Đáp án cuộc thi Giao lưu tìm hiểu An toàn giao thông cho giáo viên năm 2022-
Đáp án cuộc thi Giao lưu tìm hiểu An toàn giao thông cho giáo viên năm 2022-2023 giúp thầy cô tham khảo gợi ý đáp án 10 câu hỏi trắc nghiệm, cùng câu hỏi tự luận của cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ năm 2023.
Bạn đang xem: Đáp án cuộc thi Giao lưu tìm hiểu An toàn giao thông cho giáo viên năm 2022-
Cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ nhằm củng cố kiến thức an toàn giao thông, tạo hứng thú trong giảng dạy cho thầy cô. Bên cạnh đó, các em học sinh lớp 3, 4, 5 có thể tham khảo thêm đáp án cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai. Vậy mời thầy cô cùng tham khảo gợi ý đáp án:
Đáp án an toàn giao thông giáo viên tiểu học
(Thầy/cô hãy khoanh tròn vào 01 đáp án đúng nhất trong số các phương án trả lời)
PHẦN A: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KIẾN THỨC CHUNG VỀ ATGT VÀ KĨ NĂNG LÁI XE AN TOÀN
Câu 1. Thường xuyên chứng kiến cảnh phụ huynh đến đón con nơi cổng trường không đội mũ bảo hiểm hoặc chở quá số người quy định cũng như dừng, đỗ sai quy định, với vai trò là một giáo viên chủ nhiệm, bạn có đề xuất gì để hạn chế tình trạng trên?
A. Tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường, đề xuất các cơ quan chức năng thành lập mô hình “Cổng trường An toàn giao thông (ATGT)”, trong đó có nội dung kí cam kết giữa học sinh, gia đình, nhà trường và cơ quan chức năng trong việc bảo đảm ATGT nơi trường học;
B. Nhắc nhở trực tiếp phụ huynh học sinh, đề nghị họ phải chấp hành Luật Giao thông đường bộ để các con noi theo, yêu cầu cam kết không vi phạm;
C. Tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường, đề xuất các cơ quan chức năng xây dựng các tiêu chí để thành lập mô hình “Cổng trường ATGT” và nhắc nhở trực tiếp phụ huynh học sinh, đề nghị họ phải chấp hành Luật Giao thông đường bộ để các con noi theo;
D. Tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường, đề xuất các cơ quan chức năng thành lập mô hình “Cổng trường ATGT”, trong đó có nội dung kí cam kết giữa học sinh, gia đình, nhà trường và cơ quan chức năng trong việc bảo đảm ATGT nơi trường học; nhắc nhở phụ huynh gương mẫu chấp hành và thực hiện đúng cam kết đã kí với nhà trường trong việc chấp hành quy định của pháp luật về trật tự ATGT.
Câu 2. Để có một hành trình suôn sẻ khi lái xe đường dài, bạn phải làm gì trong các tình huống sau đây để không bị mệt mỏi và lái xe một cách an toàn?
A. Duy trì tốc độ ổn định của xe, đi đúng làn đường, phán đoán sớm tình huống, nghỉ ngơi và nghỉ chân hợp lí;
B. Duy trì tốc độ hợp lí, nghỉ chân, đi đúng làn đường;
C. Đi đúng làn đường, phán đoán tình huống, nghỉ ngơi hợp lí;
D. Duy trì tốc độ ổn định của xe, chú ý quan sát, nghỉ ngơi hợp lý.
Câu 3: Luật GTĐB quy định về việc dừng, đỗ xe bên trái đường một chiều như thế nào?
A. Không được dừng xe, đỗ xe;
B. Được dừng, đỗ xe tuỳ từng trường hợp cụ thể nhưng phải bảo đảm an toàn;
C. Được dừng xe, không được đỗ xe;
D. Được dừng xe, đỗ xe.
Câu 4. Khi tham gia giao thông, xe quá tải trọng, quá khổ giới hạn của đường bộ phải thực hiện quy định nào?
A. Chủ phương tiện và lái xe thực hiện biện pháp để hạn chế việc gây hư hại đường bộ;
B. Phải được cơ quan quản lí đường bộ có thẩm quyền cấp giấy phép và phải thực hiện các biện pháp bắt buộc để bảo vệ đường bộ, bảo đảm ATGT;
C. Không được tham gia giao thông;
D. Chủ phương tiện và lái xe phải được cơ quan quản lí đường bộ có thẩm quyền cấp giấy phép.
Câu 5. Luật Giao thông đường bộ quy định người điều khiển xe thô sơ, xe cơ giới và xe máy chuyên dùng phải đi như thế nào trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường?
A. Xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái;
B. Xe thô sơ phải đi trên làn đường bên trái trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên phải;
C. Xe thô sơ đi trên làn đường phù hợp không gây cản trở giao thông, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên phải;
D. Xe thô sơ đi trên làn đường phù hợp không gây cản trở giao thông, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái.
Câu 6. Khái niệm “khổ giới hạn của đường bộ” được hiểu như thế nào?
A. Là khoảng trống có kích thước giới hạn về chiều cao, chiều rộng của đường, cầu, bến phà, hầm đường bộ để các xe kể cả hàng hoá xếp trên xe đi qua được an toàn;
B. Là khoảng trống có kích thước giới hạn về chiều rộng của đường, cầu, bến phà, hầm đường bộ để các xe kể cả hàng hoá xếp trên xe đi qua được an toàn;
C. Là khoảng trống có kích thước giới hạn về chiều cao, chiều rộng của đường, cầu, bến phà, hầm đường bộ để các xe đi qua được an toàn;
D. Là khoảng trống có kích thước giới hạn về chiều cao, chiều rộng của đường, bến phà, hầm đường bộ để các xe kể cả hàng hoá xếp trên xe đi qua được an toàn.
Câu 7. Cách lựa chọn và đội mũ bảo hiểm (MBH) nào sau đây là đúng nhất?
A. Chọn MBH có giá cả phù hợp → Đội MBH → Cài quai mũ;
B. Chọn MBH đúng tiêu chuẩn chất lượng → Đội MBH lên đầu → Cài quai mũ → Kiểm tra quai mũ chắc chắn hay không → Xoay đi xoay lại xem có vừa đầu không;
C. Chọn MBH đúng tiêu chuẩn chất lượng → Đội MBH lên đầu → Xoay đi xoay lại xem có vừa đầu không → Cài quai mũ;
D. Chọn MBH đúng tiêu chuẩn chất lượng → Đội MBH lên đầu→ Xoay đi xoay lại xem có vừa đầu không → Cài quai mũ → Đưa 2 ngón tay vào dưới cằm để kiểm tra xem dây quai mũ có vừa không.
Câu 8. Khái niệm “đường ưu tiên” được hiểu như thế nào là đúng luật?
A. Đường ưu tiên là đường chỉ dành cho một số loại phương tiện tham gia giao thông, được cắm biển báo hiệu đường ưu tiên;
B. Đường ưu tiên là đường mà trên đó phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải nhường đường cho các phương tiện đến từ hướng khác khi qua nơi giao nhau, có thể được cắm biển báo hiệu đường ưu tiên;
C. Đường ưu tiên là đường mà trên đó phương tiện tham gia giao thông đường bộ được các phương tiện đến từ hướng khác nhường đường khi qua nơi đường giao nhau, được cắm biển báo hiệu đường ưu tiên;
D. Đường ưu tiên là đường chỉ dành cho một số loại phương tiện tham gia giao thông, được cắm biển báo hiệu đường ưu tiên và không phải nhường đường cho các phương tiện khác khi đi qua nơi đường giao nhau.
Câu 9. Theo hướng mũi tên, xe nào được phép đi?
A. Xe mô tô, xe con
B. Xe con, xe tải
C. Xe mô tô, xe tải
D. Cả 3 xe
Câu 10. Theo thầy/cô giáo, biển báo này có ý nghĩa gì?
A. Cấm xe cơ giới (trừ xe ưu tiên theo Luật định) đi thẳng;
B. Cấm xe cơ giới (trừ xe ưu tiên theo Luật định) đi về bên trái và bên phải;
C. Cấm xe ô tô và mô tô (trừ xe ưu tiên theo Luật định) đi về bên trái và bên phải;
D. Hướng trái và phải không cấm xe cơ giới.
B. TỰ LUẬN
Đề bài: Căn cứ Bộ tài liệu “Giáo dục an toàn giao thông dành cho học sinh tiểu học” và Công văn số 1362/BGDĐT-GDTH ngày 7/4/2021 V/v hướng dẫn tổ chức giáo dục an toàn giao thông cấp Tiểu học, thầy/cô hãy cho biết nội dung giáo dục ATGT sẽ được xây dựng trong Kế hoạch giáo dục nhà trường như thế nào? Minh họa cụ thể bằng nội dung giáo dục An toàn giao thông (ATGT) của một khối lớp.
Bài làm
Nội dung giáo dục An toàn giao thông
Nội dung giáo dục An toàn giao thông – Mẫu 1
I. Nội dung giáo dục ATGT sẽ được xây dựng trong Kế hoạch giáo dục nhà trường
Nội dung giáo dục ATGT sẽ được xây dựng trong Kế hoạch giáo dục nhà trường như sau:
1. Dạy, học an toàn giao thông theo tài liệu của Bộ GD&ĐT
Hiện nay Bộ GDĐT đã biên soạn các bộ sách, tài liệu giáo dục ATGT cho các khối lớp và đưa vào chương trình giảng dạy cho các em từ mần non đến đại học. Đặc biệt là các lớp tiểu học, nội dung dạy, học an toàn giao thông được lồng ghép rất dễ hiểu thú vị, sinh động.
