Câu kể là gì? Sự khác biệt giữa 2 kiểu câu: Ai làm gì? và Ai thế nào?
- Đáp án Học và làm theo lời Bác 2022 – Bảng A
- Để xác định lượng phân bón cần bón cho một vụ thu hoạch định trước thì phải căn cứ vào các yếu tố nào?
- Bản đăng ký cá nhân thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW
- Chả quyên là gì? Tái Châu là gì mà trở thành viral trên TikTok
- Sau những trận mưa lớn kéo dài, hầu hết cây trong vườn bị ngập úng lâu và bị chết. Theo em, tại sao khi bị ngập nước cây lại chết mặc dù nước có vai trò rất quan trong đổi với sự sống của cây?
Câu kể là gì?
Câu kể (còn gọi là câu trần thuật) là câu nhằm mục đích kể, tả hoặc giới thiệu về sự vật, sự việc; hoặc dùng để nói lên ý kiến hoặc tâm tư của mỗi người. Cuối câu kể phải ghi dấu chấm.
Bạn đang xem: Câu kể là gì? Sự khác biệt giữa 2 kiểu câu: Ai làm gì? và Ai thế nào?
Câu kể có các cấu trúc: Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì?
Câu kể: Ai làm gì?
– Gồm 2 bộ phận: Bộ phận thứ nhất là chủ ngữ (CN), trả lời cho câu hỏi: Ai (Con gì; Cái gì)? Bộ phận thứ 2 là vị ngữ (VN),trả lời cho câu hỏi: Làm gì?
– VN trong câu kể Ai làm gì? nêu lên hoạt động của người, con vật (hoặc đồ vật, cây cối được nhân hoá. VN có thể là : Động từ hoặc cụm ĐT.
– CN trong câu kể Ai là gì? chỉ sự vật ( người,con vật hay đồ vật, cây cối được nhân hoá) có hoạt động được nói đến ở VN. CN thường do danh từ hoặc cụm DT tạo thành.
– Nói lên ý kiến hoặc tâm tư, tình cảm của mỗi người.
VD: Sáo đơn, sáo kép, sáo bè,…như gọi thấp xuống những vì sao sớm. (câu kể dùng để nêu ý kiến, nhận định)
Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. (câu kể kể lại sự việc và nói lên tình cảm).
Câu kể Ai thế nào?
– Câu kể Ai thế nào? gồm 2 bộ phận chính: CN trả lời cho câu hỏi: Ai (cái gì, con gì)? Vn trả lời cho câu hỏi: thế nào?
– VN trong câu kể Ai thế nào? chỉ đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái của sự vật được nói đến ở CN. VN thường do tính từ, động từ (hoặc cụm TT, cụm ĐT) tạo thành.
– CN trong câu kể Ai thế nào? chỉ những sự vật có đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái được nêu ở VN. CN thường do DT ( hoặc cụm DT) tạo thành.
– Kể, tả hoặc giới thiệu về sự vật, sự việc.
VD: Bu-ra-ti-nô là một chú bé bằng gỗ. (câu kể dùng để giới thiệu)
Chú có cái mũi rất dài. (câu kể dùng để miêu tả)
Chú người gỗ được bác rùa tốt bụng Tóoc- ti- la tặng cho chiếc chìa khóa vàng để mở một kho báu.( câu kể dùng để kể)
Câu kể Ai là gì?
– Câu kể Ai là gì? gồm 2 bộ phận. Bộ phận thứ nhất là CN, trả lời cho câu hỏi: Ai (cái gì, con gì) ? Bộ phận thứ 2 trả lời cho câu hỏi : là gì (là ai, là con gì)?
– Câu kể Ai là gì? được dùng để giới thiệu hoặc nêu nhận định về một người, một vật nào đó.
– Trong câu kể Ai là gì? VN được nối với CN bằng từ là VN thường do DT( hoặc cụm DT) tạo thành.
– CN trong câu kể Ai là gì? chỉ sự vật được giới thiệu, nhận định ở VN. CN trả lời cho câu hỏi: Ai (con gì, cái gì)? CN thường do DT (hoặc cụm DT) tạo thành.
