Tổ nghiệp sân khấu là ai? Chuyện kỵ trong giới
Cho đến nay, dù rất thành kính nhưng nhiều nghệ sĩ cũng không rõ tổ nghiệp là ai. Có người cho rằng ông tổ sân khấu là hai vị hoàng tử nhưng cũng có giai thoại cho rằng tổ nghiệp xuất thân là ăn mày… Hãy cùng trường thcs Hồng Thái tìm hiểu tổ nghề sân khấu là ai? và những câu chuyện xung quanh nhé!
Bạn đang xem: Tổ nghiệp sân khấu là ai? Chuyện kỵ trong giới
Tổ nghiệp sân khấu là ai?
Thực tế, không chỉ số đông người dân mà nhiều nghệ sĩ, kể cả nghệ sĩ gạo cội trong nghề cũng thẳng thắn cho biết họ không nắm rõ lịch sử của ngày giỗ Tổ.
Nhiều giai thoại khác nhau về ngày giỗ Tổ
PGS.TS Nghệ thuật học Nguyễn Thị Minh Thái, người có nhiều năm nghiên cứu lĩnh vực sân khấu cho biết có rất nhiều giai thoại về ngày giỗ Tổ của ngành sân khấu.
“Có giai thoại chính và có cả các giai thoại bổ sung vẫn được truyền miệng từ đời này qua đời khác. Nhưng dù giai thoại nào, có thể chưa thống nhất thì vẫn phải khẳng định đó là một ngày truyền thống, ý nghĩa của giới sân khấu”, bà Thái nhấn mạnh.
Một trong những giai thoại được nhiều người tin nhất là chuyện về một vị vua lên ngôi đã lâu nhưng mãi vẫn không có con. Vua tìm mọi cách cúng tế cầu mong trời Phật, mỗi lần làm lễ lại cho người đóng vai thần tiên múa hát. Lòng thành được chứng giám, hoàng hậu mang thai và hạ sinh hai cậu con trai.
Hai hoàng tử lớn lên ham mê ca hát đến nỗi quên ăn quên ngủ, sức khỏe cũng bị ảnh hưởng, vua cha vì vậy mà cấm con xem hát. Trong một lần vì quá mê xem hát nên hai hoàng tử quyết định chui vào bộng cây vông để trốn theo gánh hát nhưng không may xảy ra hỏa hoạn, hai hoàng tử chết cháy bên trong cây vông nam. Đó là ngày 12/8 Âm lịch.
Theo NSND Đinh Bằng Phi, người có nhiều năm nghiên cứu về hát bội, tuy đã về suối vàng nhưng hoàng tử vẫn hay hiện về để xem đào kép ca diễn. Do vậy, giới nghệ sĩ quyết định lập bàn thờ phụng kính là Tổ nghiệp. Từ đó người ta lấy gỗ vông khắc thành những tượng nhỏ như búp bê để làm tượng Tổ.
Nhưng như PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái chia sẻ, đó không phải giai thoại duy nhất. Bởi lẽ, còn nhiều giai thoại khác. Nhiều nghệ sĩ tin rằng Tổ của ngành sân khấu gồm ba vị là Tiên sư, Tổ sư và Thánh sư, gọi chung là Tam vị Thánh Tổ. Tiên sư là vị khai sáng ra nghề, Tổ sư là người tiếp nối, lưu truyền nghề và Thánh sư là vị soạn giả có tài văn chương.
Nhưng cũng lại có giai thoại khác cho rằng Tổ nghề sân khấu bao gồm ba ông: ông vua, ông ăn mày và ông ăn cướp. Đó là lý do thời xưa, có nghệ sĩ kỵ cho tiền người ăn mày, và cũng có người tin kẻ cướp sẽ không cướp của các đoàn hát.
Một nghệ sĩ chia sẻ: “Kể cả giai thoại đó là thật cũng không có ảnh hưởng gì. Nghề sân khấu xét cho cùng phải học từ nhiều ngành, nhiều nghề, phải quan sát, học hỏi, kể cả học hỏi từ ăn mày, ăn cướp. Nghệ sĩ là tôn trọng và biết ơn mọi người”.
Một trong những địa điểm hiếm hoi hiện nay mô tả giai thoại dân gian về Tổ nghiệp ngành sân khấu thông qua kiến trúc và cách bày trí tượng là đền thờ Tâm linh Việt của Hoài Linh. Đền thờ Tâm linh Việt có kiến trúc hình chữ Đinh, gồm bái đường 5 gian và chính điện.
