Từ cùng nghĩa với xây dựng
Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Có 2 loại từ đồng nghĩa: Từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn. Dưới đây là Từ cùng nghĩa với xây dựng, mời các em cùng tham khảo!
Từ cùng nghĩa với xây dựng
Trả lời:
Từ cùng nghĩa với xây dựng là những từ: dựng xây, kiến thiết.
Từ đồng nghĩa là gì?
* Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Có thể chia từ đồng nghĩa thành 2 loại:
– Từ đồng nghĩa hoàn toàn (đồng nghĩa tuyệt đối): Là những từ có nghĩa hoàn toàn giống nhau, được dùng như nhau và có thể thay thế cho nhau trong lời nói.
Ví dụ:
Xe lửa = Tàu hoả
Con lợn = Con heo
– Từ đồng nghĩa không hoàn toàn (đồng nghĩa tương đối , đồng nghĩa khác sắc thái ): Là các từ tuy cùng nghĩa nhưng vẫn khác nhau phần nào sắc thái biểu cảm (biểu thị cảm xúc, thái độ ) hoặc cách thức hành động. Khi dùng những từ này, ta phải cân nhắc lựa chọn cho phù hợp .
Ví dụ:
– Biểu thị mức độ, trạng thái khác nhau: cuồn cuộn, lăn tăn, nhấp nhô,…( chỉ trạng thái chuyển động, vận động của sóng nước )
+ Cuồn cuộn : hết lớp sóng này đến lớp sóng khác, dồn dập và mạnh mẽ.
+ Lăn tăn : chỉ các gợn sóng nhỏ, đều, chen sát nhau trên bề mặt.
+ Nhấp nhô : chỉ các đợt sóng nhỏ nhô lên cao hơn so với xung quanh.
– Từ đồng nghĩa có tác dụng chủ yếu của từ ghép chính là đóng vai trò xác định những từ ngữ cần sử dụng trong lời nói, trong mỗi câu văn, giúp hoàn chỉnh hơn nữa về mặt ngữ nghĩa.
>>> Xem thêm: Từ đồng nghĩa với từ trẻ em
Bài tập về Từ đồng nghĩa
Bài 1: Chọn từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh từng câu dưới đây:
a) Câu văn cần được (đẽo, gọt, gọt giũa, vót, bào) cho trong sáng và súc tích
b) Trên sân trường, mấy cây phượng vĩ nở hoa (đỏ au, đỏ bừng, đỏ đắn, đỏ hoe, đỏ gay, đỏ chói, đỏ quạch, đỏ tía, đỏ ửng).
c) Dòng sông chảy rất (hiền hoà, hiền lành, hiền từ, hiền hậu) giữa hai bờ xanh mướt lúa ngô.
Xem thêm : Quy trình dạy học môn Tiếng Việt 1 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Trả lời:
a) Câu văn cần được (đẽo, gọt, gọt giũa , vót, bào) cho trong sáng và súc tích
b) Trên sân trường, mấy cây phượng vĩ nở hoa (đỏ au, đỏ bừng, đỏ đắn, đỏ hoe, đỏ gay, đỏ chói , đỏ quạch, đỏ tía, đỏ ửng).
c) Dòng sông chảy rất ( hiền hoà , hiền lành, hiền từ, hiền hậu) giữa hai bờ xanh mướt lúa ngô.
Bài 2: Tìm và điền tiếp các từ đồng nghĩa vào mỗi nhóm từ dưới đây và chỉ ra nghĩa chung của từng nhóm:
a) Cắt, thái, …
b) To, lớn,…..
c) Chăm, chăm chỉ,…..
Xem thêm : Quy trình dạy học môn Tiếng Việt 1 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Trả lời:
a) Cắt, thái, băm, xẻo, chém, chặt, cưa…
b) To, lớn, khổng lồ, bự…
c) Chăm, chăm chỉ, cần cù, siêng năng, cần mẫn…
Bài 3: Dựa vào nghĩa của tiếng “hoà”, chia các từ sau thành 2 nhóm, nêu nghĩa của tiếng “hoà” có trong mỗi nhóm: Hoà bình, hoà giải, hoà hợp, hoà mình, hoà tan, hoà tấu, hoà thuận, hoà vốn.
