Đề đọc hiểu Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mạc Tử
- Viết đoạn văn tả một đồ vật em yêu thích lớp 3 ngắn gọn, hay nhất
- Phân tích vẻ đẹp của người lính qua hai bài thơ Đồng chí và Tiểu đội xe không kính
- Bật mí 100 tên 4 chữ cho bé gái họ Trần dễ thương, lanh lợi
- 4 Bộ đề đọc hiểu Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa hay nhất
- 100+ Tên hay cho con gái họ Trương theo phong thủy
Cùng thcs Hồng Thái tìm hiểu một số đề đọc hiểu Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mạc Tử.
Bạn đang xem: Đề đọc hiểu Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mạc Tử
Đề đọc hiểu Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mạc Tử – Đề số 1
Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi
Gió theo lối gió, mây đường mây,
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay…
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó,
Có chở trăng về kịp tối nay?
(Trích Đây thôn Vĩ Dạ – Hàn Mạc Tử)
Câu 1: Đoạn trích trên được trích từ bài thơ nào? Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ.
Câu 2: Nêu đại ý của đoạn trích.
Câu 3: Giải thích ý nghĩa câu thơ “Gió theo lối gió, mây đường mây,”
Câu 4: Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích là gì? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.
Xem thêm : Khái niệm sinh kế là gì? Khung sinh kế bền vững
Lời giải
Câu 1: Đoạn trích trên được trích từ bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mạc Tử.
– Hoàn cảnh sáng tác: Đây thôn Vĩ Dạ là một trong số ít những bài thơ hay nhất viết về Huế, về Vĩ Dạ. Tác phẩm ban đầu có tên Ở đây thôn Vĩ Dạ, sáng tác năm 1938, in trong tập Thơ Điên.
Câu 2: Đại ý của đoạn trích: bức tranh thiên nhiên xứ Huế bình yên, thơ mộng và niềm đau cô lẻ, chia lìa.
Câu 3: Ý nghĩa câu thơ “Gió theo lối gió, mây đường mây,”
– Ý nghĩa biểu đạt: tả thực vẻ êm đềm, nhịp điệu khoan thai của xứ Huế (gió mây nhè nhẹ bay đi).
– Ý nghĩa biểu cảm: nhịp thơ 4/3 và sự vận động ngƣợc chiều của hình ảnh thơ (gió, mây) gợi sự chia li, tan tác, để lại sự trống vắng của không gian, gợi tâm trạng u buồn, cô đơn của nhà thơ.
Câu 4: Biện pháp tu từ được sử dụng trong hình ảnh dòng nước buồn thiu: nhân hóa.
– Tác dụng: miêu tả sinh động hình ảnh dòng nƣớc chảy lững lờ, nhưng dường như thiên nhiên cảnh vật cũng nhuốm màu tâm trạng con người. Hình ảnh đẹp nhưng cũng thật lạnh lẽo, phảng phất nỗi buồn, nỗi cô quạnh trong lòng thi nhân.
Đề đọc hiểu Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mạc Tử – Đề số 2
Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền
(Trích Đây thôn Vĩ Dạ – Hàn Mặc Tử)
Đọc đoạn thơ trên và trả lời các câu hỏi sau:
Xem thêm : 100+ Tên hay cho con gái họ Trương theo phong thủy
a. Giải thích ý nghĩa câu hỏi mở đầu bài thơ “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?”.
b. Xác định phép điệp trong đoạn thơ và nêu hiệu quả nghệ thuật mà nó mang lại
c. Cảm nhận về tình cảm của nhà thơ với mảnh đất và con người thôn Vĩ
Xem thêm : Khái niệm sinh kế là gì? Khung sinh kế bền vững
Lời giải
a. Ý nghĩa câu mở đầu
– Hình thức: câu hỏi tu từ mang nhiều ý nghĩa.
– Chủ thể trữ tình tự phân thân
+ Chữ “anh” nếu hiểu ở ngôi thứ 2 lời của người phương xa (cô gái/ người thôn Vĩ) vừa hỏi, vừa trách cứ, vừa mời mọc đầy duyên dáng nhân vật trữ tình về với thôn Vĩ.
