Lớp 1-2-3

Giải Tiếng Việt lớp 3 Ôn tập giữa học kì 1

Giải Tiếng Việt lớp 3 Ôn tập giữa học kì 1 ngắn gọn, hay nhất. Trả lời câu hỏi: Tiết 1 (trang 68), Tiết 2 (trang 69, 70), Tiết 3 (trang 70, 71), Tiết 4 (trang 72), Tiết 5 (trang 73, 74), Tiết 6 (trang 74, 75), Tiết 7 (trang 75) bám sát SGK bộ Tiếng việt 3 – Sách Chân Trời Sáng Tạo.

Tiết 1 trang 68 SGK Tiếng Việt lớp 3

Trả lời câu hỏi trang 68 sgk Tiếng Việt lớp 3

Đọc một đoạn trong truyện em thích và trả lời câu hỏi. Viết từ. Viết câu

Câu 1

Đọc một đoạn trong truyện em thích và trả lời câu hỏi:

Trả lời câu hỏi Ôn tập giữa học kì 1 Tiếng Việt lớp 3 - Sách mới Chân Trời Sáng Tạo

Lời giải:

Chiếc nhãn vở đặc biệt:

Ngắm những quyển vở mặc áo mới, dán chiếc nhãn xinh như một đám mây nhỏ, bạn nhỏ thích quá!

Cậu học sinh mới:

Ngoài giờ học, Lu-I và các bạn thường chơi những ván bi quyết liệt, những “pha” bóng chớp nhoáng, đầy hứng thú và say mê, Lu-i thường rủ Véc-xen, người bạn thân nhất của mình câu cá ở dưới chân cầu.

Gió sông Hương:

Cách tự giới thiệu của bạn Nhã Uyên thật đặc biệt khi Uyên đọc bài thơ về Huế với dòng sông Hương, lớp học hôm ấy như có gió sông Hương thổi tới. Vì Uyên đã mang giọng nói quê hương sâu lắng ra Thủ đô thân thương…

Phần thưởng:

Ngày đầu vào lớp Một, nhìn chiếc khăn quàng đỏ trên vai các anh chị lớp lớn, Nhi thích mê.

Câu 2

Viết từ

Nà Nạ     Thanh Minh       Đức Thanh 

Lời giải:

Em hãy viết các từ trên vào vở và chú ý:

– Khi viết tên riêng cần viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên riêng đó.

– Chữ viết phải chính xác về độ rộng, chiều cao, đủ nét, có nét thanh nét đậm…

– Khi viết cần chú ý viết nét liền mạch, hạn chế tối đa số lần nhấc bút.

– Nét rê bút, lia bút phải thanh mảnh, tinh tế, chữ viết mới đẹp và tạo được ấn tượng tốt.

Câu 3

Viết câu

Ai đi Châu Đốc, Nam Vang

Ghé qua Đồng Tháp bạt Ngàn bông sen.

  Ca dao

Lời giải:

Em thực hiện viết câu ca dao vào vở.

Chú ý:

– Viết đúng chính tả.

– Viết hoa chữ cái đầu các tên riêng: Châu Đốc, Nam Vang, Đồng Tháp.

– Viết hoa các chữ cái đầu dòng.

– Dòng thơ thứ nhất thụt đầu dòng 2 ô li, dòng thơ thứ hai thụt đầu dòng 1 ô li.

Tiết 2 trang 69, 70 SGK Tiếng Việt lớp 3

Trả lời câu hỏi trang 69, 70 sgk Tiếng Việt lớp 3

Đọc một đoạn trong truyện em thích và trả lời câu hỏi. Nghe – viết Con tàu của em. Viết các tên sau vào vở cho đúng. Chọn vần thích hợp với mỗi chỗ trống và thêm dấu thanh.

