Tra Cứu

7 Đề đọc hiểu Tự tình 1 (Hồ Xuân Hương) có đáp án chi tiết

7 Đề đọc hiểu Tự tình 1 (Hồ Xuân Hương) có đáp án chi tiết được thầy cô trường thcs Hồng Thái biên soạn và tổng hợp từ các bài thi học kì sẽ là tài liệu giúp các em ôn luyện tại nhà trước khi bước vào kì thi sắp tới. Hy vọng với 7 đề Tự tình I đọc hiểu dưới đây, các em sẽ trả lời đúng toàn bộ các câu hỏi trong bài thi nhé.

=> Gợi ý cho các em: Đọc hiểu Tự tình 3 Hồ Xuân Hương

Đề đọc hiểu Tự tình 1 (Hồ Xuân Hương) có đáp án chi tiết
Đề đọc hiểu Tự tình 1 (Hồ Xuân Hương) có đáp án chi tiết

Đọc hiểu Tự tình 1 (Hồ Xuân Hương) – Đề số 1

Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi:

Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom,

Oán hận trông ra khắp mọi chòm.

Mõ thảm không khua mà cũng cốc,

Bạn đang xem: 7 Đề đọc hiểu Tự tình 1 (Hồ Xuân Hương) có đáp án chi tiết

Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om.

Trước nghe những tiếng thêm rền rĩ,

Sau giận vì duyên để mõm mòm.

Tài tử văn nhân ai đó tá?

Thân này đâu đã chịu già tom!

(Tự tình I, Hồ Xuân Hương)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ.

Lời giải:

Phương thức biểu đạt chính của bài thơ: Biểu cảm

Câu 2. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai?

Lời giải:

Nhân vật trữ tình trong bài thơ là: người phụ nữ trong xã hội phong kiến (tác giả Hồ Xuân Hương).

Câu 3. Liệt kê những từ ngữ, hình ảnh miêu tả ngoại cảnh trong bài thơ. Nêu nhận xét về ngoại cảnh được miêu tả.

Lời giải:

Những từ ngữ, hình ảnh miêu tả ngoại cảnh trong bài thơ: Tiếng gà văng vẳng gáy; mõ thảm, chuông sầu, tiếng rền rĩ.

Nhận xét về ngoại cảnh được miêu tả:

Ngoại cảnh được miêu tả trong bài thơ gợi lên thời gian đêm khuya về sáng – đó là thời gian tâm lí, thời gian con người thấm thía tận cùng nỗi cô đơn, buồn tủi.

Ngoại cảnh còn gợi lên không gian vắng lặng, tĩnh mịch, với những âm thanh gợi thê thiết, gợi buồn.

Như vậy cảnh buồn, góp phần biểu đạt nỗi buồn trong lòng người.

Câu 4. Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau:

“Trước nghe những tiếng thêm rền rĩ,

Sau giận vì duyên để mõm mòm.”

Lời giải:

– Biện pháp nghệ thuật sử dụng trong các câu thơ trên: phép đối

trước nghe >< sau giận

những tiếng >< vì duyên

thêm rền rĩ >< để mõm mòm

– Tác dụng:

+ Nhấn mạnh mối quan hệ giữa ngoại cảnh và tâm cảnh: nghe những âm thanh sầu thảm vang vọng giữa không gian tĩnh mịch, vắng vẻ khiến người phụ nữ thêm buồn giận, đau khổ vì duyên tình không trọn vẹn; gợi lên một cách xót xa tâm trạng bi kịch của chủ thể trữ tình.

+ Tạo sự cân xứng, nhịp nhàng, hài hòa cho lời thơ.

Câu 5. Nhận xét về ngôn ngữ Hồ Xuân Hương sử dụng trong bài thơ.

Lời giải:

Nhận xét về ngôn ngữ Hồ Xuân Hương sử dụng trong bài thơ:

Trong bài thơ, Hồ Xuân Hương sử dụng rất nhiều những từ ngữ thuần Việt: văng vẳng, gáy, bom, oán hận, trông ra, khắp, chòm, mõ thảm, cốc, chuông sầu, chẳng, cớ sao, om, rền rĩ, giận, mõm mòm, già tom.