+ Chữ “anh” nếu hiểu ở ngôi thứ 1: nhà thơ tự trách mình đồng thời bộc lộ khao khát được trở về với cảnh cũ, người xưa.
Dù hiểu theo cách nào thì lời chào mời nửa phiền trách ấy cũng là cánh cửa, mở đường cho dòng hồi tưởng của tác giả về với xứ Huế mộng mơ.
b. Điệp từ “Nắng”:
– Như một tiếng ngân khiến không gian tràn đầy ánh sáng. Nắng ở đây là nắng mới, thứ nắng ban mai, tinh khiết đầu tiên trong ngày trên những thân cau còn ướt đẫm sương đêm.
– Điệp từ nắng cùng cụm hình ảnh tiểu đối: nắng hàng cau – nắng mới lên khiến ta cảm giác ánh sáng như đang đầy dần trong khu vườn thôn Vĩ không gian động
c. Cảm nhận tình cảm của nhà thơ với đất và người thôn Vĩ
– 4 câu thơ đã đặc tả vẻ đẹp của phong cảnh và con người xứ Huế sinh động tràn đầy sức sống, cảnh thì đẹp dáng, đẹp màu, người thì đẹp lòng, đẹp nết.
– Lời thơ tha thiết chứa đựng cả 1 tình yêu, 1 niềm khao khát. Có lẽ nhà thơ hiểu rất rõ hoàn cảnh thực tại đầy đau đớn của mình, hiểu rằng cảnh và người thôn Vĩ mãi mãi chỉ là trong mộng mà thôi.
– Tuy nhiên, buồn mà không tuyệt vọng, đau khổ mà vẫn ước mơ, hồn thơ dạt dào sức sống ấy chỉ hồi tưởng 1 cuộc gặp gỡ trong tâm linh mà niềm vui như thấm vào đường nét của cảnh vật, nghe như có tiếng thì thầm reo vui của cuộc hội ngộ đích thực trong hiện tại.
Đề đọc hiểu Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mạc Tử – Đề số 3
Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi
Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra…
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?
(Trích Đây thôn Vĩ Dạ – Hàn Mạc Tử)
Câu 1: Đoạn trích trên thuộc tác phẩm nào? Nêu xuất xứ của tác phẩm.
Câu 2: Đại ý của đoạn trích là gì?
Câu 3: Cách sử dụng điệp ngữ của tác giả trong câu thơ “Mơ khách đường xa, khách đường xa” gợi lên hình ảnh gì?
Câu 4: “Ở đây” có thể được hiểu theo những cách suy nghĩ nào?
Xem thêm : Khái niệm sinh kế là gì? Khung sinh kế bền vững
Lời giải
Câu 1: Đoạn trích trên được trích trong bài Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mạc Tử
– Xuất xứ của tác phẩm: Đây thôn Vĩ Dạ ban đầu có tên là Ở đây thôn Vĩ Dạ, sáng tác năm 1938, in trong tập Thơ Điên (sau tập thơ này đổi tên thành Đau thương).
Câu 2: Đại ý đoạn trích: nỗi niềm thôn Vĩ của nhân vật trữ tình.
Câu 3:
– Điệp ngữ khách đường xa khiến hình ảnh khách (người thôn Vĩ) trong mộng tưởng (mơ) càng xa vời. Lúc này Hàn Mặc Tử đang điều trị ở Qui Nhơn còn người thôn Vĩ hẳn nhiên ở Huế.
– Sự xa vời trước hết được gợi lên bởi khoảng cách của thời gian (quá khứ – hiện tại) và không gian (thôn Vĩ xứ Huế – nơi Hàn Mặc Tử đang điều trị bệnh ở Qui Nhơn).
– Sự xa vời còn được tạo nên bởi khoảng cách giữa tình yêu trong quá khứ chưa một lời ước hẹn với hiện tại Hàn Mặc Tử đang mắc bệnh hiểm nghèo và tương lai mờ mịt.