Câu 1

Đọc một đoạn trong truyện em thích và trả lời câu hỏi:

Trả lời câu hỏi Ôn tập giữa học kì 1 Tiếng Việt lớp 3 - Sách mới Chân Trời Sáng Tạo (ảnh 2)

Lời giải:

Lắng nghe những ước mơ:

Chi tiết cho thấy Hà Thu muốn trở thành một cô giáo Mĩ thuật là:

Từ khi còn bé xíu, em đã ước mơ được làm cô giáo. Những lúc rảnh rỗi, em thường vẽ tranh hoặc chơi gấp giấy cùng các bạn. Em mong lớn lên sẽ trở thành giáo viên dạy Mĩ thuật.

Triển lãm Thiếu nhi với 5 điều Bác Hồ dạy:

Việc Bác Hồ dành phòng khách cho thiếu nhi tổ chức triển lãm cho thấy Bác Hồ là người rất yêu quý thiếu nhi, Bác luôn muốn dành mọi sự quan tâm và giáo dục tốt nhất cho thiếu niên nhi đồng.

Bản tin Ngày hội Nghệ sĩ nhí:

Số lượng người tham gia ngày hội cho thấy ngày hội rất hấp dẫn, thu hút được đông đảo người tham gia.

Đơn xin vào Đội:

Bạn nhỏ nhận thấy Đội là tổ chức tốt nhất giúp bạn học tập, rèn luyện, trở thành người có ích cho đất nước.

Câu 2

Nghe – viết:

Trả lời câu hỏi Ôn tập giữa học kì 1 Tiếng Việt lớp 3 - Sách mới Chân Trời Sáng Tạo (ảnh 3)

Lời giải:

Em nghe và viết bài thơ được yêu cầu vào vở.

Chú ý:

– Viết đúng chính tả.

– Viết hoa các chữ cái đầu dòng

– Chữ viết phải chính xác về độ rộng, chiều cao, đủ nét, có nét thanh nét đậm…

– Khi viết cần chú ý viết nét liền mạch, hạn chế tối đa số lần nhấc bút.

– Nét rê bút, lia bút phải thanh mảnh, tinh tế, chữ viết mới đẹp và tạo được ấn tượng tốt.

Câu 3

Viết các tên sau vào vở cho đúng:

Trả lời câu hỏi Ôn tập giữa học kì 1 Tiếng Việt lớp 3 - Sách mới Chân Trời Sáng Tạo (ảnh 4)

Lời giải:

Lâm Thanh Yên Đan

Nguyễn Khánh Linh

Lê Đình Huy

Trần Phúc Nguyên

Câu 4

Chọn vần thích hợp với mỗi chỗ trống và thêm dấu thanh (nếu cần):

Trả lời câu hỏi Ôn tập giữa học kì 1 Tiếng Việt lớp 3 - Sách mới Chân Trời Sáng Tạo (ảnh 5)

Lời giải:

a.

– Chiếc máy bay đang lướt nhanh trên những tầng mây xanh.

– Các thầy cô đều khen bài trình bày của nhóm em.

– Những chiếc thuyền máy chở đầy hàng hóa đã cập bến.

b.

– Làm việc nhà xong, em ngồi viết bài.

– Họ mải miết làm cỏ, bón phân trên cánh đồng lúa xanh biếc.

– Những tiết mục xiếc và ảo thuật luôn cuốn hút các khán giả nhí.

Tiết 3 trang 70, 71 SGK Tiếng Việt lớp 3

Trả lời câu hỏi trang 70, 71 sgk Tiếng Việt lớp 3

Đọc thuộc lòng một đoạn trong bài thơ em thích. Nói về cảm xúc của em sau khi đọc. Giải ô chữ sau. Đặt 1 – 2 câu có sử dụng từ ngữ tìm được ở bài tập 2.

Câu 1

Đọc thuộc lòng một đoạn trong bài thơ em thích. Nói về cảm xúc của em sau khi đọc:

Trả lời câu hỏi Ôn tập giữa học kì 1 Tiếng Việt lớp 3 - Sách mới Chân Trời Sáng Tạo (ảnh 6)

Lời giải:

Mùa thu của em:

Mùa thu của em

Rước đèn họp bạn

Hội rằm tháng Tám

Chị Hằng xuống xem.

