Bài 4 trang 11 SGK Ngữ văn 9 tập 1
- Ở khu vực nhà em có bị ô nhiễm tiếng ồn không? Nếu có, hãy kể ra các nguồn âm gây ô nhiễm tiếng ồn.
- NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O
- Ý nghĩa tên Thiên Phúc và bí mật về vận mệnh bé yêu tên này
- Nghị luận xã hội về sự sẻ chia trong cuộc sống
- Phân tích hình ảnh người lính lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính
Hướng dẫn chi tiết trả lời bài 4 trang 11 SGK Ngữ văn lớp 9 tập 1 phần trả lời câu hỏi Luyện tập, soạn bài Các phương châm hội thoại ngắn gọn nhất giúp các em chuẩn bị tốt kiến thức trước khi tới lớp.
Bạn đang xem: Bài 4 trang 11 SGK Ngữ văn 9 tập 1
Đề bài
Vận dụng các phương châm hội thoại đã học để giải thích vì sao người nói đôi khi phải dùng những cách diễn đạt như:
Bạn đang xem: Bài 4 trang 11 SGK Ngữ văn 9 tập 1
a) Như tôi được biết, tôi tin rằng, nếu tôi không lầm thì, tôi nghe nói, theo tôi nghĩ, hình như là…
b) Như tôi đã trình bày, như mọi người đều biết,…
Trả lời bài 4 trang 11 SGK Ngữ văn 9 tập 1
Câu trả lời tham khảo
Trả lời chi tiết
Trong quá trình giao tiếp, người nói đôi khi phải dùng những cách diễn đạt như:
Xem thêm : Từ vựng trái cây hoa quả tiếng trung
a) Như tôi được biết, tôi tin rằng, nếu tôi không lầm thì, tôi nghe nói, theo tôi nghĩ, hình như là… để đảm bảo phương châm về chất.
- Vì người nói không nên nói những gì mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực. Việc sử dụng những câu nói trên sẽ có căn cứ về những thông tin mà người nói sắp đưa ra.
- Riêng cụm từ “hình như là” nói để có thể giảm bớt trách nhiệm về thông tin được nói tới trong câu vì thông tin ấy có thể chính xác hoặc không.
b) Như tôi đã trình bày, như mọi người đều biết,…để đảm bảo phương châm về lượng. Người nói sử dụng những cụm từ như trên để bắt đầu bài diễn thuyết hoặc thuyết trinh để tránh lặp lại những thông tin đã nói ở phía trên hoặc những thông tin mà tất cả mọi người đều đã biết. Việc tuân thủ phương châm về lượng trong trường hợp này nhằm tiết kiệm thời gian và tăng hiệu quả của công việc.
Trả lời ngắn gọn
a) Trường hợp phải đưa ra một nhận định hoặc một thông tin nhưng chưa có bằng chứng, đôi khi người nói phải dùng những cách diễn đạt sau, nhằm báo rằng những nhận định hoặc thông tin đó chưa được kiểm chứng: như tôi được biết, tôi tin rằng, nếu tôi không làm thì, theo tôi nghĩ, hình như là.
b) Trường hợp người nói muốn nhắc lại cho người nghe thấy điều mình đã nói, điều mọi người đã biết mà không vi phạm phương châm về lượng: như tôi đã trình bày, như tôi được biết.
Tham khảo thêm cách trình bày khác
a, Đôi khi người nói phải dùng tới những cách diễn đạt như “tôi được biết”, “tôi tin rằng”, “nếu tôi không lầm thì”, “tôi nghe nói”, “theo tôi nghĩ”, “hình như là”…
– Đảm bảo tuân thủ phương châm hội thoại về chất. Người nói cũng phải dùng cách nói đảm bảo người nghe biết xác thực nhận định, thông tin mà mình được kiểm chứng
b, Đôi khi người nói: như đã trình bày, mọi người đều biết. Cách nói này đều đảm bảo phương châm về lượng
– Mục đích nhấn mạnh ý, chuyển ý, dẫn ý, người nói cần nhắc lại một nội dung nào đó đã nói, giả định là mọi người đã, sẽ biết.
Ghi nhớ
– Khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực (phương châm về chất)
– Khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa (phương châm về lượng)
————–
thcs Hồng Thái vừa hướng dẫn các em trả lời câu hỏi bài 4 trang 11 SGK ngữ văn 9 tập 1 với mong muốn giúp các em hiểu bài kỹ hơn, qua đó chuẩn bị soạn bài Các phương châm hội thoại trong chương trình soạn văn 9 được tốt nhất trước khi tới lớp
Trả lời câu hỏi bài 4 trang 11 SGK Ngữ văn lớp 9 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Các phương châm hội thoại
Đăng bởi: thcs Hồng Thái
Chuyên mục: Giáo dục
Bản quyền bài viết thuộc Trường THCS Hồng Thái Hải Phòng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường thcs Hồng Thái (thcshongthaiad.edu.vn)
Nguồn: https://thcshongthaiad.edu.vn
Danh mục: Tra Cứu