Trong chính điện, có tôn tượng của Tam vị Thánh Tổ. Bên dưới Tam vị Thánh Tổ có tôn tượng nhỏ đặt trong tủ kính được cho là tôn tượng của hai hoàng tử trong giai thoại về tổ nghiệp của ngành sân khấu.
Một trong những điểm nhấn ở đền thờ Tâm linh Việt là Hoài Linh còn thờ bách gia trăm họ, khán giả ân nhân với ý nghĩa khán giả, người dân chính là ân nhân, những người yêu thương và nuôi sống các nghệ sĩ.
Lễ giỗ Tổ xưa và nay thay đổi như thế nào?
Năm 2011, Thủ tướng đã ký và ban hành quyết định số 13/QĐ-TTg lấy ngày 12/8 âm lịch làm ngày Sân khấu Việt Nam.
Từ đó đến nay, ngày giỗ Tổ sân khấu được tổ chức hoành tráng trên khắp cả nước và đặc biệt sôi động ở TP.HCM. Cách thức tổ chức cũng đã có nhiều thay đổi để phù hợp hơn với thời đại nhưng vẫn giữ được sự thiêng liêng của ngày Tổ và tinh thần của nghệ thuật.
Xem thêm : 99+ Hình ảnh gái xinh, Hot girl hàn quốc đẹp nhất 2021
Nhiều chuyên gia, học giả từng khẳng định ngày 12/8 vốn chỉ là ngày giỗ Tổ nghề của tuồng (hát bội), cải lương và một số loại hình nghệ thuật truyền thống khác. Nhưng cùng với sự phát triển của ngành sân khấu, từ lâu kịch nói, vốn du nhập từ phương Tây cũng đã chọn ngày 12/8 Âm lịch là ngày tưởng nhớ Tổ nghiệp.
Hiện nay, giới âm nhạc (ca sĩ, nhạc sĩ, nhà sản xuất âm nhạc), thậm chí cả MC, người mẫu,… cũng lấy ngày này để tôn vinh nghề. 12/8 Âm lịch trở thành ngày chung của giới sân khấu, tức của toàn thể những người hoạt động biểu diễn.
Ngày giỗ Tổ nghiệp, các nghệ sĩ thường trở về những nhà hát, sân khấu, đoàn thể mình đã trưởng thành. Ở Hà Nội, giới sân khấu quy tụ về Nhà hát Kịch Việt Nam, Nhà hát Tuổi trẻ, Nhà hát Kịch Hà Nội, Nhà hát Tuồng Việt Nam, Nhà hát Chèo Việt Nam…
Ở TP.HCM, giới kịch nói quy tụ về các sân khấu như Sân khấu Hồng Vân, Sân khấu Trịnh Kim Chi, 5B Võ Văn Tần. Các nghệ sĩ cải lương gạo cội như Minh Vương, Thanh Tuấn, Kim Cương,… lại có chương trình riêng. Trong khi các nghệ sĩ tự do, ca sĩ, nhạc sĩ, người mẫu thường dâng hương, cúng tổ tại đền thờ Tâm linh Việt của Hoài Linh.
Ở các sân khấu, ngày giỗ Tổ thường chỉ có phần dâng hương, làm lễ. Người đóng vai trò chủ tế thường là các nghệ sĩ tên tuổi hoặc trưởng đoàn, giám đốc như Minh Nhí, Trịnh Kim Chi.
Riêng ở đền thờ của Hoài Linh, lễ giỗ Tổ được tổ chức nghiêm trang, cầu kỳ và hoành tráng, bao gồm phần lễ và phần hội. Phần lễ có rước kiệu và dâng hương, NSƯT Thoại Mỹ làm chủ tế. Phần hội, tức hát cúng tổ được tổ chức sau dâng hương với sự tham gia của nhiều nghệ sĩ trẻ. Trước đó, vào ngày 11/8 Âm lịch, Hoài Linh có lễ dâng hương.
Trong khi nhiều sân khấu kịch nói kết thúc sau phần lễ, đền thờ của Hoài Linh có lẽ là nơi hiếm hoi vẫn còn giữ được lệ hát cúng tổ. Theo truyền thống đây là thời điểm để các nghệ sĩ hát hầu, tri ân khán giả, đồng thời cũng là cơ hội để các đào kép chưa nổi tiếng thể hiện sự tiến bộ.
