2 Đề đọc hiểu bài Dưới Bóng Hoàng Lan có đáp án chi tiết
- Nghị luận xã hội 200 chữ về lòng dũng cảm
- 99+ Hình nền ly cafe sáng, Hình ảnh nền ly cà phê
- Một người cao 1,60 m, đứng cách một vũng nước nhỏ trên mặt sân 2 m, nhìn thấy ảnh của đỉnh một cột điện qua vũng nước. Khoảng cách từ vũng nước đến cột điện là 10 m (theo đường thẳng đi qua chỗ người đó đứng và vũng nước). Sử dụng thước học tập có ĐCNN đế
- Giới thiệu Sapa bằng tiếng Anh
- Các đường chỉ tay đặc biệt chỉ những người may mắn mới sở hữu
Đề đọc hiểu bài Dưới Bóng Hoàng Lan có đáp án chi tiết được thầy cô biên soạn và tổng hợp sẽ giúp các em nắm vững kiến thức và trả lời tốt các câu hỏi trong kì thì sắp tới.
Bạn đang xem: 2 Đề đọc hiểu bài Dưới Bóng Hoàng Lan có đáp án chi tiết
Dưới Bóng Hoàng Lan là một truyện ngắn của nhà văn Thạch Lam xoay quanh 1 lần về thăm quê của nhân vật Thanh. Đây cũng là tác phẩm thường xuyên xuất hiện trong các đề thi. Để trả lời tốt các câu hỏi trong bài thi, mời các em theo dõi 4 đề Dưới Bóng Hoàng Lan đọc hiểu ngay sau đây.
Tóm tắt Dưới bóng hoàng lan
Chuyện kể về một chàng trai tên Thanh mồ côi cha mẹ, sống bà. Lớn lên Thanh ra tỉnh làm rồi đi về hàng năm, các ngày nghỉ. Lần trở về này đã cách kỳ trước hai năm. Trong cảnh bình yên và thong thả của chốn xưa, một hình ảnh tươi mát hiện lên. Khu vườn xưa hiện lên trước mắt anh chàng với con đường Bát Tràng . Và hình ảnh những cô thiếu nữ xinh xắn trong tà áo trắng, mái tóc đen lánh buông trên cổ nhỏ, bên cạnh mái tóc bạc trắng của bà chàng cũng khiến chàng thanh niên trẻ xốn xang và hơi dao động phần nào.
Đề đọc hiểu Dưới Bóng Hoàng Lan – Mẫu số 1
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
“Ngoài khung cửa sổ, trời xanh ngắt ánh sáng; lá cây rung động dưới làn gió nhẹ. Một thân cây vút cao lên trước mặt. Cùng một lúc, chàng lẩm bẩm:” Cây hoàng lan “, mùi hương thơm thoang thoảng đưa vào. Thanh nhắm mắt ngửi hương thơm và nhớ đến cái cây ấy chàng hay chơi dưới gốc nhặt hoa. Đã từ lâu lắm, ngày mới có căn nhà này, ngày cha mẹ chàng hãy còn. Rồi đến ngày một bà một cháu quấn quýt nhau. Thanh ra tỉnh làm rồi đi về hàng năm, các ngày nghỉ. Bây giờ cây đã lớn.
Thanh thấy tâm hồn nhẹ nhõm tươi mát như vừa tắm ở suối. Chàng tắm trong cái không khí tươi mát này. Những ngày bận rộn ở tỉnh giờ xa quá. Khu vườn với các cây quen đã nhận biết chàng rồi.
Nghe thấy bà đi vào. Thanh nằm yên giả vờ ngủ. Bà lại gần săn sóc, buông màn, nhìn cháu và xua đuổi muỗi. Gió quạt đưa nhẹ trên mái tóc chàng. Thanh vẫn nằm yên nhắm mắt nhưng biết bà ở bên mình. Chàng không dám động đậy, yên lặng chờ cho bà lại đi ra. Bà xuống bếp làm cơm hẳn. Tiếng dép nhỏ dần.”
(Trích Dưới bóng hoàng lan -Thạch Lam, NXB Văn hóa Thông tin, 2007, tr. 165-166)
Câu 1. Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích.
Lời giải:
Các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích: Tự sự, miêu tả, biểu cảm.