Các từ láy: văng vẳng, rền rĩ, mõm mòm vừa giàu giá trị biểu đạt, vừa nôm na, đậm chất dân dã.

Như vậy, ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương mộc mạc, gần gũi, bình dị (khác với ngôn ngữ trang trọng, nhiều từ Hán Việt trong thơ bà Huyện Thanh Quan).

Câu 6. Cảm nhận về thái độ của nhân vật trữ tình thể hiện trong hai câu thơ cuối:

Tài tử văn nhân ai đó tá?

Thân này đâu đã chịu già tom!

Lời giải:

Hồ Xuân Hương là một người phụ nữ bướng bỉnh, cá tính, mạnh mẽ. Dù nhận thức được duyên phận hiện tại của bản thân là “mõm mòm”, hẩm hiu nhưng bà không chịu khuất phục, vẫn muốn vượt lên trên nghịch cảnh, vẫn khát khao hạnh phúc.

Câu thơ cuối thể hiện thái độ thách thức của nữ sĩ trước cuộc đời: không chịu “già tom”, không chịu đầu hàng số phận.

Đọc hiểu Tự tình 1 (Hồ Xuân Hương) – Đề số 2

Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi:

Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom,

Oán hận trông ra khắp mọi chòm.

Mõ thảm không khua mà cũng cốc,

Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om.

Trước nghe những tiếng thêm rền rĩ,

Sau giận vì duyên để mõm mòm.

Tài tử văn nhân ai đó tá?

Thân này đâu đã chịu già tom!

(Tự tình I, Hồ Xuân Hương)

Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản.

Lời giải:

Thể thơ của văn bản: Thất ngôn bát cú Đường luật.

Câu 2. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai?

Lời giải:

Nhân vật trữ tình trong bài thơ là: người phụ nữ trong xã hội phong kiến (tác giả Hồ Xuân Hương).

Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về nhan đề bài thơ “Tự tình”?

Lời giải:

Nhan đề bài thơ “Tự tình”: có nghĩa là bộc lộ tâm tình; tác giả tự đối diện với chính mình để tự vấn, tự thương xót cho mình.

Câu 4. Chỉ ra các từ láy được tác giả sử dụng trong bài thơ, nêu tác dụng.

Lời giải:

Các từ láy được tác giả sử dụng trong bài thơ: văng vẳng, rền rĩ, mõm mòm.

Tác dụng: góp phần tạo ấn tượng về một không gian tĩnh mịch, vắng vẻ; góp phần biểu đạt tâm trạng cô đơn, buồn đau của nhân vật trữ tình; tạo tính nhạc, sự sinh động, hấp dẫn cho lời thơ.

Câu 5. Nêu tác dụng của phép đối trong hai câu thơ sau:

Mõ thảm không khua mà cũng cốc,

Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om

Lời giải:

Mõ thảm không khua mà cũng cốc,

Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om.

– Biện pháp nghệ thuật sử dụng trong các câu thơ trên: phép đối

Mõ thảm không khua >< Chuông sầu chẳng đánh

mà cũng cốc >< cớ sao om

không khua >< cũng cốc

chẳng đánh >< sao om

– Tác dụng:

+ Nhấn mạnh những âm thanh sầu thảm vang vọng giữa không gian tĩnh mịch, vắng vẻ;

+ Góp phần biểu đạt tâm trạng cô đơn, buồn tủi của nhân vật trữ tình;

+ Tạo sự cân xứng, nhịp nhàng, hài hòa cho lời thơ.

Câu 6. Nhận xét về tâm trạng nhân vật trữ tình được thể hiện trong bài thơ trên.

Lời giải:

Tâm trạng nhân vật trữ tình được thể hiện trong bài thơ trên:

– Cô đơn, lẻ loi, buồn sầu trước không gian tĩnh mịch, vắng vẻ;

– Oán hận, u uất vì chuyện tình duyên lỡ làng, không trọn vẹn;

– Thách thức trước bi kịch cuộc đời, niềm khao khát hạnh phúc lứa đôi…

Đọc hiểu Tự tình 1 (Hồ Xuân Hương) – Đề số 3

Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi:

Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom,

Oán hận trông ra khắp mọi chòm.