– Từ mơ đứng đầu câu thơ kết hợp với các hình ảnh áo em trắng quá, sương khói mờ nhân ảnh mang lại cho lời thơ vẻ đẹp huyền ảo, hư hoặc, làm nhòa mờ hình ảnh em, cô gái thôn Vĩ mà nhà thơ đang cố mơ đến.
Câu 4: “Ở đây” có thể được hiểu theo những cách suy nghĩ là:
– Ở đây có thể là ở thôn Vĩ, khi Hàn Mặc Tử nhìn bức bƣu ảnh nhƣng cũng có thể là ở Qui Nhơn, nơi Hàn Mặc Tử đang điều trị bệnh phong.
– Có thể hiểu câu thơ theo hai nghĩa:
+ Về nghĩa thực: Xứ Huế nắng nhiều, mưa nhiều cũng nhiều sương khói, sương khói làm tăng thêm vẻ hư ảo, mộng mơ của Huế nhƣng sƣơng khói đều màu trắng, áo em cũng màu trắng thì chỉ thấy bóng người thấp thoáng, mờ ảo.
+ Về nghĩa bóng: Cái sương khói làm mờ cả bóng người ấy phải chăng tượng trưng cho cái huyền hoặc của cuộc đời đang làm cho tình người trở nên khó hiểu, xa vời?
Đề đọc hiểu Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mạc Tử – Đề số 4
Phần I. Đọc – hiểu (4 điểm)
Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời câu hỏi:
Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
(Đây thôn Vĩ Dạ – Hàn Mặc Tử, Ngữ văn 11 tập hai, NXB Giáo dục 2006, trang 39)
Câu 1. Câu thơ “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?” gợi cho anh/chị những cách hiểu nào? (1.5 đ)
Câu 2. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn thơ. (0.5 đ)
Câu 3. Xác định biện pháp tu từ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ ấy trong câu thơ “Vườn ai mướt quá xanh như ngọc”. (1 đ)
Câu 4. Đặt tiêu đề cho đoạn thơ? (1 đ)
Xem thêm : Khái niệm sinh kế là gì? Khung sinh kế bền vững
Lời giải
Ý chính cần có | Điểm |
Câu 1: Câu thơ “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?” mở đầu bài thơ mang hình thức là một câu hỏi gợi nên nhiều cách hiểu: | |
– Là lời cô gái xứ Huế gửi tới nhân vật trữ tình (nhà thơ) vừa là lời mời cũng vừa là lời trách cứ nhẹ nhàng | 0.5 |
– Là lời tác giả tự phân thân tự hỏi mình, tự trách mình | 0.5 |
– Là cái cớ khơi nguồn cảm xúc của nhân vật trữ tình hồi tưởng về thôn Vĩ | 0.5 |
Câu 2: Phương thức biểu cảm/ Biểu cảm | 0.5 |
Câu 3: Các biện pháp nghệ thuật tu từ được sử dụng: so sánh – Hình ảnh so sánh “Xanh như ngọc” giàu sức tạo hình và biểu cảm, gợi cho người đọc liên tưởng về hình ảnh khu vườn xanh non, giàu sức sống với vẻ đẹp tinh khôi, trong trẻo |
1.0 |
Câu 4: Thiên nhiên và con người Vĩ Dạ lúc bình minh, Cảnh và người thôn Vĩ…. (Học sinh có thể đặt nhiều tiêu đề khác nhau tuy nhiên tiêu đề cần thể hiện được nội dung của đoạn thơ) | 1.0 |
……………………………………..
Đăng bởi: thcs Hồng Thái
Chuyên mục: Giáo dục
Bản quyền bài viết thuộc Trường THCS Hồng Thái Hải Phòng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường thcs Hồng Thái (thcshongthaiad.edu.vn)
Nguồn: https://thcshongthaiad.edu.vn
Danh mục: Tra Cứu