Trong ngày 12/8 Âm lịch vừa qua, nhiều nghệ sĩ trẻ, còn chưa quen mặt với số đông đã đến với đền thờ do Hoài Linh xây dựng. Họ không ngại khoe khả năng, giọng hát và nhận được sự tán thưởng từ người thưởng thức. Hoài Linh ra song ca với con nuôi, sau khi khán giả đề nghị hát thêm, anh chia sẻ thật lòng: “Xin dành thời gian cho các nghệ sĩ khác vì còn nhiều nghệ sĩ đang chờ”.
Nói về sự thay đổi cũng không thể không nhắc đến trang phục. NSND Kim Cương, người được mệnh danh là “kỳ nữ” của làng cải lương, chia sẻ ngày xưa trong lễ giỗ Tổ, chủ tế thường mặc áo dài đỏ uy nghiêm, các đào kép trong đoàn cũng mặc áo dài, nam một hàng, nữ một hàng.
Ngày nay, các nghệ sĩ thoải mái hơn trong ăn mặc. Nhiều nghệ sĩ diện trang phục giản dị, đời thường khi đến dâng hương. Không cầu kỳ trong ăn mặc nhưng cũng không diện trang phục truyền thống, nghiêm trang để đi lễ. Tại đền thờ Tâm linh Việt ngày chính lễ, nhiều nghệ sĩ đến dâng hương với áo phông. Trừ Hoài Linh và dàn quan viên giai tế, Thanh Hằng là nghệ sĩ hiếm hoi mặc áo dài truyền thống.
Đại diện của một ca sĩ đến dâng hương tại đền thờ của Hoài Linh cho biết: “Tôi nghĩ mặc sao cho lịch sự là được. Quan trọng nhất vẫn là lòng thành”.
“Ngày giỗ Tổ vừa linh thiêng vừa là dịp sum vầy”
PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái cho rằng việc lễ giỗ Tổ ngành sân khấu ngày càng được giới nghệ sĩ coi trọng là một “tín hiệu mừng”, thể hiện sự trân trọng, say mê với nghề nghiệp của mình.
“Trong bối cảnh khó khăn của sân khấu truyền thống và kịch nói, ngày giỗ Tổ càng trở nên quan trọng về mặt tinh thần”, nhà phê bình nêu quan điểm.
Bày tỏ với Zing.vn, nghệ sĩ Minh Nhí cảm thấy việc cúng Tổ nghề đem lại niềm tin và may mắn mỗi khi bước ra sân khấu, nhận vai diễn mới. Nam danh hài tiết lộ anh đã lập bàn thờ Tổ nghề ở nhà từ năm 25 tuổi.
“Lúc đó, nhiều người khuyên tôi không được làm điều đó vì còn quá trẻ. Tôi có niềm tin lớn vào Tổ nghề. Nhờ niềm tin ấy, sự cố gắng nên tôi sớm được khán giả yêu mến”, Minh Nhí kể.
Trong khi đó, nữ diễn viên hài Thúy Nga chia sẻ: “Trước bàn thờ Tổ, người nổi tiếng hay chưa nổi tiếng đều cùng một tâm nguyện xin được Tổ yêu thương cho theo đuổi nghề”.
Nghệ sĩ và những điều kiêng kỵ
Một trong những việc đầu tiên mà tất cả nghệ sĩ thường làm trước khi lên sân khấu là thắp nhang cầu Tổ nghiệp phù hộ. Ngoài ra, họ còn vô cùng giữ gìn, hết sức tránh phạm phải một số điều kiêng kỵ. Người ngoài không biết, cho rằng như thế là mê tín, sùng kính quá đà. Nhưng là người trong nghề, ai cũng hiểu rằng, việc làm theo những quy tắc được đề ra là để nghề diễn có nền nếp, từ trên xuống dưới nhất nhất tuân thủ một bề.
Kiêng cho tiền người ăn xin
Xem thêm : Điểm chuẩn Học viện Cảnh sát Nhân dân 2021 Học viện Cảnh sát Nhân dân điểm chuẩn
Điều kiêng này xuất phát từ niềm tin nghệ sĩ và hành khất có chung Tổ. Vì thế, cho tiền người ăn xin là xúc phạm Tổ. Thay vào đó, nghệ sĩ có thể “nhờ tay” người khác gửi tiền hoặc giúp đỡ bằng cách mua thức ăn.
