Ân xá là gì? Bao nhiêu lâu có 1 lần ân xá? Quy định về ân xá?
- Cảm nhận khổ 1 bài thơ Nói với con
- Cảm nhận về vẻ đẹp nhân vật Tấm trong truyện Tấm Cám
- Thân phận người phụ nữ qua Chuyện người con gái Nam Xương và các đoạn trích trong Truyện Kiều
- Tổng số các hạt proton, neutron và electron trong nguyên tử của nguyên tố X là 10. Số khối của nguyên tử nguyên tố X là | SBT Hoá học 10 Kết nối tri thức
- Viết vào Phiếu đọc sách những điều em ghi nhớ sau khi đọc một bài thơ về thiên nhiên. | SBT Tiếng Việt 3 Chân trời sáng tạo
Cùng thcs Hồng Thái tìm hiểu ân xá là gì? Bao nhiêu lâu có 1 lần ân xá? Quy định pháp luật đối với các trường hợp được ân xá.
Bạn đang xem: Ân xá là gì? Bao nhiêu lâu có 1 lần ân xá? Quy định về ân xá?
Ân xá là gì?
Ân xá là đặc ân của nhà nước trong việc miễn giảm trách nhiệm hình sự hoặc hình phạt với người phạm tội, thể hiện chính sách nhân đạo của nhà nước ta với những người phạm tội, mở ra cho những người phạm tội khả năng ăn năn hối cả, cải tạo, giáo dục trở thành người có ích cho xã hội và nhanh chóng tái hòa nhập cộng đồng.
Ân xá có những hình thức nào?
Ân xá được thực hiện với hai hình thức là đại xá và đặc xá. Vậy đại xá và đặc xá có những điểm gì khác nhau?
Dựa trên thực tế và các quy định của pháp luật, có thể phân biệt đại xá và đặc xá qua các tiêu chí sau:
Tiêu chí |
Đại xá |
Đặc xá Bạn đang xem: Ân xá là gì? Bao nhiêu lâu có 1 lần ân xá? Quy định về ân xá? |
Định nghĩa |
Đại xá là sự khoan hồng của Nhà nước nhằm tha tội hoàn toàn cho một số loại tội phạm nhất định với hàng loạt người phạm tội nhân sự kiện quan trọng trong đời sống chính trị của đất nước. | Đặc xá là sự khoan hồng đặc biệt của Nhà nước do Chủ tịch nước quyết định tha tù trước thời hạn cho người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân nhân sự kiện trọng đại, ngày lễ lớn của đất nước hoặc trong trường hợp đặc biệt.
(khoản 1 Điều 3 Luật Đặc xá 2018) |
Bản chất |
Tha, miễn hình phạt hoặc giảm nhẹ hình phạt cho một số loại tội phạm hoặc một loạt người phạm tội đã hoăc chưa bị truy tố, xét xử, thi hành án. | Miễn toàn bộ hoặc một phần hình phạt hoặc giảm nhẹ hình phạt, kể cả miễn trách nhiệm hình sự hoặc xóa án đối với một hoặc một số người nhất định hoặc một số đông người đang chấp hành hình phạt, trong trường hợp họ lập được công lớn hoặc đã quá già yếu hoặc mắc bệnh hiểm nghèo. |
Thẩm quyền quyết định |
Quốc hội | Chủ tịch nước |
Đối tượng áp dụng |
Người phạm tội trong bất kỳ giai đoạn nào, từ truy tố, xét xử đến thi hành án. | Áp dụng cho người phạm tội đang trong giai đoạn thi hành án phạt tù (tù có thời hạn, tù chung thân). |
Thời điểm thực hiện |
Hiện nay, pháp luật chưa có quy định cụ thể về thời điểm đại xá. Tuy nhiên, đại xá thường được thực hiện vào những dịp quan trọng trong đời sống chính trị của đất nước. | – Nhân sự kiện trọng đại, ngày lễ lớn của đất nước.
