Tuyển chọn mở bài Mùa xuân nho nhỏ hay nhất
Để viết được một phần mở bài Mùa xuân nho nhỏ hay và dẫn dắt vào đề bài văn của mình thì các em cần lưu ý những kiến thức về tác giả tác phẩm như sau:
Bạn đang xem: Tuyển chọn mở bài Mùa xuân nho nhỏ hay nhất
I. Một số kiến thức cần nhớ về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ
1. Về tác giả Thanh Hải
– Thanh Hải (1930 – 1980) tên thật là Phạm Bá Ngoãn, quê ở huyện Phong Điền, Thừa Thiên Huế.
Bạn đang xem: Tuyển chọn mở bài Mùa xuân nho nhỏ hay nhất
– Tham gia hoạt động văn nghệ từ cuối năm kháng chiến chống Pháp. Là cây bút có công xây dựng nền văn học giải phóng miền Nam từ những ngày đầu. Thanh Hải từng là một người lính trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ với tư cách là một nhà văn.
– Thơ Thanh Hải chân chất và bình dị, đôn hậu và chân thành.
– Các tác phẩm chính: Các tập thơ “Những đồng chí trung kiên” (1962), “Huế mùa xuân” (hai tập 1970 và 1975), “Dấu võng Trường Sơn” (1977)
– Năm 1965, được tặng giải thưởng văn học Nguyễn Đình Chiểu.
– Sau ngày giải phóng, Thanh Hải vẫn gắn bó với quê hương xứ Huế, sống và sáng tác ở đó cho đến lúc qua đời.
Xem thêm : Giải SBT bài 34: Địa lí giao thông vận tải | SBT địa lí 10 kết nối tri thức
2. Về tác phẩm Mùa xuân nho nhỏ:
– Bài thơ ra đời trong một hoàn cảnh đặc biệt: tháng 11- 1980, chỉ ít tuần sau nhà thơ qua đời. Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh đất nước ta mới thống nhất lại đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và thử thách gay gắt.
– Chi tiết hoàn cảnh ra đời của bài thơ: Năm 1980, Thanh Hải đau nặng phải vào bệnh viện Huế điều trị khoa nội. Tuy căn bệnh được các bác sĩ chẩn đoán là không thể qua được nhưng Thanh Hải luôn là người lạc quan yêu đời. Nằm ở tầng 4 của bệnh viện, những lúc khoẻ, Thanh Hải thường ra ngắm cảnh và làm thơ… Nhưng rồi vào một ngày cuối đông, trời Huế bỗng trở lạnh và mưa lâm thâm… Những người bạn của Thanh Hải nhận được tin như sét đánh: Thanh Hải đã qua đời. Thương tiếc người bạn tài hoa ra đi khi tuổi đời vừa bước sang 50, mọi người đến viếng và đưa nhà thơ về nơi an nghỉ cuối cùng. Đang lúc làm lễ, thì vợ Thanh Hải tìm gặp nhạc sĩ Trần Hoàn và trao cho ông một bài thơ cuối cùng mà Thanh Hải đã sáng tác khi nằm viện vào tháng 11 năm 1980. Đó chính là bài thơ: Mùa xuân nho nhỏ – bài thơ cuối cùng của Thanh Hải. Nỗi thương bạn và niềm cảm xúc trào dâng mãnh liệt, nhạc sĩ Trần Hoàn đã phổ nhạc ngay bài thơ chỉ trong vòng không đầy ba mươi phút và bài hát đó đã được vang lên ngay trong buổi lễ tiễn đưa ấy.
– Thể thơ: 5 chữ, không ngắt nhịp trong từng câu, chia nhiều khổ, mỗi khổ từ 4 đến 6 dòng. Nhịp điệu và giọng điệu của bài có biến đổi theo mạch cảm xúc.
II. Mở bài Mùa xuân nho nhỏ cần những gì?
– Giới thiệu đề tài mùa xuân trong thi ca
– Dẫn vào bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải
– Hoàn cảnh ra đời đặc biệt của bài thơ: 1980 – lúc nhà thơ đang nằm trên giường bệnh, chỉ một tháng sau, nhà thơ qua đời.
– Nội dung chính của bài thơ: Những xúc cảm của tác giả trước mùa xuân của thiên nhiên, đất nước và khát vọng đẹp đẽ muốn làm “một mùa xuân nho nhỏ” dâng hiến cho cuộc đời.
>>> Cảm nhận về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ
III. Tuyển chọn mở bài Mùa xuân nho nhỏ hay nhất
1. Mở bài Mùa xuân nho nhỏ mẫu số 1
Dẫu là khi bình minh ló dạng hay lúc hoàng hôn chiếm lĩnh bầu trời, tiếng sóng thủy triều vẫn không ngừng chuyên chở trăm ngàn lớp sóng biển đời thường đến với trang thơ. Thi sĩ chấm ngòi bút vào nghiên mực, dung hòa hơi thở của mình và mùi vị của biển đời để viết nên trang thơ. Bởi thế, tác phẩm nghệ thuật nào cũng thoát thai từ đại dương cuộc sống, cũng nghiêng mình hướng về cuộc đời một cách nhiệt thành nhất. Phải chăng đây chính là nguyên do mà Thanh Hải đã nhặt lấy con chữ của đời, nâng niu những viên ngọc của thiên nhiên để một “Mùa xuân nho nhỏ” ra đời. Thả hồn vào thi phẩm, người thưởng văn sẽ chẳng bao giờ nhìn thấy bóng hình chiếc giường trắng toát nào của bệnh viện, chút nỗi khốn khổ, khóc than nào của một thi nhân đang dần lìa xa nhân thế, tiến gần đến bờ tử. Ta chỉ thấy vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước, lòng yêu cuộc sống và ước nguyện cống hiến của tác giả.