Ngoài ra, nhiều nghệ sĩ cũng tin vào việc làm từ thiện. Họ tin rằng những thứ mình có được là do Tổ đãi, Trời cho. Vì thế, họ có trách nhiệm chia sẻ lộc Trời với những hoàn cảnh bất hạnh.
Không mang mía hay quả thị vào sân khấu
Theo một niềm tin khác thì trong 3 vị Tổ nghiệp, có một người là trẻ con. Vị này cũng là biểu tượng cho sự hồn nhiên và trong trẻo của nghệ thuật. Mà trẻ con thì thích ăn mía. Cho nên, nếu mang mía vào, vị này sẽ lao vào ăn mà “bỏ quên” show diễn.
Ngoài ra, vô rạp rồi thì không mang theo quả thị, trái chuối, bắp,… trừ khi đó là đạo cụ diễn. Về trái thị, có lý giải cho rằng thị có mùi thơm, dễ làm nghệ sĩ mất tập trung. Lời giải thích khác thì nói vị Tổ trẻ con cũng thích mùi quả thị. Nếu cầm thị đi ngang bàn thờ, vị này ngửi được mùi và đi theo trái thị thì sân khấu hôm đó cũng không được Tổ chứng giám, tiết mục không diễn được.
Không mang guốc vông
Cốt tượng cũng như ngai thờ Tổ được làm từ cây vông nem (do giai thoại hai vị Hoàng tử mê hát mà chết trên cây vông nem). Thế nên, nghệ sĩ rất kỵ việc mang guốc vông, xem đây là hành động bất kính với Tổ nghiệp.
Không để trẻ con đá vào rương đồ diễn
Ngày xưa, các đoàn hát khi đi diễn mang theo rất nhiều rương đồ diễn và phụ kiện. Đoàn dừng ở đâu thì sẽ sắp rương ra thành hàng. Đó sẽ là nơi nghệ sĩ ngồi trang điểm. Nếu để trẻ con ngồi lên rương và đá chân vào đó, trong đoàn thế nào cũng xảy ra đánh nhau hoặc cãi vã.
Ngoài ra, theo diễn viên hài Gia Bảo (cháu nội NSƯT Bảo Quốc), nghệ sĩ và những người thuộc ê-kíp trong đoàn cũng không được lấy chân gõ vào thành (bục) sân khấu, vì như thế là điềm rủi, mang đến gây gổ, xáo trộn trong đoàn.
Không khen đồng nghiệp trang điểm đẹp
Một trong những điều kiêng kỵ có phần khó hiểu của giới nghệ sĩ, là không khen đồng nghiệp trang điểm, hóa trang đẹp. Người nào “bị” khen sẽ bôi mặt đi và làm lại từ đầu.
Ngoài ra, trong phòng hóa trang cũng cần tập trung, giữ yên lặng, tránh đùa giỡn, nói tục chửi bậy, để không bị Tổ phạt.
Không động đến trống khi không biểu diễn
Tương truyền, trống là bộ phận trong cơ thể ông Tổ. Sau khi “kiếm cơm”, nghệ sĩ phải trả lại cho ông. Các nghệ sĩ tin vào điều này nên khi kết thúc màn biểu diễn, họ không động vào trống nữa.
Ăn vận lịch sự khi cúng Tổ
Khi lạy Tổ, nghệ sĩ phải lạy đủ 12 lạy. Cúng Tổ thì cần ăn mặc lịch sự. Tuy nhiên, cũng có người quan niệm rằng nên mặc đồ như khi mình biểu diễn trên sân khấu để được Tổ chứng giám.
Video về tổ nghiệp sân khấu là ai?
Kết luận
Cũng như những giai thoại xoay quanh ông Tổ của ngành sân khấu, những điều kiêng kỵ trên cũng có nhiều dị bản. Không phải nghệ sĩ nào cũng giữ hết tất cả những điều kiêng kỵ. Theo nghệ sĩ Bạch Long, chúng ta tin vào tâm linh, nhưng cái nào không khoa học thì nên giảm bớt đi.
Đăng bởi: thcs Hồng Thái
Chuyên mục: Tổng hợp
tổ nghiệp sân khấu là ai?