Ngôi trường thân quen

Bạn thấy mong đợi

Lật trang vở mới

Em vào mùa thu.

Đọc đoạn thơ, em cảm thấy trong lòng rất rộn ràng và phấn khởi. Đây không chỉ là những cảm xúc hân hoan khi em bắt đầu năm học mới mà nó còn là những kỉ niệm đêm rằm tháng Tám rước đèn vui vẻ cùng các bạn

Em vui đến trường:

Tiếng trống vừa thúc giục

Bài học mới mở ra

Giọng thầy cô ấm áp

Nét chữ em hiền hoà.

Mỗi ngày em đến lớp

Là thêm nhiều niềm vui

Cùng chơi và cùng học

Cùng trao nhau tiếng cười.

Đọc đoạn thơ, em cảm thấy vui và hạnh phúc. Mỗi ngày đến lớp với em sẽ đều là những niềm vui và những tiếng cười.

Hai bàn tay em:

Hai bàn tay em

Như hoa đầu cành

Hoa hồng hồng nụ

Cánh tròn ngón xinh.

 

Đêm em nằm ngủ

Hai hoa ngủ cùng

Hoa thì bên má

Hoa ấp cạnh lòng.

Đọc đoạn thơ, em lại thêm yêu đôi bàn tay của mình. Đôi bàn tay giúp em làm mọi việc.

Ngày em vào đội:

Này em, mở cửa ra

Một trời xanh vẫn đợi

Cánh buồm là tiếng gọi

Mặt biển và dòng sông.

Nắng vườn trưa mênh mông

Bướm bay như lời hát

Con tàu là đất nước

Đưa ta tới bến xa.

 

Những ngày chị đi qua

Những ngày em đang tới

Khao khát lại bắt đầu

Từ màu khăn đỏ chói.

Đọc đoạn thơ, em cảm thấy vô cùng tự hào và tràn đầy hi vọng. Em tự hào khi được vào Đội và từ đó sẽ có thật nhiều điều mới, thật nhiều khát khao mới lại mở ra trước mắt em. Và em được khoác trên vai mình chiếc khăn quàng đỏ thắm.

Câu 2

Giải ô chữ sau:

1 Một hình ảnh trên huy hiệu Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

2. Có nghĩa giống với siêng năng.

3. Trẻ em độ tuổi từ 4, 5 đến 8, 9 tuổi.

4. Không sợ gian khổ, nguy hiểm.

5. Đức tính đầu tiên trong 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng.

6. Hoạt động thực hiện trước hoạt động hát Quốc ca, Đội ca.

7. Tên gọi một phong trào của thiếu nhi.

Trả lời câu hỏi Ôn tập giữa học kì 1 Tiếng Việt lớp 3 - Sách mới Chân Trời Sáng Tạo (ảnh 7)

Lời giải:

1. búp măng

2. chăm chỉ

3. nhi đồng

4. dũng cảm

5. khiêm tốn

6. chào cờ

7. kế hoạch nhỏ

Từ khóa: Măng non

Câu 3

Đặt 1 – 2 câu có sử dụng từ ngữ tìm được ở bài tập 2.

Trả lời câu hỏi Ôn tập giữa học kì 1 Tiếng Việt lớp 3 - Sách mới Chân Trời Sáng Tạo (ảnh 8)

Lời giải:

Nhi đồng như những búp măng non.

Em chăm chỉ học bài để đạt được điểm cao.

Các chú lính cứu hỏa rất dũng cảm.

Chào cờ là tiết học không thể thiếu vào mỗi thứ hai đầu tuần.

Hai chị em em có kế hoạch nhỏ mừng ngày sinh nhật mẹ.