– Trong trường hợp đặc biệt để đáp ứng yêu cầu đối nội, đối ngoại của Nhà nước. (Căn cứ Điều 5 Luật Đặc xá) |
Cơ sở ra quyết định |
Quyết định đại xá thường được đưa ra trong phiên họp Quốc hội và được các đại biểu thống nhất thông qua. | – Người đề nghị đặc xá đáp ứng được điều kiện quy định tại Điều 11 Luật Đặc xá.
– Có đơn đề nghị đặc xá gửi đến Chủ tịch nước. |
Hậu quả pháp lý |
Người được đại xá trở thành người không có tội. Đồng thời, cũng không có án tích trong lý lịch tư pháp của mình. | Người được đặc xá được miễn chấp hành hình phạt còn lại nhưng không được xóa án tích ngay và vẫn có tiền án trong lý lịch tư pháp. |
Quy định pháp luật đối với các trường hợp ân xá (đại xá, đặc xá)
Quy định về ân xá
Như đã phân tích, hiện tại không có bất kỳ văn bản pháp luật nào đề cập hay quy định hay giải thích về khái niệm ân xá.
Tuy nhiên, nếu hiểu theo từ điển Tiếng Việt online thì ân xá được xác định là hoạt động, là quyết định miễn hoặc giảm hình phạt cho người phạm tội (phạm nhân)
đã năn năn hối cải do cơ quan quyền lực nhà nước hoặc nguyên thủ quốc gia ban hành trên cơ sở những điều kiện nhất định nhân dịp những ngày lễ trọng đại của dân tộc.
Khái niệm này cũng được đề cập tại trang web Wikipedia (Bách khoa toàn thư mở) thì ân xá được xác định là một trong những chính sách đặc ân của nhà nước về mặt pháp lý
trong việc thực hiện chính sách nhân đạo khoan hồng, để miễn hoặc giảm trách nhiệm hình sự hoặc hình phạt cho người phạm tội. “Ân xá” có thể được thể hiện dưới hai hình thức “đại xá” hoặc “đặc xá”.
Quy định về đại xá
Cũng giống như “ân xá”, khái niệm “đại xá” cũng không được quy định cụ thể tại bất cứ văn bản pháp luật nào.
Tuy nhiên, trong từ điển tiếng Việt online cũng có giải thích về khái niệm “đại xá” là một hình thức tha tội cho hàng loạt người phạm tội
(không phân biệt họ đã phải chấp hành hình phạt hay chưa, hoặc đã bị truy tố, xét xử hay chưa) do người đại diện cho quyền lực nhà nước (nguyên thủ quốc gia) hoặc cơ quan quyền lực nhà nước ban hành.
Trên cơ sở khái niệm “đại xá” được đề cập trong từ điển Tiếng Việt online được xác định ở trên, kết hợp với nội dung khái niệm được giải thích tại trang web Wikipedia
(Bách khoa toàn thư mở), có thể hiểu, “đại xá” là một trong những hình thức pháp lý của hoạt động “ân xá”, là chính sách thể hiện sự khoan hồng của Nhà nước
trong đó tha tội hoàn toàn (“tha bổng”) đối với một số loại tội phạm nhất định đối với hàng loạt (rất nhiều) người phạm tội trên quy mô lớn do cơ quan quyền lực nhà nước ban hành và quyết định nhân sự kiện đặc biệt quan trọng trong đời sống chính trị của một quốc gia.
Ở Việt nam, hiện nay, theo Hiến pháp năm 2013, chỉ có Quốc hội mới có thẩm quyền quyết định “đại xá” (Theo Điều 70 Hiến pháp năm 2013).
Trên cơ sở những khái niệm và quy định nêu trên, có thể khái quát nội dung về chính sách “đại xá” trên một số khía cạnh như sau:
– Về mặt bản chất:
“Đại xá” là một chính sách khoan hồng của Nhà nước, trong đó thực hiện việc không truy cứu trách nhiệm hình sự, tha tội hoàn toàn, miễn hình phạt cho một số loại tội phạm
hoặc nhiều người phạm tội nhất định không phân biệt họ đang chấp hành hình phạt, đã bị truy tố hay xét xử hay chưa.
– Đối tượng áp dụng: Là những người phạm tội trong tất cả các giai đoạn tố tụng (điều tra, truy tố, xét xử) hoặc đang thực hiện việc thi hành án.