Mõ thảm không khua mà cũng cốc,

Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om.

Trước nghe những tiếng thêm rền rĩ,

Sau giận vì duyên để mõm mòm.

Tài tử văn nhân ai đó tá?

Thân này đâu đã chịu già tom!

(Tự tình I, Hồ Xuân Hương)

Câu 1. Xác định thể thơ và bố cục bài thơ trên

Lời giải:

– Thể thơ: Thất ngôn bát cú

– Bố cục: 4 phần (đề thực luận kết) hoặc: 6 câu đầu: Tâm trạng bi kịch; 2 câu cuối; thái độ không cam chịu.

Câu 2. Chỉ ra một số yếu tố trong thơ Đường luật có trong văn bản trên.

Lời giải:

– Bài thơ 8 câu, mối câu 7 tiếng

– Gieo vần: Vần “om” – Vần bằng, độc vận ở cuối câu 1, 2, 4, 6, 8.

– Nghệ thuật đối ở hai câu thực và hai câu luận

Câu 3. Yếu tố âm thanh, hình ảnh trong bài Tự tình 1 ? Nêu tác dụng của các yếu tố đó.

Lời giải:

– Âm thanh: Tiếng gà, tiếng mõ, tiếng chuông

– Hình ảnh: “Bom”, “chòm” – hình ảnh thiên nhiên, cuộc sống.

– Tác dụng: Những âm thanh, hình ảnh được miêu tả gợi lên không gian tĩnh mịch, cô quạnh, mênh mông của đêm tối, gieo vào lòng người nỗi buồn, sự trống vắng, cô đơn. Như vậy, âm thanh, hình ảnh trong bài thơ góp phần biểu đạt tâm trạng của con người (bút pháp tả cảnh ngụ tình).

Câu 4. Theo em bài thơ là lời tâm sự của ai, về điều gì? Điều đó có liên quan như thế nào đến nhan đề Tự tình?

Lời giải:

– Bài thơ là lời tâm sự của của Hồ Xuân Hương về tình duyên ngang trái, éo le và thân phận hẩm hiu của mình;

– Qua nhan đề người đọc thấy được nội dung của tác phẩm. Bài thơ là lời tự tình của Hồ Xuân Hương về bản thân mình.

Câu 5. Nêu tác dụng của việc sử dụng câu hỏi tu từ trong hai dòng thơ sau:

“Mõ thẳm không khua mà cũng cốc

Chuông sâu chẳng đánh cờ sao om?”

Lời giải:

Tác dụng của việc sử dụng câu hỏi tu từ trong hai dòng thơ sau:

“Mõ thẳm không khua mà cũng cốc

Chuông sâu chẳng đánh cờ sao om?”

– Tạo ấn tượng về âm thanh buồn sầu thảm thiết đang vang vọng trong không gian đêm tối; cực tả nỗi đau khổ, sầu tủi của nhân vật trữ tình khi sống trong cảnh ngộ quá lứa, lỡ thì, trắc trở trong tình duyên.

– Tạo âm hưởng da diết, xoáy sâu vào tâm tưởng người đọc.

Đọc hiểu Tự tình 1 (Hồ Xuân Hương) – Đề số 4

Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi:

Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom,

Oán hận trông ra khắp mọi chòm.

Mõ thảm không khua mà cũng cốc,

Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om.

Trước nghe những tiếng thêm rền rĩ,

Sau giận vì duyên để mõm mòm.

Tài tử văn nhân ai đó tá?

Thân này đâu đã chịu già tom!

(Tự tình I, Hồ Xuân Hương)

Câu 1. Xác định thể thơ trong bài thơ trên?

Lời giải:

Bài thơ Tự tình I thuộc: Thể thơ thất ngôn bát cú

Câu 2. Chỉ ra 3 từ thể hiện cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ trên?

Lời giải:

3 từ thể hiện cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trữ tình: Oán hận, sầu, giận

Câu 3. Xác định và phân tích hiệu quả nghệ thuật của cách gieo vần trong bài thơ?

