Giải Tiếng Việt lớp 3 Bài 10: Ôn tập cuối học kì I
Giải Tiếng Việt lớp 3 Bài 10: Ôn tập cuối học kì I ngắn gọn, hay nhất. Trả lời câu hỏi: Ôn tập cuối học kì I (SGK trang 121, 122, 123, 124, 125, 126, 127, 128) bộ sách mới Cánh diều.
Tiết 1 trang 121 SGK Tiếng Việt 3 tập 1
Trả lời câu hỏi trang 121 SGK Tiếng Việt 3
Câu 1:
Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng: Mỗi học sinh đọc một đoạn văn, đoạn thơ khoảng 65 – 70 tiếng hoặc đọc thuộc lòng một đoạn thơ (bài thơ) đã học.
Lời giải:
Em đọc bài thơ, đoạn văn đã chọn.
Câu 2:
Sắp xếp các tên riêng sau đây theo thứ tự trong bảng chữ cái:
Lời giải:
Chi, Cúc, Huệ, Ngân, Ngọc, Nhã, Phượng, Quyên, Thi, Trúc
Câu 3:
Đọc và làm bài tập:
Những con ngan nhỏ, mới nở được ba hôm, chỉ to hơn cái trứng một tí. Chúng có bộ lông vàng óng. Đôi mắt chỉ bằng hột cườm, đen nhánh hạt huyền, lúc nào cũng long lanh đưa đi đưa lại như có nước. Cái đầu xinh xinh, vàng nuột và ở dưới bụng lủn chủn hai cái chân bé tí màu đỏ hồng.
Theo TÔ HOÀI
a) Tìm 2 từ có nghĩa giống mỗi từ in đậm trong đoạn văn.
b) Đặt câu với một từ em vừa tìm được.
Lời giải:
a) Tìm 2 từ có nghĩa giống mỗi từ in đậm trong đoạn văn.
– Vàng óng: Vàng tươi, vàng ánh, vàng rực, vàng ươm.
– Đen nhánh: Đen tuyền, đen huyền.
– Đỏ hồng: đỏ tươi, đỏ thắm.
b) Đặt câu với một từ em vừa tìm được.
– Những chú gà con trong nắng sớm có bộ lông vàng tươi
– Bạn Lan có mái tóc dài đen nhánh rất đẹp
– Những bông hồng đỏ tươi thật đẹp
Tiết 2 trang 122, 123 SGK Tiếng Việt 3 tập 1
Trả lời câu hỏi trang 122, 123 SGK Tiếng Việt 3
Câu 1:
Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng.
Lời giải:
Em đọc to, rõ ràng, truyền cảm.
Câu 2:
Đọc và trả lời câu hỏi:
Cây sồi và đám sậy
Có một cây sồi mọc ở ven sông. Nó cao lớn sừng sững nên rất xem thường những cây sậy bé nhỏ dưới chân mình.
Một hôm, trời nổi bão. Mưa gió dữ dội làm bật gốc cây sồi, khiến nó đổ gục xuống sông. Nhìn thấy đám sậy vẫn tươi xanh rì rào hai bên bờ, cây sồi ngạc nhiên hỏi:
– Sao các bạn yếu ớt thế mà không bị gió bão thổi đổ? Còn tôi lực lưỡng thế này mà bị bật cả gốc?
Đám sậy trả lời:
– Anh to khỏe nhưng đứng đơn độc một mình. Còn chúng tôi tuy nhỏ yếu nhưng luôn quây quần bên nhau. Chúng tôi dựa vào nhau nên gió bão chẳng thể nào thổi đổ được.
Nghe vậy, cây sồi xấu hổ vì đã từng coi thường đám sậy.
Theo sách Tiếng Việt vui
a) Tìm các từ ngữ nói lên những đặc điểm trái ngược nhau giữa cây sồi và đám sậy.
b) Vì sao đám sậy yếu ớt có thể đứng vững trước cơn bão?
Lời giải:
a)
Cây sồi |
Đám sậy |
– Lực lưỡng – Cao lớn – To khỏe – Đơn độc một mình |
– Yếu ớt – Bé nhỏ – Nhỏ yếu – Quây quần bên nhau |
b) Đám sậy yếu ớt có thể đứng vững trước cơn bão vì chúng luôn quây quần bên nhau. Chúng tôi dựa vào nhau nên gió bão chẳng thể nào thổi đổ được.
Câu 3:
Ghép câu với mỗi câu tương ứng:
Lời giải:
a – 3, b – 2, c – 1.
Tiết 3 trang 124 SGK Tiếng Việt 3 tập 1
Trả lời câu hỏi trang 124 SGK Tiếng Việt 3
Câu 1:
Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng.
Lời giải:
Em chủ động hoàn thành bài tập.
