phong, khí thu tiêu điều lạnh lẽo bao trùm núi non. Bức tranh mùa thu được nhìn bao quát, điểm nhìn từ xa; cảnh vật gợi vẻ tiêu sơ, rợn ngợp, khiến con người dễ có cảm giác nhỏ bé, cô đơn…
Bức tranh mùa thu trong bốn câu đầu bài Thu vịnh: Khung cảnh mùa thu cao rộng, trong sáng, thanh thoát. Trời xanh, nước biếc, trăng soi;… thể hiện cảnh yên bình của làng quê. Bức tranh mùa thu được nhìn vừa bao quát, vừa chi tiết, điểm nhìn đan xen viễn cảnh và cận cảnh; cảnh vật gợi sự thanh nhàn, tâm hồn con người cao nhã, tự tại,…
Nguyên khuyên, bạn dễ dàng xác đi
2. Với bài thơ của Nguyễn Khuyến, bạn dễ dàng xác định từ loại; còn với bài thơ của Đỗ Phủ, trên cơ sở bản dịch nghĩa, bạn tra cứu thêm từ điển để xác định được chính xác các từ theo yêu cầu.
– Thu hứng có các động từ, tính từ sau: (a) Động từ: điều thương (làm đau thương), kiêm (trùm lên), dũng (nước tung vọt), tiếp (sà xuống), âm (làm tối tăm); (b) Tính từ: ngọc (màu trắng), tiêu sâm (tiêu điều). Nhận xét: Một số từ được dùng theo phương thức chuyển từ loại (ví dụ: âm vốn là tính từ, với nghĩa là tối tăm, trong câu thơ được dùng như động từ, với nghĩa là làm cho tối tăm…). Các động từ được sử dụng với số lượng nhiều hơn, cho thấy cảm xúc của tác giả thiên về nói cảnh để ngụ ý; các động từ không chỉ biểu đạt sự vận động của cảnh (dũng, tiếp), mà còn nhấn mạnh sự tác động của thời gian vào cảnh vật (điêu thương),… Từ ngữ được sử dụng một cách đắc địa, thể hiện dụng ý của tác giả một cách rõ ràng.
mật độ dày đặc, nhiều tính từ chỉ mức độ, cho thấy bốn câu đầu bài thơ thiên về tả cảnh; khung cảnh mùa thu cao xanh, tĩnh lặng, trong sáng,… thể hiện tâm hồn khoáng đạt, thanh thoát của nhà thơ.
3.
– Cần liệt kê được các hình ảnh miêu tả mùa thu (trong bốn câu đầu) của mỗi bài thơ, lựa chọn một số hình ảnh chính, sau đó so sánh để chỉ ra sự khác biệt.
– Hệ thống hình ảnh trong bốn câu đầu bài Thu hứng: sương trắng, rừng phong, núi non hiu hắt, sóng nước tung vọt, gió mây tối tăm,..; hệ thống hình ảnh trong bốn câu đầu bài Thu vịnh: trời xanh, nước biếc, cần trúc lơ phơ, tầng khói phủ, trăng sáng,… Sự khác biệt: Bức tranh thu trong bài Thu hứng dùng nhiều hình ảnh ước lệ, gợi đặc trưng của mùa thu phương Bắc, thể hiện cảm xúc u buồn; bức tranh thu trong bài Thu vịnh sử dụng nhiều hình ảnh cụ thể, gắn với đặc trưng mùa thu nông thôn Việt Nam, thể hiện cảm xúc bình yên, thanh nhàn.
4. Nét khác biệt trong cảm xúc về mùa thu của hai nhà thơ:
Các câu hỏi trên đã gợi dẫn về hệ thống từ ngữ, hình ảnh,… miêu tả bức tranh mùa thu trong hai bài thơ. Câu hỏi này đòi hỏi khái quát cao hơn, từ việc nhận diện bức tranh mùa thu trong bốn câu đầu của mỗi bài để so sánh cảm xúc về mùa thu của hai tác giả, thuộc hai nền văn hoá, ở hai thời kì khác nhau, có vị thế và thân phận khác nhau….
– Cảm xúc về mùa thu trong bốn câu đầu bài Thu hứng thể hiện rõ tâm trạng u buồn, đau thương; hình ảnh con người nhỏ bé, cô đơn trong vũ trụ rộng lớn;… Cảm xúc về mùa thu trong bốn câu đầu bài Thu vịnh thể hiện tâm hồn tĩnh lặng, bf thức thiên nhiên đến trời Ngư vẫn đạt thanh cao của con người giữa thiên nhiên đất trời.
5. Với câu hỏi này, có thể căn cứ vào SGK môn Ngữ văn đã học từ cấp THCS và hệ thống các sách tham khảo liên quan để thống kê một số tác phẩm thơ ca viết về mùa thu của các tác giả Việt Nam cũng như nước ngoài. Từ đó có thể tìm tòi, tra cứu thêm để thực hiện yêu cầu.