Nội dung được hình ảnh hoá một cách sinh động, gắn với thực tế, giúp học sinh dễ hiểu, dễ tiếp thu, được biên soạn riêng cho từng lớp, mỗi lớp có nội dung chủ đề khác nhau, hoặc có cùng chủ đề nhưng khác nhau ở nội dung bài học cũng như các câu hỏi và bài tập, phù hợp với lứa tuổi của học sinh ở mỗi lớp. Các chủ đề cho từng lớp phù hợp với các chủ đề ngoại khóa về an toàn giao thông được thực hiện trong trường phổ thông.
2. Kế hoạch dạy lồng ghép trong các môn học văn hóa theo lớp
Dạy lồng ghép có nghĩa là đưa những nội dung giáo dục có liên quan vào quá trình dạy học các môn học như: lồng ghép giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo; giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông… vào các môn học có liên quan như Đạo đức; tự nhiên xã hội, hoạt động trải nghiệm …
3. Tổ chức thông qua hoạt động ngoại khóa liên quan đến ATGT
Tổ chức hội thi vẽ tranh, diễn kịch, hoạt động ngoại khóa tuyên truyền ATGT:
- Tổ chức hội thi vẽ tranh, hội thi học tốt thể hiện những hiểu biết về an toàn giao thông.
- Tổ chức sân chơi về an toàn giao thông nhằm thực hành kỹ năng an toàn giao thông đường bộ.
- Tổ chức ký cam kết thực hiện an toàn giao thông giữa trường, học sinh, gia đình.
- Sân khấu hóa: tổ chức luyện tập và diễn những tiểu phẩm vui…
II. Minh họa cụ thể bằng nội dung giáo dục An toàn giao thông (ATGT) của lớp 1
KẾ HOẠCH BÀI DẠY AN TOÀN GIAO THÔNG LỚP 1
BÀI 2: ĐÈN TÍN HIỆU GIAO THÔNG
I. MỤC TIÊU :
1. Năng lực đặc thù :
– Nhận biết được các loại đèn tín hiệu giao thông và ý nghĩa của các loai đèn giao thông đó.
– Thực hành được các hành vi thể hiện sự chấp hành tín hiệu đèn khi tham gia giao thông.
2. Năng lực chung:
– Tự chủ và tự học: Thể hiện qua việc thực hiện các hoạt động quan sát tranh tìm hiểu bài.
– Giao tiếp và hợp tác: Chia sẻ, trao đổi cùng bạn khi tham gia các hoạt động nhóm.
– Giải quyết các vấn đề sáng tạo: Giải quyết được các tình huống trong bài.
3. Phẩm chất: Trách nhiệm:
– Có trách nhiệm trong việc chấp hành, tuân thủ giao thông nhằm bảo vệ an toàn cho bản thân và mọi người.
– Chia sẻ với người khác kiến thức về đèn tín hiệu giao thông khi đi trên đường.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :
1. Giáo viên:
– Bài thơ : Đèn giao thông ( Thanh Minh ) , bài hát : Đèn đỏ , đèn xanh ( Nhạc Lương Vĩnh )
– Tranh ảnh minh họa ( SGK trang 8,9,10,11,12)
2. Học sinh:
– Đọc bài thơ : Đèn giao thông ( GV đã cho HS chuẩn bị )
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:
1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, gợi mở – vấn đáp, trực quan, trò chơi, hợp tác , thực hành
2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC:
T/G | HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG HỌC SINH |
3
6
6
5
5
4
4 |
1.Khởi động:
* Mục tiêu: tạo không khí phấn khởi trước khi vào bài mới đồng thời hệ thống lại kiến thức đã học. * Tiến hành: – Giáo viên học sinh hát bài “ Đường em đi” – GV hỏi: Trong bài hát vừa rồi khi đi bộ, em đi như thế nào là đúng quy định? è GV giới thiệu bài: Khi đi trên đường, nếu đường nông thôn thì các em đi ở lề đường bên phải . Nếu gặp những nơi có đèn tín hiệu giao thông chúng ta phải đi như thế nào là đúng quy định? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài “Đèn tín hiệu giao thông” 2.Hình thành kiến thức mới * Mục tiêu: HS biết được ý nghĩa của các loại đèn tín hiệu giao thông. * Tiến hành: – GV cho HS đọc và chơi trò chơi “Đèn giao thông ”
-Qua bài thơ vừa đọc , có bạn nào biêt đèn tín hiệu giao thông có mấy màu và ý nghĩa của đèn tín hiệu như thế nào ? -> GV Để biết được các loại đèn tín hiệu giao thông và ý nghĩa của mỗi loại đèn đó , chúng ta sẽ cung nhau đi tìm hiểu về đèn tín hiệu giao thông * Tìm hiểu đèn tín hiệu giao thông HĐ1. Đèn tín hiệu giao thông ba màu: – GV cho HS quan sát 4 tranh SGK trang 8 và yêu cầu HS thảo luận nhóm lớn ( nhóm 4) theo các câu hỏi dự kiến sau: + Đèn tín hiệu giao thông được đặt ở những nơi nào? + Đèn tín hiệu giao thông có những màu nào? Từng màu đèn báo hiệu cho em biết điều gì? GV kết luận