Câu 2:
Tìm những sự vật được so sánh trong đoạn văn sau:
Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Chỉ cần một làn gió nhẹ hay một đôi chim mới đến là có ngay mấy bông hoa gạo lìa cành. Những bông hoa rơi từ trên cao, đài hoa nặng chúi xuống, những cánh hoa đỏ rực quay tít như chong chóng, mom thật đẹp.
Theo VŨ TÚ NAM
Lời giải:
Những sự vật được so sánh trong đoạn văn là: Cây gạo, bông hoa gạo, búp nõn.
+ Cây gạo được so sánh với một tháp đèn khổng lồ
+ Bông hoa được so sánh với hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi
+ Búp nõn được so sánh với hàng ngàn ánh nến trong xanh
Câu 3:
Đặt một câu có hình ảnh so sánh để tả một sự vật (đồ vật, bông hoa hoặc con vật,…) mà em thích.
Lời giải:
– Những con đóm đóm như những đốm lửa nhỏ phát sáng trong đêm.
– Vầng trăng khuyết trên bầu trời hiện lên như một chiếc lưỡi liềm.
– Mặt nước như tấm gương phản chiếu cả bầu trời xanh.
Tiết 4 trang 125 SGK Tiếng Việt 3 tập 1
Trả lời câu hỏi trang 125 SGK Tiếng Việt 3u.
Câu 1:
Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng.
Lời giải:
Em chủ động hoàn thành bài tập.
Câu 2
Nghe – viết:
Bé út của nhà
Bố đi công tác xa về
Quà cho bé – bạn búp bê thật hiền
Bé may áo mới, đặt tên
Cả ngày bận bịu, bé quên khóc nhè.
Hỏi ai là út của nhà
Bé yêu, bé bảo út là búp bê.
NGUYỄN KHẮC HÀO
Lời giải:
Chú ý:
– Viết đúng chính tả.
– Viết hoa các chữ cái đầu dòng, viết hoa tên riêng.
Câu 3:
Xác định tác dụng của dấu hai chấm trong những câu sau:
Lời giải:
Tiết 5 trang 126 SGK Tiếng Việt 3 tập 1
Trả lời câu hỏi trang 126 SGK Tiếng Việt 3
Câu 1:
Nghe và kể lại câu chuyện:
CHUỘT TÚI LÀM ANH
Theo sách 365 chuyện kể mỗi ngày
Gợi ý:
a) Chuột túi nhỏ sống ở đâu? Nơi ở đó có gì đặc biệt?
b) Khi nghe bố báo tin vui, thái độ của chuột túi nhỏ thế nào?
c) Vì sao sau đó chuột túi nhỏ không vui?
d) Chuột túi nhỏ tự hào như thế nào khi em bé ra đời?
e) Vì sao chẳng cần bố mẹ nói, chuột túi nhỏ tự nhường chỗ cho em?
Lời giải:
Em nghe cô giáo kể chuyện và dựa vào gợi ý để kể lại câu chuyện.
Câu 2:
Em cần đặt dấu chấm vào những chỗ nào để ngắt đoạn văn sau thành 5 câu? Chữ đầu câu phải viết thế nào?
Chuột túi có chân sau khỏe, bàn chân dài và hẹp khi di chuyển chậm, chúng đi bằng bốn chân khi cần tăng tốc, chúng sẽ nhảy vọt bằng hai chân sau chúng có thể nhảy xa tới 9 mét chỉ với một lần bật chân chiếc đuôi to giúp chúng giữ thăng bằng.
Theo sách Thế giới động vật
Lời giải:
Xem thêm : Quy trình dạy học môn Tiếng Việt 1 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
– Chữ đầu câu phải viết hoa.
– Cách đặt dấu chấm để ngắt đoạn văn sau thành 5 câu:
Chuột túi có chân sau khỏe, bàn chân dài và hẹp. Khi di chuyển chậm, chúng đi bằng bốn chân. Khi cần tăng tốc, chúng sẽ nhảy vọt bằng hai chân sau. Chúng có thể nhảy xa tới 9 mét chỉ với một lần bật chân. Chiếc đuôi to giúp chúng giữ thăng bằng.
Theo sách Thế giới động vật
Tiết 6 trang 127, 128 SGK Tiếng Việt 3 tập 1
Trả lời câu hỏi trang 127, 128 SGK Tiếng Việt 3
Câu 1:
Đọc và làm bài tập:
Ông Mạc Đĩnh Chi
Mạc Đĩnh Chi mồ côi cha từ nhỏ. Mẹ ông làm mọi việc để nuôi con ăn học. Nhưng vì nhà nghèo, hằng ngày, Mạc Đĩnh Chi phải theo mẹ vào rừng kiếm củi để bán lấy tiền sinh sống. Một vài lần, Mạc Đĩnh Chi đến lớp muộn, thầy giáo hiểu cảnh ngộ của cậu học trò nghèo nên không trách phạt.
Mạc Đĩnh Chi đọc sách gần như mọi lúc, mọi nơi. Không có tiền mua nến, đêm đem, ông đốt củi, lá cây để học. Ông còn nghĩ ra cách bỏ đom đóm vào vỏ trứng làm đèn đọc sách. Năm 24 tuổi, Mạc Đĩnh Chi đỗ Trạng nguyên.