Lời giải:

Bài thơ gieo vần om. Một mặt thể hiện bút pháp điêu luyện, mặt khác đã tạo nên nhạc điệu, âm điệu như thắt, như nén lại cái “oán”, cái “hận”, cái “ngang bướng” của một tâm trạng – một cá tính rất Xuân Hương.

Câu 4. Tâm sự của tác giả trong 2 câu thơ dưới đây gợi cho em cảm nghĩ gì?

“Mõ thảm không khua mà cũng cốc

Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om”

Lời giải:

Tâm sự của tác giả như một lời than, như một tiếng thở dài tự thương mình trong nỗi buồn ngao ngán.

Đọc hiểu Tự tình 1 (Hồ Xuân Hương) – Đề số 5

Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi:

Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom,

Oán hận trông ra khắp mọi chòm.

Mõ thảm không khua mà cũng cốc,

Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om.

Trước nghe những tiếng thêm rền rĩ,

Sau giận vì duyên để mõm mòm.

Tài tử văn nhân ai đó tá?

Thân này đâu đã chịu già tom!

(Tự tình I, Hồ Xuân Hương)

 

Câu 1. Xác định thể loại của bài thơ trên?

Lời giải:

Thể thơ: Thất Ngôn Bát cú Đường luật

Câu 2. Tìm những từ ngữ diễn tả nỗi đau khổ, sầu tủi của nữ sĩ khi đang sống trong cảnh ngộ quá lứa lỡ thì, trắc trở về tình duyên?

Lời giải:

Từ ngữ đau khổ, sầu tửu:

– văng vẳng, oán hận, chuông sầu, rền rĩ, sao giận, mõm mòm, già tom

– …không khua mà cũng cốc, …chẳng đánh cớ sao om.

Câu 3. Tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ là gì?

Lời giải:

Bài thơ chứa đựng nhiều cung bậc cảm xúc của nhân vật trữ tình hay chính là tâm trạng người nữ sĩ. Đặc biệt là nỗi đau buồn tủi trước thân phận éo le của mình. Trong câu thơ, nó là hình ảnh hoán dụ cho nhân vật trữ tình.

Câu 4. Từ câu kết “Thân này đâu đã chịu già tom!” giúp anh/chị nhận ra điều gì về thái độ sống của nhân vật trữ tình?

Lời giải:

Ta nhận ra thái độ của nhân vật trữ tình – cũng chính là nữ sĩ như vẫn còn tin vào tài năng của mình có thể làm xoay chuyển được duyên phận, vẫn hi vọng tìm được bạn đòi trăm năm trong đám tài tử văn nhân.

Câu 5. Thông qua đọc văn bản, em nhận ra nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai?

Lời giải:

Nhân vật trữ tình trong bài thơ chính là tác giả Hồ Xuân Hương

Câu 6. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật sử dụng trong các câu thơ

Lời giải:

Biện pháp nghệ thuật:

+ Lấy động tả tĩnh (tiếng gà gáy, tiếng mõ, tiếng chuông để diễn tả cái tĩnh lặng của đêm dài nơi làng quê

=> Làm nổi bật tâm trạng ”oán hận” của người phụ nữ thao thức suốt những canh trường

+ Biện pháp đối: ”trước nghe với sau giận’

=> Nhấn mạnh sự buồn tủi về con đường tình duyên lận đận của tác giả.

Đọc hiểu Tự tình 1 (Hồ Xuân Hương) – Đề số 6

Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi:

Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom,

Oán hận trông ra khắp mọi chòm.

Mõ thảm không khua mà cũng cốc,

Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om.

Trước nghe những tiếng thêm rền rĩ,

Sau giận vì duyên để mõm mòm.

Tài tử văn nhân ai đó tá?

Thân này đâu đã chịu già tom!

(Tự tình I, Hồ Xuân Hương)

Câu 1. Em hiểu gì về nhan đề bài thơ?

Lời giải:

Nhan đề bài thơ: Tự tình tức là tự bộc lộ, thể hiện tình cảm của mình. Ở đây Hồ Xuân Hương muốn tự bộc bạch tâm tư, tình cảm của mình một cách thẳng thắn, bộc bạch nỗi niềm bất hạnh của kiếp má hồng.