HĐ2: Đèn tín hiệu giao thông hai màu: * Đèn tín hiệu giao thông hai màu dành cho người đi bộ – GV cho HS quan sát tranh 1. 2 SGK trang 9 và yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi theo các câu hỏi dự kiến sau:
+Những người trong tranh đã đi đúng quy định về giao thông chưa ? + Lúc ấy đèn tín hiệu giao thông bật màu gì? – GV kết luận : Như vậy khi đèn tín hiệu giao thông dành cho người đi bộ bật màu xanh thì chúng ta được phép qua đường phần vạch trắng dành cho người đi bộ. Khi đèn tín hiệu giao thông dành cho người đi bộ bật màu đỏ thì chúng ta không được phép qua đường. *Đèn tín hiệu giao thông hai màu ở nơi giao nhau với đường sắt – GV cho HS quan sát tranh 3 SGK trang 9 và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: + Khi ở nơi giao nhau với đường sắt có tín hiệu đèn giao thông hai màu thì chúng ta phải đi như thế nào?
*GV hỏi củng cố : – Có mấy loại đèn tín hiệu giao thông ?
– Vì sao cần phải chấp hành tín hiệu đèn giao thông ? – GV nhận xét, kết luận: Chấp hành tín hiệu đèn giao thông để đảm bảo an toàn cho mình và mọi người.
3.Luyện tập, thực hành : * Mục tiêu: HS biết tuân thủ , chấp hành tín hiệu đèn khi tham gia giao thông và biết xử lí một số tình huống phù hợp khi tham gia giao thông * Tiến hành: HĐ1.Ai được đi trong các tình huống sau? – GV cho HS quan sát tranh thi đua nói nhanh về các tình huống trong 2 tranh SGK trang 10.
-GV nhận xét, kết luận:
HĐ2.Chỉ ra ai chấp hành và ai không chấp hành tín hiệu đèn giao thông? – GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4 để giải quyết 2 tình huống trong SGK trang 11.
– GV nhận xét, kết luận.
HĐ3.Chọn màu phù hợp cho đèn tín hiệu giao thông – GV phát tranh cho các nhóm 4 và yêu cầu HS tô màu vào đèn tín hiệu giao thông ở tranh 1 SGK trang 12.
– GV nhận xét, kết luận. 4. Vận dụng – Trải nghiệm : * Mục tiêu: Củng cố kiến thức bài học giúp HS biết đi đúng luật giao thông * Tiến hành: .Trò chơi : “Ai đi đúng luật” – GV cho từng nhóm tham gia trò chơi “Ai đi đúng luật”. * Chuẩn bị : -Kẽ ở sân trường ngã tư -Tấm giấy hình tròn có màu xanh , đỏ , vàng * GV nêu luật chơi : -Từng nhóm sẽ đi qua ngã tư và thực hiện đúng theo tín hiệu đèn – Nhóm nào thực hiện đúng được khen * Cho HS nghe bài hát : Đèn xanh , đèn đỏ ( Nhạc Lương Vĩnh )
|
Đi bộ sát lề đường bên phải
-HS vừa đọc vừa thực hiện trò chơi
Nào chúng mình vui học Trò chơi đèn giao thông
Một bạn giơ đèn đỏ Tất cả dừng lại mau Đèn xanh hiện rồi đó Qua đường nối bước nhau
Bạn đèn vàng chợt nói – Các cậu làm sai rồi Cứ sau xanh hoặc đỏ Là đến lượt của tôi ( Thanh Minh ) -Dự kiến trả lời ( HS có thể trả lời đúng hoặc chưa đúng ) -HS thảo luận nhóm lớn ( Nhóm 4 Dự kiến trả lời : + Đèn tín hiệu giao thông được đặt các ngã tư + Đèn tín hiệu giao thông có ba màu : đỏ , vàng , xanh Đèn xanh : được đi Đèn vàng : di chuyển chậm lại , dừng trước vạch dừng Đèn đỏ : không được đi -Các nhóm chia sẻ ý kiến thảo luận -Các nhóm bạn nhận xét , bổ sung
– HS từng nhóm dựa vào tranh thảo luận Dự kiến trả lời : Tranh 1: + Hai bố con qua đường đúng quy định về an toàn giao thông . + Lúc ấy đèn tín hiệu giao thông bật màu xanh được đi Tranh 2: + Hai mẹ con đã dừng lại khi đèn đỏ bật lên. Họ đã thiuwcj hiện đúng theo tín hiệu đèn -Đại diện nhóm chia sẻ, các nhóm bạn nhận xét , bổ sung
-HS làm việc cá nhân Dự kiến trả lời + Khi ở nơi giao nhau với đường sắt có tín hiệu đèn giao thông hai màu thì chúng ta phải dừng lại quan sát tàu hỏa + Khi đèn đỏ bật sáng sẽ báo hiệu tàu hỏa sắp chạy qua chúng ta phải dừng lại trước rào chắn
-Có ba loại đèn tín hiệu giao thông : đỏ , xanh , vàng – Chấp hành tín hiệu đèn giao thông để đảm bảo an toàn cho mình và mọi người.
