3 Bộ đề đọc hiểu Tự sự hay nhất
- Code King Legacy Update 3.5 mới nhất và hướng dẫn nhập mã Code King Legacy cho người mới tham gia
- Giải SBT bài 9: Tín dụng và vai trò của tín dụng | SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10
- Gợi ý 150+ tên hay cho bé trai vần N nam tính & bình an
- Giải câu 3 bài ôn tập phép cộng và phép trừ hai phân số | sgk Toán lớp 5
- Hoàn thành sơ đồ tìm ý cho đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của em với một cảnh đẹp của đất nước Việt Nam. | SBT Tiếng Việt 3 Chân trời sáng tạo
Cùng thcs Hồng Thái tìm hiểu một số đề đọc hiểu Tự sự phổ biến trong các kì thi Ngữ Văn.
Bạn đang xem: 3 Bộ đề đọc hiểu Tự sự hay nhất
Đề đọc hiểu Tự sự – Đề số 1:
Đọc bài thơ sau đây và thực hiện yêu cầu:
Dù đục dù trong con sông vẫn chảy,
Dù cao dù thấp cây lá vẫn xanh,
Dù là người phàm tục hay kẻ tu hành,
Cũng phải sống từ những điều rất nhỏ.
Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó,
Sao ta không tròn ngay tự trong tâm.
Đất ấp ôm cho những hạt nảy mầm,
Nhưng chồi tự vươn mình tìm ánh sáng.
Nếu tất cả đường đời đều trơn láng,
Thì chắc gì ta nhận được ra ta.
Ai trong đời cũng có thể tiến xa,
Nếu có khả năng tự mình đứng dậy.
Xem thêm : Giải thích câu “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”
Hạnh phúc cũng như bầu trời này vậy,
Không chỉ dành cho một riêng ai?
(Tự sự – Lưu Quang Vũ).
Câu 1/ Xác định thể thơ của bài thơ trên.
Câu 2/ Bài thơ sử dụng những biện pháp tu từ nào?
Câu 3/ Em hiểu gì về hai câu thơ:
Xem thêm : Trương Hồ Phương Nga là ai? Tóm tắt vụ án hoa hậu Trương Hồ Phương Nga.
Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó,
Sao ta không tròn ngay tự trong tâm.
Câu 4/ Trình bày suy nghĩ của em về khổ thơ cuối của bài thơ (trình bày trong khoảng 10-12 dòng).
Lời giải:
Câu 1: Thể thơ tự do.
Câu 2: Các biện pháp tu từ : Đối lập tương phản ; nhân hóa ; ẩn dụ ; so sánh.
Câu 3: Ý nghĩa hai câu thơ:
Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó,
Sao ta không tròn ngay tự trong tâm.
Cuộc sống luôn chứa đừng những điều đối lập nhau : hạnh phúc xen lẫn khổ đau ; niềm vui, nụ cười xen lẫn giọt nước mắt ; thành công xen lẫn sự thất bại ; cơ hội xen lẫn thách thức, khó khăn…. Đôi khi chúng ta sẽ gặp phải những nỗi buồn, sự thất bại, khó khăn, trở ngại và những điều ấy dễ làm ta có những ý nghĩ tiêu cực, ca thán cuộc đời không như mình mong muốn (Chê cuộc đời méo mó). Những lúc như vậy thay vì ca thán, trách cứ số phận ta hãy làm thay đổi hoàn cảnh bằng chính nghị lực, sự nỗ lực, quyết tâm của ta (Tròn ngay tự trong tâm).
Câu 4: Phần trình bày của thí sinh cần đảm bảo cấu trúc một đoạn văn, nêu được ý nghĩa của khổ thơ cuối: Cuộc đời luôn công bằng với sự nỗ lực, quyết tâm của mỗi người. Những gì bạn gieo ngày hôm nay sẽ là thành quả bạn gặt hái được ngày mai. Đứng dậy sau những thất bại, vấp ngã là điều ta nên làm thay vì chán chường, thất vọng rồi gục ngã. Hạnh phúc như bầu trời vậy, không dành riêng cho ai. Ai cũng có cơ hội nắm bát hạnh phúc, cơ hội thành công nếu ta biết vươn lên, kiên cường trong giông tố, khó khăn, thử thách.
…………………………..
