Nội dung bài Tre Việt Nam
Câu trả lời chính xác nhất: Tre Việt Nam là một trong những bài thơ quen thuộc, đã để lại ấn tượng cho biết bao nhiêu người. Nội dung bài Tre Việt Nam ca ngợi vẻ đẹp của cây tre. Cây tre có nhiều tính chất giống như tính cách con người Việt Nam như kiên cường, thẳng thắn. Tre đã gắn bó với người dân Việt Nam từ thuở dựng nước cho đến nay.
- Từ đồng nghĩa với đoàn kết
- Từ đồng nghĩa với từ giúp đỡ
- Đặt câu có hình ảnh so sánh và nhân hóa
- Tiếng Việt 4 Chân trời sáng tạo Tập 1: Bài 5. Cô bé ấy đã lớn trang 26
- Dựa theo quy tắc Bàn tay, hãy nêu những việc cần làm để viết một đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về nhân vật bạn nhỏ trong bài thơ Tuổi Ngựa
1. Bài thơ Tre Việt Nam và cách chia bố cục
Tre Việt Nam
Tre xanh,
Xanh tự bao giờ?
Chuyện ngày xưa… đã có bờ tre xanh
Thân gầy guộc, lá mong manh
Mà sao nên lũy nên thành tre ơi?
Ở đâu tre cũng xanh tươi
Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu?
Có gì đâu, có gì đâu
Mỡ màu ít, chắt dồn lâu hóa nhiều
Rễ siêng không ngại đất nghèo
Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù.
Vươn mình trong gió tre đu
Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành
Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh
Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm.
Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm, tay níu tre gần nhau thêm
Thương nhau, tre chẳng ở riêng
Lũy thành từ đó mà nên hỡi người
Chẳng may thân gãy cành rơi
Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng
Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường.
Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc, tre nhường cho con.
Xem thêm : Cảm nghĩ của em về nhân vật bạn nhỏ trong câu chuyện Chiếc răng khểnh
Măng non là búp măng non.
Đã mang dáng thẳng thân tròn của tre.
Năm qua đi, tháng qua đi
Tre già măng mọc có gì lạ đâu
Mai sau,
Mai sau,
Mai sau,
Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh.
NGUYỄN DUY
Bố cục
Có thể chia bài đọc thành 4 đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầu đến nên lũy nên thành tre ơi?
+ Đoạn 2: Tiếp theo đến hát ru lá cành
+ Đoạn 3: Tiếp theo đến truyền đời cho măng
+ Đoạn 4: Phần còn lại
2. Đôi nét về tác giả Nguyễn Duy
– Nguyễn Duy, tên khai sinh là Nguyễn Duy Nhuệ, sinh năm 1948, quê ở làng Quảng Xá, nay thuộc phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hóa.
– Năm 1966, Nguyễn Duy gia nhập quân đội, vào binh chủng Thông tin, tham gia chiến đấu ở nhiều chiến trường.
– Sau năm 1975, ông chuyển vào làm báo Văn nghệ giải phóng.
– Từ năm 1977, Nguyễn Duy đại diện thường trú báo Văn nghệ tại Thành phố Hồ Chí Minh.
– Năm 2007, ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật.
– Ông còn được trao giải Nhất cuộc thi thơ của báo Văn nghệ năm 1972 – 1973.
– Ông trở thành gương mặt tiêu biểu trong lớp nhà thơ trẻ thời chống Mĩ cứu nước và tiếp tục bền bỉ sáng tác.
– Một số tác phẩm: Cát trắng (1973), Ánh trăng (1978), Đãi cát tìm vàng (1987), Đường xa (1989), Quà tặng (1990)…
3. Đề Đọc hiểu Tre Việt Nam
Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:
Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm
Xem thêm : Đọc Cái răng khểnh Tiếng việt 4 Cánh Diều tập 1 trang 9
Thương nhau tre không ở riêng
Lũy thành từ đó mà nên hỡi người
Chẳng may thân gãy cành rơi
Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng
Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường
Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc tre nhường cho con
(Tre Việt Nam – Nguyễn Duy)
Câu 1. Hãy xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ trên? (0,25 điểm)
Câu 2. Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên. (0,5 điểm)
Câu 3. Nêu 2 biện pháp tu từ tác giả sử dụng chủ yếu trong đoạn thơ trên. (0,5 điểm)
Câu 4. Hai dòng thơ: “Lưng trần phơi nắng phơi sương/ Có manh áo cộc tre nhường cho con” biểu đạt vấn đề gì? (0,25 điểm)
Lời giải
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ: phương thức biểu cảm.
Câu 2. Nội dung chính của đoạn thơ: Qua chuyện cây tre, tác giả ngợi ca phẩm chất của con người Việt Nam: luôn vượt qua khó khăn, gian khổ bằng sức sống bền bỉ, bằng tình yêu thương, tinh thần đoàn kết gắn bó lẫn nhau.
Câu 3. Trong đoạn thơ, tác giả sử dụng phép tu từ:
+ ẩn dụ (cây tre ẩn dụ cho con người Việt Nam);
+ nhân hóa (trong các câu: Bão bùng thân bọc lấy thân/ Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm/ Thương nhau tre không ở riêng/ Lưng trần phơi nắng phơi sương/ Có manh áo cộc tre nhường cho con).
– Tác dụng:
+ Giúp câu thơ thêm sinh động, gợi hình, gợi tả, gợi cảm
+ Sự vật trở nên có hồn hơn, mang sắc thái, dáng vóc của con người.
+ Qua việc khắc họa hình ảnh cây tre, tác giả đã bộc lộ, đặc tả những phẩm chất vốn có của con người Việt Nam.
Câu 4. Hai dòng thơ: Lưng trần phơi nắng phơi sương/ Có manh áo cộc tre nhường cho con biểu đạt tinh thần chịu thương chịu khó, hi sinh bản thân vì con của cây tre, cũng tức là của con người Việt Nam.
Hình tượng cây tre trong hai câu thơ đã thể hiện, khắc họa hình ảnh người mẹ tần tảo, chịu thương chịu khó vì con. Đây cũng chính là điểm độc đáo đồng thời cũng chính là sự sáng tạo của nhà thơ. Mượn hình ảnh cây tre cùng thủ pháp nhân hóa, tác giả không chỉ khiến cây tre trở nên có hồn hơn, mang sắc thái như con người vừa ẩn hiện lấp ló đằng sau hình ảnh cây tre ấy chính là hình ảnh người mẹ lam lũ, chịu thương chịu khó, dãi dầm mưa nắm. Không quản ngại khó khăn để kiếm miếng cơm manh áo nuôi con. Qua đó, tác giả cũng thể hiện tình yêu bao la đối với những người mẹ Việt Nam anh hùng.
>>> Xem thêm: Đọc hiểu Tre Việt Nam
———————-
Trên đây là tổng hợp kiến thức của Top lời giải về Nội dung bài Tre Việt Nam. Qua bài viết này, mong rằng các bạn sẽ bổ sung thêm cho mình thật nhiều kiến thức và học tập thật tốt nhé! Cảm ơn các bạn đã theo dõi và đọc bài viết!
Nguồn: https://thcshongthaiad.edu.vn
Danh mục: Lớp 4