Câu 2. Trong đoạn trích, cây hoàng lan được miêu tả qua những chi tiết nào?
Lời giải:
Những những chi tiết miêu tả cây hoàng lan trong đoạn trích: lá cây rung động; thân cây vút cao; mùi hương thơm thoang thoảng; cây đã lớn.
Câu 3. Nêu tâm trạng của nhân vật Thanh khi trở về dưới bóng hoàng lan trong đoạn trích.
Lời giải:
Tâm trạng của nhân vật Thanh trong đoạn trích: Cảm thấy nhẹ nhàng, thư thái, bình yên khi tắm mình trong không khí tươi mát của hương hoàng lan và đón nhận sự săn sóc của bà.
Câu 4. Anh/Chị hãy nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật của Thạch Lam trong đoạn trích.
Lời giải:
Nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật của Thạch Lam trong đoạn trích: Miêu tả tinh tế các sắc thái tâm trạng; ngôn ngữ trong sáng, gợi cảm; giọng điệu nhẹ nhàng, giàu chất trữ tình.
Đề đọc hiểu Dưới Bóng Hoàng Lan – Mẫu số 2
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
Ngoài khung cửa sổ, trời xanh ngắt ánh sáng; lá cây rung động dưới làn gió nhẹ. Một thân cây vút cao lên trước mặt. Cùng một lúc, chàng lẩm bẩm: “cây hoàng lan!”, mùi hương thơm thoang thoảng đưa vào. Thanh nhắm mắt ngửi hương thơm và nhớ đến cái cây ấy chàng thường hay chơi dưới gốc nhặt hoa. Ðã từ lâu lắm, ngày mới có căn nhà này, ngày cha mẹ chàng hãy còn. Rồi đến ngày một bà một cháu quấn quít nhau.
(Trích Dưới bóng hoàng lan”- Thạch Lam)
Câu 1. Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích.
Lời giải:
Các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích: miêu tả
Câu 2. Tìm các từ tượng hình có trong đoạn trích.
Lời giải:
Xem thêm : Cảm nhận về hình tượng người vợ nhặt trong truyện Vợ Nhặt (Kim Lân)
Các từ tượng hình có trong đoạn trích: xanh ngắt, vút cao, quấn quýt, rung động
Câu 3. Nêu tác dụng của các từ tượng hình đó.
Lời giải:
Từ tượng hình làm hình ảnh của sự vật có hồn ,sinh động và hiện hữu cụ thể trước mắt người đọc, người nghe. Khung cảnh thanh bình đi vào lòng người như một miền kí ức chứa chan bao tình cảm.
Câu 4. Nêu nội dung đoạn trích.
Lời giải:
Đoạn trích là nỗi nhớ nhung được gợi ra từ cảnh vật bình dị, thân quen trong nhân vật Thanh. Khung cảnh ấy là tình yêu quê hương, là tình cảm gia đình thiết tha luôn đau đáu trong lòng nhân vật.
Trả lời câu hỏi trong bài Dưới Bóng Hoàng Lan
Đọc lại văn bản Dưới bóng hoàng lan trong SGK Ngữ văn 10, tập hai (tr. 50 –51), đoạn từ: “Bữa ăn xong” đến “tưởng nhớ mùi hương” và trả lời các câu hỏi:
Câu 1: Ở đoạn trích, hình ảnh cây hoàng lan, hoa hoàng lan đóng vai trò như thế nào trong việc thể hiện mối quan hệ giữa hai nhân vật Thanh và Nga?
Lời giải chi tiết:
Ở đoạn trích này, cây hoàng lan xuất hiện nhiều chỗ, đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện mối quan hệ tình cảm giữa hai nhân vật Thanh và Nga: chứng kiến Thanh và Nga bên nhau từ thuở ấu thơ; kết nối tình cảm giữa đôi trai gái; giúp nhân vật bộc lộ tình cảm của mình;…
Câu 2
Bà cụ nhìn cô, âu yếm: thối dàn thể
– Hoa hãy còn non lắm, sao hái sớm thế, con?
Nga thua:
−”Anh con hái đấy ạ” và nàng nhìn Thanh mỉm cười.
Bạn cảm nhận như thế nào về ý nghĩa của những lời đối thoại trên của hai nhân vật?