Câu 2. Tác dụng của từ láy “văng vẳng” và từ “dồn” trong việc thể hiện tâm trạng nhà thơ?

Lời giải:

Từ “văng vẳng” và “dồn” gợi lên hình ảnh bước chân vội vã, bước đi trong hiu quạnh với tâm trạng rối bời, cô đơn của con người trước dòng chảy hiu quạnh của thời gian.

Câu 3. Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ trên?

Lời giải:

– Giá trị nội dung:

+ Nội dung bài thơ nói về thảm kịch của cuộc đời nữ nhi trong xã hội phong kiến xưa.

+ Khát vọng sống, khát vọng được hạnh phúc. Những điều đó tưởng chừng như đơn giản nhưng nó thật sự khó để có thể có được. Hồ Xuân Hương luôn đau đáu, mang niềm mơ ước về của cuộc sống tươi đẹp, về tình yêu của chính tác giả.

– Giá trị nghệ thuật:

+ Bằng việc vận dụng sáng tạo thể thơ thất ngôn bát cú Đường Luật với việc sử dụng từ tiếng việt chính xác đã đem lại sự gần gũi hơn với người dân Việt Nam.

+ Ngoài ra tác giả còn sử dụng từ ngữ giản dị mà đặc sắc, minh họa rõ nét ý nghĩa của từng câu chữ khiến cho khát vọng và sự nổi loạn trong tâm tư của tác giả càng rõ nét hơn.

+ Cùng việc sử dụng những hình ảnh giàu sức gợi hình như trăng khuyết chưa tròn, rêu từng đám, đá mấy hòn,…để diễn tả các cung bậc cảm xúc, làm phong phú thêm nỗi niềm của tác giả.

Câu 4. Chỉ ra các từ láy được tác giả sử dụng trong bài thơ, nêu tác dụng.

Lời giải:

Các từ láy được tác giả sử dụng trong bài thơ là: văng vẳng, rền rĩ, mõm mòm.

=> Tác dụng: Tạo sức hấp dẫn và tính biểu đạt, biểu cảm cho bài thơ.

Câu 5. Chỉ ra một số yếu tố trong thơ Đường luật có trong văn bản trên.

Lời giải:

Một số yếu tố trong thơ Đường luật có trong văn bản trên là: Bài thơ có 8 câu và 7 tiếng và nghệ thuật đối ở hai câu thực và câu luận.

Câu 6. Yếu tố âm thanh, hình ảnh trong bài Tự tình 1? Nêu tác dụng của các yếu tố đó.

Lời giải:

Yếu tố âm thanh, hình ảnh trong bài Tự tình 1 là: Tiếng gà, tiếng mõ, tiếng chuông

=> Tác dụng: Tạo sự tĩnh mịch và yên ăng của không gian đêm tối.

Câu 7. Theo em bài thơ là lời tâm sự của ai, về điều gì? Điều đó có liên quan như thế nào đến nhan đề Tự tình?

Lời giải:

Theo em bài thơ là lời tâm sự của tác giả Hồ Xuân Hương về mối tình và thân phận éo le của mình. Điều đó có thể thấy nhan đề Tự tình chính là lời bộc bạch của tác giả.

Câu 8. Hãy kể tên một số tác phẩm khác cùng viết về thân phận người phụ nữ mà em đã học?

Lời giải:

Một số tác phẩm viết về thân phận người phụ nữ: Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương), Chinh phụ ngâm khúc (Đặng Trần Côn), Cung oán ngâm khúc (Nguyễn Gia Thiều)

Đọc hiểu Tự tình 1 (Hồ Xuân Hương) trắc nghiệm – Đề số 7

Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi:

Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom,

Oán hận trông ra khắp mọi chòm.

Mõ thảm không khua mà cũng cốc,

Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om.

Trước nghe những tiếng thêm rền rĩ,

Sau giận vì duyên để mõm mòm.

Tài tử văn nhân ai đó tá?

Thân này đâu đã chịu già tom!