– Điều kiện áp dụng: Được áp dụng trong những sự kiện trọng đại, dịp quan trọng trong đời sống chính trị của quốc gia.
Ở Việt Nam, Quốc hội sẽ căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế xã hội, đời sống chính trị và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội và tình trạng phạm tội để quyết định về việc đại xá hay không đại xá đối với những hành vi phạm tội hoặc loại tội phạm nào.
Xem thêm : Tả chiếc ba lô của em lớp 5 hay nhất
– Phạm vi áp dụng: Áp dụng trên phương diện rộng, với hàng loạt hành vi phạm tội hoặc người phạm tội theo điều kiện nhất định.
– Hậu quả pháp lý: Như đã phân tích, việc “đại xá” thể hiện sự khoan hồng, mang bản chất là “tha tội hoàn toàn” cho người phạm tội nên người được áp dụng biện pháp đại xá sẽ được xác định từ “người phạm tội” thành người không có tội,
và sẽ không có án tích khi xem xét về lý lịch tư pháp. Người phạm tội sau khi được “đại xá” thì sẽ trở thành một công dân bình thường.
– Văn bản pháp lý quy định về vấn đề đại xá: Chỉ được nêu tên trong Hiến pháp năm 2013, và Bộ luật Hình sự năm 2015, mà không có văn bản pháp lý nào quy định cụ thể về khái niệm, bản chất hay các nội dung cụ thể của vấn đề này.
Quy định về đặc xá
Mặc dù là một trong những hình thức “ân xá”, nhưng khác với chính sách “đại xá”, pháp luật có quy định cụ thể về vấn đề “đặc xá” trong nhiều văn bản pháp luật như Hiến pháp năm 2013,
Bộ luật hình sự năm 2015, và cụ thể là Luật Đặc xá năm 2007, Nghị định 76/2008/NĐ-CP. Trên cơ sở những văn bản pháp luật được xác định ở trên, có thể khái quát quy định về việc “đặc xá” như sau:
Khái niệm “đặc xá”
Hiện nay, khái niệm đặc xá được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 3 Luật đặc xá năm 2007, theo đó, đặc xá được hiểu là chính sách của Nhà nước,
theo đó Chủ tịch nước sẽ ra những quyết định nhằm tha tù trước thời hạn cho những người bị kết án với mức hình phạt tù có thời hạn, tù chung thân
trong những sự kiện trọng đại, dịp lễ lớn của đất nước hoặc trong những trường hợp đặc biệt theo quy định. Việc “đặc xá” thể hiện sự khoan hồng đặc biệt, thể hiện chính sách nhân đạo của Nhà nước đối với người phạm tội.
Bản chất của việc “đặc xá”
Là việc miễn toàn bộ hoặc một phần hình phạt hoặc giảm nhẹ hình phạt cho người đang bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân để họ có thể được tha tù, không phải chấp hành hình phạt tù nữa,
ra tù sớm hơn thời gian mà họ phải chấp hành theo bản án, quyết định của Tòa án. Việc đặc xá chỉ được thực hiện khi nhân những dịp lễ quan trọng của đất nước hoặc trường hợp đặc biệt với những điều kiện nhất định.
Đối tượng được áp dụng việc “đặc xá”
Khác với trường hợp “đại xá”, đối tượng được áp dụng việc “đặc xá” theo quy định tại Điều 2 Luật đặc xá năm 2007 không phải là tất cả người phạm tội mà chỉ áp dụng đối với người phạm tội đã bị kết án tù có thời hạn hoặc là tù chung thân mà đáp ứng những điều kiện nhất định.
Điều kiện để được đề nghị đặc xá
Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Luật đặc xá năm 2007, người bị kết án phạt tù được đề nghị đặc xá khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
– Trong quá trình thi hành án phạt tù đã có biểu hiện tốt, chấp hành tốt các nội quy, quy chế của nơi giam giữ, được xếp loại cải tạo từ loại khá trở lên.