-HS thi đua nêu nhanh câu trả lời Dự kiến trả lời : Tranh 1: Xe ô tô và xe máy được phép đi vì lúc này đèn xanh bật sáng Tranh 2: Người đi bộ được phép đi -Các bạn cùng nhận xét , bổ sung ý kiến -HS thảo luận nhóm 4 Dự kiến trả lời : + Tình huống 1: A, B, D, E : Đúng C : Sai + Tình huống 2: A,C, D, E : Đúng B : sai – Đại diện nhóm chia sẻ . Các nhóm HS khác nhận xét, bổ sung.
– HS quan sát và thảo luận nhóm và tô màu vào đèn tín hiệu giao thông cho đúng Dự kiến màu tô : B, D : Đỏ A, C : Xanh -Đại diện nhóm chia sẻ , giải thích lí do chọn màu tô đó – Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-HS từng tổ tham gia trò chơi theo điều khiển của GV và lớp trưởng
|
5. Tự đánh giá( 2’)
GV nêu một số tình huống để HS bày tỏ ý kiến của mình bằng cách giơ bảng biểu hiện khuôn mặt.
– Biết được tác dụng của các loại đèn tín hiệu giao thông
+ Biết và nêu được tác dụng của các loại đèn tín hiệu giao thông rõ ràng thông hiểu (mặt cười tươi)
+ Biết và nêu được tác dụng của các loại đèn tín hiệu giao thông nhưng còn lúng túng (mặt bình thường)
+ Chưa nêu được tác dụng của các loại đèn tín hiệu giao thông (mặt buồn)
+ Tuân thủ tín hiệu đèn giao thông khi tham gia giao thông
+ Thực hiện đúng các tín hiệu đèn (mặt cười tươi)
+ Có thực hiện nhưng cần có người nhắc nhở (mặt bình thường)
+ Chưa thực hiện (mặt buồn)
Nội dung giáo dục An toàn giao thông – Mẫu 2
I. Nội dung giáo dục ATGT sẽ được xây dựng trong Kế hoạch giáo dục nhà trường
Nội dung giáo dục ATGT sẽ được xây dựng trong Kế hoạch giáo dục nhà trường như sau:
1. Dạy, học an toàn giao thông theo tài liệu của Bộ GD&ĐT
Hiện nay Bộ GDĐT đã biên soạn các bộ sách, tài liệu giáo dục ATGT cho các khối lớp và đưa vào chương trình giảng dạy cho các em từ mần non đến đại học. Đặc biệt là các lớp tiểu học, nội dung dạy, học an toàn giao thông được lồng ghép rất dễ hiểu thú vị, sinh động.
Nội dung được hình ảnh hoá một cách sinh động, gắn với thực tế, giúp học sinh dễ hiểu, dễ tiếp thu, được biên soạn riêng cho từng lớp, mỗi lớp có nội dung chủ đề khác nhau, hoặc có cùng chủ đề nhưng khác nhau ở nội dung bài học cũng như các câu hỏi và bài tập, phù hợp với lứa tuổi của học sinh ở mỗi lớp. Các chủ đề cho từng lớp phù hợp với các chủ đề ngoại khóa về an toàn giao thông được thực hiện trong trường phổ thông.
2. Kế hoạch dạy lồng ghép trong các môn học văn hóa theo lớp
Dạy lồng ghép có nghĩa là đưa những nội dung giáo dục có liên quan vào quá trình dạy học các môn học như: lồng ghép giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo; giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông… vào các môn học có liên quan như Đạo đức; tự nhiên xã hội, khoa học…
3. Tổ chức thông qua hoạt động ngoại khóa liên quan đến ATGT
Tổ chức hội thi vẽ tranh, diễn kịch, hoạt động ngoại khóa tuyên truyền ATGT:
- Tổ chức hội thi vẽ tranh, hội thi học tốt thể hiện những hiểu biết về an toàn giao thông.
