Căn cứ vào đâu để phân loại kim loại đen?
- Tích phân là gì? Phương pháp tính tích phân và các dạng toán
- Lựa chọn tên loại mô phân sinh phù hợp thay thế cho các vị trí đánh số trong Hình 36.
- Apple Watch Review: A Stylish and User-Friendly Device
- Trợ từ là gì? Các loại trợ từ? Cách nhận biết trợ từ trong câu
- Đoạn văn tiếng Anh về chủ đề Shopping
Căn cứ vào đâu để phân loại kim loại đen? là câu hỏi trắc nghiệm trong môn Công nghệ lớp 8. Dưới đây là đáp án và các thông tin chính trong bài. Mời các em theo dõi bài học nhé.
Bạn đang xem: Căn cứ vào đâu để phân loại kim loại đen?
Căn cứ vào đâu để phân loại kim loại đen?
Câu hỏi: Căn cứ vào đâu để phân loại kim loại đen?
A. Tỉ lệ cacbon
B. Các nguyên tố tham gia
C. Cả A và B đều đúng
D. Đáp án khác
Đáp án đúng: C. Cả A và B đều đúng
Hướng dẫn giải: Để phân biệt kim loại đen ta căn cứ vào tỉ lệ cacbon và các nguyên tố tham gia.
Kim loại đen có thành phần chủ yếu của kim loại đen là sắt và cacbon.
- Tỉ lệ cácbon trong vật liệu > 2,14% thì gọi là gang, tỉ lệ cacbon trong vật liệu < 2,14% thì gọi là thép. Tỉ lệ các bon càng cao thì vật liệu càng cứng và giòn.
- Gang được phân làm 3 loại: Gang xám, gang trắng và gang dẻo.
- Thép: thép cacbon và thép hợp kim.
Các vật liệu cơ khí phổ biến
Vật liệu bằng kim loại
Căn cứ vào nguồn gốc,cấu tạo, tính chất để chia nhóm vật liệu cơ khí;
a. Kim loại đen
– Nếu tỷ lệ cácbon trong vật liệu ≤2,14% thì gọi là thép và > 2,14% là gang.
– Tỷ lệ các bon càng cao thì vật liệu càng cứng và giòn.
– Gang được phân làm 3 loại: Gang xám, gang trắng và gang dẻo.
b. Kim loại màu
– Các kim loại còn lại ( Cu, Al,Zn, Sn, Pb……)
Xem thêm : Chí Mạng hay Trí Mạng mới là cách dùng đúng chính tả, nguồn gốc ý nghĩa
– Kim loại màu thường dùng ở dạng hợp kim.
– Có 2 loại chính:
- Đồng và hợp kim của đồng
- Nhôm và hợp kim của nhôm
– Tính chất: dễ kéo dài, dễ dát mỏng, có tính mài mòn, tính chống ăn mòn cao, tớnh dẫn điện, dẫn nhiệt tốt…
– Công dụng: sản xuất đồ dựng gia đình, chế tạo chi tiết máy, làm vật liệu dẫn điện…
– Ưu điểm: dẫn điện, dẫn nhiệt tốt. ít bị ôxy hoá hơn kim loại đen, dễ rán mỏng và kéo dài….
– Nhược điểm: kém cứng , giá thành cao hơn kim loại đen.
– Đồng và nhôm được dùng nhiều trong công nghệ truyền tải điện năng và các thiết bị điện dân dụng.
Vật liệu phi kim loại
– Dẫn điện, dẫn nhiệt kém.
– Dễ gia công, không bị ôxy hoá, ít mài mòn
a. Chất dẻo
– Là sản phẩm được tổng hợp từ các chất hữu cơ, cao phân tử, mỏ dầu , dầu mỏ, than đá…
– Chất dẻo được chia làm hai loại:
- Chất dẻo nhiệt: nhiệt độ nóng chảy thấp, nhẹ dẻo, không dẫn điện không bị ô xi hóa, ít bị hóa chất tác dụng…dùng làm dụng cụ gia đinh: làn, rổ, cốc,can, dép…
- Chất dẻo rắn: được hóa rắn ngay sau khi ép dưới áp suất, nhiệt độ gia công. Tính chịu được nhiệt độ cao, độ bền cao, nhẹ, không dẫn điện, không dẫn nhiệt. Làm bánh răng ổ đỡ, vỏ bút, vỏ thiết bị điện đồ dùng điện…
b. Cao su
– Là vật liệu dẻo, đàn hồi khả năng giảm chấn tốt, cách điện, cách âm tốt
– Gồm 2 loại:
- Cao su tự nhiên
- Cao su nhân tạo
– Công dụng: Cao su dùng làm dây cáp điện, săm lốp, đai truyền, ống dẫn,vòng đệm, vật liệu cách điện…
Tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí
1. Tính chất cơ học
- Tính cứng
- Tính dẻo
- Tính bền
2. Tính chất vật lý
- Nhiệt nóng chảy
- Tính dẫn điện
- Tính dẫn nhệt
- Khối lượng riêng
3. Tính chất hoá học
- Tính chịu axít
- Tính chống ăn mòn
4. Tính chất công nghệ
- Khả năng gia công của vật liệu.