Sự khác biệt giữa 3 kiểu câu Ai – là gì? Ai – làm gì? và Ai – thế nào?
Về mặt ngữ pháp, ba kiểu câu nói trên chủ yếu khác nhau ở vị ngữ:
– Câu kể Ai – làm gì? có vị ngữ là động từ; chủ ngữ thường là danh từ chỉ người hay động vật.
– Câu kể Ai – thế nào? Có vị ngữ là tính từ, động từ chỉ trạng thái hoặc cụm chủ – vị.
– Câu kể Ai – là gì? có vị ngữ là tổ hợp của từ là với danh từ, động từ, tính từ hoặc cụm chủ – vị.
Về chức năng giao tiếp, mỗi kiểu câu trên thích hợp với một chức năng khác nhau:
+ Câu kể Ai – là gì? Dùng để định nghĩa giới thiệu, nhận xét.
Ví dụ: Bạn Nam là lớp trưởng lớp 4A.
Lan Hương là học sinh giỏi của lớp.
Như Quỳnh là học sinh ngoan, chăm chỉ.
+ Câu kể Ai- làm gì? Dùng để kể về hoạt động của người, vật khi được nhân hóa.
Ví dụ: – Minh quét nhà giúp mẹ.
– Đàn dê ăn cỏ trên cánh đồng.
– Những cậu tre bá vai nhau thì thầm đứng học.
+ Câu kể Ai- thế nào? Dùng để miêu tả đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái của người, vật.
Ví dụ: – Cánh đồng đẹp như một tấm thảm.
Khi dạy các kiểu câu cần gắn với các chức năng giao tiếp khác nhau sẽ giúp ích rất lớn cho việc phát triển các kĩ năng nói, viết cho học sinh.
Muốn xác định câu kể ta dựa vào đâu? Dựa vào hình thức câu kể: Cuối câu kể có dấu chấm; Dựa vào mục đích nói của câu kể để: Kể, tả, giới thiệu hoặc nhận xét.
Tiếp theo, muốn xác định được câu kể đó thuộc kiểu câu nào thì trước tiên các em phải xác định được đâu là chủ ngữ, đâu là vị ngữ trong câu đó.
+ Câu kể Ai làm gì? gồm hai bộ phận: Chủ ngữ trả lời câu hỏi Ai? (con gì?). Vì vậy Chủ ngữ thường do danh từ (cụm danh từ) tạo thành. Vị ngữ trả lời câu hỏi làm gì?. Vì vậy Vị ngữ là động từ (cụm động từ) tạo thành.
+ Câu kể Ai thế nào? gồm hai bộ phận: Chủ ngữ trả lời câu hỏi Ai? (cái gì? con gì?). Vì vậy Chủ ngữ thường do danh từ (cụm danh từ) tạo thành. Vị ngữ trả lời câu hỏi thế nào?. Vì vậy Vị ngữ thường do tính từ (cụm tính từ, động từ chỉ trạng thái hoặc cụm động từ chỉ trạng thái) tạo thành.
+ Câu kể Ai là gì? gồm hai bộ phận: Chủ ngữ trả lời câu hỏi Ai? (cái gì? con gì?). Vì vậy Chủ ngữ thường do danh từ (cụm danh từ) tạo thành. Vị ngữ trả lời câu hỏi là gì? (là ai? là con gì?). Vì vậy Vị ngữ thường do danh từ (cụm danh từ) tạo thành.
Kiểu câu | Ai – làm gì? | Ai – thế nào? |
Đặc điểm của chủ ngữ
|
– Chỉ người, động vật ít khi chỉ bất động vật.
– Trả lời câu hỏi Ai? Con gì? ít khi trả lời câu hỏi cái gì? (trừ trường hợp sự vật nêu ở chủ ngữ được nhân hóa.) |
– Chỉ người, động vật, bất động vật.