(Tự tình I, Hồ Xuân Hương)

Lựa chọn đáp án đúng:

Câu 1: Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?

A. Thơ tự do

B. Thơ thất ngôn tứ tuyệt

C. Thơ lục bát

D. Thơ thất ngôn bát cú Đường luật

Câu 2: Chỉ ra biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ in đậm.

A. Phép đối

B. So sánh

C. Ẩn dụ

D. Hoán dụ

Câu 3: Hai câu thơ “Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom/ Oán hận trông ra khắp mọi chòm” thể hiện tâm trạng gì của nhân vật trữ tình?

A. Oán hận

B. Hạnh phúc

C. Vui vẻ

D. Nhớ nhung

Câu 4: Trong câu thơ “Thân này đâu đã chịu già tom”, từ “Thân này” chỉ ai?

A. Người đọc

B. Nguyễn Khuyến

C. Nguyễn Du

D. Hồ Xuân Hương

Câu 5: Từ láy “văng vẳng” trong câu thơ “Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom” gợi cảm giác về điều gì?

A. Tiếng trống thưa thớt, xa xắm

B. Thời gian càng trở nên khuya khoắt hơn

C. Một không gian rộng và tĩnh mịch

D. Nhỏ bé, ít ỏi

Câu 6: Đọc bài thơ, anh (chị) nhận thấy khát vọng gì của Hồ Xuân Hương?

A. Khát vọng công danh, sự nghiệp

B. Khát vọng hạnh phúc lứa đôi

C. Khát vọng cuộc sống ấm no

D. Khát vọng được đi ngao du sơn thủy

Câu 7: Sự giống nhau trong tâm trạng của Hồ Xuân Hương thể hiện trong hai bài thơ “Tự tình I” và “Tự tình II” là:

A. Sự căm thù chế độ phong kiến thối nát

B. Buồn tủi, xót xa, phẫn uất trước duyên phận

C. Sự thách thức cuộc đời

D. Buồn đau, chán chường vì cuộc đời nhạt nhẽo, vô vị.

Câu 8: Xác định ý nghĩa nhan đề “Tự tình”.

Lời giải:

Ý nghĩa nhan đề:

– Tự bộc lộ tâm tư, tình cảm một cách trực tiếp. Đó là lời tự bạch, tự trải lòng mình của Hồ Xuân Hương

– Bài thơ Tự tình I chính là nỗi đau của Hồ Xuân Hương cũng như những người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

Câu 9: Câu thơ “Thân này đâu đã chịu già tom” thể hiện điều gì trong tính cách, con người của nhân vật trữ tình?

Lời giải:

Câu thơ “Thân này đâu đã chịu già tom” thể hiện cá tính, sự mạnh mẽ, ngang tàng, quyết liệt của Hồ Xuân Hương.

Câu 10: Từ bài thơ “Tự tình I”, anh (chị) hãy viết 5- 7 dòng nhận xét về số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến?

Lời giải:

Gợi ý: Số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến: bị chèn ép, bất hạnh, khổ đau, chất chứa đầy bi kịch,..

Bài mẫu 1:

Thân phận người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến là một đề tài được rất nhiều nhà thơ, nhà văn lựa chọn làm đề tài sáng tác của mình. Qua các tác phẩm ấy, trước mắt chúng ta hiện lên hình ảnh những con người với vẻ ngoài xinh đẹp, cũng như nhân cách cao đẹp, thế nhưng số phận lại bị phụ thuộc vào rất nhiều người khác. Sự bó buộc của xã hội phong kiến, sự tàn ác của những thế lực đen tối đã khiến cho cuộc đời của họ đầy những chông gai, sóng gió. Nhưng dù khó khăn đến đâu, ở họ vẫn luôn ánh lên một vẻ đẹp của nhân cách, của tình yêu thương, của niềm lạc quan, niềm tin vào cuộc sống.

