3 Đề Đọc hiểu Bến Đò Ngày Mưa (Anh Thơ) có đáp án chi tiết
- Cách đặt tên 2 chữ giống nhau cho bé trai, bé gái siêu độc đáo
- Phân tích, so sánh cảnh mùa xuân trong câu thơ cổ Trung Quốc: “Phương thảo liên thiên bích / Lê chi sổ điểm hoa” (Cỏ thơm liền với trời xanh / Trên cành lê có mấy bông hoa) với cảnh mùa xuân trong câu thơ: “Cỏ non xanh tận chân trời / Cành lê ưắng điểm mộ
- Năng suất sinh học là gì? Phân biệt năng suất sinh học với năng suất kinh tế
- 200+ Mẫu chữ ký tên Hiếu đẹp nhất, hợp phong thủy
- Cách biểu diễn electron trong AO nào sau đây không tuân theo nguyên lí Pauli? | SBT Hoá học 10 Kết nối tri thức
3 Đề đọc hiểu Bến Đò Ngày Mưa (Anh Thơ) có đáp án chi tiết được thầy cô trường thcs Hồng Thái tổng hợp từ các bài thi Ngữ Văn trên toàn quốc sẽ là tài liệu cho các em ôn luyện tại nhà trước khi bước vào kì thi sắp tới. Hy vọng với 3 bộ đề Bến Đò Ngày Mưa đọc hiểu dưới đây, các em sẽ trả lời đúng toàn bộ các câu hỏi trong bài thi nhé.
Bạn đang xem: 3 Đề Đọc hiểu Bến Đò Ngày Mưa (Anh Thơ) có đáp án chi tiết
Anh Thơ (1921 – 2005) là nữ thi sĩ tiêu biểu của nền thơ Việt Nam hiện đại. Anh Thơ có sở trường viết về cảnh sắc nông thôn, gợi được không khí và nhịp sốngnơi đồng quê Bắc Bộ.
Đọc hiểu Bến Đò Ngày Mưa (Anh Thơ) – Đề số 1
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Tre rũ rợi ven bờ chen ướt át
Chuối bơ phờ đầu bến đứng dầm mưa.
Và dầm mưa dòng sông trôi rào rạt
Bạn đang xem: 3 Đề Đọc hiểu Bến Đò Ngày Mưa (Anh Thơ) có đáp án chi tiết
Mặc con thuyền cắm lại đậu chơ vơ.
***
Trên bến vắng, đắm mình trong lạnh lẽo
Vài quán hàng không khách đứng xo ro.
Một bác lái ghé buồm vào hút điếu
Xem thêm : Phân tích tấn bi kịch Vũ Như Tô trong Vĩnh Biệt Cửu Trùng Đài
Mặc bà hàng sù sụ sặc hơi, ho.
***
Ngoài đường lội họa hoằn người đến chợ
Thúng đội đầu như đội cả trời mưa.
Và họa hoằn một con thuyền ghé chở
Rồi âm thầm bến lại lặng trong mưa.
(Nguồn: Hoài Thanh, Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam , NXB Văn học, 2007)
Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản.
Lời giải:
Thể thơ của văn bản là: bát ngôn.
Câu 2. Chỉ ra những từ ngữ miêu tả trạng thái của cảnh vật trong khổ thơ đầu.
Lời giải:
Từ ngữ miêu tả trạng thái của cảnh vật trong khổ đầu là: ru, rượi, ướt át, bơ phờ, rào rạt, chơ vơ.
Câu 3. Tác dụng của biện pháp tu từ trong câu thơ:
Trên bến vắng, đắm mình trong lạnh lẽo
Vài quán hàng không khách đứng xo ro.
Lời giải:
Biện pháp tu từ là: Nhân hóa (vài quán hàng không khách đứng xo ro)
Tác dụng của biện pháp tu từ:
+ Nhấn mạnh sự vắng vẻ, trống khách trên bến vắng của những quán hàng vào ngày trời mưa
+ Giúp đoạn thơ trở nên giàu hình ảnh, sinh động, hấp dẫn và thu hút người đọc hơn.
Câu 4. Anh/chị thấy được điều gì trong tâm hồn tác giải qua văn bản trên?
Lời giải:
Em thấy được trong tâm hồn tác giả qua văn bản trên đó là sự nhạy cảm tinh tế, để ý sâu sắc cả cảnh vật cũng như con người xung quanh mình. Từ đó, tác giả thêm trân trọng, yêu thương hơn những cảnh vật, con người đó.