Tiết 4 trang 72 SGK Tiếng Việt lớp 3

Trả lời câu hỏi trang 72 sgk Tiếng Việt lớp 3

Đọc một đoạn văn trong bài văn em thích. Nói về một hình ảnh đẹp trong bài văn vừa đọc. Viết đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) tả một món đồ chơi em thích dựa vào gợi ý.

Câu 1

Đọc một đoạn văn trong bài văn em thích. Nói về một hình ảnh đẹp trong bài văn vừa đọc.

Trả lời câu hỏi Ôn tập giữa học kì 1 Tiếng Việt lớp 3 - Sách mới Chân Trời Sáng Tạo (ảnh 9)

Lời giải:

Em tham khảo các đoạn văn sau:

Nhớ lại buổi đầu đi học:

*Đoạn văn:

“Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và đầy gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tôi tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.”

*Hình ảnh đẹp:

Hình ảnh đẹp trong bài văn là hình ảnh. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học. Hình ảnh ấy cho thấy một tâm trạng hồi hộp và náo nức khác thường. Vì hôm nay là ngày đầu tiên bạn nhỏ đi học. Hình ảnh ấy khiến em cảm thấy xao xuyến và nhớ lại ngày đầu tiên bố đưa em tới trường.

Hoa cỏ sân trường:

*Đoạn văn:

“Hoa và cỏ đứng bên nhau hiền lành nhìn các bạn nhỏ chạy nhảy, nô đùa. Thỉnh thoảng, đám hoa cỏ cũng rung nhè nhẹ khi một cơn gió tràn qua. Rồi cơn gió lớn hơn, đám cỏ nghiêng ngả xô vào nhau. Những hạt giống nhỏ theo gió bay đi. Gió qua rồi, đám cỏ quay trở lại trật tự hiền lành. Nhìn sâu dưới chân có thấy được cả những mầm non nhỏ như những chú kiến đang ngơ ngác trước những bước chân học trò tung tăng đùa giỡn.”

*Hình ảnh đẹp:

Hình ảnh đẹp trong bài văn đó là hình ảnh đám hoa và cỏ trên sân trường đứng bên nhau hiền lành nhìn các bạn nhỏ chạy nhảy, nô đùa. Hình ảnh thật nhẹ nhàng và thân thương khiến ta cảm thấy như hoa cỏ giống như những người bạn thân thiết của học trò. Em cảm thấy thêm yêu hoa cỏ ở sân trường hơn bao giờ hết, chúng thật dịu dàng và đáng yêu.

 Lớp học cuối đông:

*Đoạn văn:

“Tiếng nói dè dặt ban đầu to dần lên theo ngọn lửa. Các bạn kể cho thầy giáo nghe về cuộc sống của mình. Đêm qua, con bò nhà bạn Súa đẻ một con bê mập mạp. Bạn thức suốt đêm đốt lửa cho mẹ con chúng sưởi. Bạn Mua thì kể về đám cưới của chị gái, về bộ váy áo đẹp nhất, sặc sỡ nhất mà bạn nhìn thấy. Bạn Chơ kể về cái hàng rào đá mà bố con bạn đang xếp dở. Cái hàng rào đá được xếp bằng những hòn đá xanh, bằng sự khéo léo, cần cù của những bàn tay yêu lao động…

Tiếng Mông lẫn tiếng Kinh làm cho căn phòng nhỏ thêm rộn ràng.”

*Hình ảnh đẹp:

Hình ảnh các bạn quây quần bên thầy giáo kể về cuộc sống của mình. Tiếng Mông lẫn tiếng Kinh làm cho căn phòng nhỏ thêm rộn ràng. Hình ảnh thật ấm áp và cảm động giữa trời mùa đông lạnh giá. Em cảm thấy trong lòng thật xúc động trước hình ảnh ấy.

 Lễ kết nạp đội:

*Đoạn văn:

“Rồi hình ảnh đẹp nhất của buổi lễ hiện ra: khăn quàng đỏ thắm được thầy Tổng phụ trách đặt lên vai các đội viên mới cùng lời căn dặn chan chứa tin yêu.