Xem thêm : Quy trình dạy học môn Tiếng Việt 1 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Trả lời:
– Nhóm 1: hòa bình, hòa giải, hòa vốn, hòa tấu, hòa thuận → Từ “hòa” có nghĩa là bằng nhau, ngang nhau
– Nhóm 2: hòa hợp, hòa mình, hòa tan, hòa vốn → Từ “hòa” có nghĩa là hòa tan, trộn lẫn, dung nhập vào nhau
Bài 4: Chọn từ ngữ thích hợp nhất (trong các từ ngữ cho sẵn ở dưới) để điền vào từng vị trí trong đoạn văn miêu tả sau:
Mùa xuân đã đến hẳn rồi, đất trời lại một lần nữa …, tất cả những gì sống trên trái đất lại vươn lên ánh sáng mà…., nảy nở với một sức mạnh khôn cùng. Hình như từng kẽ đá khô cũng … vì một lá cỏ non vừa …, hình như mỗi giọt khí trời cũng…., không lúc nào yên vì tiếng chim gáy, tiếng ong bay.
(theo Nguyễn Đình Thi)
(1): tái sinh, thay da đổi thịt, đổi mới, đổi thay, thay đổi, khởi sắc, hồi sinh.
(2): sinh sôi, sinh thành, phát triển, sinh năm đẻ bảy.
(3): xốn xang, xao động, xao xuyến, bồi hồi, bâng khâng, chuyển mình, cựa mình, chuyển động.
(4): bật dậy, vươn cao, xoè nở, nảy nở, xuất hiện, hiển hiện.
(5): lay động, rung động, rung lên, lung lay.
Xem thêm : Quy trình dạy học môn Tiếng Việt 1 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Trả lời:
Mùa xuân đã đến hẳn rồi, đất trời lại một lần nữa hồi sinh, tất cả những gì sống trên trái đất lại vươn lên ánh sáng mà sinh sôi, nảy nở với một sức mạnh khôn cùng. Hình như từng kẽ đá khô cũng xốn xang vì một lá cỏ non vừa vươn cao, hình như mỗi giọt khí trời cũng lay động, không lúc nào yên vì tiếng chim gáy, tiếng ong bay.
(theo Nguyễn Đình Thi)
Bài 5:
a) Tìm từ đồng nghĩa với mỗi từ sau: cho, chết, bố
b) Đặt câu với mỗi nhóm từ đồng nghĩa tìm được ở câu a.
Xem thêm : Quy trình dạy học môn Tiếng Việt 1 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Trả lời:
a) Từ đồng nghĩa với từ:
cho: tặng, biếu, đưa…
chết: từ trần, hi sinh, ra đi, nghẻo…
bố: cha, tía, ba, bọ…
b) Gợi ý:
Sinh nhật, chị Hai tặng bé một hộp bánh rất ngon.
Các chú bộ đội đã hi sinh anh dũng vì độc lập tự do của đất nước.
Cuối tuần, bố em cùng các chú trồng một vườn cây ăn quả ở sau hà.
Bài 6:
a) Tìm từ đồng nghĩa với từ đen dùng để nói về: Con mèo ; Con chó ; Con ngựa ; Đôi mắt;
b) Đặt câu với mỗi từ vừa tìm được.
Xem thêm : Quy trình dạy học môn Tiếng Việt 1 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Trả lời:
a) Con mèo – hắc miêu ; Con chó – chó mực ; Con ngựa – ngựa ô ; Đôi mắt – mắt đen
b) Gợi ý:
Nhà dì Năm nuôi một con chó mực rất ngoan.
Trên màn hình tivi, là chú ngựa ô dũng mãnh đang lao nhanh về vạch đich.