2. Mở bài Mùa xuân nho nhỏ mẫu số 2
Mùa xuân là mùa hội tụ của cái đẹp, căng tràn nhựa sống vào buổi bình minh với những chồi non lộc biếc, tiếng chim ca vui về làm tổ,… Có lẽ vì thế mà thi nhân muôn đời vẫn luôn thể hiện tình yêu mến đối với mùa đẹp nhất trong năm này. Xuân ở trong tâm hồn người nghệ sĩ là những trang thơ văn, mà ở đó, xuân là món quà vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Ta đã có Mùa xuân xanh (Nguyễn Bính), Mùa xuân chín (Hàn Mặc Tử), Một khúc ca xuân (Tố Hữu)… và giờ, với Thanh Hải, ta được thưởng thức một Mùa xuân nho nhỏ thân thương, gần gũi. Bài thơ được ra đời lúc nhà thơ Thanh Hải đang giành giật với tử thần từng phút sống, từng hơi thở cuối cùng.
3. Mở bài Mùa xuân nho nhỏ mẫu số 3
Xem thêm : NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O
Mùa xuân – nàng thơ của biết bao người nghệ sĩ. Xuân là thước đo của vòng tuần hoàn thời gian, hạn định của không gian và niềm hy vọng vào viễn cảnh tươi sáng, vào những vị lai hạnh phúc của con người ,và mùa xuân ấy thậm chí nhuốm màu thế sự. Nhiều thi nhân đã vài lần hóa thân thành lãng tử lang thang đến mọi nơi chốn của thế gian để góp nhặt những hương, những sắc của thi liệu mùa xuân. Hơi thở mùa xuân đong đầy trong “Mùa xuân chín” của Hàn Mặc Tử. Mùa xuân giản dị nơi thôn quê qua những câu thơ trữ tình của Nguyễn Bính. Và mùa xuân cũng được Thanh Hải ưu ái tạc vào những lời thơ mộc mạc mà chân thành trong “Mùa xuân nho nhỏ“. Khi thước phim đời người sắp kết thúc, Thanh Hải đã đặt tay lên những phím đàn của niềm ước nguyện được cống hiến cho cuộc sống, từ đó giai điệu “Mùa xuân nho nhỏ” cứ vấn vương trong lòng người đọc.
4. Mở bài Mùa xuân nho nhỏ mẫu số 4
Thanh Hải là nhà thơ trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ của dân tộc. Thơ của ông thể hiện luôn là những ý thơ trong sáng, mượt mà, giàu nhạc điệu và trữ tình tha thiết. Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất của ông viết về đề tải mùa xuân. Bài thơ này được viết ra khi ông đang giành giật với thời gian của sự sống, ông đã dành tất cả những tình cảm thiết tha, nồng hậu nhất để mang đến một bức tranh mùa xuân đầy độc đáo, ấn tượng này.
5. Mở bài Mùa xuân nho nhỏ mẫu số 5
Bước vào ngôi nhà văn học, người đọc vẫn thường nhận ra cốt cách gần gũi với thiên nhiên trong tâm thế của người nghệ sĩ. Niềm ưu ái dành cho thiên nhiên có lẽ chưa bao giờ vơi cạn trong dòng chảy văn chương từ cổ chí kim. Thiên nhiên tự thân nó đã mang dáng dấp một bài thơ. Nhưng qua lăng kính của người nghệ sĩ, thiên nhiên không chỉ xinh đẹp, lung linh mà còn ẩn chứa nhiều tầng ý nghĩa. Nhà thơ không dừng lại ở việc khắc họa một bức tranh về thiên nhiên mà còn gửi gắm trong đó bao tình yêu, niềm khát khao, những ngẫm suy và triết lý nhân sinh. Vì vậy, đến với tiếng thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải, ta không chỉ rung cảm trước nhan sắc mùa xuân của xứ Huế kinh kì hoa mộng, của đất nước Việt Nam mà còn trước khát vọng cống hiến thiêng liêng của tác giả.
6. Mở bài Mùa xuân nho nhỏ mẫu số 6
Nhà thơ Thanh Hải tên thật là Phạm Bá Ngoãn, sinh ngày 4 tháng 11 năm 1930, quê Hương Điền, Thừa Thiên Huế. Thơ Thanh Hải là tiếng nói bình dị, chân thành của người chiến sĩ kiên trung, một lòng theo cách mạng, đã có những đóng góp đang quí cho nền thơ chống Mỹ. “Mùa xuân nho nhỏ” là một trong những bài thơ tiêu biểu trong gia tài thơ xuân Việt Nam, được nhà thơ Thanh Hải viết trên giường bệnh, trước khi mất chỉ vài ngày. Đó là lời tự bạch chân thành với những tâm niệm đầy tính nhân văn về lẽ sống và đời thơ.
Trên đây là tuyển chọn 6 mẫu mở bài Mùa xuân nho nhỏ hay mà thcs Hồng Thái tổng hợp mong rằng sẽ là nội dung giúp các em dẫn dắt vào bài văn của mình thật hay nhé, đừng quên tham khảo những bài văn mẫu lớp 9 hay nữa để ôn luyện cho kì thi vào 10 sắp tới em nhé!
[Văn mẫu 9] Mở bài Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải) hay nhất để các em có thể dẫn dắt vào đề bài bài văn của mình chuẩn xác nhất
Đăng bởi: thcs Hồng Thái
Chuyên mục: Giáo dục
Bản quyền bài viết thuộc Trường THCS Hồng Thái Hải Phòng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường thcs Hồng Thái (thcshongthaiad.edu.vn)
Nguồn: https://thcshongthaiad.edu.vn
Danh mục: Tra Cứu