Sau phút tĩnh lặng, sân trường dạy lên tiếng vỗ tay giòn giã. Buổi lễ kết nạp Đội kết thúc trong niềm xúc động. Những đôi mắt long lanh. Những nụ cười rạng rỡ.”

*Hình ảnh đẹp:

Hình ảnh đẹp nhất trong bài văn đó là hình ảnh chiếc khăn quàng đỏ thắm được thầy Tổng phụ trách đặt lên vai các đội viên mới cùng lời căn dặn chan chứa tin yêu. Hình ảnh này thật xúc động, đánh dấu việc các bạn nhỏ chính thức trở thành đội viên. Trong lòng em dâng lên một niềm vui hân hoan và tự hào khi chúng em được tham dự lễ kết nạp Đội.

Câu 2

Viết đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) tả một món đồ chơi em thích dựa vào gợi ý:

Trả lời câu hỏi Ôn tập giữa học kì 1 Tiếng Việt lớp 3 - Sách mới Chân Trời Sáng Tạo (ảnh 10)

Lời giải:

Bài tham khảo 1:

Món đồ chơi em yêu thích nhất là bộ xếp hình lê-gô. Bộ đồ chơi này gồm nhiều mảnh ghép nhỏ, với nhiều màu sắc sặc sỡ. Từ các mảnh ghép đó, em có thể thỏa sức sáng tạo, xếp ra nhiều đồ vật khác nhau. Mỗi khi chơi xong, em sẽ thu dọn cẩn thận các miếng lê-gô để cất vào hộp. Em sẽ giữ gìn cẩn thận để bộ đồ chơi luôn sạch đẹp như mới.

Bài tham khảo 2:

Nhân dịp sinh nhật, chị Hai mua cho em một bạn búp bê mới. Búp bê cao bằng một quyển vở, với nước da trắng hồng. Bạn ấy có mái tóc dài đến giữa lưng màu vàng óng ả. Lúc về nhà, người ta mặc sẵn cho búp bê một chiếc váy màu hồng xinh xắn. Những lúc rảnh rỗi, em sẽ cùng búp bê chơi trò đóng vai cô giáo và học sinh. Em rất yêu quý món đồ chơi này.

Bài tham khảo 3:

Em có khá nhiều món đồ chơi, nhưng thích nhất thì vẫn là chiếc xe tăng do bố tặng. Chiếc xe lớn như một quả bóng, với lớp áo rằn ri ở bên ngoài trông rất oai phong. Chỉ cần kéo xe lùi về sau một đoạn, thì xe tăng có thể tự chạy về phía trước khá xa. Em rất tự hào về chiếc xe tăng của mình.

Tiết 5 trang 73, 74 SGK Tiếng Việt lớp 3

Trả lời câu hỏi trang 73, 74 sgk Tiếng Việt lớp 3

Đọc: Cô Hiệu trưởng. Tre làm gì khi vừa tới phòng cô Hiệu trưởng? Tre gặp khó khăn gì? Tre dùng cách nào để trả lời câu hỏi của cô Hiệu trưởng? Theo em, cô Hiệu trưởng đã làm gì để giúp Tre trở nên mạnh dạn? Em thích nhân vật nào trong bài? Vì sao?

Câu 1

Đọc:

Cô Hiệu trưởng

1. Mẹ đưa Tre đến trường mới để xin học. Vừa tới cửa phòng cô Hiệu trưởng, Tre đã la toáng lên:

– Quê… Tây Nguyên…

Thế mà cô Hiệu trưởng hiểu ngay. Cô bảo:

– Kể cho cô về Tây Nguyên nào!

Mẹ em ngập ngừng:

– Thưa cô, cháu… gặp khó khăn khi nói…

2. Cô Hiệu trưởng mỉm cười, ra hiệu là cô đã biết. Cô đặt trước mặt Tre mấy tấm thẻ có hình ảnh núi và biển thường ngày vẫn để sẵn trên bàn làm việc. Đôi mắt Tre sáng bừng lên. Em nhặt lấy một tấm, khẽ nói:

– Núi…!

