2 Đề Đọc hiểu Mùa xuân chín – Hàn Mặc Tử hay nhất
Cùng thcs Hồng Thái Đọc hiểu Mùa xuân chín – Hàn Mặc Tử. Các em đọc bài thơ dưới đây rồi trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:
Bạn đang xem: 2 Đề Đọc hiểu Mùa xuân chín – Hàn Mặc Tử hay nhất
2 đề Đọc hiểu Mùa xuân chín – Hàn Mặc Tử
Đề số 1
MÙA XUÂN CHÍN – HÀN MẶC TỬ
Trong làn nắng ửng: khói mơ tan.
Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng.
Sột soạt gió trêu tà áo biếc,
Trên giàn thiên lí. Bóng xuân sang
—–
Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời.
Bao cô thôn nữ hát trên đồi;
− Ngày mai trong đám xuân xanh ấy,
Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi…..
—–
Tiếng ca vắt vẻo lưng chứng núi
Hổn hển như lời của nước mây…….
Thầm thĩ với ai ngồi dưới trúc,
Nghe ra ý vị và thơ ngây…..
—–
Khách xa vừa lúc mùa xuân chín,
Lòng trí bâng khuân sực nhớ làng.
− Chị ấy năm nay còn gánh thóc.
Dọc bờ sông trắng nắng chang chang ?
(Hàn Mạc Tử)
Câu 1. Chủ đề của bài thơ trên là gì?
Câu 2. Câu thơ Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời gợi anh/chị liên tưởng tới câu thơ nào, của ai? Chỉ ra điểm giống và khác nhau giữa hai câu thơ.
Câu 3. Phân tích biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ:
Xem thêm : Cảm nghĩ về mùa xuân trên quê hương em
Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi,
Hổn hển như lời của nước mây
Câu 4. Lý giải tại sao tác giả lại đặt tên cho bài thơ là “Mùa xuân chín”?
Lời giải chi tiết:
Câu 1.
Chủ đề: Bức tranh mùa xuân đẹp, xanh tươi, đầy sức sống qua tình yêu tha thiết, mãnh liệt và một nỗi nhớ nhung khắc khoải, da diết của nhân vật trữ tình về một thế giới tươi đẹp giờ chỉ còn trong kí ức.
Câu 2.
Câu thơ Hàn Mạc Tử gợi liên tưởng đến hai câu thơ Nguyễn Du trong Truyện kiều:
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
– Điểm giống nhau: đều miêu tả hình ảnh có mùa xuân với không gian rộng mở đến chân trời.
– Khác nhau: Câu thơ Hàn Mạc Tử động hơn, ở đó sắc xanh của trời và màu xanh của cỏ hòa vòa làm một với nhau.
Câu 3.
Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ là: nhân hóa, so sánh. Học sinh cần nêu được tác dụng của những biện pháp tu từ này: thể hiện được thần thái của tiếng hát màu xuân vừa hồn nhiên trong trẻo vừa thiết tha rạo rực.
Câu 4.
Tác giả đặt tên cho bài thơ là “Mùa xuân chín” với ý nghĩa: cảnh sắc thiên nhiên mùa xuân trong bài thơ đang ở độ tươi đẹp nhất, viên mãn nhất. Nhưng trạng thái đó cũng đồng nghĩa với việc mùa xuân đang và sẽ trôi qua, cái đẹp không tồn tại vĩnh hằng, mãi mãi, để lại trong lòng nhà thơ sự nuối tiếc khôn nguôi.
……………………………………………………………….
Đề số 2
MÙA XUÂN CHÍN
Trong làn nắng ửng: khói mơ tan.
Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng.
Sột soạt gió trêu tà áo biếc,
Trên giàn thiên lí. Bóng xuân sang
Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời.
Bao cô thôn nữ hát trên đồi;
− Ngày mai trong đám xuân xanh ấy,
Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi…..