Năm 1308, vua Trần Anh Tông cử ông đi sứ sang nhà Nguyên. Vua quan nhà Nguyên chưa quên chuyện ba lần bị quân dân ta đánh bại nên gây cho sự bộ nước ta rất nhiều khó khăn. Mạc Đĩnh Chi và sứ bộ đã vượt qua mọi thử thách, khiến vua quan nhà Nguyên nể phục. Tương truyền, vua nhà Nguyên còn tặng Mạc Đĩnh Chi bốn chữ “Lưỡng quốc Trang nguyên” (Trạng nguyên hai nước).
ĐỨC MINH
Câu 2:
Đánh dấu tích vào ô trống trước ý đúng:
a) Dòng nào dưới đây nêu đủ ý trong đoạn 1 của bài đọc?
– Hoàn cảnh gia đình Mạc Đĩnh Chi thuở nhỏ.
– Công lao của mẹ đối với Mạc Đĩnh Chi.
– Công lao của thầy đối với Mạc Đĩnh Chi.
b) Có thể tóm tắt nội dung của đoạn 2 bằng câu nào?
– Mạc Đĩnh Chi chăm học.
– Mạc Đĩnh Chi đỗ Trạng nguyên.
– Mạc Đĩnh Chi chăm học, thành tài.
c) Câu chuyện Mạc Đĩnh Chi đi sứ nói lên điều gì về ông?
– Sự cần cù của Mạc Đĩnh Chi.
– Tài năng của Mạc Đĩnh Chi.
– Sự ham học của Mạc Đĩnh Chi.
d) Vì sao vua quan nhà Nguyên gây cho sứ bộ nước ta rất nhiều khó khăn?
– Vì họ chưa quên chuyện ba lần bị quân dân ta đánh bại.
– Vì họ muốn thử thách trí thông minh của Mạc Đĩnh Chi.
– Vì họ muốn tặng Mạc Đĩnh Chi danh hiệu “Lưỡng quốc Trạng nguyên”.
e) Chi tiết nào đã thể hiện sự nể phục của vua quan nhà Nguyên đối với Mạc Đĩnh Chi?
– Sứ bộ đã vượt qua mọi thử thách.
– Vua nhà Nguyên tặng ông một bài thơ.
– Vua nhà Nguyên tặng ông danh hiệu “Lưỡng quốc Trạng nguyên”.
Lời giải:
a) Dòng nào dưới đây nêu đủ ý trong đoạn 1 của bài đọc?
– Hoàn cảnh gia đình Mạc Đĩnh Chi thuở nhỏ.
b) Có thể tóm tắt nội dung của đoạn 2 bằng câu nào?
– Mạc Đĩnh Chi chăm học, thành tài.
c) Câu chuyện Mạc Đĩnh Chi đi sứ nói lên điều gì về ông?
– Tài năng của Mạc Đĩnh Chi.
d) Vì sao vua quan nhà Nguyên gây cho sứ bộ nước ta rất nhiều khó khăn?
– Vì họ chưa quên chuyện ba lần bị quân dân ta đánh bại.
e) Chi tiết nào đã thể hiện sự nể phục của vua quan nhà Nguyên đối với Mạc Đĩnh Chi?
– Vua nhà Nguyên tặng ông danh hiệu “Lưỡng quốc Trạng nguyên”.
Câu 3:
Đặt câu bày tỏ cảm xúc của em:
a) Về hoàn cảnh khó khăn của ông Mạc Đĩnh Chi thuở nhỏ.
b) Về đức tính chăm chỉ của ông Mạc Đĩnh Chi.
c) Về tài năng của ông Mạc Đĩnh Chi.
Lời giải:
a) Về hoàn cảnh khó khăn của ông Mạc Đĩnh Chi thuở nhỏ.
=> Hoàn cảnh của ông Mạc Đĩnh Chi thuở nhỏ thật đáng thương biết bao!
b) Về đức tính chăm chỉ của ông Mạc Đĩnh Chi.
=> Em rất khâm phục đức tính chăm chỉ của ông Mạc Đĩnh Chi.
Em rất ngưỡng mộ đức tính chăm chỉ của ông Mạc Đĩnh Chi.
c) Về tài năng của ông Mạc Đĩnh Chi.
=> Em rất ngưỡng mộ tài năng của ông Mạc Đĩnh Chi.
Tài năng của ông Mạc Đĩnh Chi thật đáng để học tập
—————————–
Trên đây THCS Hồng Thái đã cùng các bạn Giải Tiếng Việt lớp 3 Bài 10: Ôn tập cuối học kì I trong bộ SGK Cánh diều theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. THCS Hồng Thái đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ THCS Hồng Thái để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!
Nguồn: https://thcshongthaiad.edu.vn
Danh mục: Lớp 1-2-3