Cô ngoắc tay em, khen:

– Quá tuyệt!

3. Rồi cô chậm rãi hỏi:

– Thế trường chúng ta ở đâu nhỉ?

Tre háo hức chọn tấm thẻ có biển, giơ lên. Cô chăm chú nhìn Tre, vẫn như chờ đợi. Bất chợt, Tre lấy trong cặp hộp chì màu và tờ giấy vẽ. Từ bàn tay nhỏ nhắn của em, biển hiện ra xanh biếc bên cạnh một ngôi trường. Khuôn miệng em mấp máy rồi phát ra từng tiếng: “Trường… biển…”.

4. Đôi mắt mẹ rưng rưng. Cô Hiệu trưởng nhìn Tre, âu yếm và mến thương:

– Nào, chúng mình lên lớp thôi. Cô giáo và các bạn đang đợi Tre đấy!

Bảo Nguyên

Lời giải:

Em hãy đọc câu chuyện trên.

Lưu ý:

• Đọc đúng tiếng, đúng từ

• Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ

• Tốc độ đọc đạt yêu cầu.

Câu 2

 Dựa vào bài đọc, thực hiện các yêu cầu dưới đây:

a. Tre làm gì khi vừa tới phòng cô Hiệu trưởng?

b. Tre gặp khó khăn gì?

Trả lời câu hỏi Ôn tập giữa học kì 1 Tiếng Việt lớp 3 - Sách mới Chân Trời Sáng Tạo (ảnh 11)

c. Tre dùng cách nào để trả lời câu hỏi của cô Hiệu trưởng?

Trả lời câu hỏi Ôn tập giữa học kì 1 Tiếng Việt lớp 3 - Sách mới Chân Trời Sáng Tạo (ảnh 12)

d. Theo em, cô Hiệu trưởng đã làm gì để giúp Tre trở nên mạnh dạn?

Trả lời câu hỏi Ôn tập giữa học kì 1 Tiếng Việt lớp 3 - Sách mới Chân Trời Sáng Tạo (ảnh 13)

e. Em thích nhân vật nào trong bài? Vì sao?

Lời giải:

a. Vừa tới cửa phòng cô Hiệu trưởng, Tre đã la toáng lên:

– Quê… Tây Nguyên…

b. Tre gặp khó khăn khi nói.

c. Tre dùng cách vẽ tranh để trả lời câu hỏi của cô Hiệu trưởng.

d. Cô Hiệu trưởng đã khuyến khích, động viên Tre để giúp Tre trở nên mạnh dạn.

e. 

Bài tham khảo 1:

Em thích nhân vật Tre nhất vì tre là một cô bé thông minh và đáng yêu. Vì mặc dù Tre gặp khó khăn khi nói nhưng em đã rất cố gắng dùng mọi cách để nói cho cô hiểu.

Bài tham khảo 2:

Em thích nhân vật cô giáo nhất. Vì cô giáo luôn dịu dàng, âu yếm, nhẹ nhàng động viên và khích lệ Tre giúp Tre mạnh dạn và tự tin hơn. 

Tiết 6 trang 74, 75 SGK Tiếng Việt lớp 3

Trả lời câu hỏi trang 74, 75 sgk Tiếng Việt lớp 3

Tìm và nêu tác dụng của các hình ảnh so sánh có trong mỗi đoạn thơ, đoạn văn sau. Đặt 2 – 3 câu về một trò chơi em thích theo gợi ý. Thay từ ngữ trả lời câu hỏi Khi nào? hoặc Ở đâu? phù hợp với mỗi chỗ trống.

Câu 1

Tìm và nêu tác dụng của các hình ảnh so sánh có trong mỗi đoạn thơ, đoạn văn sau:

a.

