Tác giả – Tác phẩm: Thư gửi các học sinh (Tóm tắt, HCST, nội dung, bố cục, sơ đồ tư duy)
Khái quát Tác giả – Tác phẩm: Thư gửi các học sinh bao gồm Giới thiệu tác giả Hồ Chí Minh và hoàn cảnh sáng tác, thể loại, bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, đặc sắc nghệ thuật, sơ đồ tư duy của tác phẩm Thư gửi các học sinh – SGK Tiếng Việt 5.
Tác giả – Tác phẩm: Thư gửi các học sinh
Bạn đang xem: Tác giả – Tác phẩm: Thư gửi các học sinh (Tóm tắt, HCST, nội dung, bố cục, sơ đồ tư duy)
I. Giới thiệu tác giả Hồ Chí Minh
– Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 2/9/1969) tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung; quê làng Kim Liên (làng Sen), xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
– Gia đình: Người xuất thân trong một gia đình nhà nho yêu nước, cha là cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc. Mẹ là cụ bà Hoàng Thị Loan, một người phụ nữ hiền hậu, thuộc nhiều ca dao và các làn điệu dân gian.
– Trước khi tham gia hoạt động cách mạng Người học chữ Hán, sau đó học tại trường Quốc học Huế, có thời gian dạy học tại trường Dục Thanh (Phan Thiết).
– Ngày 5 tháng 6 năm 1911 tại bến Nhà Rồng, Người ra đi tìm đường cứu nước.
– Năm 1919 gửi bản yêu sách của nhân dân An Nam tới hội nghị Hòa Bình ở Véc- xây ký tên là Nguyễn Ái Quốc.
– Năm 1920 dự Đại hội Tua và là một trong những thành viên sáng lập ra Đảng cộng sản Pháp.
– Từ năm 1923 – 1941: chủ yếu hoạt động ở Trung Quốc, Liên Xô, Thái Lan.
– Năm 1941 trở về nước lãnh đạo phong trào cách mạng.
– Sau cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, Người được bầu làm chủ tịch nước và dẫn dắt phong trào cách mạng đi đến những thắng lợi vẻ vang.
– Sau đó, Người luôn đảm nhiệm những chức vụ cao nhất của Đảng và Nhà nước, lãnh đạo toàn dân giành thắng lợi trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Người qua đời ngày 2/9/1969.
=> Cả cuộc đời của Người cống hiến hết cho sự nghiệp cách mạng dân tộc, trở thành nhà cách mạng vĩ đại của dân tộc Việt Nam nói riêng, của quốc tế cộng sản nói chung. Bên cạnh sự nghiệp cách mạng, Người còn để lại một số di sản văn học quý giá, xứng đáng là một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc.
– Tác phẩm tiêu biểu: Tuyên ngôn độc lập; Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu; Nhật ký trong tù, Thư gửi các học sinh,…
II. Khái quát tác phẩm Thư gửi các học sinh
1. Hoàn cảnh sáng tác
Xem thêm : Trái nghĩa với nông cạn
Hoàn cảnh ra đời của bức thư Cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Với cương vị là Chủ tịch nước, tuy bận trăm công nghìn việc của Đảng và Chính phủ nhưng Bác Hồ luôn luôn quan tâm đến thế hệ trẻ. Nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (tức là nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ngày nay) Bác Hồ đã gửi thư cho học sinh cả nước.
2. Bố cục
Có thể chia bài thành các phần như sau:
Phần 1: Câu mở đầu
Phần 2: Từ Có lẽ bắt đầu đến hạt bồ đề treo lơ lửng
Phần 3: Từ Từng chiếc lá mít đến quả ớt đỏ chói
Phần 4: Còn lại
3. Nội dung chính
Bài đọc là bức thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi các em học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên sau khi đất nước giành được chủ quyền. Bác nhắc nhở các bạn học sinh về sự hi sinh của nhiều người mới có nền độc lập, các bạn cần cố gắng học tập vì tương lai đất nước nằm trong tay các bạn.
III. Giải thích từ ngữ tác phẩm Thư gửi các học sinh
– Việt nam dân chủ Cộng hòa: tên nước ta từ năm 1945 đến năm 1976
– Bao nhiêu cuộc chuyển biến khác thường: ý nói những sự kiện lớn từ giữa năm 1945 đến ngày khai giảng, nổi bật là cuộc Cách mạng thàng Tám và sự ra đời nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa.
– 80 năm giời nô lệ: 80 năm nước ta bị thực dân Pháp đô hộ.
– Cơ đồ: sự nghiệp lớn; ở đây có nghĩa là đất nước giang sơn.
– Hoàn cầu: thế giới
– Kiến thiết: xây dựng.
– Các cường quốc năm châu: các nước giàu mạnh trên thế giới.
IV. Câu hỏi vận dụng kiến thức tác phẩm Thư gửi học sinh
Câu 1: Những ngày khai trường tháng 9 năm 1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác?
Lời giải:
– Là ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ CỘng hòa, ngày khai trường ở nước Việt Nam độc lập sau nhiều năm bị thực dân Pháp đô hộ.
– Từ giờ phút này trở đi, các em bắt đầu được nhận một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam.
Câu 2: Sau Cách mạng tháng Tám, nhiệm vụ của toàn dân là gì?
Lời giải:
Toàn dân xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên ta đã để lại, làm cho nước ta theo kịp các nước khác trên toàn cầu.
Câu 3: Học sinh có trách nhiệm như thế nào trong cuộc kiến thiết đất nước?
Lời giải:
Học sinh phải cố gắng, siêng năng học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy, yêu bạn để mai sau khôn lớn xây dựng đất nước, làm cho dân tộc Việt Nam bước tới đài vinh quang, sánh vai với các cường quốc năm châu.
Câu 4: Con hiểu như thế nào về câu nói sau của Bác “Các em được hưởng sự may mắn đó là nhờ sự hi sinh của biết bao nhiêu đồng bào Việt Nam”?
Lời giải:
Các em cần phải biết ơn những người đã hi sinh để cho mỗi người chúng ta có được cuộc sống an bình như ngày nay.
>>> Xem trọn bộ: Tác giả, tác phẩm Tiếng Việt 5
—————————–
Trên đây THCS Hồng Thái đã cùng các bạn Khái quát về Tác giả – Tác phẩm: Thư gửi các học sinh trong bộ SGK Tiếng Việt 5. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. THCS Hồng Thái đã có đầy đủ các bài giới thiệu về tác giả tác phẩm. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ THCS Hồng Thái để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!
Nguồn: https://thcshongthaiad.edu.vn
Danh mục: Lớp 5