5 Đề đọc hiểu Trong Lời Mẹ Hát trắc nghiệm, tự luận có đáp án
- Theo khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trẻ vị thành niên nên bồ sung nước theo tỉ lệ 40 mL/kg cân nặng. Dựa vào khuyến nghị trên, em hãy tính lượng nước mà một học sinh lớp 8 có cân nặng 50 kg cần uống trong một ngày.
- Cảm nhận khổ thơ 1 bài Vội vàng (Xuân Diệu)
- Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
- Chia sẻ một trải nghiệm về nơi em sống hoặc từng đến lớp 6 ngắn gọn, hay nhất (16 Mẫu)
- Hướng dẫn các bước vẽ bàn tay nhân vật Anime, Manga
Đề đọc hiểu Trong Lời Mẹ Hát trắc nghiệm, tự luận có đáp án chi tiết được thầy cô trường thcs Hồng Thái biên soạn và tổng hợp từ các đề thi học kì môn Ngữ Văn 10 sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em nắm chắc kiến thức trong quá trình ôn luyện.
Bạn đang xem: 5 Đề đọc hiểu Trong Lời Mẹ Hát trắc nghiệm, tự luận có đáp án
Đọc hiểu Trong Lời Mẹ Hát – Đề số 1
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Con gặp trong lời mẹ hát
Cánh cò trắng, dải đồng xanh
Con yêu màu vàng hoa mướp
Bạn đang xem: 5 Đề đọc hiểu Trong Lời Mẹ Hát trắc nghiệm, tự luận có đáp án
” Con gà cục tác lá chanh”
… Thời gian chạy qua tóc mẹ
Một màu trắng đến nôn nao
Lưng mẹ cứ còng dần xuống
Cho con ngày một thêm cao
Mẹ ơi trong lời mẹ hát
Có cả cuộc đời hiện ra
Lời ru chắp con đôi cánh
Lớn rồi con sẽ bay xa”
Xem thêm : Những hình xăm cấm kỵ cực nguy hiểm mà bạn cần biết
(Trong lời mẹ hát – Trương Nam Hương)
Trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? (0,5 điểm)
Lời giải:
Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ 6 chữ
Câu 2. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn thơ. ( 0,5 điểm)
Lời giải:
Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm
Câu 3. Chỉ ra và nêu hiệu quả của các biện pháp tu từ trong khổ thơ thứ 2 (1,0 điểm)
Lời giải:
– Nhân hóa: thời gian chạy qua tóc mẹ
– Tương phản: lưng mẹ còng xuống >< con thêm cao
– Tác dụng: Nhấn mạnh thời gian trôi qua nhanh kéo theo sự già nua của mẹ. Qua đó thể hiện tình yêu thương, biết ơn của con đối với mẹ.
Câu 4. Đoạn thơ nào gợi cho anh/chị ấn tượng sâu sắc nhất? ( trình bày từ 5- 7 dòng) (1,0 điểm)
Lời giải:
Gợi ý: Học sinh có thể chọn câu thơ hoặc đoạn thơ bất kỳ để cảm nhận: ấn tượng về lời ru của mẹ, về công lao của mẹ, về sự biết ơn đối với mẹ…
Có thể chọn câu thơ hoặc đoạn thơ bất kì để cảm nhận:
+ Cảm nhận về ấn tượng về lời ru của mẹ qua khổ 1
+ Cảm nhận về vẻ đẹp của quê hương qua lời hát của mẹ (khổ 2)
+ Cảm nhận về công lao của mẹ qua khổ 3
+ Cảm nhận về sự biết ơn của con đối với mẹ (khổ cuối)
Tham khảo: Cảm nhận về khổ thơ cuối:
Mẹ ơi trong lời mẹ hát
Có cả cuộc đời hiện ra
Lời ru chắp con đôi cánh
Lớn rồi con sẽ bay xa
– Cảm nhận về nội dung:
+ Trong lời mẹ hát, dường như con cảm nhận, nhìn thấy cả cuộc đời của mình.
+ Qua lời ru mẹ gửi gắm bao ước mơ, hi vọng về tương lai tốt đẹp của con.
+ Thể hiện tình mẫu tử bền chặt.