– Trả lời câu hỏi Ai? Cái gì? Con gì? |
Đặc điểm ở vị ngữ | + Kể lại hoạt động
+Là động từ (cụm động từ) chỉ hoạt động. |
+ Miêu tả đặc điểm tính chất hoặc trạng thái
Xem thêm : Elly Trần là ai? tiểu sử, sự nghiệp và đời tư nữ diễn viên + Là động từ ( cụm động từ) trạng thái hoặc tính từ. |
Bài tập thực hành
Bài 1: Tìm câu kể Ai làm gì? trong đoạn văn sau rồi gạch dưới các bộ phận VN của từng câu tìm được:
Bàn tay mền mại của Tấm rắc đều những hạt cơm quanh bống. Tấm ngắm nhìn bống. Tấm nhúng bàn tay xuống nước vuốt nhẹ hai bên lườn của cá*. Cá đứng im trong tay chị Tấm.
Phần tách CN và VN của câu này chép theo đáp án của tài liệu gốc, nhưng như vậy rất khó xác định ĐT trung tâm, theo quan điểm của tôi thì VN chỉ là vuốt nhẹ hai bên lườn của cá . Nếu muốn giữ đáp án như tài liệu gốc thì nên thêm dấu phẩy vào cho rõ ràng : Tấm / nhúng bàn tay xuống nước, vuốt nhẹ hai bên lườn của cá.
Bài 2: Dùng gạch ( / ) tách CN và VN trong từng câu sau và cho biết VN trong từng câu là ĐT hay cụm ĐT.
a) Em bé / cười. (ĐT)
b) Cô giáo / đang giảng bài. ( Cụm ĐT)
c) Đàn cá chuối con / ùa lại tranh nhau đớp tới tấp*. (Cụm ĐT)
Phần tách CN và VN của câu này chép theo đáp án của tài liệu gốc, nhưng như vậy rất khó xác ĐT trung tâm, theo quan điểm của tôi thì VN chỉ là tranh nhau đớp tới tấp. Nếu muốn giữ đáp án như tài liệu gốc thì nên thêm dấu phẩy cho rõ ràng: Đàn cá chuối con / ùa lại, tranh nhau đớp tới tấp.
Bài 3: Đặt 2 câu kể Ai làm gì? Trong đó một câu có VN là ĐT, một câu có VN là cụm ĐT.
Bài 4: Tìm CN, VN, trạng ngữ của các câu văn sau:
Cá Chuối mẹ / lại bơi về phía bờ, rạch lên rìa nước, nằm chờ đợi. Bỗng nhiên, nghe như có tiếng bước chân rất nhẹ, Cá Chuối mẹ / nhìn ra, thấy hai con mắt xanh lè của mụ mèo đang lại gần. Cá Chuối mẹ / lấy hết sức định nhảy xuống nước. Mụ mèo / đã nhanh hơn, lao phấp tới cắn vào cổ Cá Chuối mẹ. Ở dưới nước, đàn cá chuối con /chờ đợi mãi không thấy mẹ.
Bài 5: Tìm các câu kể Ai thế nào? rồi gạch dưỡi các bộ phận VN.
Rừng hồi ngào ngạt, xanh thẫm trên các quả đồi quanh làng. Một mảnh lá gãy cũng dậy mùi thơm. Gió càng thơm ngát. Cây hồi thẳng, cao, tròn xoe. Cành hồi giòn, dễ gãy hơn cả cành khế. Quả hồi phơi mình xoè trên mặt lá đầu cành.
Bài 6: VN trong các câu kể Ai thế nào? tìm được ở BT5 biểu thị nội dung gì? Chúng do những từ ngữ thế nào tạo thành?
– Nội dung biểu thị đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái của sự vật.
– Câu 1, 3, 5 do cụm TT tạo thành. Câu 2, 6 do cụm ĐT tạo thành. Câu 4 do các TT tạo thành.
********************
Đăng bởi: thcs Hồng Thái
Chuyên mục: Giáo Dục
Bản quyền bài viết thuộc Trường THCS Hồng Thái Hải Phòng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường thcs Hồng Thái (thcshongthaiad.edu.vn)
Nguồn: https://thcshongthaiad.edu.vn
Danh mục: Tra Cứu