Tra Cứu

ĐỀ THI KẾ TOÁN TÀI CHÍNH

Bài tập – Bài giải Kế toán tài chính

Bài số 1: Kế Toán vật liệu, công cụ dụng cụ

Một doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để kế toán hàng tồn kho có tài liệu trong tháng 10/N như sau ( 1000 đ).

  1. Thu mua vật liệu chính nhập kho ,chưa trả tiền cho công ty X. Giá mua ghi trên hóa đơn ( cả thuế GTGT 10% ) là 440.000. Chi phí thu mua đơn vị đã thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng : 4.200 ( cả thuế GTGT 5%).
  2. Mua nguyên vật liệu của công ty K , trị giá thanh toán ( cả thuế GTGT 10%) : 363.000 Hàng đã kiểm nhận , nhập kho đủ.
  3. Phế liệu thu hồi từ thanh lý TSCĐ nhập kho : 5000.
  4. Xuất kho một số thành phẩm để đổi lấy dụng cụ với công ty Y ,trị giá trao đổi ( cả thuế GTGT 10% ) 66.000. Biết giá vốn thành phẩm xuất kho 45.000. Thành phẩm đã bàn giao , dụng cụ đã kiểm nhận , nhập kho đủ.
  5. Dùng tiền mặt mua một số vật liệu phụ của công ty Z theo tổng giá thanh toán ( cả thuế GTGT 10% ) là 55.000.
  6. Trả toàn bộ tiền mua vật liệu ở nghiệp vụ 1 bằng tiền gửi ngân hàng sau khi trừ chiết khấu thanh toán được hưởng 1%.
  7. Xuất kho vật liệu phụ kém phẩm chất trả lại cho công ty K theo trị giá thanh toán 77.000. ( trong đó có cả thuế GTGT 7.000 ). Công ty K chấp nhận trừ vào số tiền hàng còn nợ.
  8. Xuất tiền mặt tạm ứng cho cán bộ đi thu mua nguyên vật liệu : 3.000.

Yêu cầu:

  1. Định khoản các nghiệp vụ nói trên .
  2. Hãy định khoản các nghiệp vụ nói trên trong trường hợp DN tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp .

Giải

1. Định khoản các nghiệp vụ nêu trên.
1a)
Nợ TK 152 ( VLC) : 400.000
Nợ TK 133 ( 1331) : 40.000
-Có TK 331 ( X) : 440.000
1b)
Nợ TK 152 ( VLC) : 4.000
Nợ TK 133 ( 1331) : 2.000
-Có TK 112 : 4.200
2.) Nợ TK 152 ( VLP ) : 330.000
Nợ TK 133 ( 1331 ) : 33.000
Có TK 331 (X): 363.000
3.)
Nợ TK 152 ( PL) : 5.000
-Có TK 711: 5.000
4a)
Nợ TK 632 : 45.000
-Có TK 155: 45.000
4b)
Nợ TK 131 (Y) : 66.000
-Có TK 511: 60.000
-Có TK 3331( 33311): 6.000
4c)
Nợ TK 153 ( 1531): 60.000
Nợ TK 133 ( 1331): 6.000
-Có TK 131 (Y) : 66.000
5a)
Nợ TK 152 ( VLP): 50.000
Nợ TK 133 ( 1331): 5.000
-Có TK 331 (Z) : 55.000
5b)
Nợ TK 331 ( Z) : 55.000
-Có TK 111: 55.000
6)
Nợ TK 331 (X) : 440.000
-Có TK 515 : 4.400
-Có TK 112 : 435.600
7)
Nợ TK 331 (K) : 77.000
-Có TK 133(1331): 7.000
-Có TK 152 (VLP): 70.000
8)
Nợ TK 141 : 3.000
-Có TK 111 : 3.000
2. Định khoản các nghiệp vụ nói trên trong trường hợp DN tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp .

1a)
Nợ TK 152 ( VLC) : 440.000
-Có TK 331(X): 440.000
1b)
Nợ TK 152 (VLC) : 4.200
-Có TK 112 : 4.200
2)
Nợ TK 152 ( VLP) : 363.000
-Có TK 331 ( X) : 363.000
3)
Nợ TK 152 ( PL) : 5.000
-Có TK 711: 5.000
4a)
Nợ TK 632 : 45.000
– Có TK 155 : 45.000
4b)
Nợ TK 131 ( Y): 66.000
-Có TK 511: 66.000
4c)
Nợ TK 153 ( 1531): 66.000
-Có TK 131 ( Y): 66.000
5a)
Nợ TK 152 ( VLP) : 55.000
-Có TK 331( Z) : 55.000
5b)
Nợ TK 331 ( Z ) : 55.000
-Có TK 111: 55.000
6)
Nợ TK 331 ( X): 440.000
-Có TK 515: 4.400
-Có TK 112 : 435.600
7)
Nợ TK 331 ( K): 77.000
-Có TK 152 ( VLP) : 77.000
8)
Nợ TK 141 : 3.000
-Có TK 111 : 3.000