Bài 7: Tìm từ đồng nghĩa trong những câu sau:
Vua Hùng kén rể làm chồng cho Mị Nương.
Họ đang lựa những cây cột có độ cao giống nhau.
Xem thêm : Giải Tiếng Việt lớp 3 Bài 1: Ngày gặp lại
Chúng tôi đang chọn những con dế khỏe nhất để chọi.
Công ty vừa tuyển người lao động.
Xem thêm : Quy trình dạy học môn Tiếng Việt 1 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Trả lời:
Vua Hùng kén rể làm chồng cho Mị Nương (rể – chồng)
(3 câu sau không có từ đồng nghĩa)
Bài 8: Thay thế từ ngữ in đậm trong các câu sau bằng từ đồng nghĩa.
Nơi chúng tôi ở còn chật hẹp.
Con vật bỗng xuất hiện.
Nó không ăn uống gì cả.
Xem thêm : Quy trình dạy học môn Tiếng Việt 1 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Trả lời:
Nơi chúng tôi ở còn chật chội.
Con vật bỗng nhiên xuất hiện.
Nó chẳng ăn uống gì cả.
Bài 9: Tìm từ đồng nghĩa với từ nhanh thuộc hai loại:
Cùng có tiếng nhanh
Không có tiếng nhanh
Xem thêm : Quy trình dạy học môn Tiếng Việt 1 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Trả lời:
Cùng có tiếng nhanh: nhanh nhẹn, nhanh chóng
Không có tiếng nhanh: lẹ
Bài 10: Chọn từ ngữ thích hợp nhất (trong các từ đồng nghĩa cho sẵn ở dưới) để điền vào từng vị trí trong đoạn văn miêu tả sau đây:
Đêm trăng trên Hồ Tây
Hồ về thu, nước (1), (2). Trăng tỏa sáng rọi vào các gợn sóng (3). Bây giờ, sen trên hồ đã gần tàn nhưng vẫn còn (4) mấy đóa hoa nở muộn. Mùi hương đưa theo chiều gió (5). Thuyền theo gió cứ từ từ mà đi ra giữa khoảng (6). Đêm thanh, cảnh vắng, bốn bề (7).
Theo Phan Kế Bính
(1) trong veo, trong lành, trong trẻo, trong vắt, trong sáng.
(2) bao la, bát ngát, thênh thang, mênh mông, rộng rãi.
(3) nhấp nhô, lan tỏa, lan rộng, lăn tăn, li ti.
(4) thưa thớt, lưa thưa, lác đác, lơ thơ, loáng thoáng.
(5) thoang thoảng, ngào ngạt, thơm phức, thơm ngát, ngan ngát.
(6) trống trải, bao la, mênh mang, mênh mông.
(7) yên tĩnh, yên lặng, im lìm, vắng lặng, lặng ngắt như tờ.
Xem thêm : Quy trình dạy học môn Tiếng Việt 1 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Trả lời:
Đêm trăng trên Hồ Tây
Hồ về thu, nước (1) trong vắt, (2) mênh mông. Trăng tỏa sáng rọi vào các gợn sóng (3) lăn tăn. Bây giờ, sen trên hồ đã gần tàn nhưng vẫn còn (4) lác đác mấy đóa hoa nở muộn. Mùi hương đưa theo chiều gió (7) thoang thoảng. Thuyền theo gió cứ từ từ mà đi ra giữa khoảng (6) trống trải. Đêm thanh, cảnh vắng, bốn bề vắng lặng.
Theo Phan Kế Bính
>>> Xem thêm: Từ đồng nghĩa với từ công dân
Trên đây là những kiến thức của Top lời giải về Từ cùng nghĩa với xây dựng. Hi vọng rằng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tập tốt môn Tiếng Việt. Chúc các em học tốt và đạt kết quả cao!
Nguồn: https://thcshongthaiad.edu.vn
Danh mục: Lớp 1-2-3