Lời giải chi tiết:
Khi bà của Thanh hỏi về chuyện hoa hãy còn non sao lại hái sớm, Nga đã trả lời bà bằng một câu mang hàm ý kín đáo:”Anh con hái đấy ạ” kèm theo cái nhìn hướng vào Thanh và nụ cười đầy ý nhị.
Lời nói của Nga được đặt trong ngoặc kép, kèm với những từ ngữ có tính ẩn dụ như hoa non, hái,…
=> Câu trả lời của Nga đã hé lộ tình cảm mới chớm nở e ấp giữa nàng và Thanh.
Câu 3: Phân tích cách thể hiện tình cảm của Thanh và Nga trong đoạn trích.
Lời giải chi tiết:
Thanh và Nga, lòng đã hướng về nhau, bộc lộ tình cảm của mình bằng nhiều cách: bằng sự cảm nhận (“Có lúc gần nhau, Thanh thấy mái tóc Nga thoang thoảng thơm như có giắt hoàng lan”; “Có cái gì dịu ngọt chăng tơ ở đâu đây, khiến chàng vương phải”,…); bằng lời nói (“Những ngày em đến đây hái hoa, em nhớ anh quá…); bằng cử chỉ (“Thanh dắt nàng đi xem vườn”; “chàng vít một cành lan xuống giữ ở trong tay để Nga tìm hoa”;…)
Câu 4: Bạn hiểu như thế nào về ý nghĩa của câu “Có cái gì dịu ngọt chăng tơ ở đâu đây, khiến chàng vương phải!”?
Lời giải chi tiết:
“Có cái gì dịu ngọt chăng tơ ở đâu đây, khiến chàng vương phải” là câu văn miêu tả trạng thái tình cảm của Thanh. Đó là một trạng thái mơ hồ, không rõ hình rõ nét, nhân vật cũng chưa thể ý thức đầy đủ. Nó vấn vương, thoang thoảng như mùi hương, dịu dàng nhưng ngọt ngào, trở nên ám ảnh trong tâm hồn nhân vật.
Câu 5: Trong những câu sau đây, người kể chuyện đã thể hiện khả năng thấu tỏ như thế nào về nhân vật?
“Rồi chàng bước ra đi nửa buồn mà lại nửa vui. Thanh nghĩ đến căn nhà như một nơi mát mẻ và sung sướng để chàng thường về nghỉ sau việc làm. Và Thanh biết rằng Nga sẽ vẫn đợi chàng, vẫn nhớ mong chàng như ngày trước. Mỗi mùa cô lại giắt hoàng lan trong mái tóc để tưởng nhớ mùi hương”.
Lời giải chi tiết:
Xem thêm : Vẽ sơ đồ sinh sản hữu tính của thỏ.
Những câu văn này tập trung miêu tả tâm trạng của nhân vật Thanh. Thường, những gì diễn ra trong nội tâm của con người, người ngoài không thể biết được. Nhưng ở lời kể của người kể chuyện ngôi thứ ba, những vui buồn, nhớ mong,… của nhân vật vẫn được nói ra tường tận. Đó chính là biểu hiện “quyền năng” có vẻ như không giới hạn của người kể chuyện ngôi thứ ba.
Đọc lại văn bản Dưới bóng hoàng lan trong SGK Ngữ văn 10, tập hai (tr. 47 – 48), đoạn từ “Tất cả những ngày thuở nhỏ trở lại” đến “Thanh không nhớ được” và trả lời các câu hỏi:
Câu 1. Đọc đoạn trích, chúng ta đang nghe lời kể của ai? Hãy tóm lược những điều được kể lại trong đoạn trích.
Lời giải chi tiết:
Qua lời kể của người kể chuyện ngôi thứ ba, ta được biết những điều đang diễn ra: Thanh đi làm trên tỉnh, tranh thủ về thăm bà, gặp lại những đồ vật thân thuộc với cảm giác thư thái, dễ chịu; sự âu yếm, dịu dàng của bà và tình thương mến, ấm áp của cháu; Thanh nhớ về những gì từng gắn bó thân thương, loáng thoáng nghe và đoán có ai đang “làm bếp” cùng bà.
