Đề đọc hiểu em kể chuyện này của Trần Đăng Khoa
Cùng thcs Hồng Thái tìm hiểu một đề đọc hiểu em kể chuyện này của Trần Đăng Khoa.
Bạn đang xem: Đề đọc hiểu em kể chuyện này của Trần Đăng Khoa
Đề đọc hiểu em kể chuyện này của Trần Đăng Khoa – Đề số 1
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
Những chị lúa phất phơ bím tóc
Những cậu tre bá vai nhau thì thầm đứng học
Đàn cò áo trắng
Khiêng nắng
Qua sông
Cô gió chăn mây trên đồng
Bác mặt trời đạp xe qua đỉnh núi
(Em kể chuyện này – Trần Đăng Khoa)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt của đoạn thơ trên? (1,0 điểm)
Câu 2. Đoạn thơ trên viết theo thể thơ gì? Xác định nội dung chính của đoạn thơ.(2,0 điểm)
Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng nghệ thuật của các hình ảnh có sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa trong đoạn thơ trên.( 2,0 điểm)
Câu 4. Trình bày nét độc đáo của ngòi bút Trần Đăng Khoa trong đoạn thơ trên.(1,0 điểm)
Hướng dẫn trả lời:
Câu 1. Phương thức biểu đạt của đoạn thơ trên: Miêu tả
Câu 2. Đoạn thơ viết theo thể thơ tự do. Nội dung chính của đoạn thơ: miêu tả bức tranh thiên nhiên đồng quê.
Câu 3. Các hình ảnh nhân hóa: “chị lúa phất phơ bím tóc”, “Những cậu tre bá vai nhau thì thầm đứng học” “đàn cò áo trắng/ khiêng nắng” “cô gió chăn mây” “bác mặt trời đạp xe”.
Tác dụng: – Làm cho các sự vật đều trở nên sinh động, có hồn: “chị lúa” điệu đà, những “cậu tre” chăm chỉ, đàn cò, cô gió và bác mặt trời cần mẫn.
– Tạo nên một bức tranh thiên nhiên đồng quê tươi sáng, đẹp đẽ.
– Thể hiện cái nhìn hồn nhiên, trong sáng, tinh nghịch, vui tươi của người viết.
Câu 4. Nét độc đáo trong ngòi bút Trần Đăng Khoa trong đoạn thơ trên: sử dụng thể thơ tự do, các câu thơ dài ngắn linh hoạt, sử dụng dày đặc các hình ảnh nhân hóa, miêu tả tất cả các sự vật trong trạng thái động khiến thiên nhiên đều mang dáng dấp của con người.
…………………………………………….
Đề đọc hiểu em kể chuyện này của Trần Đăng Khoa – Đề số 2
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Chị lúa phất phơ bím tóc
Những cậu tre bá vai nhau thì thầm đứng học
Đàn cò áo trắng
Khiêng nắng
Qua sông
Cô gió chăn mây trên đồng
Bác mặt trời đạp xe qua đỉnh núi
(Em kể chuyện này – Trần Đăng Khoa)
Câu 1. Đoạn thơ trên viết theo thể thơ gì? (0.25)
Câu 2. Xác định nội dung của đoạn thơ? (0.25)
Câu 3. Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ là gì? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ ấy. (0.5)
Câu 4. Cảm nhận của anh (chị) về bức tranh làng quê trong đoạn thơ? Trình bày trong khoảng từ 5 đến 7 câu. (0.5)
Đáp án:
Câu 1. Đoạn thơ được viết theo thể thơ tự do. (0.25)
Câu 2. Nội dung chính của đoạn thơ là: Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên làng quê qua cái nhìn của trẻ thơ: rất sống động, ngộ nghĩnh, đáng yêu. (0.25)
Câu 3. Biện pháp tu từ nhân hoá. (0.25)- Tác dụng: Làm cho hình ảnh thiên nhiên, sự vật trở nên sống động, có hồn, gần gũi, thân thiết, đáng yêu một cách kì lạ. (0.25)
Câu 4. Bức tranh làng quê trong cảm nhận của nhà thơ hiện lên thật trong sáng, bình yên, tràn đầy sức sống. Tất cả đều rất hồn nhiên, đấng yêu và rất ấn tượng…(0. 5)
………………………………
Đề đọc hiểu em kể chuyện này của Trần Đăng Khoa – Đề số 3
Trong bài thơ ” Em kể chuyện này ” nhà thơ Trần Đăng Khoa viết:
“Bên ruộng lúa xanh non
Những chị lúa phất phơ bím tóc
Bạn đang xem: Đề đọc hiểu em kể chuyện này của Trần Đăng Khoa
Những cậu tre bá vai nhau thì thầm đứng học
Đàn cò trắng
Khiêng nắng
Qua sông
Cô gió chăn mây trên đồng
Bác mặt trời đạp xe quanh đỉnh núi
Có vẻ vui tươi
Nhìn chúng em nhăn nhó cười”
Xem thêm : Phân tích giá trị hiện thực trong tác phẩm Vợ nhặt
Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên.
Câu 2: Trong đoạn thơ trên, tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì. Phân tích giá trị biểu đạt của biện pháp tu từ đó ?
Câu 3: Tại sao khi viết về đàn cò nhà thơ lại tạo thành 3 câu thơ xuống dòng liên tiếp 3 lần khiến nhịp thơ trở thành 3/2/2 ?
Câu 4: Nhà thơ Trần Đăng Khoa đã có những câu thơ miêu tả thiên nhiên, ngộ nghĩnh, đáng iu. Vậy theo em làm thế nào để viết bài văn miêu tả cảnh thiên nhiên sinh động, hấp dẫn.
Gợi ý trả lời:
Câu 1: Phương thức biểu đạt: Tự sự
Câu 2: Biện pháp tu từ: nhân hóa
– Những chị lúa phất phơ bím tóc
– Những cậu tre bá vai nhau thì thầm đứng học
– Đàn cò trắng Khiêng nắng Qua sông
– Cô gió chăn mây trên đồng
– Bác mặt trời đạp xe quanh đỉnh núi
-> Tác dụng: Tăng giá trị biểu cảm , mượn hình ảnh con vật để chỉ con người. Từ đó làm người đọc hình dung ra hình ảnh vốn quen thuộc, hấp dẫn ấy
Câu 3: Khi viết về đàn cò nhà thơ lại tạo thành 3 câu thơ xuống dòng liên tiếp 3 lần khiến nhịp thơ trở thành 3/2/2: Vì tác giả muốn nhấn mạnh hình ảnh đàn cò trắng khiêng nắng và các hình ảnh khác như chị lúa , cậu tre,.. để làm cho nhịp điệu của bài thơ có thể nâng theo một cấp độ. Đồng thời chúng nối lại với nhau tạo thành quãng nhịp vô cùng bay bổng, cho thấy rõ tình yêu quê hương của nhà văn
Câu 4: Để viết bài văn miêu tả cảnh thiên nhiên sinh động, hấp dẫn ta cần:
+ Hiểu những gì nhà văn muốn đề cập tới
+ Thấu hiểu cảm xúc nhà văn
+ Cảm nhận được cái điều tinh tế nhà văn muốn nhắc tớ
…………………………………….
Đăng bởi: thcs Hồng Thái
Chuyên mục: Giáo dục
Bản quyền bài viết thuộc Trường THCS Hồng Thái Hải Phòng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường thcs Hồng Thái (thcshongthaiad.edu.vn)
Nguồn: https://thcshongthaiad.edu.vn
Danh mục: Tra Cứu