– Đã chấp hành hình phạt tù được một thời gian nhất định theo quyết định của Chủ tịch nước, trong đó phải đảm bảo điều kiện:
nếu là người đang chấp hành hình phạt tù có thời hạn thì ít nhất phải chấp hành được 1/3 thời gian phạt tù phải chấp hành theo nội dung bản án;
nếu là người đang chấp hành án tù chung thân thì ít nhất phải chấp hành được 14 năm. Trường hợp người phạm tội đã từng được giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù thì thời gian đã được giảm sẽ không được tính vào thời gian đã chấp hành hình phạt tù.
Trong đó cần lưu ý:
Đối với những trường hợp người phạm tội bị kết án tù nhưng chấp hành tốt quy chế nội quy, cải tạo được xếp loại khá và đã thực hiện xong các vấn đề hình phạt bổ sung (nếu là phạm tội về tham nhũng hoặc một số tội khác theo quy định)
thì thời gian đã chấp hành án phạt tù phải đáp ứng để được xem xét đề nghị “đặc xá” có thể ngắn hơn thời gian quy định nêu trên nếu thuộc một trong các trường hợp như:
+ Lập công lớn
+ Người có công với cách mạng là thương binh, bệnh binh, anh hùng lực lượng vũ trang được tặng thưởng huân, huy chương kháng chiến, danh hiệu dũng sĩ
và các trường hợp là thân nhân gia đình liệt sĩ, con của bà mẹ Việt nam anh hùng hoặc con của người có công với cách mạng.
+ Bị bệnh hiểm nghèo, có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền.
+ Người chưa thành niên phạm tội, bị kết án tù; người già cả từ đủ 70 tuổi trở lên.
+ Gia đình đặc biệt khó khăn mà họ là lao động duy nhất tạo ra thu nhập nuôi sống thân nhân có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền theo quy định
+ Trường hợp khác theo quyết định của Chủ tịch nước.
– Phải chấp hành xong các hình phạt bổ sung khác (như phạt tiền, tiền bồi thường, án phí, nghĩa vụ khác) nếu người đề nghị đặc xá là người bị kết án về các tội về tham nhũng hoặc một số tội khác theo quy định của Chủ tịch nước.
– Không thuộc vào một trong các trường hợp không được đề nghị đặc xá theo quy định của Luật đặc xá năm 2007, cụ thể không thuộc trường hợp:
+ Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội khác.
+ Đã từng được đặc xá.
+ Người bị kết án đang có ít nhất hai tiền án trở lên.
+ Đang trong quá trình giải quyết kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đối với bản án hoặc quyết định của Tòa án mà người bị kết án này đang phải chấp hành.
– Thực hiện đầy đủ hồ sơ đề nghị đặc xá.
Thẩm quyền quyết định việc đặc xá
Đối với việc “đặc xá”, theo quy định của pháp luật hiện hành, cụ thể khoản 3 Điều 88 Hiến pháp năm 2013, quy định trong Luật đặc xá năm 2007 thì thẩm quyền quyết định việc đặc xá thuộc về Chủ tịch nước.
Thời điểm áp dụng việc “đặc xá”
Việc “đặc xá”, theo quy định tại Luật đặc xá năm 2007, được thực hiện và áp dụng trong nhân những ngày lễ lớn hoặc những sự kiện trọng đại của đất nước
hoặc trong một số trường hợp đặc biệt mà việc đặc xá nhằm đáp ứng yêu cầu về đối nội, đối ngoại của Nhà nước.
Hậu quả pháp lý của việc “đặc xá”
Khác với chính sách “đại xá”, việc “đặc xá” không làm cho người phạm tội (người bị kết án) trở thành người không có tội, hay không có án tích trong nội dung lý lịch của người đó, mà mục đích của “đặc xá” là chính sách khoan hồng,
chỉ giúp cho người bị kết án được miễn chấp hành hình phạt còn lại, để họ sớm trở về với gia đình, với xã hội, làm lại cuộc đời.
Họ không được xóa án tích luôn tại thời điểm đặc xá mà trong lý lịch tư pháp của họ vẫn thể hiện là có tiền án, có án tích, và chỉ được xóa án tích nếu đáp ứng điều kiện theo quy định tại Điều 70, 71, 72, 73 Bộ luật hình sự năm 2015 như trường hợp chấp hành án thông thường.