Bạn đang xem: ĐỀ THI KẾ TOÁN TÀI CHÍNH

Bài 2: Kế toán TSCĐ và bất động sản đầu tư

Có tài liệu về TSCĐ tại một Công ty trong tháng 6/N ( 1.000 đồng ):
1. Ngày 7, nhận vốn góp liên doanh dài hạn của công ty V bằng một TSCĐ dùng cho sản xuất theo giá thỏa thuận như sau :
– Nhà xưởng sản xuất : 300.000 , thờ gian sử dụng 10 năm:
– Thiết bị sản xuất : 360.000, thời gian sử dụng 5 năm.
– Bằng sáng chế : 600.000, thời gian khai thác 5 năm.
2. Ngày 10, tiến hành mua một dây chuyền sản xuất của công ty K dùng cho phân xưởng sản xuất .Giá mua phải trả theo hóa đơn ( cả thuế GTGT 5%) 425.880.; trong đó : giá trị hữu hình của thiết bị sản xuất 315.000 ( khấu hao trong 8 năm ); giá trị vô hình của công nghệ chuyển giao 110.880 ( khấu hao trong 4 năm ). Chi phí lắp đặt chạy thử thiết bị đã chi bằng tiền tạm ứng ( cả thuế GTGT 5% ) là 12.600. Tiền mua Công ty đã thanh toán bằng tiền vay dài hạn 50%. Còn lại thanh toán bằng chuyển khoản thuộc quỹ đầu tư phát triển.
3. Ngày 13, Công ty tiến hành thuê ngắn hạn của công ty M một thiết bị dùng cho bộ phận bán hàng. Giá trị TSCĐ thuê 240.000. Thời gian thuê đến hết tháng 10/N. Tiền thuê đã trả toàn bộ ( kể cả thuế GTGT 10% ) bằng tiền vay ngắn hạn 16.500.
4. Ngày 16, phát sinh các nghiệp vụ :
– Thanh lý một nhà kho của phân xưởng sản xuất , đã khấu hao hết từ tháng 5 /N., nguyên giá 48.000, tỷ lệ khấu hao bình quân năm 12%. Chi phí thanh lý đã chi bằng tiền mặt 5.000, phế liệu thu hồi nhập kho 10.000.
– Gửi một thiết bị sản xuất đi tham gia liên kết dài hạn với Công ty B , nguyên giá 300.000 ; giá trị hao mòn lũy kế 55.000, tỷ lệ khấu hao bình quân năm 10%. Giá trị vốn góp được Công ty B ghi nhận là 320.000, tương ứng 21% quyền kiểm soát.
5. Ngày 19 , mua một thiết bị quản lý sự dụng cho văn phòng Công ty. Giá mua ( cả thuế GTGT 5% ) là 315.000, đã trả bằng tiền gửi ngân hàng. Chi phí vận chuyển , bốc dỡ , lắp đặt đã chi bằng tiền mặt 2.100 ( cả thuế GTGT 5%). Tỷ lệ khấu hao bình quân năm của TSCĐ là 15 % và thiết bị đầu tư bằng nguồn vốn kinh doanh..
6. Ngày 22, nghiệm thu nhà văn phòng quản lý do bộ phận XDCB bàn giao. Giá quyết toán của ngôi nhà là 1.000.800, vốn xây dựng công trình là nguồn vốn đầu tư XDCB. Thời gian tính khấu hao 20 năm.
7. Ngày 25, tiến hành nghiệm thu công trình sửa chữa nâng cấp một quầy hàng của bộ phận bán hàng bằng nguồn vốn khấu hao. Chi phí sửa chữa nâng cấp thuê ngoài chưa trả cho công ty V ( cả thuế GTGT 5% ) là 189.000. Dự kiến sau khi sửa chữa xong , TSCĐ này sẽ sử dụng trong vòng 5 năm nữa. Được biết nguyên giá TSCĐ trước khi sửa chữa là 300.000, hao mòn lũy kế 240.000, tỷ lệ khấu hao bình quân năm 10%.
8. Ngày 28, tiến hành nghiệm thu một thiết bị sản xuất thuê ngoài sửa chữa lớn đã hoàn thành, bàn giao cho bộ phận sử dụng. Chi phí sửa chữa lớn thuê ngoài chưa trả cho công ty W ( cả thuế GTGT 5% ) là 56.700. Được biết DN đã trích trước chi phí sửa chữa lớn theo kế hoạch của thiết bị này là 50.000.