Cánh diều như dấu á

Ai vừa tung lên trời

Cái dấu á cong mảnh

Bồng bềnh trong mây trôi.

Lương Vĩnh Phúc

b. Cánh diều no gió

Tiếng nó chơi vơi

Diều là hạt cau

Phơi trên nong trời.

Trần Đăng Khoa

c. Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. Cánh diều mềm mại như cánh bướm.

Tạ Duy Anh

Lời giải:

a. Hình ảnh so sánh: Cánh diều như dấu á

b. Hình ảnh so sánh: Diều là hạt cau

c. Hình ảnh so sánh: Cánh diều mềm mại như cánh bướm.

Tác dụng: Các chi tiết so sánh miêu tả hình dạng của cánh diều, làm cho cánh diều thêm sinh động và cụ thể hơn.

Câu 2

Đặt 2 – 3 câu về một trò chơi em thích theo gợi ý:

Trả lời câu hỏi Ôn tập giữa học kì 1 Tiếng Việt lớp 3 - Sách mới Chân Trời Sáng Tạo (ảnh 14)

Lời giải:

Bài tham khảo 1:

Em thích trò chơi bắn bi. Chúng em sẽ dùng tay bắn những viên bi sao cho chúng đích mà chúng em muốn. Trò chơi này vô cùng vui và đặc biệt là nó thật thú vị khi em được chơi cùng những người bạn của mình.

Bài tham khảo 2:

Em rất thích chơi trò chơi trốn tìm. Khi chơi trốn tìm chúng em rất vui và thoải mái. Tuy chỗ trốn có khó khăn, có côn trùng đốt nhưng ai cũng tìm chỗ khó khăn nhất để trốn

Câu 3

Thay từ ngữ trả lời câu hỏi Khi nào? hoặc Ở đâu? phù hợp với mỗi chỗ trống:

a. * học sinh ùa ra sân như đàn ong vỡ tổ.

b. Các bạn hào hứng chơi nhảy dây *

c. Những chú chim ríu rít * như muốn trò chuyện cùng chúng em.

Lời giải:

a. Giờ ra chơi học sinh ùa ra sân như đàn ong vỡ tổ.  (Khi nào)

b. Các bạn hào hứng chơi nhảy dây ở sân trường. (Ở đâu)

c. Những chú chim ríu rít trên cành cây như muốn trò chuyện cùng chúng em. (Ở đâu)

Tiết 7 trang 75 SGK Tiếng Việt lớp 3

Trả lời câu hỏi trang 75 sgk Tiếng Việt lớp 3

Viết một đoạn văn ngắn (từ 5 – 7 câu) giới thiệu một người bạn của em dựa vào gợi ý. Trang trí và trưng bày bài viết của em.

Câu 1

Viết một đoạn văn ngắn (từ 5 – 7 câu) giới thiệu một người bạn của em dựa vào gợi ý:

Trả lời câu hỏi Ôn tập giữa học kì 1 Tiếng Việt lớp 3 - Sách mới Chân Trời Sáng Tạo (ảnh 15)

Lời giải:

Khánh Chi là bạn thân của em. Chi có một nụ cười dễ thương, giọng nói trong trẻo, hồn nhiên. Chi là một người bạn tốt bụng, nhiệt tình. Chi thích đọc truyện và đi bơi. Chi có ước mơ trở thành cảnh sát để bảo vệ em. Chúng em sẽ mãi là những người bạn tốt của nhau.

Câu 2

Trang trí và trưng bày bài viết của em.

Lời giải:

Em hãy trang trí và trưng bày bài viết của mình.

>>> Xem toàn bộ: Giải Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo

—————————–

Trên đây THCS Hồng Thái đã cùng các bạn Giải Tiếng Việt lớp 3 Ôn tập giữa học kì 1 trong bộ SGK Chân trời sáng tạo theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. THCS Hồng Thái đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ THCS Hồng Thái để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

THCS Hồng Thái

“Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học.” Khuyết Danh
Back to top button