– Cảm nhận về nghệ thuật:
+ Thể thơ tự do, lời thơ nhẹ nhàng, dung dị, sâu lắng
+Ẩn dụ: Trong lời mẹ hát / có cả cuộc đời hiện ra; Lời ru như chắp con đôi cánh; con sẽ bay xa.
– Cảm nhận về ý nghĩa lời ru và về mẹ:
+ Lời ru thể hiện tình yêu thương sâu sắc của mẹ với con cùng ước mơ, mong muốn con sẽ trưởng thành, thành đạt.
+ Thể hiện tấm lòng yêu kính, trân trọng, biết ơn sâu nặng với mẹ.
Đọc hiểu Trong Lời Mẹ Hát – Đề số 2
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Con gặp trong lời mẹ hát
Cánh cò trắng, dải đồng xanh
Con yêu màu vàng hoa mướp
” Con gà cục tác lá chanh”
… Thời gian chạy qua tóc mẹ
Một màu trắng đến nôn nao
Lưng mẹ cứ còng dần xuống
Cho con ngày một thêm cao
Mẹ ơi trong lời mẹ hát
Có cả cuộc đời hiện ra
Lời ru chắp con đôi cánh
Lớn rồi con sẽ bay xa”
(Trong lời mẹ hát – Trương Nam Hương)
Trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Lời giải:
Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm
Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn trích trên
Lời giải:
Nội dung chính: Cảm xúc về lời ru của mẹ, nỗi xót xa và biết ơn của người con trước sự hi sinh thầm lặng của người mẹ.
Câu 3: Chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ trong khổ thơ:
Thời gian chạy qua tóc mẹ
Một màu trắng đến nôn nao
Lưng mẹ cứ còng dần xuống
Cho con ngày một thêm cao.
Lời giải:
– Nhân hóa: thời gian chạy qua tóc mẹ
– Tương phản: Lưng mẹ còng xuống >< con thêm cao
=> Hiệu quả: nhấn mạnh thời gian trôi qua nhanh kéo theo sự già nua của mẹ. Qua đó thể hiện tình yêu thương, biết ơn của con đối với mẹ.
Câu 4: Thông điệp của bài thơ trong lời mẹ hát là gì?
Lời giải:
Thông điệp của bài thơ trong lời mẹ hát: Mẹ là người đã dành trọn đời nuôi dạy ta lớn khôn, trưởng thành. Vì vậy, con cái c ần hiếu kính, biết ơn, phụng dưỡng, đền đáp công ơn mẹ.
Câu 5. Trong bài thơ trên, có hình ảnh trong lời hát có những hình ảnh nào? Đó được miêu tả thế nào? Những hình ảnh đó gợi cho em suy nghĩ gì?
Lời giải:
Trong bài thơ trên, có hình ảnh trong lời hát có những hình ảnh nào? Đó được miêu tả thế nào? Những hình ảnh đó gợi cho em suy nghĩ gì?
– Trong lời mẹ hát có những hình ảnh sau: Cánh cò trắng, cánh đồng lúa xanh, hoa mướp vàng, con gà cục tác
Đó là những hình ảnh bình dị, quen thuộc, gắn bó thân thiết với cuộc sống thôn quê, những cảnh vật ấy gắn bó mật thiết với tuổi thơ của con.
– Những hình ảnh ấy bồi đắp những cảm xúc, tâm hồn đẹp trong con, giúp con cảm thấy thêm yêu mến, gắn bó, trân trọng, ngợi ca quê hương, gia đình và mẹ.
Câu 6. Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của mình về ý nghĩa lời ru của mẹ đối với đời sống mỗi con người.
Lời giải:
Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận dài khoảng 200 chữ, có đủ 3 phần mở – thân – kết đoạn
Cần viết đúng vấn đề nghị luận: Ý nghĩa lời ru của mẹ đối với đời sống mỗi con người
Xem thêm : Phân tích khổ 2 bài Tràng Giang của Huy Cận
Định hướng ý chính:
– Giới thiệu vấn đề
Ai trong cuộc sống của mỗi chúng ta, ai ai cũng từng được nghe những lời ru của bà, của chị, của mẹ
Thật hạnh phúc cho những ai được lớn lên trong tiếng hát của mẹ
– Lời ru ấm áp ngọt ngào có ý nghĩa vô giá.
