Soạn bài Sự tích Hồ Gươm chi tiết (Chân trời sáng tạo)
Hướng dẫn Soạn và trả lời câu hỏi bài Sự tích Hồ Gươm (Bài 1: Lắng nghe lịch sử nước mình) trang 22 sgk Ngữ văn 6 tập 1 nằm trong bộ sách “Chân trời sáng tạo” được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục.
- Soạn bài Tóm tắt nội dung chính của một văn bản bằng sơ đồ chi tiết (Chân trời sáng tạo)
- [Cánh diều] Giải Hoạt động trải nghiệm 6 Bài: Sinh hoạt trong gia đình
- [Chân trời sáng tạo] Soạn văn 6 bài Sự tích Hồ Gươm (Truyện dân gian Việt Nam)
- [Chân trời sáng tạo] Giải Địa lí 6 Bài 3: Tìm đường đi trên bản đồ
I.TÌM HIỂU TÁC PHẨM ĐỂ SOẠN BÀI SỰ TÍCH HỒ GƯƠM CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
1. Thể loại, phương thức biểu đạt, ngôi kể Sự tích Hồ Gươm
a.Thể loại: truyền thuyết
-“Sự tích Hồ Gươm” thuộc loại truyền thuyết địa danh.
+ Truyền thuyết địa danh là loại truyền thuyết giải thích nguồn gốc lịch sử của một địa danh.
+ Một số truyền thuyết địa danh như: Sự tích Hồ Tây, sự tích sông Tô Lịch, sự tích núi Vọng Phu…
b. Phương thức biểu đạt: Tự sự.
c. Ngôi kể: Ngôi thứ ba.
2. Bố cục bài sự tích Hồ Gươm
– Phần 1 (Từ đầu … giặc nào trên đất nước): Đức Long Quân cho Lê Lợi mượn gươm thần và quân Lam Sơn chiến thắng giặc Minh.
– Phần 2 (còn lại): Lê Lợi trả gươm.
3. Tóm tắt bài sự tích Hồ Gươm
Thời giặc Minh đô hộ, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa tại Lam Sơn được Long Quân cho mượn gươm thần giết giặc.
Người đánh cá Lê Thận ba lần kéo lưới đều vớt được một lưỡi gươm. Ít lâu sau, Lê Lợi bị giặc truy đuổi, chạy vào rừng thấy chuôi gươm nạm ngọc, tra vào lưỡi gươm nhà Lê Thận thì vừa như in, biết đó là gươm thần. Nhờ thanh gươm thần, nghĩa quân đã đánh tan quân xâm lược.
Một hôm, Lê Lợi đi thuyền dạo quanh hồ Tả Vọng, Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi gươm thần. Lê Lợi bèn trả lại gươm, Từ đó hồ Tả Vọng được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm.
4. Những sự việc chính truyện Sự tích Hồ Gươm
– Giặc Minh xâm lược, nghĩa quân Lam Sơn nổi dậy chống lại nhiều lần bị thua.
– Ở Thanh Hóa, Lê Thận đánh cá được lưỡi gươm lạ, dâng cho Lê Lợi.
– Lê Lợi có chuôi gươm tra vào lưỡi gươm vừa như in.
– Lê Lợi dùng lưỡi gươm thần, đánh đuổi giặc Minh.
– Lê Lợi làm vua, dạo thuyền ở hồ Tả Vọng, Long Quân sai Rùa Vàng đòi lại gươm thần. Từ đó, hồ Tả Vọng mang tên Hồ Gươm.
II. CHUẨN BỊ ĐỌC – SOẠN BÀI SỰ TÍCH HỒ GƯƠM (CHÂN TRỜI SÁNG TẠO)
Hồ Hoàn Kiếm nằm ở trung tâm thủ đô, được bao quanh bởi 3 con phố Hàng Khay – Lê Thái Tổ – Đinh Tiên Hoàng. Trước đây hồ còn có một số tên gọi khác như hồ Lục Thủy (hồ nước xanh) hay hồ Thủy Quân (bởi hồ từng là nơi để huấn luyện thủy binh chiến đấu). Đến thế kỉ thứ XV, hồ được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm (trả gươm), gắn liền với sự tích trả gươm báu cho rùa vàng của vua Lê Thái Tổ.
Hồ Hoàn Kiếm là nơi tụ hội, điểm hẹn lý tưởng bốn mùa: Rực rỡ trong sắc đào và các lễ hội truyền thống vào mùa xuân; lồng lộng những cơn gió xua tan đi cái nóng oi bức của mùa hè; say đắm với những cành liễu rủ trong màn sương huyền ảo của mùa thu; lộng lẫy trong cơn mưa lá vàng và những giọt mưa phùn lất phất bay của mùa đông.
III. TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN – SOẠN BÀI SỰ TÍCH HỒ GƯƠM (CHÂN TRỜI SÁNG TẠO)
Câu 1. Hãy đoán xem Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm theo cách nào?