Đề đọc hiểu Tự sự – Đề số 2:
Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:
Dù đục dù trong con sông vẫn chảy,
Dù cao dù thấp cây lá vẫn xanh,
Dù là người phàm tục hay kẻ tu hành,
Cũng phải sống từ những điều rất nhỏ.
Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó,
Sao ta không tròn ngay tự trong tâm.
Đất ấp ôm cho những hạt nảy mầm,
Nhưng chồi tự vươn mình tìm ánh sáng.
Nếu tất cả đường đời đều trơn láng,
Thì chắc gì ta nhận được ra ta.
Ai trong đời cũng có thể tiến xa,
Nếu có khả năng tự mình đứng dậy.
Xem thêm : Giải thích câu “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”
Hạnh phúc cũng như bầu trời này vậy,
Không chỉ dành cho một riêng ai!
(Thơ tự sự – Nguyễn Quang Vũ).
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt của văn bản?
Câu 2. Tìm các biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ đầu của văn bản. Nêu ngắn ngọn tác dụng của các biện pháp tu từ đó.
Câu 3. Anh/ Chị hiểu như thế nào về hai câu thơ: “Nếu tất cả đường đời đều trơn láng/ Thì chắc gì ta nhận được ra ta”.
Câu 4. Câu thơ nào trong văn bản khiến anh/ chị ấn tượng nhất? Vì sao?
Lời giải:
Câu 1. Phương thức biểu đạt của văn bản: nghị luận
- Điểm 0,5: Ghi lại đúng phương thức biểu đạt
- Điểm 0: Trả lời không đúng hoặc không trả lời
Câu 2. Các biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ đầu của văn bản: Điệp ngữ, liệt kê, đối
Tác dụng của các biện pháp tu từ :
- Từ những điều tất yếu trong cuộc sống, nhà thơ khẳng định: cho dù điều kiện trái ngược nhau nhưng mọi sự vật vẫn đi theo quy luậy cảu nó
- Câu thơ có nhịp điệu, sinh động hơn
- Điểm 1: Xác định được các biện pháp tu từ (0,5 điểm), Nêu được tác dụng theo cách trên hoặc diễn đạt theo cách khác nhưng hợp lý, thuyết phục
- Điểm 0,5: ghi được biên pháp tu từ, không nêu tác dụng
- Điểm 0,25: ghi được 1 biện pháp tu từ, không nêu được tác dụng
- Điểm 0: Trả lời không đúng hoặc không trả lời
Câu 3. Anh/ Chị hiểu như thế nào về hai câu thơ: “Nếu tất cả đường đời đều trơn láng/ Thì chắc gì ta nhận được ra ta”.
– Đường đời trơn láng: cuộc sống thuận lợi, may mắn
– Ta nhận ra ta: hiểu được bản thân mình
=> Ý Cả câu: nếu trong cuộc đời, ta gặp nhiều thuận lợi, không hề gặp bất cứ khó khăn nào thì con người không thể biết được những khả năng và giá trị thực của bản thân minh
Có thể diễn đạt theo cách khác nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục.
- Điểm 1: Nêu đầy đủ 3 ý như trên diễn đạt rõ ràng
- Điểm 0,75: Nêu được 3 ý như trênnhưng chưa đầy đủ nhận xét chưa có sức thuyết phục.
- Điểm 0,5: Có ý nhưng không rõ ràng
- Điểm 0,25: có đề cập vấn đề song không rõ
– Điểm 0: Không có câu trả lời.
Câu 4. Câu thơ nào trong văn bản khiến anh/ chị ấn tượng nhất? Vì sao?
Học sinh chọn 1 hoặc vài câu thơ . Giải thích cách lựa chọn của mình
- Điểm 0,5: ghi được câu thơ và giải thích hợp lý
- Điểm 0,25: ghi được câu thơ, không giải thích
- Điểm 0: không ghi hoặc không trả lời
………………………………………
Cùng tham khảo các đề đọc hiểu tác phẩm Tự sự để làm quen với các dạng câu hỏi đọc hiểu về văn bản này trong các kì thi em nhé!
Đăng bởi: thcs Hồng Thái
Chuyên mục: Giáo dục
Bản quyền bài viết thuộc Trường THCS Hồng Thái Hải Phòng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường thcs Hồng Thái (thcshongthaiad.edu.vn)
Nguồn: https://thcshongthaiad.edu.vn
Danh mục: Tra Cứu