Quy định về tha tù trước thời hạn
Cùng với “đại xá” và”đặc xá”, việc “tha tù trước thời hạn” cũng được xác định là một trong những chính sách khoan hồng của Nhà nước đối với người phạm tội được quy định cụ thể tại trong đó:
Khái niệm “tha tù trước thời hạn”
Xem thêm : Phương pháp tích phân từng phần hay nhất và bài tập vận dụng
Căn cứ theo quy định tại Điều 66, Điều 106 Bộ luật hình sự năm 2015, được sửa đổi bởi Khoản 9 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Bộ luật hình sự 2015 và quy định tại Nghị quyết 01/2018/NQ-HĐTP
thì tha tù trước thời hạn được hiểu là trường hợp người đang chấp hành án phạt tù được Tòa án miễn chấp hành hình phạt tù còn lại, không cần phải tiếp tục chấp hành án phạt tù tại cơ sở giam giữ mà được ra tù trước thời hạn
phải chấp hành và trường hợp này chỉ được thực hiện khi đã xác định họ đáp ứng đầy đủ các điều kiện được quy định cụ thể trong Bộ luật Hình sự.
Về mặt bản chất
“Tha tù trước thời hạn”, như đã phân tích, được xác định là việc tha, miễn chấp hành hình phạt tù còn lại khi đáp ứng điều kiện mà pháp luật quy định, không phụ thuộc vào thời điểm nào.
Đối tượng áp dụng
Căn cứ theo quy định tại Điều 66, Điều 106 Bộ luật hình sự 2015, được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự
và Nghị quyết 01/2018/NQ-HĐTP thì đối tượng được áp dụng biện pháp tha tù trước thời hạn được xác định bao gồm:
+ Người bị kết án và đang chấp hành hình phạt tù về tội phạm ít nghiêm trọng mà đáp ứng các điều kiện nhất định mà pháp luật quy định.
+ Người dưới 18 tuổi đang chấp hành án phạt tù mà đáp ứng các điều kiện nhất định mà pháp luật quy định.
Đặc biệt lưu ý:
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 66 Bộ luật hình sự năm 2015, được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự 2015
hì một số trường hợp không được áp dụng biện pháp tha tù trước thời hạn, cụ thể như sau:
+ Người bị kết án về các tội xâm phạm đến an ninh quốc gia được quy định tại Chương XIII Bộ luật hình sự năm 2015, như Tội phản bội Tổ quốc, Tội họa động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân…
+ Người bị kết án về một trong các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh được quy định tại Chương XXVI Bộ luật hình sự năm 2015.
+ Người bị kết án về một trong các tội xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người với lỗi cố ý mà mức án phạt là từ 10 năm tù trở lên.
+ Người phạm tội bị kết án về một trong các tội như Tội cướp tài sản(Điều 168), Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (Điều 169),
Tội sản xuất trái phép chất ma túy (Điều 248), Tội mua bán trái phép chất ma túy (Điều 251) và Tội chiếm đoạt trái phép chất ma túy (Điều 252) mà mức án phạt tù được áp dụng là từ 07 năm tù trở lên.
+ Người bị kết án tử hình đã được ân giảm hoặc thuộc trường hợp bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ nhưng đã chủ động khắc phục bằng việc nộp lại tài sản tham ô hoặc phối hợp với cơ quan điều tra trong việc điều tra.
Điều kiện để được áp dụng biện pháp tha tù trước thời hạn
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 66 Bộ luật hình sự năm 2015, được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự 2015
và Điều 2, 3, 4 Nghị quyết 01/2018/NQ-HĐTP thì điều kiện chung để được áp dụng biện pháp tha tù trước thời hạn gồm những điều kiện sau:
– Người đang thi hành án phạt tù đã được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù.
– Đây là trường hợp phạm tội lần đầu.
– Trong quá trình chấp hành án phạt tù thì đã thực hiện tốt Nội quy của trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ, có nhiều tiến bộ, có ý thức cải tạo tốt và được xếp loại chấp hành án phạt tù từ loại khá trở lên.