Cho đến nay, dù rất thành kính nhưng nhiều nghệ sĩ cũng không rõ tổ nghiệp là ai. Có người cho rằng ông tổ sân khấu là hai vị hoàng tử nhưng cũng có giai thoại cho rằng tổ nghiệp xuất thân là ăn mày… Hãy cùng trường thcs Hồng Thái tìm hiểu tổ nghề sân khấu là ai? và những câu chuyện xung quanh nhé! Tổ nghiệp sân khấu là ai? Thực tế, không chỉ số đông người dân mà nhiều nghệ sĩ, kể cả nghệ sĩ gạo cội trong nghề cũng thẳng thắn cho biết họ không nắm rõ lịch sử của ngày giỗ Tổ. Nhiều giai thoại khác nhau về ngày giỗ Tổ PGS.TS Nghệ thuật học Nguyễn Thị Minh Thái, người có nhiều năm nghiên cứu lĩnh vực sân khấu cho biết có rất nhiều giai thoại về ngày giỗ Tổ của ngành sân khấu. “Có giai thoại chính và có cả các giai thoại bổ sung vẫn được truyền miệng từ đời này qua đời khác. Nhưng dù giai thoại nào, có thể chưa thống nhất thì vẫn phải khẳng định đó là một ngày truyền thống, ý nghĩa của giới sân khấu”, bà Thái nhấn mạnh. Giỗ tổ nghề sân khấu và ý nghĩa đặc biệt với nghệ thuật truyền thống | Văn hóa | Vietnam+ (VietnamPlus) Một trong những giai thoại được nhiều người tin nhất là chuyện về một vị vua lên ngôi đã lâu nhưng mãi vẫn không có con. Vua tìm mọi cách cúng tế cầu mong trời Phật, mỗi lần làm lễ lại cho người đóng vai thần tiên múa hát. Lòng thành được chứng giám, hoàng hậu mang thai và hạ sinh hai cậu con trai. Hai hoàng tử lớn lên ham mê ca hát đến nỗi quên ăn quên ngủ, sức khỏe cũng bị ảnh hưởng, vua cha vì vậy mà cấm con xem hát. Trong một lần vì quá mê xem hát nên hai hoàng tử quyết định chui vào bộng cây vông để trốn theo gánh hát nhưng không may xảy ra hỏa hoạn, hai hoàng tử chết cháy bên trong cây vông nam. Đó là ngày 12/8 Âm lịch. Theo NSND Đinh Bằng Phi, người có nhiều năm nghiên cứu về hát bội, tuy đã về suối vàng nhưng hoàng tử vẫn hay hiện về để xem đào kép ca diễn. Do vậy, giới nghệ sĩ quyết định lập bàn thờ phụng kính là Tổ nghiệp. Từ đó người ta lấy gỗ vông khắc thành những tượng nhỏ như búp bê để làm tượng Tổ. Giỗ Tổ Sân Khấu – Ngày 12 tháng 8 âm lịch – Thế Giới Ngôi Sao Nhưng như PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái chia sẻ, đó không phải giai thoại duy nhất. Bởi lẽ, còn nhiều giai thoại khác. Nhiều nghệ sĩ tin rằng Tổ của ngành sân khấu gồm ba vị là Tiên sư, Tổ sư và Thánh sư, gọi chung là Tam vị Thánh Tổ. Tiên sư là vị khai sáng ra nghề, Tổ sư là người tiếp nối, lưu truyền nghề và Thánh sư là vị soạn giả có tài văn chương. Nhưng cũng lại có giai thoại khác cho rằng Tổ nghề sân khấu bao gồm ba ông: ông vua, ông ăn mày và ông ăn cướp. Đó là lý do thời xưa, có nghệ sĩ kỵ cho tiền người ăn mày, và cũng có người tin kẻ cướp sẽ không cướp của các đoàn hát. Một nghệ sĩ chia sẻ: “Kể cả giai thoại đó là thật cũng không có ảnh hưởng gì. Nghề sân khấu xét cho cùng phải học từ nhiều ngành, nhiều nghề, phải quan sát, học hỏi, kể cả học hỏi từ ăn mày, ăn cướp. Nghệ sĩ là tôn trọng và biết ơn mọi người”. Một trong những địa điểm hiếm hoi hiện nay mô tả giai thoại dân gian về Tổ nghiệp ngành sân khấu thông qua kiến trúc và cách bày trí tượng là