Bài mẫu 2:

Trong xã hội phong kiến, người phụ nữ luôn bị coi nhẹ, rẻ rúng, họ không được quyền quyết định trong mọi lĩnh vực cuộc sống. Tư tưởng “trọng nam khinh nữ” đã chà đạp lên quyền sống của họ, đàn ông được coi trọng, được quyền “năm thê bảy thiếp”, được nắm quyền hành trong xã hội, trong khi đó phụ nữ chỉ là những cái bóng mờ nhạt, không được coi trọng. Họ phải làm lụng, vất vả cung phụng chồng con, một nắng hai sương mà cuộc đời thì tăm tối. Thân phận họ cũng chỉ là vật giữa chợ đời bao người mua. Thân phận họ bé nhỏ và đáng thương quá đỗi. Người phụ nữ trong sự bủa vây của truyền thống, tập tục, quan niệm phong kiến bao đời hà khắc, đến hạnh phúc của mình cũng không được quyền quyết định cuộc đời của chính mình. Bao khát khao bị kìm hãm, hạnh phúc lứa đôi bị rào cản phong tục đè nén. Họ có quyền được sống, được tự do yêu đương, nhưng xã hội đã chà đạp lên quyền của họ, chỉ cho họ một cuộc đời lầm lũi, chua cay. Nhưng dù trong hoàn cảnh nào đi nữa thì vẻ đẹp của người phụ nữ cũng không bị vùi lấp. Tất cả những vẻ đẹp từ hình thức đến tâm hồn của họ thì luôn luôn đáng ca ngợi, đáng trân trọng và nâng niu.

Bài mẫu 3:

Đất nước Việt Nam — đất nước của những câu hát ru ngọt ngào, đất nước của cánh cò trắng bay, đất nước của bàn tay mẹ tảo tần quà bao năm tháng… và từ trong cái nguồn mạch dạt dào ấy, người phụ là đề tài chưa bao giờ vơi cạn trong nguồn cầm hứng của người nghệ sĩ, qua nhiều thời đại khác nhau. Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam hiện diện ở nhiều vị trí trong cuộc đời và đã để lại nhiều hình ảnh bóng sắc trong văn thơ hiện đại. Nhưng thật đáng tiếc thay, trong xã hội phong kiến, người phụ nữ lại phải chịu một số phận đầy bị kịch và đáng thương. “Phận đàn bà” trong xã hội phong kiến cũ đau đớn, bạc mệnh, tủi nhục không kể xiết. Lễ giáo phong kiến khắt khe như sợi dây oan nghiệt trói chặt người phụ nữ. người phụ nữ trong xã hội suy tàn ngày ấy luôn tìm đến cái chết để bảo vệ nhân phẩm của mình. Đó là những đau khổ mà người phụ nữ trong thời đại phong kiến. Họ đẹp, đẹp cả về ngoại hình và nhân cách. Thế nhưng cuộc sống của họ không do họ làm chủ, phải sống kiếp sống lênh đênh, trôi dạt, không định trước được tương lai của mình. Tuy nhiên, họ vẫn vượt lên nhưng đau đớn, tủi nhục ấy, để kiếm tìm hạnh phúc cho mình.

Bài mẫu 4:

Những người phụ nữ trong xã hội phong kiến luôn bi xem thường, chà đạp. Quan niệm “trọng nam khinh nữ” đã ăn sâu vào tiềm thức tất cả người dân Việt Nam ta. Sự bó buộc của xã hội phong kiến, sự tàn ác của những thế lực đen tối đã khiến cho cuộc đời của họ đầy những chông gai. Họ đơn thuần chỉ là chổi đầu hè, là thứ tầm thường trong xã hội và bị coi rẻ, không thể tự quyết định được cuộc sống của mình. Sống trong xã hội hà khắc như thế nhưng những người phụ nữ vẫn là những người tần tảo, đảm đang. Họ vẫn luôn ánh lên một vẻ đẹp của nhân cách của tình yêu thương, của những phẩm chất tốt đẹp.

Trắc nghiệm bài Tự tình I của Hồ Xuân Hương

Câu 1: Hồ Xuân Hương từng được mệnh danh là gì?

A. Bà Chúa Thơ Nôm

B. Nữ sĩ thơ Nôm

C. Hồng Hà nữ sĩ

D. Bạch Vân cư sĩ

Câu 2: Tập thơ nào sau đây được xem là của Hồ Xuân Hương?