– Giải thích:
Lời ru là những câu hát, những làn điệu dân ca, những câu ca dao, hò vè.. ngọt ngào, sâu lắng, thường được ông bà, cha mẹ cất lên để vỗ về, đưa con thơ vào giấc ngủ.
Lời ru của mẹ ngọt ngào, chứa đựng tình yêu thương và mong con khôn lớn, trưởng thành.
– Chứng minh vấn đề: Ý nghĩa lời ru
+ Lời ru của mẹ là biểu hiện của tình mẫu tử thiêng liêng.
+Lời ru đưa con vào giấc ngủ say nồng.
+Lời ru là lời yêu thương chứa đựng tình yêu vô bờ bến của mẹ dành cho con. Trong tình yêu ấy, con là tài sản quý giá nhất, là niềm tự hào lớn đẹp nhất, là cả cuộc sống của người mẹ.
+ Lời ru còn thể hiện tâm hồn, tấm lòng của mẹ – người hát ru.
+ Lời ru thân thương ấy có vai trò vô cùng quan trọng với việc hình thành nhân cách con người những phẩm chất đạo đức tốt đẹp
+ Lời ru của mẹ còn gửi gắm là ước mong, hi vọng về tương lai của con trẻ.
– Mở rộng vấn đề: Trong nhịp sống tốc độ và hiện đại thời đô thị hóa, công nghiệp hóa, một số bộ phận các bà mẹ trẻ không thuộc những lời bài hát ru, bỏ quên đi khúc hát truyền thống ngày nào.
– Bài học nhận thức hành động:
+ Không quên những lời mẹ ru, hiểu, sống hết những gì mẹ đã chuẩn bị cho con qua lời ru ấy
+ Cần ghi nhớ, hiểu ý nghĩa lời hát ru, hiểu được bài học nhân cách, bài học lẽ sống ở đời qua những lời ru.
+ Cần biết ơn công lao nuôi dạy của ông bà, cha mẹ.
+ Ông bà, cha mẹ cần hát ru con bằng những giai điệu dân ca ngọt ngào và ấm nồng nhân nghĩa và đạo lí của người Việt Nam.
– Kết đoạn: Khẳng định vấn đề:
Năm tháng cứ qua đi, song tiếng ru của mẹ vẫn được giữ gìn trọn vẹn trong tâm hồn của mỗi chúng ta với bao kỷ niệm êm đềm thời thơ ấu đẹp tuyệt vời.
Đọc hiểu Trong Lời Mẹ Hát – Đề số 3
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:
Con gặp trong lời mẹ hát
Cánh cò trắng, dải đồng xanh
Con yêu màu vàng hoa mướp
“Con gà cục tác lá chanh”
***
Thời gian chạy qua tóc mẹ
Một màu trắng đến nôn nao
Lưng mẹ cứ còng dần xuống
Cho con ngày một thêm cao
***
Mẹ ơi trong lời mẹ hát
Có cả cuộc đời hiện ra
Lời ru chắp con đôi cánh
Lớn rồi con sẽ bay xa
(Trích Trong lời mẹ hát, Trương Nam Hương)
Trả lời các câu hỏi:
Câu 1. Đoạn thơ được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?
Lời giải:
Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
Câu 2. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào?
Lời giải:
Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ tự do
Câu 3. Nêu nội dung của đoạn thơ.
Lời giải:
Nội dung của đoạn thơ: Qua nỗi nhớ về lời ru của mẹ, nhà thơ ca ngợi ý nghĩa lời ru ngọt ngào của mẹ cùng lòng biết ơn trước những tần tảo, hi sinh thầm lặng của mẹ cho con.
Cậu 4. Nhân vật người mẹ được miêu tả là một người như thế nào?
Lời giải:
Nhân vật người mẹ được miêu tả là một người:
– Mẹ gắn bó, yêu mến cuộc sống làng quê
– Mẹ hết lòng yêu thương con, chăm chỉ, tần tảo, suốt đời si sinh thầm lặng cho con qua mái tóc bạc ghi dấu thời gian, qua tấm lưng còng chịu nhiều sương gió.
– Mẹ luôn chú trọng bồi đắp đời sống tâm hồn phong phú cho con, muốn mang đến cho con những điều tốt đẹp nhất.