- Tổ chức sân chơi về an toàn giao thông nhằm thực hành kỹ năng an toàn giao thông đường bộ.
- Tổ chức ký cam kết thực hiện an toàn giao thông giữa trường, học sinh, gia đình.
- Sân khấu hóa: tổ chức luyện tập và diễn những tiểu phẩm vui…
II. Minh họa cụ thể bằng nội dung giáo dục An toàn giao thông (ATGT) của một khối lớp 5
Nội dung: ĐIỀU KHIỂN XE ĐẠP CHUYỂN HƯỚNG AN TOÀN
I. MỤC TIÊU
– Hiểu và ghi nhớ cách điều khiển chuyển hướng an toàn.
– Biết cách phối hợp các động tác điều khiển xe đạp khi chuyển hướng.
– Có ý thức chấp hành các quy định về điều chỉnh xe đạp khi tham gia giao thông.
– Nhận biết và phòng tránh một số hành vi nguy hiểm khi điều khiển xe đạp chuyển hướng.
– Thực hiện, chia sẻ và hướng dẫn người khác cùng thực hiện.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1.Chuẩn bị giáo viên:
– Tài liệu giáo dục An toàn giao thông
– Mô hình an toàn giao thông .
2. Chuẩn bị học sinh:
– Vở ghi chép
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
1. KHỞI ĐỘNG:
– Tổ chức trò chơi “kể các bộ phận của xe đạp” – Cho quan sách tranh yêu cầu học sinh kể các bộ phận của xe đạp còn thiếu. – GV tổng hợp lại ý kiến của Học sinh (HS) tuyên dương. – xe như thế nào chúng ta mới điều khiển được. – Khi điều khiển xe đạp an toàn thì xe phải có đủ các bộ phận và có thể di chuyển được. |
– Lần lượt kể
– Lần lượt kể – HS quan sát tranh – HS trả lời – Hs trả ời |
2. KHÁM PHÁ
1. Tìm hiểu các bước điều khiển xe đạp chuyển hướng an toàn: – GV yêu cầu HS quan sát tranh và nêu các bước điều khiển xe đạp chuyển hướng an toàn đối với dường nông thôn không có tín hiệu đèn và đường có tín hiệu đèn. – Giáo viên yêu cầu học sinh trình bày theo nhóm – GV Nhận xét – tuyên dương. – GV liên hệ giáo dục HS thực tế qua hình ảnh giao thông tại địa phương. – GV tổ chức HS tìm ra những phương cách phòng tránh tai nạn giao thông khi điều khiển xe đạp – Yêu cầu học sinh tìm hiểu một số hành vi nguy hiểm khi chuyển hướng. – GV kết luận – GV tuyên dương, nhận xét |
– HS quan sát tranh và thảo luận.
– Hs báo cáo kết quả – HS nêu cá nhân
– HS thực hiện theo nhóm (4 học sinh)
– HS nêu phần cần ghi nhớ – học sinh tự nêu |
3. THỰC HÀNH
– Yêu cầu học sinh quan sát tranh và nhận xét cách chuyển hướng của bạn nhỏ trong tranh. – Yêu cầu học sinh liên hệ thực tế của bản tham khi tham gia giao thông. – GV Nhận xét tuyên dương |
– Thảo luận nhóm đôi – HS trả lời
Lần lượt nêu |
4. VẬN DỤNG
– kể cho nhau nghe cách chuyển hướng từ nhà đến trường và ngược lại |
– HS thực hiện
– HS trình bày |
Nội dung giáo dục An toàn giao thông – Mẫu 3
1. Nội dung giáo dục ATGT sẽ được xây dựng trong Kế hoạch giáo dục nhà trường như sau:
Lập kế hoạch giáo dục an toàn giao thông
Trước hết, nhiệm vụ tối quan trọng của các nhà quản lý đó là lập kế hoạch. Việc lập kế hoạch cần được dự tính một cách khoa học, có đầy đủ mục tiêu rõ ràng. Song song với đó cần đề ra những nội dung, phương pháp sao cho hiệu quả, có trình tự thời gian chi tiết. Đồng thời, nhà quản lý cũng cần tính đến những công việc như chuẩn bị huy động các nguồn lực để có thể chủ động trong mọi tình huống.
Các hoạt động giáo dục cũng cần được phân chia theo từng năm học để học sinh có thể hình thành nhận thức, thói quen một cách hệ thống. Bên cạnh đó nhà quản lý cũng cần khảo sát đặc điểm của từng đối tượng, khu vực để có những thay đổi, chỉnh sửa sao cho hợp lý, đem lại hiệu quả cao nhất.