Câu 5. Trình bày cảm nhận của em vể bức tranh quê qua đoạn thơ sau:
Tre rũ rợi ven bờ chen ướt át
Chuối bơ phờ đầu bến đứng dầm mưa.
Và dầm mưa dòng sông trôi rào rạt
Mặc con thuyền cắm lại đậu chơ vơ.
Lời giải:
Có thể cảm nhận bức tranh làng quê vắng vẻ ngưng đọng qua quan sát tinh tế của AnhThơ:
+ Không gian rất bao quát qua những hình ảnh rất quen thuộc: tre, chuối, ven bờ, đầu bến.
Xem thêm : Đoạn văn tiếng Anh về chủ đề Shopping
+ Có những chi tiết nhân hóa sinh đông, điển hình, giàu sức khêu gợi của cảnh quê: tre rũ rượi, chen ướt át, chuối bơ phờ, sông trôi rào rạt…
Đọc hiểu Bến Đò Ngày Mưa (Anh Thơ) – Đề số 2
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Tre rũ rợi ven bờ chen ướt át
Chuối bơ phờ đầu bến đứng dầm mưa.
Và dầm mưa dòng sông trôi rào rạt
Mặc con thuyền cắm lại đậu chơ vơ.
***
Trên bến vắng, đắm mình trong lạnh lẽo
Vài quán hàng không khách đứng xo ro.
Một bác lái ghé buồm vào hút điếu
Xem thêm : Phân tích tấn bi kịch Vũ Như Tô trong Vĩnh Biệt Cửu Trùng Đài
Mặc bà hàng sù sụ sặc hơi, ho.
***
Ngoài đường lội họa hoằn người đến chợ
Thúng đội đầu như đội cả trời mưa.
Và họa hoằn một con thuyền ghé chở
Rồi âm thầm bến lại lặng trong mưa.
(Nguồn: Hoài Thanh, Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam , NXB Văn học, 2007)
Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ, các phương thức biểu đạt, chủ đề của văn.
Lời giải:
– Phong cách ngôn ngữ: nghệ thuật
– Các phương thức biêu đạt: miêu tả, biểu cảm.
– Chủ đề: Bức tranh bến đò ngày mưa.
Câu 2. Nhận xét và nêu tác dụng của việc sử dụng từ ngữ trong khổ thơ:
Tre rũ rợi ven bờ chen ướt át
Chuối bơ phờ đầu bến đứng dầm mưa.
Và dầm mưa dòng sông trôi rào rạt
Mặc con thuyền cắm lại đậu chơ vơ.
Lời giải:
– Tác giả dùng những tính từ gợi hình, gợi cảm về những sự vật xuất hiện trong ngày mưa: rũ rợi, bờ phờ, ướt át, rào rạt, chơ vơ.
Tác dụng:
– Khiến hình ảnh thơ hiện nên chân thật, sống động hơn.
– Tăng sức gợi hình, gợi cảm, tạo nhịp điệu cho câu thơ
– Nhấn mạnh khung cảnh đìu hiu, sự hoang vắng, buồn bã, u sầu đang bao lấy không gian nơi đây
Câu 3. Bài thơ gợi lên một khung cảnh như thế nào?
Lời giải:
Bài thơ gợi lên một khung cảnh: xơ xác, tiêu điều, lạnh lẽo, hoang sơ, không có hơi ấm của con người
Câu 4. Qua bài thơ trên anh/chị nêu cảm nghĩ về quê hương của mình?
Lời giải:
Cảm nghĩ về quê hương của mình: yêu quê hương, tự hào, trân trọng, biết ơn và luôn lưu giữ những kỉ niệm về quê hương.
Quê hương trong kí ức em là một miền quê đẹp. Em luôn trân quý và tự hào về quê hương của mình. Quê hương không trù phú, giàu có nhưng quê hương có gia đình, có mẹ cha, có những bạn bè, cảnh vật…Quê hương chính là phần kí ức luôn ấm nồng, tươi đẹp và thiêng liêng trong trái tim em. Và dẫu có đi đâu xa đi chăng nữa thì em cũng nhớ mãi về quê hương mình với tình thương của cha mẹ, gia đình, bạn bè….
Đọc hiểu Bến Đò Ngày Mưa (Anh Thơ) – Đề số 3
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Tre rũ rợi ven bờ chen ướt át
Chuối bơ phờ đầu bến đứng dầm mưa.