Câu hỏi trang 23 SGK Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo
Long Quân cho mượn gươm
a/ Bối cảnh cho mượn gươm
– Thời gian: Thế kỉ XV, đất nước ta bị giặc Minh đô hộ
– Nhân dân khổ cực lầm than
– Nghĩa quân Lam Sơn còn yếu nên nhiều lần bị thua
b/ Cách cho mượn gươm
– Lê Thận 3 lần đều kéo lưới được 1 lưỡi gươm (Dưới nước)
– Lê Lợi chạy giặc bắt được chuôi gươm (Trên rừng)
Xem thêm : [Cánh diều] Giải Hoạt động trải nghiệm 6 Bài: Sinh hoạt trong gia đình
→ Nhận gươm không dễ dàng, có thử thách.
→ Kết hợp miền ngược với miền xuôi mới tạo ra sức mạnh.
– Gươm có chữ “Thuận thiên” à Cuộc khởi nghĩa chính nghĩa; hợp ý trời, lòng dân; được thần linh ủng hộ.
c/ Gươm thần tỏa sáng
– Nghĩa quân trước khi có gươm:
+ Non yếu
+ Trốn tránh
+ Ăn uống khổ sở
→ Bị động và yếu thế
– Nghĩa quân sau khi có gươm:
+ Nhuệ khí tăng tiến
+ Xông xáo tìm địch
+ Đầy đủ, chiếm được các kho lương của địch
→ Chủ động và lớn mạnh
→ Ca ngợi sức mạnh vô địch của tinh thần yêu nước; ý chí chiến đấu của nghĩa quân, của khối đại đoàn kết toàn dân.
Câu 2. Theo em, khi nghe Rùa Vàng đòi gươm, nhà vua đã “hiểu ra” điều gì?
Câu hỏi trang 24 SGK Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo
Khi nghe Rùa Vàng đòi gươm, nhà vua đã “hiểu ra” cuộc chiến đấu đã kết thúc, đất nước đã hòa bình nên thanh gươm đã hoàn thành nhiệm vụ của nó. Bởi vậy mà đã đến lúc phải hoàn trả lại.
IV. SUY NGẪM VÀ PHẢN HỒI SOẠN BÀI SỰ TÍCH HỒ GƯƠM CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Câu 1. Theo em, vì sao thanh gươm trong truyện này được gọi là gươm thần? Điều này thể hiện đặc điểm gì của truyền thuyết?
Trả lời câu 1 trang 24 SGK Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo
– Thanh gươm trong truyện này được gọi là gươm thần vì có nguồn gốc kì lạ và sức mạnh phi thường:
+ Lê Thận đi đánh cá, cả ba lần thả lưới đều vớt được lưỡi gươm.
+ Khi Lê Lợi đến nhà của Lê Thận thì thanh gươm bỗng sáng rực và trên gươm có hai chữ “Thuận Thiên”.
+ Khi bị giặc đuổi, đi qua khu rừng, Lê Lợi bỗng thấy ánh sáng lạ trên ngọn cây đa thì đó là cái chươm nạm ngọc và tra vào lưỡi gươm thì vừa như in.
+ Từ khi có thanh gươm, nghĩa quân dành được nhiều thắng lợi.
– Chi tiết này thể hiện đặc điểm đặc trưng của truyện truyền thuyết là truyện thường có các chi tiết kì ảo, hoang đường.
Gươm thần là chi tiết nghệ thuật kì ảo đặc sắc trong truyền thuyết “Sự tích Hồ Gươm”. Cách cho mượn gươm vô cùng đặc biệt thể hiện toàn dân từ miền ngược đến miền xuôi trên dưới một lòng đoàn kết theo minh chủ – người đủ tài đức thì được chọn giao gươm báu, thuận ý trời, hợp lòng dân. Sau khi có gươm thần – đại diện sức mạnh đoàn kết thì nghĩa quân đã thắng lợi trước giặc Minh tàn bạo
Câu 2. Em hãy xác định không gian, thời gian Đức Long Quân cho Lê Lợi mượn gươm, đòi lại gươm trong Sự tích Hồ Gươm và điền vào các ô tương ứng theo bảng dưới đây?
Trả lời câu 2 trang 24 SGK Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo:
Các em có thể tham khảo và hoàn thành câu hỏi theo mẫu bảng sau đây:
Sự việc |
Thời gian |
Không gian |
---|---|---|
Cho mượn gươm thần | Khi giặc Minh đặt ách đô hộ nước ta, chúng làm nhiều điều bạo ngược. Nghĩa quân Lan Sơn đã nổi dậy nhưng còn non yếu nên nhiều lần bị thua | Tìm thấy luõi gươm ở vùng biển và chuôi gươm ở vùng rừng núi |
Đòi lại gươm thân | Sau khi đuổi sạch quân Minh ra khỏi bờ cõi, Lê lợi lên ngôi vua | Hồ Tả Vọng |
Câu 3. Trong truyền thuyết cũng như truyện kể nói chung, các sự việc thường được sắp đặt nhằm thể hiện một ý nghia nào đó. Trong Sự tích Hồ Gươm, Long Quân để cho Lê Thận tình cờ tìm thấy lưỡi gươm ở một nơi, Lê Lợi tình cờ tìm thấy chuôi gươm ở một nơi khác. Thông qua cách cho mượn gươm như vậy, tác giả dân gian muốn thể hiện điều gì?