Dạy, học an toàn giao thông theo tài liệu của Bộ GD&ĐT
Trong những năm qua, ngành giáo dục đã triển khai biên soạn và đưa vào giảng dạy bộ tài liệu giáo dục an toàn giao thông cho học sinh các bậc học từ mầm non đến đại học.
Nội dung được hình ảnh hoá một cách sinh động, gắn với thực tế, giúp học sinh dễ hiểu, dễ tiếp thu, được biên soạn riêng cho từng lớp, mỗi lớp có nội dung chủ đề khác nhau, hoặc có cùng chủ đề nhưng khác nhau ở nội dung bài học cũng như các câu hỏi và bài tập, phù hợp với lứa tuổi của học sinh ở mỗi lớp. Các chủ đề cho từng lớp phù hợp với các chủ đề ngoại khóa về an toàn giao thông được thực hiện trong trường phổ thông.
Dạy lồng ghép trong các môn học văn hóa
Dạy lồng ghép có nghĩa là đưa những nội dung giáo dục có liên quan vào quá trình dạy học các môn học như: lồng ghép giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo; giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông… vào các môn học có liên quan như Đạo đức; tự nhiên xã hội, khoa học…
Tổ chức thông qua hoạt động ngoại khóa
– Tổ chức hội thi vẽ tranh, hội thi học tốt thể hiện những hiểu biết về an toàn giao thông.
– Tổ chức sân chơi về an toàn giao thông nhằm thực hành kỹ năng an toàn giao thông đường bộ.
– Tổ chức ký cam kết thực hiện an toàn giao thông giữa trường, học sinh, gia đình.
– Sân khấu hóa: tổ chức luyện tập và diễn những tiểu phẩm vui…
Tổ chức hoạt động và tổ chức bộ máy giáo dục an toàn giao thông
Để giúp cho mọi người cùng làm việc với nhau để thực hiện có hiệu quả mục tiêu giáo dục ý thức an toàn giao thông, cần xây dựng và duy trì một cơ cấu nhất định về những vai trò, nhiệm vụ và vị trí công tác. Đó chính là chức năng tổ chức trong quản lý giáo dục an toàn giao thông ở trường học.
Chỉ đạo các hoạt động giáo dục an toàn giao thông
Việc chỉ đạo các hoạt động giáo dục an toàn giao thông, Hiệu trưởng cần thực hiện các nội dung sau đây:
– Hiệu trưởng (hoặc trưởng các bộ phận) thực hiện quyền chỉ huy theo từng mảng công việc được giao và hướng dẫn triển khai các nhiệm vụ đã được nêu trong kế hoạch. Ra những quyết định quản lý đúng và kịp thời.
– Thường xuyên đôn đốc, động viên và khuyến khích các cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh thực hiện.
– Thực hiện giám sát việc triển khai nhiệm vụ của các cá nhân hoặc nhóm, bộ phận. Nếu có sai sót hoặc không hợp tình hình thực tiễn thì cần có phương án điều chỉnh kịp thời.
Kiểm tra, đánh giá các hoạt động
Kiểm tra, đánh giá là một hoạt động nhằm thẩm định, xác định một hành vi của cá nhân hay một bộ phận trong quá trình thực hiện quyết định. Quá trình kiểm tra/ giám sát là tiến trình điều chỉnh và tự điều chỉnh liên tục và thường diễn ra theo trình tự sau:
– Thiết lập các tiêu chuẩn mà một học sinh cần đạt được khi kết thúc một quá trình GD an toàn giao thông.
– Đo lường mức độ đạt được của học sinh so với tiêu chuẩn đã đề ra để có cơ sở tiến hành bước tiếp theo..
– Tiến hành điều chỉnh sự lệch chuẩn nếu kết quả đo lường không đạt được mục tiêu.
2. Minh họa cụ thể bằng nội dung giáo dục An toàn giao thông (ATGT) của khối lớp 5
ĐIỀU KHIỂN XE ĐẠP CHUYỂN HƯỚNG AN TOÀN
Bạn đang xem: Đáp án cuộc thi Giao lưu tìm hiểu An toàn giao thông cho giáo viên năm 2022-2023
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức:
– Hiểu và ghi nhớ cách điều khiển chuyển hướng an toàn.
– Biết cách phối hợp các động tác điều khiển xe đạp khi chuyển hướng.
– Nhận biết và phòng tránh một số hành vi nguy hiểm khi điều khiển xe đạp chuyển hướng.
2. Kĩ năng: Thực hiện, chia sẻ và hướng dẫn người khác cùng thực hiện.
3. Thái độ:Giáo dục học sinh chấp hành tốt Luật Giao thông. Có ý thức chấp hành các quy định về điều chỉnh xe đạp khi tham gia giao thông.
II. Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên:
– Tài liệu giáo dục An toàn giao thông. Tranh ảnh, tài liệu.
– Mô hình an toàn giao thông.
2. Học sinh:
– Vở ghi chép. Sưu tầm tranh ảnh điều khiển xe đạp chuyển hướng an toàn.
III. Các hoạt động dạy họcchủ yếu:
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
A. KHỞI ĐỘNG: – Tổ chức cho HS chơi trò chơi “Kể các bộ phận của xe đạp.” – Cho quan sát tranh yêu cầu học sinh kể các bộ phận của xe đạp còn thiếu. – GV tổng hợp lại ý kiến của học sinh tuyên dương. – Xe như thế nào chúng ta mới điều khiển được. – Khi điều khiển xe đạp an toàn thì xe phải có đủ các bộ phận và có thể di chuyển được. |
– HS chơi trò chơi.
– HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
– HS trả lời câu hỏi.
|
B. KHÁM PHÁ
1. Tìm hiểu các bước điều khiển xe đạp chuyển hướng an toàn: – GV yêu cầu HS quan sát tranh và nêu các bước điều khiển xe đạp chuyển hướng an toàn đối với đường nông thôn không có tín hiệu đèn và đường có tín hiệu đèn. – Giáo viên yêu cầu học sinh trình bày theo nhóm. – GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương và kết luận. – GV liên hệ giáo dục HS thực tế qua hình ảnh giao thông tại địa phương. – GV tổ chức HS tìm ra những phương cách phòng tránh tai nạn giao thông khi điều khiển xe đạp – Yêu cầu học sinh tìm hiểu một số hành vi nguy hiểm khi chuyển hướng. – GV kết luận. – GV nhận xét, tuyên dương. |
– HS quan sát tranh và thảo luận.
– HS báo cáo kết quả
– HS nêu cá nhân
– HS thực hiện theo nhóm (4 học sinh) – HS nêu phần cần Ghi nhớ.
|
2. Tìm hiểu một số hành vi nguy hiểm khi chuyển hướng – GV yêu cầu HS quan sát tranh và chỉ ra những hành vi nguy hiểm khi chuyển hướng. – Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. – GV nhận xét, tuyên dương và kết luận. + Kể thêm những hành vi khác khi chuyển hướng. – GV nhận xét. |
– HS quan sát tranh và thảo luận.
– Đại diện các nhóm trình bày. – HS nêu ý kiến. |
C. THỰC HÀNH 1. Nhận xét cách chuyển hướng của bạn nhỏ trong tranh. – Yêu cầu học sinh quan sát tranh và nhận xét cách chuyển hướng của bạn nhỏ trong tranh. – Yêu cầu học sinh liên hệ thực tế của bản tham khi tham gia giao thông. – GV nhận xét, tuyên dương. 2. Sắp xếp các bức tranh theo đúng thứ tự chuyển hướng an toàn tại nơi đường giao nhau có tín hiệu đường giao thông. – Yêu cầu học sinh sắp xếp các bức tranh theo đúng thứ tự chuyển hướng an toàn tại nơi đường giao nhau có tín hiệu đường giao thông. – Yêu cầu học sinh trình bày kết quả. – GV nhận xét, tuyên dương. |
– Thảo luận nhóm đôi và trình bày ý kiến. – Lần lượt nêu
– HS quan sát và sắp xếp các bức tranh.
– Trình bày kết quả. |
D. VẬN DỤNG 1. Quan sát chú ý những nơi phải chuyển hướng nếu em đi xe đạp tới trường. 2. Nêu cách chuyển hướng từ nhà đến trường và ngược lại. – GV yêu cầu HS tự đánh giá kiến thức, kĩ năng của mình đã đạt được sau bài học theo 3 mức: Tốt, Đạt, Cần cố gắng. |
– HS vận dụng và thực hiện
– HS tự đánh giá kiến thức, kĩ năng của mình đã đạt được sau bài học theo 3 mức: Tốt, Đạt, Cần cố gắng. |
******************
Trên đây là toàn bộ đáp án cuộc thi Giao lưu tìm hiểu An toàn giao thông cho giáo viên năm 2022-2023. Hy vọng sẽ là tài liệu hữu ích cho các thầy cô trong cuộc thi năm nay.
Đăng bởi: thcs Hồng Thái
Chuyên mục: Hướng dẫn giáo viên
Bản quyền bài viết thuộc Trường THCS Hồng Thái Hải Phòng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường thcs Hồng Thái (thcshongthaiad.edu.vn)
Nguồn: https://thcshongthaiad.edu.vn
Danh mục: Tra Cứu