Và dầm mưa dòng sông trôi rào rạt
Mặc con thuyền cắm lại đậu chơ vơ.
***
Trên bến vắng, đắm mình trong lạnh lẽo
Vài quán hàng không khách đứng xo ro.
Một bác lái ghé buồm vào hút điếu
Xem thêm : Phân tích tấn bi kịch Vũ Như Tô trong Vĩnh Biệt Cửu Trùng Đài
Mặc bà hàng sù sụ sặc hơi, ho.
***
Ngoài đường lội họa hoằn người đến chợ
Thúng đội đầu như đội cả trời mưa.
Và họa hoằn một con thuyền ghé chở
Rồi âm thầm bến lại lặng trong mưa.
(Nguồn: Hoài Thanh, Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam , NXB Văn học, 2007)
Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản trên.
Lời giải:
Thể thơ của văn bản trên là: Bát cú
Câu 2. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản.
Lời giải:
Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản là biểu cảm.
Câu 3. Xác định các từ láy trong văn bản?
Lời giải:
Xác định các từ láy trong văn bản là: rũ rợi, bơ phờ, rào rạt, trơ vơ, lạnh lẽo, xo ro.
Câu 4. Con người ở bến đò ngày mưa được tái hiện qua những hình ảnh nào?
Lời giải:
Con người ở bến đò ngày mưa được tái hiện qua những hình ảnh là: “Vài quán hàng không khách đứng xo ro. Một bác lái ghé buồm vào hút điếu, Mặc bà hàng sù sụ sặc hơi, ho. Ngoài đường lội hoạ hoằn người đến chợ Thúng đội đầu như đội cả trời mưa.”
Câu 5. Nhận xét cách gieo vần của tác giả trong bài thơ.
Lời giải:
Cách gieo vần của tác giả trong bài thơ là gieo vần cách, giúp câu thơ trở nên linh hoạt và không bị gò bó.
Câu 6. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ:
Ngoài đường lội hoạ hoằn người đến chợ
Thúng đội đầu như đội cả trời mưa
Lời giải:
Tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ trên là: so sánh (Thúng đội đầu như đội cả trời mưa) là:
+ Nhấn mạnh con người đến chợ vào ngày mưa phải vất vả, khó nhọc bao nhiêu.
+ Giúp đoạn thơ trở nên sinh động, hấp dẫn và thu hút người đọc hơn.
Câu 7. Nêu nội dung chính của bài thơ.
Lời giải:
Nội dung chính của bài thơ là: miêu tả cảnh sinh hoạt của người dân ở chợ lúc trời mưa.
Câu 8. Khung cảnh làng quê trong văn bản khiến anh/chị nhớ tới bài thơ nào, của ai? (kể tên ít nhất 03 bài)
Lời giải:
Khung cảnh làng quê trong văn bản khiến em nhớ tới bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận, bài “Quê hương” của Tế Hanh và bài “Làng” của Kim Lân.
Câu 9. Có ý kiến cho rằng: Bài thơ là tấm lòng của một người con yêu quê hương tha thiết. Anh/chị có đồng tình với ý kiến đó hay không? Vì sao?
Lời giải:
Em đồng tình với ý kiến cho rằng: “Bài thơ là tấm lòng của một người con yêu quê hương tha thiết.”. Vì tác giả phải là một người yêu quê hương tha thiết mới có thể miêu tả đến chân thực như vậy, cảnh vật cũng như con người ở chợ lúc trời mưa. Không chỉ thế , tài quan sát và khả năng đưa vào tác phẩm của mình cũng giúp nhà thơ khẳng định sự yêu thương, trân quý quê hương, đất nước của chính mình.
******************
Trên đây là 3 đề đọc hiểu Bến Đò Ngày Mưa (Anh Thơ) có đáp án chi tiết. Hy vọng dựa vào đây, các em sẽ tự tin trả lời đúng các câu hỏi trong kì thi sắp tới. Chúc các em ôn tập thật tốt trước khi bước vào kì thi học kì sắp tới.
Đăng bởi: thcs Hồng Thái
Chuyên mục: Giáo dục
Bản quyền bài viết thuộc Trường THCS Hồng Thái Hải Phòng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường thcs Hồng Thái (thcshongthaiad.edu.vn)
Nguồn: https://thcshongthaiad.edu.vn
Danh mục: Tra Cứu