Yêu cầu:
1. Định khoản các nghiệp vụ nêu trên
2. Xác định mức khấu hao tăng, giảm theo từng bộ phận trong tháng 6/N, biết DN tính khấu hao theo ngày và tháng 6/N có 30 ngày.
3. Xác định mức khấu hao TSCĐ trích trong tháng 6/N biết:
-Tháng 5/N không có biến động tăng giảm TSCĐ
– Mức khấu hao TSCĐ đã trích trong tháng 5/N ở bộ phận sản xuất : 30.000, bán hàng 7.000, quản lý DN 10.000.
4. Giả sử tháng 7/N không có biến động về TSCĐ . Hãy xác định mức khấu hao TSCĐ trích trong tháng 7 ở từng bộ phận.

Giải

1.Định khoản các nghiệp vụ nêu trên:

1)
Nợ TK 211: 660.000
-2111: 300.000
-2112 : 360.00
Nợ TK 213 ( 2133) : 600.000
-Có TK 411 (V): 1.260.000
2a)
Nợ TK 211( 2112) : 300.000
Nợ TK 213( 2138) : 105.600
Nợ TK 133( 1332) : 20.280
-Có TK 331( K) : 425.880
2b)
Nợ TK 331( K) : 425.880
-Có TK 341: 212.940
-Có TK 112: 212.940
2c)
Nợ TK 211 ( 2113) : 12.000
Nợ TK 133( 1332) : 600
-Có TK 141 : 12.600
2d)
Nợ TK 414 : 204.660
-Có TK 411: 204.600
3a)
Nợ TK 001 : 240.000
3b)
Nợ TK 641 ( 6417): 15.000
Nợ TK 133( 1331) : 1.500
-Có TK 311 : 16.500
4a)
Nợ TK 214( 2141) : 48.00
-Có TK 211 ( 2112): 48.000
4b)
Nợ TK 811: 5.000
-Có TK 111: 5.000
4c)
Nợ TK 152( phế liệu) : 10.000
-Có TK 711: 10.000
Nợ TK 223 (B): 320.000
Nợ TK 214( 2141) : 55.000
-Có TK 711: 75.000
-Có TK 211( 2112): 300.000
5a)
Nợ TK 211( 2114) : 300.000
Nợ TK 133( 1332) : 15.000
-Có TK 112: 315.000
5b)
Nợ TK 211( 2114): 2.000
Nợ TK 133 ( 1332) : 100
-Có TK 111: 2.100
6a)
Nợ TK 211(2111) : 1.000.800
-Có TK 241( 2412) : 1.000.800
6b)
Nợ TK 441: 1.000.800
-Có TK 411 : 1.000.800
7a)
Nợ TK 241( 2413) : 180.000
Nợ TK 133( 1332): 9.000
-Có TK 331 ( V) : 189.000
7b)
Nợ TK 211( 2111): 180.000
-Có TK 214(2143): 180.000
8a)
Nợ TK 241( 2412) : 54.000
Nợ TK 133 ( 1331): 2.700
-Có TK 331 ( W): 56.700
8b)
Nợ TK 335: 54.000
-Có TK 241( 2413): 54.000
8c)
Nợ TK 627: 4.000
-Có TK 335: 4.000
Yêu cầu 2:
Mức khấu hao TSCĐ tăng trong tháng 6/N tại:
– Bộ phận bán hàng: (60.000 + 180.000) *6/( 5*12*30) = 800;
– Bộ phận quản lý doanh nghiệp: 302.000*15%*12/( 12*30) +1.000.800*9/ ( 20*12*30) = 1.510 + 1251= 2.761
– Bộ phận sản xuất : 300.000*24/ ( 10*12*30) + 360.000* 24/( 5*12*30) + 600.000*24/(5*12*30) + 312.000*21/(8*12*30) + 105.600*21/(4*12*30)= 2.000 + 4.800 + 8.000 + 2.275 + 1540 = 18.615
Mức khấu hao TSCĐ giảm trong tháng 6/N tại:
– Bộ phận sản xuất: 300.000 *10%*15/(12*30) = 1.250
– Bộ phận bán hàng : 300.000 * 10% *6/ ( 12*30) = 500
Yêu cầu 3:
Mức khấu hao TSCĐ trích trong tháng 6/N tại:
– Bộ phận sản xuất : 30.000 + 18.615 – 1.250 = 47.365
– Bộ phận bán hàng : 7.000 + 800 – 500 = 7.300
– Bộ phận quản lý doanh nghiệp : 10.000 + 2.761 = 12.761
Yêu cầu 4
Mức khấu hao tài sản cố định trích trong tháng 7/N:
– Bộ phận sản xuất : 30.000 + 300.000*(10*12) + 360.000/ ( 5*12) + 600.000 /( 5*12) + 312.000/ ( 8*12) + 105.600/(4*12) – 300.000* 10%/12= 30.000 + 2.500 + 6.000 + 10.000 + 3250 + 2200 – 2500 = 51.450.
– Bộ phận bán hàng : 7.000 + ( 60.000 + 180.000 )/(5*12) – 300.000 *10%/12 = 7.000 + 4.000 – 2.500 = 8.500
– Bộ phận quản lý doanh nghiệp: 10.000 + 302.000*15%/12 + 1.000.800/(20*12) = 10.000 + 3.775 + 4170 = 17.945