A. Gái quê

B. Khối tình con

C. Giấc mộng con

D. Lưu hương kí

Câu 3: Tập thơ Lưu hương kí được phát hiện năm bao nhiêu?

A. 1963

B. 1964

C. 1965

D. 1966

Câu 4: Nội dung nào đưới đây đúng về tác phẩm Lưu hương kí?

A. Gồm 50 bài thơ bằng chữ Hán

B. Gồm 50 bài thơ bằng chữ Nôm

C. Gồm 24 bài chữ Hán và 26 bài chữ Nôm

D. Gồm 26 bài chữ Nôm và 24 bài chữ Hán

Câu 5: Đối tượng thường được đề cập đến nhất trong thơ Hồ Xuân Hương là ai?

A. Thầy tu hư hỏng

B. Người phụ nữ không hạnh phúc

C. Lũ học trò dốt

D. Người nông dân

Câu 6: Nhận định nào dưới đây nói lên đặc điểm nổi bật nhất trong sáng tác của Hồ Xuân Hương?

A. Khai thác triệt để về đề tài tình yêu đôi lứa

B. Nỗi buồn đau về kiếp người bị bóc lột dưới chế độ phong kiến

C. Bất mãn sâu sắc với chế độ phong kiến nên giọng thơ của bà thường khinh bạc

D. Nhà thơ phụ nữ viết về phụ nữ, trào phúng mà trữ tình, đậm đà chất văn học dân gian từ đề tài, cảm hứng đến ngôn ngữ, hình tượng

Câu 7: Giá trị nhân văn, nhân đạo cao đẹp trong sáng tác của Hồ Xuân Hương nổi bật ở điểm nào sau đây?

A. Là tiếng cười mỉa mai, châm biếm những thói hư tật xấu của bọn công tử nhà giàu

B. Là khát vọng cháy bỏng của người dân về đời sống công bằng, phồn vinh

C. Là tiếng nói thương cảm đối với người phụ nữ, là sự khẳng định, đề cao vẻ đẹp và khát vọng của họ

D. Là bản tố cáo xã hội bất công, tàn nhẫn.

Câu 8: Nhận định nào không đúng về thơ Hồ Xuân Hương?

A. Hồ Xuân Hương có tài năng viết thơ bằng chữ Nôm.

B. Tài năng thơ Nôm của Hồ Xuân Hương: thơ Đường luật viết bằng tiếng Việt, cách dùng từ ngữ, hình ảnh giản dị, giàu sức biểu cảm, táo bạo mà tinh tế.

C. Thơ Hồ Xuân Hương là tiếng nói tâm tình của người phụ nữ, thể hiện một bản lĩnh sống mạnh mẽ, khác thường.

D. Hồ Xuân Hương chỉ viết thơ bằng chữ Nôm. Vì vậy, bà được mệnh danh là “Bà Chúa thơ Nôm”.

Câu 9: Đán án nào dưới đây không thể hiện nội dung đúng về Tự tình:

A. Thể hiện tâm trạng, thái độ của Xuân Hương vừa đau buồn, vừa phẫn uất trước duyên phận, gắng gượng vươn lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch.

B. Người phụ nữ luôn khao khát hạnh phúc, muốn cưỡng lại sự nghiệt ngã do con người tạo ra

C. Sự cam chịu cuộc sống, kiếp lẽ mọn của Hồ Xuân Hương

D. Khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương

******************

Trên đây là 7 đề đọc hiểu Tự tình 1 (Hồ Xuân Hương) thường gặp trong các bài thi học kì. Các em hãy ôn luyện thật kỹ để trả lời đúng các câu hỏi trong bài thi sắp tới nhé. Chúc các em thi thật tốt và đạt điểm cao.

Đăng bởi: thcs Hồng Thái

Chuyên mục: Giáo dục

Bản quyền bài viết thuộc Trường THCS Hồng Thái Hải Phòng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!

Nguồn chia sẻ: Trường thcs Hồng Thái (thcshongthaiad.edu.vn)

THCS Hồng Thái

“Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học.” Khuyết Danh
Back to top button