– Có nơi cư trú rõ ràng.
– Đã chấp hành xong các hình phạt bổ sung theo bản án như hình phạt tiền, án phí, hay tiền bồi thường thiệt hại (nếu có)
– Đã chấp hành xong ít nhất 1/2 mức thời hạn phạt tù đối với hình phạt tù có thời hạn, hoặc ít nhất 15 năm nếu hình phạt mà họ đang chấp hành là tù chung thân đã được giảm xuống tù có thời hạn.
Tuy nhiên, thời hạn đã chấp hành án phạt tù để được xem xét “tha tù trước thời hạn” có thể được giảm xuống là 1/3 hình phạt tù có thời hạn hoặc ít nhất 12 năm đối với tù chung thân đã được giảm xuống tù có thời hạn
đối với trường hợp người phạm tội là người có công với cách mạng (cụ thể là thương binh, bệnh binh), thân nhân gia đình liệt sỹ, gia đình có công với cách mạng, người từ đủ 70 tuổi, phụ nữ đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi, người khuyết tật nặng hoặc đặc biệt nặng.
Riêng đối với trường hợp người đang chấp hành án phạt tù là người dưới 18 tuổi thì thời gian đã chấp hành án phạt tù để được xem xét “tha tù trước thời hạn” cũng chỉ cần đáp ứng là 1/3 thời hạn phạt tù cần phải chấp hành.
– Không thuộc trường hợp không được áp dụng biện pháp tha tù trước thời hạn theo quy định tại khoản 2 Điều 66 Bộ luật hình sự năm 2015, được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Bộ luật hình sự 2015.
Thẩm quyền quyết định việc áp dụng biện pháp “tha tù trước thời hạn”
Thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp “tha tù trước thời hạn” theo quy định tại Điều 1 Nghị quyết 01/2018/NQ-HĐTP và khoản 3, 4 Điều 66 Bộ luật hình sự năm 2015 được xác định là thuộc về Tòa án.
Hậu quả pháp lý
Người được “tha tù trước thời hạn” thì sẽ được miễn chấp hành phần hình phạt tù còn lại, nhưng họ phải thực hiện nghĩa vụ trong thời gian thử thách.
Nếu trong thời gian thử thách sau khi được “tha tù trước thời hạn” mà người bị kết án có hành vi cố ý vi phạm nghĩa vụ hoặc bị xử phạt hành chính từ 02 lần trở lên thì tùy vào từng trường hợp, họ có thể bị Tòa án hủy quyết định “tha tù trước thời hạn” và buộc phải tiếp tục chấp hành hình phạt tù.
Như vậy, “ân xá”, “đại xá”, “đặc xá”, hay “tha tù trước thời hạn” đều được đều là những biện pháp thể hiện chính sách khoan hồng của Nhà nước đối với người phạm tội khi họ đã có những tiến bộ rõ rệt trong quá trình chấp hành án hoặc nhân dịp có sự kiện trọng đại hay ngày lễ lớn của đất nước.
Mỗi một biện pháp đều được áp dụng trong những hoàn cảnh khác nhau với những điều kiện khác nhau.
Cho dù khác nhau về bản chất, đặc điểm và đối tượng áp dụng nhưng tất cả những biện pháp này đều tạo điều kiện cho người phạm tội sớm được ra tù, hoặc được hưởng với mức phạt tù nhẹ hơn để họ sớm trở về với cuộc sống bình thường.
Qua bài viết trên, thcs Hồng Thái đã giúp các bạn hiểu rõ ân xá là gì? Ân xá có những hình thức nào? Quy định của Nhà nước đối với các trường hợp được ân xá (đại xá, đặc xá). Các bạn có thể truy cập website thcs Hồng Thái để tìm hiểu những bài viết hay, hữu ích phục vụ cho quá trình thi cử của mình.
Đăng bởi: thcs Hồng Thái
Chuyên mục: Tổng hợp
Bản quyền bài viết thuộc Trường THCS Hồng Thái Hải Phòng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường thcs Hồng Thái (thcshongthaiad.edu.vn)
Nguồn: https://thcshongthaiad.edu.vn
Danh mục: Tra Cứu