Bài 3: Một doanh nghiệp sản xuất , có tình hình kinh doanh như sau:

(ĐVT:1.000đ)
A.Đầu tháng:
1.Tiền mặt:120.000
2.tiền gửi;580.000
3.Nguyên liệu, vật liệu “A” tồn kho, số lượng 120.000kg, đơn giá:5
4.Nguyên liệu, vật liệu “B” tồn kho, số lượng 250.000kg, đơn giá:8
5.Công cụ, dụng cụ “C” tồn kho, số lượng 300 cái, đơn giá :400
6.Giá trị TSCĐ hữu hình:15.000.000
7.hao mòn TSCĐHH:4.000.000
8.Phải trả cho người bán::900.000
9.Phải thu ngắn hạn ở người mua:180.000
10.Ký quỹ dài hạn:120.000
11.Vay ngắn hạn:3.300.000
12.Thuế chưa nộp cho nhà nước:250.000
13.Thành phẩm “A” tồn kho, số lượng:650kg, trị giá:864.500
14.Thành phẩm “B” tồn kho, số lượng:850kg, trị giá:1.054.000
15.Nguồn vốn kinh doanh:11.938.500
16.Quỹ đầu tư phát triển:590.000
17.quỹ khen thưởng và phúc lợi:260.000
18.Sản phẩm “A” dở dang, số lượng:200 kg, tổng giá trị:200.000
19.Sản phẩm “B” dở dang, số lượng:400 kg, tổng giá trị:400.000
B. TRONG THÁNG, CÁC NGHIỆP VỤ PHÁT SINH LIÊN QUAN ĐẾN PHÂN XƯỞNG SẢN XUẤT HAI SẢN PHẨM A VÀ B
1.Nhập kho nguyên liệu, vật liệu “A” , chưa thanh toán tiền, số lượng: 380.000kg, đơn giá gồm cả thuế GTGT 10% là:5,060
2.Nhập kho nguyên liệu, vật liệu “B” , chưa thanh toán tiền, số lượng: 350.000kg, đơn giá gồm cả thuế GTGT 10% là:8,030
3.Nhập kho công cụ, dụng cụ “C”, đã thanh toán chuyển khoản, số lượng: 100 cái, đơn giá gồm cả thuế GTGT 10% là :407
4.Xuất kho nguyên liệu, vật liệu “A” đem vào chế biến sản phẩm “A”, số lượng:400.000kg
5.Xuất kho nguyên liệu, vật liệu “B” đem vào chế biến sản phẩm “B”, số lượng:500.000kg
6.Mua vật vật liệu phụ, chuyển ngay vào chế biến sản phẩm “A”, đã thanh toán tiền mặt trị giá:4.000
7.Mua vật vật liệu phụ, chuyển ngay vào chế biến sản phẩm “B”, đã thanh toán tiền mặt trị giá:5.000
8.Tổng hopự lương phải trả cho các đối tượng gồm:
-nhân công trực tiếp chế biến sản phẩm A:200.000
-nhân công trực tiếp chế biến sản phẩm “B”:400.000
-nhân viên quản lý phân xưởng:100.000
9.Tính trích 19% các khoản theo lương vào chi phí chế biến sản xuất ở phân xưởng:133.000
10.Xuất công cụ, dụng cụ”C” sử dụng tại phân xưởng,số lượng:300 cái,
11.Tập hợp các chi phí khác phát sinh trong chế biến:
-trích khấu hao TSCĐHH:400.000
-dịch vụ điện nước, điện thoại…theo hóa đơn gồm cả thuế GTGT:10% là:66.000
-chi phí hội nghị phân xưởng, đã chi banừg tiền mặt, trị giá:2.400
-chi phí khác bằng chuyển khoản:88.000
12. Tập hợp các chi phí phát sinh trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm “A” và “B”:
-Lương 19% trích theo lương nhân viên bán hàng:47.600
-Trích khấu hao TSCĐHH:60.700
-dịch vụ, điện nuowcs…theo hóa đơn bao gồm cả thuế GTGT10% là:22.000
-chi phí hội nghị khách hàng, đã chi bằng tiền mặt, trị giá:1.600
-trích trước chi phí bảo hành sản phẩm:8.800
13.Tổng hopự các chi phí phát sinh trong hoạt động quản lý doanh nghiệp:1.156.551
-Lương và 19%trích theo lương nhân viên:357.000
-trích khấu hao TSCĐHH:610.841
-dịch vụ điện nước…theo hóa đơn đã bao gồm thuế GTGT 10% là 99.000
-chi phí phát sinh tiền mặt trị giá:36.000
-chi phí phát sinh banừg tiền gửi, trị giá:36.000
-trích trước chi phí dự phòng hỗ trợ mất việc làm:10.710
C.KẾ QUẢ KIỂM KÊ CUỐI KỲ ,CHO BIẾT:
14.Số lượng sản phẩm”A” đã hoàn thnàh ché biến :1.800 kg
Số lượng sản phẩm “A” đã tiêu thụ:2.200 kG
Số lượng sản phẩm “A” đang dở dang :300 kg
Số lượng sản phẩm “A” tồn thực tế 200kg
15.Số lượng sản phẩm”B” đã hoàn thnàh ché biến :4.200 kg
Số lượng sản phẩm “B” đã tiêu thụ:4.500 kG
Số lượng sản phẩm “B” đang dở dang :200 kg
Số lượng sản phẩm “B” tồn thực tế 550kg
16.Số lượng nguyên liệu, vật liệu “A” tồn kho, số lượng:100.000kg
Số lượng nguyên liệu , vật liệu “B” tồn kho, số lượng:99.000kg
Số lượng công cụ, dụng cụ “C” tồn kho, số lượng:100 cái
17.Số lượng sản phẩm “A”, và nguyên liệu, vật liệu “B” hao hụt chư ão nguyên nhân :10kg D. CÁC NGHIỆP VỤ KHÁC:
18.Tổng hopự hóa đơn tiêu thụ sản phẩm “A” , với đơn giá thanh toán, bao gồm cả thuế GTGT 10% là 1.909,05
trong đó, doanh nghiệp đã thu tiền mặt 20%, chuyển khoản 30%, số còn lại chưa thu tiền trong kỳ hạn 3 tháng
19.Tổng hợp hóa đơn tiêu thụ sản phẩm “B” , với đơn giá thanh toán, bao gồm cả thuế GTGT 10% là 1.636,80
trong đó, doanh nghiệp đã thu tiền mặt 20%, chuyển khoản 60%, số còn lại chưa thu tiền trong kỳ hạn 15 tháng
20.Doanh nghiệp tạm tính thuế thu nhập dn hiện hành, trị giá:485.000, trong đó thuế lợi nhuận sản phẩm “A” là 220.000
21.Cuối tháng, dn tổng hopự doanh thu, giá vốn và chi phí để xác định lợi nhuận thuần kế toán sau thuế thu nhập doanh nghiệp
CÁC TÀI LIỆU KHÁC :
*DN áp dụng phuơng pháp kiểm kê định kỳ hnàg tồn kho và tính thuế GTGT thep pp trực tiếp
*giá xuất kho theo pp bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ, giá trị sp dở dang đánh giá theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
*chi phí sản xuât chung phân bổ tỷ lệ với chi phí tiền lương nhân công trực tiếp
YÊU CẦU :
1.ĐỊnh khoản kế toán
2.Lập báo cáo lãi lỗ
3.lập bản cân đối kế toán (khái quát )