đền thờ Tâm linh Việt của Hoài Linh. Đền thờ Tâm linh Việt có kiến trúc hình chữ Đinh, gồm bái đường 5 gian và chính điện. Trong chính điện, có tôn tượng của Tam vị Thánh Tổ. Bên dưới Tam vị Thánh Tổ có tôn tượng nhỏ đặt trong tủ kính được cho là tôn tượng của hai hoàng tử trong giai thoại về tổ nghiệp của ngành sân khấu. Một trong những điểm nhấn ở đền thờ Tâm linh Việt là Hoài Linh còn thờ bách gia trăm họ, khán giả ân nhân với ý nghĩa khán giả, người dân chính là ân nhân, những người yêu thương và nuôi sống các nghệ sĩ. Lễ giỗ Tổ xưa và nay thay đổi như thế nào? Năm 2011, Thủ tướng đã ký và ban hành quyết định số 13/QĐ-TTg lấy ngày 12/8 âm lịch làm ngày Sân khấu Việt Nam. Từ đó đến nay, ngày giỗ Tổ sân khấu được tổ chức hoành tráng trên khắp cả nước và đặc biệt sôi động ở TP.HCM. Cách thức tổ chức cũng đã có nhiều thay đổi để phù hợp hơn với thời đại nhưng vẫn giữ được sự thiêng liêng của ngày Tổ và tinh thần của nghệ thuật. Nhiều chuyên gia, học giả từng khẳng định ngày 12/8 vốn chỉ là ngày giỗ Tổ nghề của tuồng (hát bội), cải lương và một số loại hình nghệ thuật truyền thống khác. Nhưng cùng với sự phát triển của ngành sân khấu, từ lâu kịch nói, vốn du nhập từ phương Tây cũng đã chọn ngày 12/8 Âm lịch là ngày tưởng nhớ Tổ nghiệp. Nghệ sĩ Việt rộn ràng ngày Lễ giỗ Tổ nghề sân khấu Hiện nay, giới âm nhạc (ca sĩ, nhạc sĩ, nhà sản xuất âm nhạc), thậm chí cả MC, người mẫu,… cũng lấy ngày này để tôn vinh nghề. 12/8 Âm lịch trở thành ngày chung của giới sân khấu, tức của toàn thể những người hoạt động biểu diễn. Ngày giỗ Tổ nghiệp, các nghệ sĩ thường trở về những nhà hát, sân khấu, đoàn thể mình đã trưởng thành. Ở Hà Nội, giới sân khấu quy tụ về Nhà hát Kịch Việt Nam, Nhà hát Tuổi trẻ, Nhà hát Kịch Hà Nội, Nhà hát Tuồng Việt Nam, Nhà hát Chèo Việt Nam… Ở TP.HCM, giới kịch nói quy tụ về các sân khấu như Sân khấu Hồng Vân, Sân khấu Trịnh Kim Chi, 5B Võ Văn Tần. Các nghệ sĩ cải lương gạo cội như Minh Vương, Thanh Tuấn, Kim Cương,… lại có chương trình riêng. Trong khi các nghệ sĩ tự do, ca sĩ, nhạc sĩ, người mẫu thường dâng hương, cúng tổ tại đền thờ Tâm linh Việt của Hoài Linh. Ở các sân khấu, ngày giỗ Tổ thường chỉ có phần dâng hương, làm lễ. Người đóng vai trò chủ tế thường là các nghệ sĩ tên tuổi hoặc trưởng đoàn, giám đốc như Minh Nhí, Trịnh Kim Chi. Riêng ở đền thờ của Hoài Linh, lễ giỗ Tổ được tổ chức nghiêm trang, cầu kỳ và hoành tráng, bao gồm phần lễ và phần hội. Phần lễ có rước kiệu và dâng hương, NSƯT Thoại Mỹ làm chủ tế. Phần hội, tức hát cúng tổ được tổ chức sau dâng hương với sự tham gia của nhiều nghệ sĩ trẻ. Trước đó, vào ngày 11/8 Âm lịch, Hoài Linh có lễ dâng hương. Trong khi nhiều sân khấu kịch nói kết thúc sau phần lễ, đền thờ của Hoài Linh có lẽ là nơi hiếm hoi vẫn còn giữ được lệ hát cúng tổ. Theo truyền thống đây là thời điểm để các nghệ sĩ hát hầu, tri ân khán giả, đồng thời cũng là cơ hội để các đào kép chưa nổi tiếng thể hiện sự tiến bộ. Trong ngày 12/8 Âm lịch vừa qua, nhiều nghệ sĩ trẻ, còn chưa quen mặt với số đông đã đến với đền thờ do Hoài