Câu 5. Nhận xét giọng điệu, cảm xúc của bài thơ
Lời giải:
Giọng điệu, cảm xúc của bài thơ: Nhẹ nhàng, sâu lắng, thấm thía
Câu 6. Chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ trong khổ thơ:
Thời gian chạy qua tóc mẹ
Một màu trắng đến nôn nao
Lưng mẹ cứ còng dần xuống
Cho con ngày một thêm cao.
Lời giải:
Các biện pháp tu từ:
– Nhân hóa: Thời gian chạy qua tóc mẹ
– Tương phản: Lưng mẹ còng xuống >< con ngày một thêm cao
Tác dụng:
– Nhấn mạnh, gây ấn tượng cho lời thơ
– Nhấn mạnh thời gian trôi quá nhanh kéo theo sự già đi của mẹ
– Gợi cảm xúc nôn nao, buồn đến xót xa khi trông thấy mẹ ngày càng già đi, thêm tuổi.
– Qua đó thể hiện tình yêu thương sâu sắc và biết ơn công lao mẹ dành cho con.
Câu 7. Từ đoạn thơ trên, anh/chị hãy viết đoạn văn (khoảng 5 đến 7 dòng) nêu cảm nhận về sự hi sinh thầm lặng của mẹ trong cuộc sống của chính em.
Lời giải:
– Từ khi cất tiêng khóc chào đời, mẹ đã dành trọn tình yêu thương và sự hi sinh thầm lặng cho con
– Mẹ thức khuya dậy sớm, làm việc vất vả, cực nhọc để cho con ăn học đàng hoàng, ăn uống và quần áo đầy đủ.
– Mẹ chăm chút, ân cần, hết lòng chăm chút nuôi con, dạy dỗ con từng li từng tí, mong con sống tốt, mong con sống đẹp.
– Mẹ phần cho con những miếng ăn ngon nhất.
– Lúc con ốm đau, mẹ xót xa, thức thâu đêm để chăm cho con mau khỏi bệnh
– Với con, mẹ của con mẹ tuyệt vời nhất.
Bài mẫu 1:
Mỗi người trẻ chúng ta được sống trong nền hòa bình và tự do như hiện nay là một điều vô cùng may mắn. Nhưng không vì thế mà chúng ta bàng quang với xã hội mà ngay cả trong thời bình, chúng ta cũng cần có trách nhiệm với quê hương đất nước, và noi theo sự hi sinh thầm lặng trong cuộc sống.Sự hi sinh thầm lặng trong cuộc sống được hiểu là những hành động, những con người dũng cảm giúp đỡ người khác từ những hành động nhỏ nhất với tình yêu thương chân thành và cũng là những con người luôn có ý thức vươn lên xây dựng một xã hội tốt đẹp. Mỗi chúng ta hãy sống và lấy những con người có phẩm chất tốt đẹp đó làm gương, sống vì người vì đời.
Bài mẫu 2:
Mẹ là tiếng gọi thiêng liêng nhất mà mỗi con người từ khi sinh ra tới khi mất đi vẫn luôn ấp ủ yêu thương. Thế nhưng có thời điểm, có những công việc ta không cảm thấy thích thú khi mẹ làm. Tuy nhiên, những việc ấy lại là những bài học quý báu mà đôi khi ta đi trọn một kiếp người mới có thể nhận ra hết ý nghĩa. Mẹ là điều tuyệt vời nhất trong cuộc đời này. Sự hy sinh lặng lẽ của Mẹ dành cho những đứa con chính là món quà kỳ diệu nhất”. Quả thật, trên đời chẳng có ai có thể thay thế được mẹ! Dù có khi mẹ chẳng phải là “người bạn” tốt nhất, có khi mẹ bất đồng với chúng ta nhưng mẹ vẫn là người yêu thương, hy sinh và cống hiến cả cuộc đời cho mỗi đứa con. Mẹ bằng một cách nào đó luôn ở bên cạnh để lắng nghe những nỗi buồn, lo lắng của con và làm tất cả những điều tốt đẹp nhất cho đứa con thân yêu của mình. Mẹ chính là chiếc chìa khóa giúp bạn mở toang chiếc hộp chứa đựng những điều kì diệu, giúp bạn trưởng thành hơn trên con đường “làm người”.