Giải:

I. Định khoản:

1. Nợ TK 152 : 4.6×380.000
(CT Vật liệu A)
Nợ TK 133 : 0.46×380.000
Có TK 331 : 5.06×380.000

2. Nợ TK 152 : 7.3×350.000=2.555.000
(CT Vật Liệu B)
Nợ TK 133 : 255.500
Có TK 331 : 8.03×350.000

3. Nợ TK 153 : 370×100=37.000
(CT Công Cụ dụng cụ C)
Nợ TK 133 : 3700
Có TK 112 : 40.700

4. Nợ TK 621 : 4.696×400.000=1.878.400
(CT VLA : SL 400.000 Đgiá=
(5×120.000+4.6×380.000)/(120.000+380.000) = 4.696 )
Có TK 152 : 1.878.400

5. Nợ TK 621 : 7.591667×500.000=3.795.833
(CT VLB : SL 500.000, DG=(7.3×350.000+8×250.000)/600=7.591667
Có TK 152 : 3.795.833

6. Nợ TK 621 : 4000
(CT Mua VL Phụ cho sx SP A)
CÓ TK 111 : 4000

7. Nợ TK 621 : 5000
(CT SPB)
Có TK 111 : 5000

8a. Nợ TK 622 : 600.000
(CT SPA: 200.000 , SPB 400.000)
Có TK 334: 600.000
8b. Nợ TK 627 : 100.000
(CT SPA (100.000×200)/(200+400)=33.333 SPB 66.667)
Có TK 334 : 100.000

9. Nợ TK 622 : (600+100)x19%= 133.000
Có TK 338 : 133.000

10. Nợ TK 623 : 314×300=94.200
(CT Công cụ C SL 300, DG=(370×100+400×300)/500=314)
Có TK 153 : 94.200

11. Nợ TK 627 : 550.400
Nợ TK 133 : 6000
Có TK 214 : 400.000
Có TK 335 : 66.000
Có TK 111 : 2.400
Có TK 112 : 88.000

12. Nợ TK 641 : 138.700
Nợ TK 133 : 2000
Có TK 334 : 47.600
Có TK 214 : 60.700
Có TK 335 : 22.000
Có TK 111 : 1.600
Có TK 3388 : 8.800 (hoặc 811)

13. Nợ TK 642 : 1.140.551
Nợ TK 133 : 9000
Có TK 334 : 357.000
Có TK 214 : 610.841
Có TK 335 : 99.000
Có TK 111 : 36.000
Có TK 112 : 36.000
Có TK 351 : 10.710

Đề thi hết học phần môn KẾ TOÁN TÀI CHÍNH K9

Phần 1: Lý thuyết (3đ)
Hãy trả lời đúng sai và giải thích ngắn gọn các nhận định sau:

Câu 1: Cuối kì số dư có của các TK phản ánh ở phần tài sản trên bảng cân đối kế toán.

Câu 2:
 Để có quỹ BHXH bằng 20% so với quỹ lương kế toán tính tất cả 20% vào chi phí sản suất.

Câu3 :
 DN A nhận tiền ứng trước của KH B vào tháng 10/2005, DN A sẽ giao hàng cho KH B vào tháng 01/06 kế toán ghi nhận doanh thu vào tháng 10/05.

Câu4 : Sửa chữa lớn TSCD mang tính nâng cấp sử dụng TK chi phí trả trước.

Câu5 : Doanh thu bán BDS đầu tư được ghi nhận là doanh thu hoạt động tài chính

Câu 6:
 Nội dung kết cấu các TK 129 229 139 159 ngược lại với TK phản ánh tài sản.

Phần 2: Bài tập (7d)

Tại DN A kế toán hàng tồn kho theo pp kê khai thường xuyên, tính thuế GTGT theo pp khấu trừ. Trong quý 4/N có tình hình như sau : ( đơn vị 1.000)
1. Nhận lại số vốn góp liên doanh bằng NVL trị giá 150.000, biết số vốn góp trước đây là 350.000, số chênh lệch bên liên doanh trả lại bằng TGNH.
2.    Nhập kho 800SP với tổng giá thực tế là 176.000
3. Dùng quỹ đầu tư phát triển để mua bản quyền 1 số mẫu thiết kế SP, giá mua ( chưa VAT ) là 100.000, chưa trả tiền người bán.
4.    Bán 1 tòa nhà là BDS đầu tư có nguyên giá là 150.000, đã hao mòn 10.000, giá bán cả VAT là 176.000, chưa thu tiền KH
5.    Chuyển tiền gửi nộp phạt vi phạm hợp đồng với công ty K 5.000 và thanh toán tiền ở nghiệp vụ 3.
6.    Xuất 500 SP bán cho đơn vị X, giá bán ( cả VAT 10% ) là 165.000, giá vốn 120.000 chưa thu tiền
7.    Thuê quảng cáo cho SP trong vòng 4 quý, tổng số tiền pải trả 8.800 ( gồm cả VAT 10% ), đã trả toàn bộ bằng tiền mặt
8.    Đơn vị X trả tiền ở nghiệp vụ 6 sau khi giữ lại 1% chiết khấu thanh toán được hưởng tính trên tổng giá thanh toán
9.    Các khoản chi phí bán hàng khác tập hợp lại đc là 1.000, CPQLDN là 1200, DN đã chi bằng tiền mặt
10.     Kết chuyển Doanh thu, chi phí xác định kết quả kinh doanh của DN A quý 4/N. Cho biết thuế TNDN là 28%

Yều cầu :
Phản ánh tình hình trên vào TK thích hợp 6d
Lập báo cáo kết quả kinh doanh quý 4       1d

ĐỀ THI KẾ TOÁN CD24 NGÀY 1-6-2009

Phần I: Lý thuyết 
Hãy trả lời đúng sai và giải thích ngắn gọn các câu sau

Câu 1:
Doanh thu bán BĐS đầu tư đựơc DN ghi nhận là thu nhập khác.