Câu 2. Chỉ ra các câu văn miêu tả những điều Thanh cảm thấy, những điều Thanh tự hỏi lòng mình. Ai là người có khả năng biết được những gì diễn ra trong nội tâm sâu kín của nhân vật như vậy? Điều đó có ý nghĩa gì?
Lời giải chi tiết:
Những điều Thanh cảm thấy và tự hỏi lòng mình, thể hiện qua một số câu: “Thanh vắng nhà đã gần hai năm nay, vậy mà chàng có cảm giác như vẫn ở nhà tự bao giờ”; “Lần nào trở về với bà chàng, Thanh cũng thấy bình yên và thong thả như thế”;”Thanh bỗng thấy mệt mỏi”;”Thanh nhắm mắt ngửi hương thơm và nhớ đến cái cây ấy chàng thường hay chơi dưới gốc nhặt hoa”: “Thanh thấy tâm hồn nhẹ nhóm tươi mát như vừa tắm ở suối”;… Chỉ có người kể chuyện ngôi thứ ba mới có thể tường tận tất cả diễn biến trong tâm trạng sâu kín của Thanh.
Câu 3. Chi tiết nào giúp người đọc suy đoán rằng, sẽ có nhân vật khác xuất hiện trong phần tiếp theo của truyện? Theo dự đoán của bạn, nhân vật đó có liên quan đến diễn biến tiếp theo của câu chuyện không? Vì sao?
Lời giải chi tiết:
– Chi tiết giúp người đọc suy đoán sẽ có nhân vật khác xuất hiện trong phần tiếp theo của truyện: “Khi Thanh nằm nghỉ, bỗng nghe loáng thoáng tiếng quen thuộc của một người khác đang làm cơm cùng bà”.
– Nhân vật đó có liên quan đến diễn biến tiếp theo của câu chuyên. Bởi vì nhan đề Dưới bóng hoàng lan dễ khiến người đọc nghĩ tới một câu chuyện tình cảm đôi lứa nhẹ nhàng. Nhân vật xuất hiện ở đầu truyện là một chàng trai thì người có tiếng “quen quá” kia hẳn phải là một cô gái, nhất là gắn với việc “làm bếp” cùng bà.
Câu 4. Những yếu tố nào cho thấy ở đoạn trích này, đời sống tình cảm của nhân vật được tác giả đặc biệt chú ý miêu tả?
Lời giải chi tiết:
Đời sống tình cảm của nhân vật được nhà văn chú ý miêu tả qua một số yếu tố:
– Cảm xúc của Thanh khi trở về, nhìn lại căn nhà, khu vườn thân quen.
– Sự chăm sóc của bà dành cho Thanh và những tình cảm của Thanh đối với bà.
– Những lời đối thoại thân tình, trìu mến giữa hai bà cháu.
– Hồi ức đẹp đẽ của Thanh về những ngày sống với bà ở căn nhà, khu vườn thân thuộc này.
Câu 5. Bạn có nhận xét gì về giọng văn của đoạn trích? Cơ sở nào giúp bạn rút ra những nhận xét như vậy?
Lời giải chi tiết:
Giọng văn của đoạn trích nhẹ nhàng, trầm ấm, đầy chất trữ tình, được tạo nên bởi các yếu tố: cảm xúc nâng niu, thương mến đối với sự vật được miêu tả; từ ngữ miêu tả có tính chất thanh nhẹ, tạo cảm giác thân quen, gần gũi; tiết tấu các câu văn chậm rãi, nhịp nhàng, êm dịu,…
*******************
Bạn đang xem: 2 Đề đọc hiểu bài Dưới Bóng Hoàng Lan có đáp án chi tiết
Trên đây là 2 bộ đề đọc hiểu bài Dưới Bóng Hoàng Lan chi tiết có đáp án kèm theo những câu hỏi trong bài. Hy vọng sẽ là tài liệu giúp các em trả lời tốt các câu hỏi trong bài thi sắp tới.
Đăng bởi: thcs Hồng Thái
Chuyên mục: Giáo Dục
Bản quyền bài viết thuộc Trường THCS Hồng Thái Hải Phòng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường thcs Hồng Thái (thcshongthaiad.edu.vn)
Nguồn: https://thcshongthaiad.edu.vn
Danh mục: Tra Cứu