Linh xây dựng. Họ không ngại khoe khả năng, giọng hát và nhận được sự tán thưởng từ người thưởng thức. Hoài Linh ra song ca với con nuôi, sau khi khán giả đề nghị hát thêm, anh chia sẻ thật lòng: “Xin dành thời gian cho các nghệ sĩ khác vì còn nhiều nghệ sĩ đang chờ”. Nghệ sĩ gạo cội hội tụ tại Lễ giỗ tổ Sân khấu dân tộc – VnExpress Giải trí Nói về sự thay đổi cũng không thể không nhắc đến trang phục. NSND Kim Cương, người được mệnh danh là “kỳ nữ” của làng cải lương, chia sẻ ngày xưa trong lễ giỗ Tổ, chủ tế thường mặc áo dài đỏ uy nghiêm, các đào kép trong đoàn cũng mặc áo dài, nam một hàng, nữ một hàng. Ngày nay, các nghệ sĩ thoải mái hơn trong ăn mặc. Nhiều nghệ sĩ diện trang phục giản dị, đời thường khi đến dâng hương. Không cầu kỳ trong ăn mặc nhưng cũng không diện trang phục truyền thống, nghiêm trang để đi lễ. Tại đền thờ Tâm linh Việt ngày chính lễ, nhiều nghệ sĩ đến dâng hương với áo phông. Trừ Hoài Linh và dàn quan viên giai tế, Thanh Hằng là nghệ sĩ hiếm hoi mặc áo dài truyền thống. Đại diện của một ca sĩ đến dâng hương tại đền thờ của Hoài Linh cho biết: “Tôi nghĩ mặc sao cho lịch sự là được. Quan trọng nhất vẫn là lòng thành”. “Ngày giỗ Tổ vừa linh thiêng vừa là dịp sum vầy” PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái cho rằng việc lễ giỗ Tổ ngành sân khấu ngày càng được giới nghệ sĩ coi trọng là một “tín hiệu mừng”, thể hiện sự trân trọng, say mê với nghề nghiệp của mình. “Trong bối cảnh khó khăn của sân khấu truyền thống và kịch nói, ngày giỗ Tổ càng trở nên quan trọng về mặt tinh thần”, nhà phê bình nêu quan điểm. Bày tỏ với Zing.vn, nghệ sĩ Minh Nhí cảm thấy việc cúng Tổ nghề đem lại niềm tin và may mắn mỗi khi bước ra sân khấu, nhận vai diễn mới. Nam danh hài tiết lộ anh đã lập bàn thờ Tổ nghề ở nhà từ năm 25 tuổi. “Lúc đó, nhiều người khuyên tôi không được làm điều đó vì còn quá trẻ. Tôi có niềm tin lớn vào Tổ nghề. Nhờ niềm tin ấy, sự cố gắng nên tôi sớm được khán giả yêu mến”, Minh Nhí kể. Trong khi đó, nữ diễn viên hài Thúy Nga chia sẻ: “Trước bàn thờ Tổ, người nổi tiếng hay chưa nổi tiếng đều cùng một tâm nguyện xin được Tổ yêu thương cho theo đuổi nghề”. Nghệ sĩ và những điều kiêng kỵ Một trong những việc đầu tiên mà tất cả nghệ sĩ thường làm trước khi lên sân khấu là thắp nhang cầu Tổ nghiệp phù hộ. Ngoài ra, họ còn vô cùng giữ gìn, hết sức tránh phạm phải một số điều kiêng kỵ. Người ngoài không biết, cho rằng như thế là mê tín, sùng kính quá đà. Nhưng là người trong nghề, ai cũng hiểu rằng, việc làm theo những quy tắc được đề ra là để nghề diễn có nền nếp, từ trên xuống dưới nhất nhất tuân thủ một bề. Kiêng cho tiền người ăn xin Điều kiêng này xuất phát từ niềm tin nghệ sĩ và hành khất có chung Tổ. Vì thế, cho tiền người ăn xin là xúc phạm Tổ. Thay vào đó, nghệ sĩ có thể “nhờ tay” người khác gửi tiền hoặc giúp đỡ bằng cách mua thức ăn. Ngoài ra, nhiều nghệ sĩ cũng tin vào việc làm từ thiện. Họ tin rằng những thứ mình có được là do Tổ đãi, Trời cho. Vì thế, họ có trách nhiệm chia sẻ lộc Trời với những hoàn cảnh bất hạnh. Không mang