Tiếng ca vắt vẻo lưng chứng núi
Hổn hển như lời của nước mây…….
Thầm thĩ với ai ngồi dưới trúc,
Nghe ra ý vị và thơ ngây…..
Khách xa vừa lúc mùa xuân chín,
Lòng trí bâng khuân sực nhớ làng.
− Chị ấy năm nay còn gánh thóc.
Dọc bờ sông trắng nắng chang chang ?
(Hàn Mạc Tử)
Câu 1. Chủ đề của bài thơ trên là gì?
Bạn đang xem: 2 Đề Đọc hiểu Mùa xuân chín – Hàn Mặc Tử hay nhất
Câu 2. Trong bài thơ tác giả đã miêu tả cảnh vật mùa xuân thông qua những từ ngữ, hình ảnh nào?
Câu 3. Anh/Chị hiểu như thế nào về nội đun của khổ thơ cuối bài thơ?
Câu 4. Anh/Chị hãy nêu cảm nhận của mình về bức tranh mùa xuân trong bài thơ?
Lời giải chi tiết:
Câu 1. Chủ đề của bài thơ là: vẻ đẹp của mùa xuân sang ở vùng quê non nước và sự tiếc nuối của nhân vật trữ tình dành cho người con gái mình yêu sắp lấy chồng.
Câu 2. Mùa xuân được miêu tả bằng âm thanh và màu sắc tươi đẹp đặc trưng của mùa xuân. Bức tranh có màu vàng của đôi mái nhà tranh, màu biếc của áo, màu xanh rợn của cỏ và màu của bờ sông trắng, màu của nắng chang chang. Cùng với đó, bức tranh cũng có âm thanh sột soạt của tà áo, âm thanh của tiếng hát của các thôn nữ trên đồi và tiếng ca trên lưng núi.
Câu 3. Nội dung của khổ cuối bài thơ đó chính là: lời hỏi thăm cùng sự tiếc nuối của nhân vật trữ tình là một người đi xa quê hương dành cho người con gái mình thương ở quê hương. Mùa xuân tươi đẹp đến gợi hình ảnh của tình yêu đôi lứa nhưng cũng gợi ra mối tình dang dở của chính nhân vật trữ tình
Câu 4. Bức tranh mùa xuân trong bài thơ là bức tranh tươi đẹp của mùa xuân ở vùng quê thanh bình, có non nước. Tác giả đã sử dụng âm thanh và màu sắc tươi đẹp đặc trưng của mùa xuân để miêu tả mùa xuân tươi đẹp đó: đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng, tà áo biếc, sóng cỏ xanh tươi rợn tới trời và bờ sông trắng, nắng chang chang. Cùng với đó, bức tranh cũng có âm thanh sột soạt của tà áo, âm thanh của tiếng hát của các thôn nữ trên đồi và tiếng ca trên lưng núi. Biện pháp tu từ so sánh “Hổn hển như lời của nước mây” là một biện pháp tu từ tài tình và đặc sắc. Người đọc có thể hình dung được là trong không khí mùa xuân ấy, lời ca tiếng hát xuất hiện giữa lưng núi và hổn hển như lời nói của nước mây từ đâu vọng đến. Dường như đó là tiếng hát trong trẻo, sâu lắng, hòa vào không khí mùa xuân trên núi, làm cho người đọc có cảm giác như lời của non nước thầm thì, sâu lắng và dạt dào cảm xúc. Cuối cùng, bức tranh mùa xuân cũng gắn liền với cả hình ảnh của người con gái mà nhân vật trữ tình dành tình yêu thương cho.
Đăng bởi: thcs Hồng Thái
Chuyên mục: Giáo dục
Bản quyền bài viết thuộc Trường THCS Hồng Thái Hải Phòng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường thcs Hồng Thái (thcshongthaiad.edu.vn)
Nguồn: https://thcshongthaiad.edu.vn
Danh mục: Tra Cứu