Tranh trừu tượng là gì? Nghệ thuật cần cái nhìn riêng để thấu hiểu
Có một sự thật là, tranh trừu tượng là một loại hình hội hóa rất kén đối tượng am hiểu được chất nghệ thuật trong nó. Đối với nhiều người, những bức tranh sơn dầu trừu tượng không khác gì những nét vẽ ngẫu hứng của một đứa trẻ hoặc là những tác phẩm tranh vô đề vẽ không có chủ đích của các họa sĩ. Vì lẽ này, việc tìm kiếm ý nghĩa ẩn bên trong những tác phẩm tranh trừu tượng còn gặp nhiều trở ngại.
- Phân tích phẩm chất và số phận người phụ nữ thời phong kiến qua nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ
- Ý nghĩa tên Phương Linh là gì? Tính cách, vận mệnh của con gái
- 4 Bộ đề đọc hiểu Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa hay nhất
- Em hãy tả cô giáo của em đang say sưa giảng bài trên lớp (hay nhất)
- Axit sunfuric loãng: tính chất hóa học, công thức, ứng dụng
Loài người sinh ra thường tìm kiếm những điều thực tế. Họ mặc định rằng, chỉ những thứ đối với họ là thực tế thì mới có ý nghĩa. Chính vì lẽ này, khi đứng trước một bức tranh được tạo nên bởi những nét vẽ mà đối với người bình thường là “kỳ quái”, những bức tranh trừu tượng bỗng chốc trở nên thật khó hiểu và khó để tiếp cận.
Bạn đang xem: Tranh trừu tượng là gì? Nghệ thuật cần cái nhìn riêng để thấu hiểu
Để am hiểu những bức tranh trừu tượng độc đáo, bạn cần phải hiểu rõ khái niệm về tranh trừu tượng, những ý nghĩa ẩn sâu bên trong từng nét vẽ của người họa sĩ. Nếu bạn nắm rõ những điều căn bản trên, nghệ thuật trừu tượng đảm bảo sẽ đem đến cái nhìn khác cho người xem, chinh phục được cả những người đam mê nghệ thuật khó tính nhất.
Vậy, tranh trừu tượng là gì?
Tranh trừu tượng là dòng tranh được đánh giá rất cao bởi giới phê bình nghệ thuật bởi những giá trị mà nó đem lại. Để am hiểu nó là cả một sự thách thức trí tưởng tượng cùng với những nét hấp dẫn độc đáo mà chỉ có dòng tranh này có thể đem đến cho người xem.
Tranh trừu tượng không hề theo bất kì một tiêu chuẩn gì như những thể loại tranh khác. Từng nét vẽ tạo nên những bức tranh đều là những nét vẽ phá cách vượt qua cả những tiêu chuẩn thông thường của một tác phẩm nghệ thuật. Từng nét vẽ là những suy nghĩ được ẩn dấu vô cùng khéo léo của người họa sĩ vào tác phẩm của mình.
“Abstract” trong tiếng Anh là tính từ chỉ sự trừu tượng, nghĩa là “sự tồn tại như một ý tưởng, cảm giác hoặc chất lượng, không phải là một đối tượng vật chất”. Chính vì vậy, những nét vẽ của dòng tranh này không chỉ đích danh một sự tồn tại, một đối tượng hay ý tưởng cụ thể. Cả bức tranh là một tổ hợp hoàn hảo đã giảm thiểu đi những gì không quan trọng đến bức tranh mà vẫn đem lại những giá trị về bản chất và ý nghĩa tối đa cho người thưởng thức. Cảm nhận của người xem không hề giống nhau, nó là sự vô hạn khi bất kì ai cũng có thể hiểu bức tranh theo những cách rất riêng của mình.
Ý nghĩa của nghệ thuật trừu tượng?
Loại hình tranh trừu tượng xuất hiện từ những năm đầu của thế kỷ 20. Ban đầu, chúng được cho là những tác phẩm màu sắc với bố cục không hề rõ ràng, lại chả theo một tiêu chuẩn chung của hội họa. Thế nhưng, dần dần tranh trừu tượng đã chiếm được tình cảm của người xem với những giá trị độc đáo mà nó đem lại. Loài người là một giống loài luôn khao khát tìm ra những nét độc đáo mới trong cuộc sống. Chính vì thế, khi bị thách thức óc sáng tạo và tư duy rộng mở để am hiểu loại hình hội họa này, loài người dần trở nên thích thú, say mê hơn và rồi bị chinh phục bởi những giá trị nghệ thuật trừu tượng khi đã khám phá ra những bí ẩn ẩn sâu trong những bức tranh.