mía hay quả thị vào sân khấu Theo một niềm tin khác thì trong 3 vị Tổ nghiệp, có một người là trẻ con. Vị này cũng là biểu tượng cho sự hồn nhiên và trong trẻo của nghệ thuật. Mà trẻ con thì thích ăn mía. Cho nên, nếu mang mía vào, vị này sẽ lao vào ăn mà “bỏ quên” show diễn. Ngoài ra, vô rạp rồi thì không mang theo quả thị, trái chuối, bắp,… trừ khi đó là đạo cụ diễn. Về trái thị, có lý giải cho rằng thị có mùi thơm, dễ làm nghệ sĩ mất tập trung. Lời giải thích khác thì nói vị Tổ trẻ con cũng thích mùi quả thị. Nếu cầm thị đi ngang bàn thờ, vị này ngửi được mùi và đi theo trái thị thì sân khấu hôm đó cũng không được Tổ chứng giám, tiết mục không diễn được. Không mang guốc vông Người làm guốc mộc cuối cùng Cốt tượng cũng như ngai thờ Tổ được làm từ cây vông nem (do giai thoại hai vị Hoàng tử mê hát mà chết trên cây vông nem). Thế nên, nghệ sĩ rất kỵ việc mang guốc vông, xem đây là hành động bất kính với Tổ nghiệp. Không để trẻ con đá vào rương đồ diễn Ngày xưa, các đoàn hát khi đi diễn mang theo rất nhiều rương đồ diễn và phụ kiện. Đoàn dừng ở đâu thì sẽ sắp rương ra thành hàng. Đó sẽ là nơi nghệ sĩ ngồi trang điểm. Nếu để trẻ con ngồi lên rương và đá chân vào đó, trong đoàn thế nào cũng xảy ra đánh nhau hoặc cãi vã. Ngoài ra, theo diễn viên hài Gia Bảo (cháu nội NSƯT Bảo Quốc), nghệ sĩ và những người thuộc ê-kíp trong đoàn cũng không được lấy chân gõ vào thành (bục) sân khấu, vì như thế là điềm rủi, mang đến gây gổ, xáo trộn trong đoàn. Không khen đồng nghiệp trang điểm đẹp Một trong những điều kiêng kỵ có phần khó hiểu của giới nghệ sĩ, là không khen đồng nghiệp trang điểm, hóa trang đẹp. Người nào “bị” khen sẽ bôi mặt đi và làm lại từ đầu. Lưu giữ nghệ thuật hát bội Nghệ sĩ hát bội hóa trang trước khi ra diễn. Ngoài ra, trong phòng hóa trang cũng cần tập trung, giữ yên lặng, tránh đùa giỡn, nói tục chửi bậy, để không bị Tổ phạt. Không động đến trống khi không biểu diễn Dân ca dân nhạc VN – Hát Bội/Tuồng Miền Bắc | Đọt Chuối Non Tương truyền, trống là bộ phận trong cơ thể ông Tổ. Sau khi “kiếm cơm”, nghệ sĩ phải trả lại cho ông. Các nghệ sĩ tin vào điều này nên khi kết thúc màn biểu diễn, họ không động vào trống nữa. Ăn vận lịch sự khi cúng Tổ Khi lạy Tổ, nghệ sĩ phải lạy đủ 12 lạy. Cúng Tổ thì cần ăn mặc lịch sự. Tuy nhiên, cũng có người quan niệm rằng nên mặc đồ như khi mình biểu diễn trên sân khấu để được Tổ chứng giám. Nghệ sĩ miền Bắc dâng hương tại nhà thờ tổ nghiệp của Vượng Râu – VnExpress Giải trí NSND Trần Nhượng thắp hương lên bàn thờ Tổ. Video về tổ nghiệp sân khấu là ai? Kết luận Cũng như những giai thoại xoay quanh ông Tổ của ngành sân khấu, những điều kiêng kỵ trên cũng có nhiều dị bản. Không phải nghệ sĩ nào cũng giữ hết tất cả những điều kiêng kỵ. Theo nghệ sĩ Bạch Long, chúng ta tin vào tâm linh, nhưng cái nào không khoa học thì nên giảm bớt đi.
Bản quyền bài viết thuộc Trường THCS Hồng Thái Hải Phòng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường thcs Hồng Thái (thcshongthaiad.edu.vn)
Nguồn: https://thcshongthaiad.edu.vn
Danh mục: Tra Cứu