Đọc hiểu Trong Lời Mẹ Hát – Đề số 4
Đọc hai đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi từ 4 đến 8:
Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
Còn những bí và bầu thì lớn xuống
Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.
(Mẹ và quả – Nguyễn Khoa Điềm)
Thời gian chạy qua tóc mẹ
Một màu trắng đến nôn nao
Lưng mẹ cứ còng dần xuống
Cho con ngày một thêm cao.
Xem thêm : Những hình xăm cấm kỵ cực nguy hiểm mà bạn cần biết
(Trong lời mẹ hát – Trương Nam Hương)
Câu 1. Nêu hai phương thức biểu đạt nổi bật trong đoạn thơ thứ nhất.
Lời giải:
Hai phương thức biểu đạt nổi bật trong đoạn thơ thứ nhất: Miêu tả, biểu cảm.
Câu 2. Xác định thể thơ của đoạn thơ thứ hai.
Lời giải:
Thể thơ của đoạn thơ thứ hai: thơ sáu tiếng.
Câu 3. Xác định nghệ thuật tương phản trong từng đoạn thơ trên?
Lời giải:
Nghệ thuật tương phản trong đoạn thơ thứ nhất: tương phản giữa “Lũ chúng tôi… lớn lên” và “bí và bầu lớn xuống”;
Nghệ thuật tương phản trong đoạn thơ thứ hai: tương phản giữa “Lưng mẹ… còng dần xuống” và “con ngày một thêm cao”.
Câu 4. Nêu hiệu quả nghệ thuật của phép nhân hóa trong câu thơ “Thời gian chạy qua tóc mẹ”?
Lời giải:
Hiệu quả nghệ thuật của phép nhân hóa trong câu thơ “Thời gian chạy qua tóc mẹ”: Nhân hóa “Thời gian” qua từ “chạy”, cho thấy thời gian trôi qua nhanh làm cho mẹ già nua , bộc lộ nỗi xót xa, thương mẹ của người con.
Câu 5. Những điểm giống nhau về nội dung và nghệ thuật của hai đoạn thơ trên là gì? Trả lời trong khoảng 6-8 dòng.
Lời giải:
Hai đoạn thơ trên có điểm giống nhau về nội dung: Bộc lộ niềm xót xa và lòng biết ơn của con trước những hi sinh thầm lặng của mẹ; về nghệ thuật: ngôn ngữ tạo hình, biểu cảm, biện pháp tương phản, nhân hóa.
Câu 6. Biện pháp tu từ nào được tác giả sử dụng trong hai dòng thơ “Chúng mang giọt mồ hôi mặn – Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi”. Nêu hiệu quả của biện pháp nghệ thuật đó.
Lời giải:
Nghệ thuật: phép so sánh, liên tưởng độc đáo
Tác dụng:
– Nhấn mạnh sự vất vả, khóc nhọc, hi sinh thầm lặng của mẹ
– Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời thơ
Câu 7. Trong hai dòng thơ: “Tôi hoảng sợ, ngày bàn tay mẹ mỏi – Mình vẫn còn một thứ quả non xanh”; tác giả thể hiện tình cảm, cảm xúc gì của mình?
Lời giải:
Câu thơ “Tôi hoảng sợ, ngày bàn tay mẹ mỏi/ Mình vẫn còn một thứ quả non xanh”, bằng nghệ thuật nói giảm nói tránh “mỏi” và biện pháp ẩn dụ “quả non xanh”, tác giả thể hiện nỗi niềm lo lắng đến hốt hoảng khi nghĩ đến một ngày mẹ tuổi đã già mà mình vẫn chưa đủ khôn lớn, trưởng thành, vẫn là “một thứ quả non xanh”, chưa thể thành “trái chín” mẹ mong.
Đọc hiểu Trong Lời Mẹ Hát trắc nghiệm – Đề số 5
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:
Con gặp trong lời mẹ hát
Cánh cò trắng, dải đồng xanh
Con yêu màu vàng hoa mướp
“Con gà cục tác lá chanh”
***
Thời gian chạy qua tóc mẹ
Một màu trắng đến nôn nao
Lưng mẹ cứ còng dần xuống
Cho con ngày một thêm cao
***
Mẹ ơi trong lời mẹ hát
Có cả cuộc đời hiện ra
Lời ru chắp con đôi cánh
Lớn rồi con sẽ bay xa
(Trích Trong lời mẹ hát, Trương Nam Hương)
Câu 1. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ gì?
A. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
B. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
C. Phong cách ngôn ngữ chính luận.
D. Phong cách ngôn ngữ báo chí.
Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là:
A. Nghị luận.
B. Tự sự.
C. Biểu cảm
D. Miêu tả.
Câu 3. Ở văn bản này, người con đã gặp trong lời mẹ hát những hình ảnh quen thuộc nào?
A. Cánh cò trắng, dải đồng xanh.
B. Màu vàng hoa mướp, con gà cục tác lá chanh.
C. Có cả cuộc đời hiện ra.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 4. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: Thời gian chạy qua tóc mẹ?
A. So sánh.
B. Nói quá.
C. Nhân hóa.
D. Hoán dụ.
Câu 5. Anh/chị hiểu như thế nào về nội dung chính của lời thơ sau:
Lưng mẹ cứ còng dần xuống
Cho con ngày một thêm cao
A. Gợi hình ảnh người mẹ vất vả.
B. Tình yêu thương của người con đối với mẹ.
C. Thể hiện tình yêu thương, lòng biết ơn của người con đối với mẹ
D. Tình thương của người mẹ đối với con.
Câu 6. Lời thơ nào sau đây thể hiện rõ nét giá trị lời ru của mẹ?
A. Thời gian chạy qua tóc mẹ/ Một màu trắng đến nôn nao.
B. Lời ru chắp con đôi cánh/ Lớn rồi con sẽ bay xa.
C. Tuổi thơ chở đầy cổ tích/ Dòng sông lời mẹ ngọt ngào.
D. Con gặp trong lời mẹ hát/ Cánh cò trắng, dải đồng xanh.
Câu 7. Ý nào sau đây khái quát nội dung chính của văn bản?
A. Đề cập đến ý nghĩa lời ru của mẹ, đồng thời thể hiện lòng biết ơn của nhà thơ đối với công ơn của mẹ.
B. Đề cập đến hình bóng người mẹ gắn với tuổi thơ và lời ru ngọt ngào.
C. Đề cập đến những năm tháng tuổi thơ của tác giả cùng người mẹ tảo tần.
D. Đề cập đến tấm lòng người mẹ.
Câu 8. Theo em, lời ru của mẹ có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển tâm hồn của người con?
Lời giải:
Theo em, lời ru của mẹ có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển tâm hồn của người con. Lời ru của mẹ đã mang cả thế giới truyền đạt lại cho con, lời ru đó cùng con khôn lớn và đã là thứ cổ vũ tinh thần con đến suốt cuộc đời.
Câu 9. Hình ảnh người mẹ ở văn bản trên gợi cho anh/chị những cảm xúc gì?
Lời giải:
Hình ảnh người mẹ ở văn bản trên gợi cho em hình ảnh người mẹ tần tảo, yêu thương con của mình vô bờ bến. Khi đọc bài thơ, em thấy rất xúc động và thấy yêu thương mẹ của mình nhiều hơn.
Câu 10. Nhà thơ Trương Nam Hương đã gửi gắm thông điệp gì từ văn bản trên?
Lời giải:
Qua văn bản trên, nhà thơ Trương Nam Hương đã gửi gắm đến mọi người thông điệp:
- Hãy luôn yêu thương và trân trọng khi còn có mẹ.
- Lời ru con là một văn hóa rất đẹp, hãy giữ gìn và phát huy nó.
- Luôn ghi nhớ công ơn nuôi dưỡng và giáo dục của bố mẹ mình.
**********************
Trên đây là 5 bộ đề Trong Lời Mẹ Hát đọc hiểu trắc nghiệm, tự luận có đáp án chi tiết. Hy vọng sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn tập thật tốt để bước vào kì thi học kì sắp tới. Chúc các em luôn đạt điểm cao trong các bài thi nhé.
Đăng bởi: thcs Hồng Thái
Chuyên mục: Giáo Dục
Bản quyền bài viết thuộc Trường THCS Hồng Thái Hải Phòng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường thcs Hồng Thái (thcshongthaiad.edu.vn)
Nguồn: https://thcshongthaiad.edu.vn
Danh mục: Tra Cứu