Sự khác biệt giữa nghệ thuật trẻ con và nghệ thuật tranh trừu tượng.
Một số người cho rằng, tranh trừu tượng có những điểm tương đồng trong cách biểu đạt với những bức vẽ con nít. Tuy nhiên, đó chỉ là những đánh giá khách quan thiếu sự lý giải hợp lý đối với bề nổi của “tảng băng”. Đối với nghệ thuật trừu tượng, tác phẩm thường ẩn chứa nhiều tầng ý nghĩa và đòi hỏi sự hiểu biết về yếu tố hình ảnh cũng như nghệ thuật hội họa để thấu hiểu chúng.
Có lẽ vì nghệ thuật trừu tượng đem đến những giá trị ý nghĩa sâu sắc qua những nét vẽ tạo nên tổng thể, không như những hình ảnh mà có thể nhận biết một cách dễ dàng như những loại hình hội họa khác mà nó trở nên thật đặc biệt trong làng nghệ thuật hội họa.
Quá khứ, tiến trình và thời kì nghệ thuật của trừu tượng.
Nghệ thuật hội họa trừu tượng mang rất nhiều tầng ý nghĩa. Chúng bao gồm quá trình tạo ra tác phẩm, ý nghĩa ẩn dụ mà người họa sĩ gài gắm hoặc việc lược bỏ đi những yếu tố không cần thiết cho bức tranh để nổi bật lên tính biểu tượng của tác phẩm. Vì lẽ này, để nhìn nhận được hết ý nghĩa của một tác phẩm trừu tượng, việc nghiên cứu cả tác phẩm cũng như người đã tạo ra nó là một điều vô cùng quan trọng.
Xem thêm : Giải Bài 7: Phép vị tự | Hình học 11 Trang 24 – 29
Bản thân những người họa sĩ cũng để lại những dấu ấn vô cùng đặc biệt đối với lịch sử, thời kỳ của họ: nơi họ sinh sống và sáng tác. Mỗi một chi tiết như vậy lại càng đem bạn đến gần hơn với những bí ẩn được cất giấu trong những tác phẩm trừu tượng.
Chân dung Piet Mondrian (1872-1944)
Piet Mondrian (1872 – 1944) là họa sĩ người Hà Lan. Ông nổi danh với những bức vẽ trừu tượng nhưng theo phong cách hình học tối giản của mình. Nếu bạn hiểu được triết lý “Piet Mondrian đã đơn giản hóa các yếu tố để phản ánh những gì ông thấy, thứ tự tinh thần nằm bên dưới thế giới hữu hình, tạo ra một ngôn ngữ thẩm mỹ rõ ràng, phổ quát trong tranh vẽ của ông”, bạn có thể tiến gần hơn đến với những giá trị mà tranh của ông đem lại, qua đó hiểu rõ hơn những điều tốt đẹp mà người họa sĩ muốn gửi gắm.
Tranh trừu tượng của Piet Mondrian
Cần thời gian để am hiểu nghệ thuật trừu tượng.
Thời gian là thứ cần thiết để am hiểu một tác phẩm nghệ thuật. Nói chung, điều này áp dụng cho không chỉ tranh trừu tượng nói riêng mà còn đối với tất cả những loại hình nghệ thuật khác. Một bức tranh được tạo nên bởi đam mê, cảm xúc cùng sự kiên nhẫn của những người họa sĩ đại tài. Những suy nghĩ riêng của họ được gửi gắm qua từng nét vẽ trong suốt một thời gian dài, để rồi sống mãi đến tận ngày nay. Chính vì vậy, chúng ta cũng nên dành thời gian và sự kiên nhẫn để có thể thấu hiểu những tác phẩm hội họa độc đáo này.
Việc dành thời gian để am hiểu nghệ thuật cũng đã trở thành một phong trào trên thế giới với tên gọi “The Slow Art” (Nghệ thuật chậm). Phong trào này phần nào giúp cải thiện việc khách xem tranh hầu như chỉ xem lướt qua chứ không dành thời gian để am hiểu tác phẩm một cách tường tận.
Trên đây là những yếu tố cơ bản có thể giúp bạn có cái nhìn khác về loại hình nghệ thuật này, cách cảm thụ cũng như vốn hiểu biết về nó. Hi vọng sau bài viết, các bạn sẽ yêu thích thể loại tranh này nhiều hơn trước.
Nguồn: https://thcshongthaiad.edu.vn
Danh mục: Tra Cứu