Câu 2:Sửa chữa lớn TSCĐ mang tính chất phục hồi trường hợp không có kế hoạch kế toán sử dụng TK chi phí tar trứơc.

Câu 3:Hồi khấu là số tiền bên abns cho bên mua được hưởng vì lý do thanh toán tiền trướcc hạn.

Câu 4:Công nhân A nghỉ ốm tronh tháng đựoc hưỏng BHXH thay lương ,kế toán ghi:
           Nợ TK 622                             Có TK 334

Câu 5:DN Thành Phát tính VAT theo phương pháp trực tiếp cuói kì khi tính ra số tiền thuế GTGT phải nộp,kế toán ghi:
          Nợ TK 511                               Có TK 333

Câu 6:Khi thanh lý nhượng bán TSCĐ và BĐS đầu tư giá trị còn lại cảu TSCĐ và BĐS đầu tư được ghi và TK 811.

PhầnII:Bài tập

Một DN hoạch toán hang tồn kho theo pp kê khai thường xuyên và tính thuế GTGT theo pp khấu trừ:

1.Xuất kho gửi bán 400SP Acho khác hang Q giá thành thực tế 6000/SP,giá bán cả thuế GTGT 10% là 11000/SP.
2.Xuất kho bán trực tiếp cho KH K 800SP B với giá thành thực tế 4000/SP giá bán cả thuế GTGT 10% là 6160/SP
3.Nhận đựoc giấy báo có của ngân hang về việc khách hang Q thanh toán tiền mua hang sau khi trừ 1% chiết khấu thanh toán dc hưởng trên tônngr thanh toán.
4.Mua BDDS đầu tư giá mua cả thuế GTGT 10% là 880000.sao khi đã trừ đi số tiền đã ứng trước chon g bán 400000,số còn lại Dn đã thanh toán chon ng bán bằng TGNH
5.Nhượng bán 1 thiết bị văn phòng nguyên giá :600000 đã trích khấu hao :300000.Ng mua chấp nhận thanh toán với giá cả thuế GTGT 10% là 572000.
Lãi chia từ lien doanh bằng tiền mặt là 20000
7.bán 1 số chứng khoán ngắn hạn đã thu bừng chuyển khoản giá bán:140000,giá vốn 120000
8.Tập hợp chi phí bán hàng và chi phí QLDN trong quý:
    -Tiền lương công nhân viên bán hàng 15000,nhân viên QLDN 12000
    -Trích quỹ BHYT,BHXH,KPCDD theo quy định
    -Trích khấu hao TSCd của bộ phận bán hàng là 5000,bộ phận QLDN là  4000
    -Chi phí mua ngoài đã trả bằng tiền mặt cả thuế GTGT 10% cho bộ phận bán hàng là 4400 cho QLDN là 6600.
9.Thuế TNDN phải nộp trong quý bằng 20000
10.kết chuyển doanh thu chi phí.Xác định KQKD .

  Yêu cầu :
Phản ánh tình hình trên vào tk chữ T thích hợp
Lập báo cáo kết quả KD của DN

Bài Thi 1:

Tại một doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương kháp khấu trừ thuế, trong tháng một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau (Đvt: Đồng):

  1. Nhận được lô hàng hóa A do nhà cung cấp X chuyển đến, trị giá hàng trên hóa đơn là 150.000.000, thuế GTGT 10%. Khi nhận bàn giao phát hiện thiếu hàng trị giá 2.000.000. Doanh nghiệp cho nhập kho theo số thực tế, tiền chưa thanh toán.

Nợ TK 156A      148.000.000

Nợ TK 133        14.800.000

                 Có TK 331X: 162.800.000

  •  Mua tài sản cố định M sử dụng cho bộ phận bán hàng theo phương thức mua trả góp, tổng số tiền thanh toán là 125.000.000; biết giá mua trả ngay 100.000.000, thuế GTGT 10%. Theo thỏa thuận, doanh nghiệp sẽ trả góp trong vòng 15 tháng, bắt đầu từ tháng sau.

Nợ TK 211M   100.000.000

Nợ TK 133         10.000.000

Nợ TK 242         15.000.000 ( 125tr – 110tr – 10tr)

       Có TK 331   125.000.000

  • Nhận được thông báo chia cổ tức từ công ty Z cho số cổ tức doanh nghiệp đang nắm giữ. Số cổ tức được hưởng là 15.000.000.