Trả lời câu 3 trang 25 SGK Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo:
Ý nghĩa của cách cho mượn gươm:
– Lê Thận 3 lần đều kéo lưới được 1 lưỡi gươm (Dưới nước)
– Lê Lợi chạy giặc bắt được chuôi gươm (Trên rừng)
Xem thêm : [Cánh diều] Giải Hoạt động trải nghiệm 6 Bài: Sinh hoạt trong gia đình
→ Nhận gươm không dễ dàng, có thử thách.
→ Kết hợp miền ngược với miền xuôi mới tạo ra sức mạnh.
– Gươm có chữ “Thuận thiên” à Cuộc khởi nghĩa chính nghĩa; hợp ý trời, lòng dân; được thần linh ủng hộ.
Câu 4. Sau khi đọc Sự tích Hồ Gươm, một số bạn cho rằng truyện này chỉ đơn giản mượn chuyện Lê Lợi trả gươm thần để “giải thích địa danh Hồ Gươm”. Em đồng ý hay không đồng ý với ý kiến ấy? Vì sao?
Trả lời câu 4 trang 25 SGK Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo:
Theo em, ý kiến trên đúng nhưng chưa đủ. Thông qua việc Lê Lợi trả gươm thần, để “giải thích địa danh Hồ Gươm” còn thể hiện ý nghĩa:
– Thể hiện chiến thắng của nhân dân ta trong cuộc chiến đấu vì chính nghĩa với giặc Minh xâm lược. Sau khi giặc đã bị dẹp tan, đất nước được thanh bình, lịch sử dân tộc bước sang một trang mới. Lúc này, nhà vua cần trị vì đất nước bằng luật pháp, đạo đức chứ không phải bằng vũ lực. Do vậy, gươm thần là thứ vũ khí không cần thiết trong giai đoạn mới.
– Hành động trả gươm của vua cũng thể hiện khát vọng hoà bình của nhân dân ta.
+ Con người Việt Nam vốn yêu lao động, hiền lành nhưng khi đất nước lâm nguy, nhân dân sẵn sàng xả thân cứu nước.
+ Khi đất nước hòa bình, họ muốn cuộc sống bình yên
Câu 5. Tìm trong văn bản Sự tích Hồ Gươm:
– Một số từ ngữ cho thấy cách xưng hô trân trọng của các nhân vật đối với Lê Lợi
– Một vài câu văn cho thấy cách bộc lộ tình cảm, cảm xúc của tác giả dân gian trong lời kể
Trả lời câu 5 trang 25 SGK Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo:
– Một số từ ngữ cho thấy cách xưng hô trân trọng của các nhân vật đối với Lê Lợi: minh công, bệ hạ
– Một vài câu văn cho thấy cách bộc lộ tình cảm, cảm xúc của tác giả dân gian trong lời kể:
“Chúng coi dân ta như cỏ rác, làm nhiều điều bạo ngược khiến cho thiên hạ căm giận chúng đến tận xương tuỷ”
Câu 6. Theo em, Sự tích Hồ Gươm thể hiện những đặc điểm nào của thể loại truyền thuyết?
Trả lời câu 3 trang 25 SGK Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo:
Sự tích Hồ Gươm có đầy đủ 4 tiêu chí của thể loại truyền thuyết:
– Là tác phẩm tự sự dân gian (có nhân vật, bối cảnh, cốt truyện, ý nghĩa …)
– Một số truyền thuyết địa danh như: Sự tích Hồ Tây, sự tích sông Tô Lịch, sự tích núi Vọng Phu…
– Có sử dụng các yếu tố kì ảo (gươm thần, Rùa Vàng, đức Long Quân)
– Thể hiện tình cảm thái độ của nhân dân đối với nhân vật, sự kiện được đề cập tới.
V. TỔNG KẾT BÀI SOẠN SỰ TÍCH HỒ GƯƠM CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
1. Nghệ thuật
– Xây dựng chi tiết kì ảo, tăng sức hấp dẫn cho truyện.
– Cách kể chuyện hấp dẫn sinh động.
2. Nội dung
– Truyện giải thích nguồn gốc tên gọi Hồ Hoàn Kiếm.
– Ca ngợi cuộc kháng chiến chính nghĩa chống giặc Minh do Lê Lợi lãnh đạo đã chiến thắng vẻ vang.
3. Ý nghĩa:
– Truyện khẳng định ý nguyện đoàn kết, khát vọng hòa bình của dân tộc ta
Nguồn: https://thcshongthaiad.edu.vn
Danh mục: Lớp 6