Bài tập 4.
1. Trong đoạn trích này, tác giả khẳng định:“cần thấy rằng quả liên là đơn vị hết sức cơ bản của luật thi”. Việc xác định “đơn vị cơ bản” trong trường hợp này chủ yếu xét ở góc độ cấu trúc hình thức và bố cục ý của tác phẩm. Quan điểm này có cơ sở thuyết phục.
Trong một bài Đường luật bát cú, hai liên giữa bắt buộc phải đối, các liên còn lại có thể đối hoặc không cần đối. Với các cặp câu đối nhau, câu này có mối quan hệ chặt chẽ và chi phối câu kia về các mặt quan hệ; chúng tạo thành một chỉnh thể ngữ pháp và do đó, biểu thị trọn vẹn một nội dung. Ở các cặp câu không bắt buộc hoặc không sử dụng thủ pháp đổi (về thanh điệu, từ vựng, cú pháp), thực chất giữa các câu đều có quan hệ logic về ý. Thu vịnh có các động từ, tính từ sau: (a) Động từ: trồng, phủ, vào; (b) Tính từ: xanh ngắt, cao, lơ phơ, hắt hiu, biếc, thưa. Nhận xét: Các tính từ được sử dụng với
2. Theo lí giải của tác giả và thực tế lịch sử văn học, mô hình kết cấu 2/2/2/2 của một bài thơ bát cú Đường luật (thường được gọi là “đề – thực – luận – kết”) không phải do các nhà thơ đời Đường đặt ra mà là do người đời sau khái quát về cấu trúc chung của thể thơ này. Đặc biệt là cách gọi tên “đề”, “thực”, “luận”, “kết” và việc gán cho chúng những chức năng xác định.
3. Theo lí giải của tác giả, các mô hình luật thi nói trên không thực sự bao quát hết thực tiễn sáng tác của thơ Đường luật. Trong thực tế sáng tác, tuy ngầm thừa nhận những “công thức”, “mô hình” thi luật của thể loại, nhưng nhà thơ Đường thường xuyên “phá cách” để cốt biểu đạt cảm xúc và suy tư riêng của mình.
Quan điểm của tác giả bài viết về vấn đề phân định cấu trúc bài thơ theo các mô hình phổ biến nói trên: Cần phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để xác định mô hình cấu trúc. Tác giả cho rằng, đó không phải là “một bố cục tất yếu”; vì thế, nếu vận dụng một cách áp đặt để phân tích bất cứ bài luật thi nào thì nhất định sẽ có lúc rơi vào chỗ gượng ép, khiên cưỡng.
4. Xét về phương diện cú pháp, tự mỗi câu thơ đã có một cấu trúc nhất định, hầu hết đã biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. Tuy vậy, tác giả vẫn cho rằng, một dòng luật thi (tức là một câu thơ luật) đứng tách ra sẽ không cho thấy “vẻ đẹp đầy đủ” của nó. Lí do căn bản là ở chỗ, các câu thơ, trong cấu trúc “cơ sở (liên thơ) và “chỉnh thể” (bài thơ) đều có quan hệ với nhau. Về hình thức, “niêm” chính là mô hình cấu trúc theo chiều dọc, giữa các câu và cặp câu đều có chi phối, ước thúc lẫn nhau. Về nội dung, chúng tạo ra một ý nghĩa khái quát theo một kiểu quan hệ nhất định.
Để có được nhận thức sâu hơn về vấn đề này, có thể tìm hiểu các thông tin gợi dẫn ở SGK, tài liệu tham khảo liên quan để khám phá những thể nghiệm của các nhà thơ Đường trong việc xác định mô hình cấu trúc vũ trụ và kiểu tư duy quan hệ luật hổ hình cấu trúc ( đặc trưng của thơ Đường luật.
5. Theo tác giả, các kiểu mô hình cấu trúc (2/2/2/2; 4/4; 2/4/2) đã được hình thành từ lâu (trong thực tiễn sáng tác của thơ ca đời Đường), tức là đã hình thành một truyền thống. Vì thế, đối với thơ ca sáng tác theo thể Đường luật đời sau, nó “đã có tác dụng hướng đạo sự sáng tác của nhiều thế hệ. […], đặc biệt là với những bài luật thi được sáng tác từ thời cận đại trở về sau”.
Các tri thức đã được cung cấp trong SGK về “tính quy phạm”, về thói quen mô phỏng của văn học trung đại (Trung Quốc và Việt Nam), xét về mặt hình thức thể loại có thể cung cấp thêm cho bạn những hiểu biết cơ bản về vấn đề có liên quan.
Nguồn: https://thcshongthaiad.edu.vn
Danh mục: Tra Cứu