Lựa chọn vật liệu cơ khí nào trong gia công
Xem thêm : Cách giải phương trình bậc 2
Lựa chọn vật liệu nào để gia công phụ thuộc nhiều vào sản phẩm và tính chất của vật liệu. Vì mỗi sản phẩm có yêu cầu về đặc tính, kỹ thuật khác nhau. Đòi hỏi phải lựa chọn những vật liệu khác nhau sao cho phù hợp.
a. Sắt
– Sắt thép là hai vật liệu rất phổ biến trong gia công cơ khí
– Trong các loại vật liệu được sử dụng để gia công cơ khí, sắt chiếm khoảng 95% tổng khối lượng kim loại được dùng để sản xuất trên thế giới. Sắt có ưu điểm là giá thấp, khả năng chịu lực tốt, độ dẻo và độ cứng cao. Hiện nay, vệc tìm một vật liệu để thay thế sắt là điều gần như không thể. Các sản phẩm được gia công từ sắt có thể sử dụng trong ngành công nghiệp sản xuất ô tô, máy móc cơ khí, thiết bị gia dụng, nhà bếp,…
b. Nhôm
– Nhôm là một vật liệu rất nhẹ, có tính định hình cao, ngoài ra Nhôm có độ bền với thời tiết cao do lớp màng chống oxy hóa nên nhôm không bị oxy hóa trực tiếp. Các bộ phận làm từ vật liệu này có thể được tìm thấy trong gần như mọi ngành công nghiệp. Ngoài ra, Nhôm đã trở thành một lựa chọn phổ biến cho các nguyên mẫu do chi phí thấp và linh hoạt.
c. Thép
– Thép là hợp kim có thành phần chính là sắt (Fe), cùng với cacbon (C) có hàm lượng từ 0,02% đến 2,14% theo trọng lượng, và hàm lượng nhỏ một số các nguyên tố khác như Si, Mn, P, S, Cr, Ni, Mo, Mg, Cu… để tăng độ cứng, hạn chế sự di chuyển của nguyên tử sắt trong cấu trúc tinh thể dưới tác động của các nguyên nhân khác nhau.
– Số lượng khác nhau của các nguyên tố và tỷ lệ của chúng trong thép nhằm kiểm soát các mục tiêu chất lượng như độ cứng, độ đàn hồi, tính dễ uốn và sức bền kéo đứt. Những tính chất quan trọng nhất của thép là khả năng biến dạng và độ bền cao, độ bền kéo tốt và độ dẫn nhiệt tốt. Đặc tính quan trọng nhất của thép không gỉ (inox) là khả năng chống ăn mòn của nó.
d. Inox
– Inox (thép không gỉ) là một dạng hợp kim của sắt, trong thành phần có chứa ít nhất 10.5% Crôm. Do vậy mà inox có độ bền cao, chịu lực và chịu nhiệt tốt, không bị gỉ, ít chịu ảnh hưởng từ các điều kiện tự nhiên.
– Hiện nay do nhu cầu thị trường tăng cao dẫn đến sự ra đời của nhiều chủng loại inox khác nhau, song nhìn chung có 2 loại inox cơ bản được sử dụng là: inox 201 và inox 304.
+ Inox 201: Thích hợp để gia công sản xuất các thiết bị, vật dụng sử dụng trong nhà như: tay vịn cầu thang, tủ, bàn ghế, giường, xoong nồi,…
+ Inox 304: Chất lượng vượt trội hơn inox 201, thích hợp để sử dụng cho các công trình bên ngoài như: lan can ban công, cột cờ, hàng rào, cổng, cửa, dụng cụ treo đồ,…
e. Nhựa
– Được dùng làm vật liệu thông dụng để sản xuất nhiều loại vật dụng trong đời sống hằng ngày cho đến những sản phẩm công nghiệp. Các đặc tính của chúng như: nhẹ, chịu được tác động của môi trường hoá chất, chịu mài mòn, chịu nhiệt độ, cách nhiệt cách điện tốt. Vì thế nhựa rất phù hợp với sản xuất và gia công chế tạo đặc biệt là chế tạo cơ khí chính xác theo yêu cầu. Các sản phẩm gia công từ nhựa có thể kể tới như: ổ cắm, công tắc, đầu nối, tấm cách điện, vòng bi, ống nước…
Đăng bởi: thcs Hồng Thái
Chuyên mục: Giáo dục
Bản quyền bài viết thuộc Trường THCS Hồng Thái Hải Phòng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường thcs Hồng Thái (thcshongthaiad.edu.vn)
Nguồn: https://thcshongthaiad.edu.vn
Danh mục: Tra Cứu