Tra Cứu

Bài 2 trang 110 SGK Ngữ văn 9 tập 2

Hướng dẫn chi tiết trả lời bài 2 trang 110 sách giáo khoa ngữ văn lớp 9 tập 2 phần trả lời câu hỏi Liên kết câu và liên kết đoạn văn, soạn bài Ôn tập phần Tiếng việt ngắn gọn nhất giúp các em chuẩn bị tốt kiến thức trước khi tới lớp.

Đề bài: Ghi kết quả phân tích ở bài tập trên vào bảng tổng kết theo mẫu dưới đây

BẢNG TỔNG KẾT VỀ CÁC PHÉP LIÊN KẾT ĐÃ HỌC

Bạn đang xem: Bài 2 trang 110 SGK Ngữ văn 9 tập 2

Phép liên kết
Lặp từ ngữ Đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng Thế Nối
Từ ngữ tương ứng

Trả lời bài 2 trang 110 SGK Ngữ văn 9 tập 2

Trả lời chi tiết

Phép liên kết
Từ ngữ tương ứng Lặp từ ngữ Đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng Thế Nối
Đoạn a Mưa – mưa đá – tiếng lanh canh – gió Nhưng, nhưng rồi, và
Đoạn b Cô bé Cô bé – nó
Đoạn c Cười kháy Bất bình – khinh bỉ – cười kháy; Pháp – Nã Phá Luân; Mĩ – Hoa Thịnh Đốn bây giờ cao sang rồi thì để ý đâu đến bọn chúng tôi nữa

Trả lời ngắn gọn

Phép liên kết
Lặp từ ngữ Đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng Thế Nối
Từ ngữ tương ứng cô bé – Cô bé Cô bé – nó
“bây giờ cao sang rồi thì để ý đâu đến bọn chúng tôi nữa!” – thế
Nhưng, Nhưng rồì, Và

Ghi nhớ

– Phép thế là cách sử dụng các từ ngữ Có tác dụng thay thế, có tác dụng đại diện, để tránh nhắc lại một từ, một cụm từ hay một câu nào đó. Cần nhận ra yếu tố thay thế và yêu tô được thay thế (tức là từ, cụm từ, câu được thay thế). Yếu tố thay thế tự chúng chưa rõ nghĩa, muốn biết rõ nghĩa, phải xem xét yếu tố được thay thế, trên cơ sở đó, hai câu chứa hai yếu tố này liên kết với nhau.

– Phép thế sử dụng các phương tiện sau đây làm yếu tố thay thế:

  • Đại từ thay thế: đây, đó, ấy, kia, thế, vậy…, nó, hắn, họ…
  • Tổ hợp “danh từ + chỉ từ”: cái này, việc ấy, điều đó, …

– Các yếu tố được thay thế có thể là:

  • Danh từ.
  • Động từ (hoặc tính từ).
  • Câu (hoặc cụm chủ – Vị).

– Phép nối là phương thức liên kết trong đó có sử dụng các từ ngữ chỉ quan hệ. Các từ ngữ dùng trong phép nối thường đứng trước chủ ngữ, gồm có:

  • Quan hệ từ: và, rồi, nhưng mà, còn, (cho) nên, vì vậy, nếu, tuy, để,…
  • Tổ hợp “quan hệ từ + đại từ” như: vì vậy, nếu thế, tuy thế, … thế thì, vậy nên,…
  • Những tổ hợp kiều quán ngữ như: nhìn chung, tóm lại, thêm vào đó, hơn nữa, vả lại, với lại, …

– Các kiểu quan hệ thuộc phép nối thường gặp là: bổ sung, nguyên nhân và hệ quả), điều kiện, nghịch đối (và nhượng bộ), mục đích, thời gian.

————-

Các em vừa tham khảo cách trả lời bài 2 trang 110 SGK ngữ văn 9 tập 2 được thcs Hồng Thái tổng hợp và biên soạn giúp em chuẩn bị bài và soạn bài Ôn tập phần Tiếng việt tốt hơn trước khi đến lớp.

Còn rất nhiều những bài tập khác thuộc chương trình soạn văn 9 đã được chúng tôi biên soạn. Hãy thường xuyên truy cập vào trang để cập nhật nhé.

Trả lời câu hỏi bài 2 trang 110 SGK Ngữ văn lớp 9 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Ôn tập phần Tiếng việt

Đăng bởi: thcs Hồng Thái

Chuyên mục: Giáo dục

Bản quyền bài viết thuộc Trường THCS Hồng Thái Hải Phòng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!

Nguồn chia sẻ: Trường thcs Hồng Thái (thcshongthaiad.edu.vn)

THCS Hồng Thái

“Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học.” Khuyết Danh
Back to top button