Nợ TK 138        15.000.000

     Có TK 515   15.000.000

  •  Bán cho công ty H lô hàng A thu ngay bằng tiền mặt với giá bán chưa thuế 60.000.000, thuế GTGT 10%, biết giá xuất kho của lô hàng là 50.000.000. Vài ngày sau, công ty H yêu cầu trả lại 10% số hàng đã mua do hàng bị lỗi. Doanh nghiệp đồng ý, công ty H vẫn giữ hộ số hàng này.

a/ Nợ TK111   66.000.000

     Có TK 33311   6.000.000 (60tr*10%)

     Có TK 511 60.000.000

b/ Nợ TK 632 50.000.000

     Có TK 156A 50.000.000

c/ Nợ TK 531             6.000.000 ( 60tr*10%)

Nợ TK 33311            600.000 ( 6tr*10%)

      Có TK 131        6.600.000

(Nếu DN nhận lại h/hóa A ghi : Nợ TK 156A:      5.000.000 ( 50tr*10%)

                                                           Có TK 632 : 5.000.000.   )

( Cuối kỳ kết chuyển : Nợ TK 511        6.000.000

                                         Có TK 531    6.000.000 )

  •  Nhận biếu tặng 1 thiết bị quản lý doanh nghiệp còn mới nguyên trị giá 15.000.000.

Nợ TK 211    15.000.000

    Có TK 711    15.000.000

  •  Tập hợp chi phí hoạt động trong tháng:
  • Chi phí bán hàng: 7.000.000.
  • Chi phí QLDN: 10.000.000

Thuế GTGT khấu trừ:

     Nợ TK 133          : 25.000.000

          Có TK 33311  :  5.600.000

Xác định kết quả kinh doanh:

*Kết chuyển giá vốn và chi phí :

Nợ TK 911     :  62.000.000     

        Có TK 632 : 45.000.000 ( 50tr – 5tr)

         Có TK 641 :   7.000.000

         Có TK 642 : 10.000.000

 *Kết chuyển doanh thu:

Nợ TK 511      : 54.000.000 ( 60tr – 6tr)

    Nợ TK 515      : 15.000.000

  Nợ TK 711      : 15.000.000

     Có TK 911 : 84.000.000

     *Kết chuyển lãi:

Nợ TK 911     : 22.000.000 ( 84tr – 62tr)

    Có TK 421 : 22.000.000

Yêu cầu:

  • Ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên.
    • Trình bày trên sơ đồ chữ T các tài khoản cần thiết để xác định kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.(Giả sử doanh nghiệp đang trong thời gian được miễn thuế TNDN).

————————————————-o0o——————————————————————

Bài tập 2/  Doanh nghiệp sản xuất SP A, áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên hàng tồn kho.

Tập hợp được chi phí sản xuất thực tế phát sinh trong quý I/N:

– CP NVLTT        ( TK 621): 400.000.000đ ; – CP NCTT             (TK 622) : 120.000.000đ

– CP SXC cố định ( TK 627):   60.000.000đ ; – CP SXC biến đổi (TK 627):    30.000.000đ

Tài liệu bổ sung:

– Chi phí SX dở dang ( TK 154): – đầu kỳ: 20.000.000đ, – cuối kỳ: 29.600.000đ

– Phế liệu thu hồi sau quá trình sản xuất bán thu bằng tiền mặt trị giá 400.000đ

– Kết quả sản xuất quý I/N: Sản lượng thành phẩm A thực tế thu được: 5.000 SP, trong đó nhập kho 2.000 SP, 2.000 SP bán thẳng từ xưởng, 1.000 SP gửi bán cho khách hàng.

Cho biết: Định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 60.000đ/SPA, chi phí nhân công trực tiếp 23.000đ/SPA, sản lượng sản phẩm theo công suất bình thường của máy móc thiết bị: 2.000 SPA/quý.

Yêu cầu: Tính toán và phản ánh vào sơ đồ chữ T các  tài khoản 621, 622, 627, 154 tình hình trên.

*Cuối kỳ tổng hợp chi phí theo định mức (tính theo công suất bình thường của máy móc):

   Nợ TK 154 :  505.000.000

    Có TK 621  :  300.000.000 ( 60.000 đ* 5.000spA)

          Có TK 622  :  115.000.000 ( 23.000 đ*5.000spA)

          Có TK 627  :    90.000.000 (60tr + 30tr).

    Kết chuyển phần chi phí vượt định mức:

          Nợ TK632      : 105.000.000

              Có TK 621 : 100.000.000 ( 400tr – 300tr)

              Có TK 622 :     5.000.000 ( 120tr – 115tr)

*Phế liệu thu hồi:

Nợ TK 111       : 400.000

          Có TK 154   : 400.000

*Tổng giá thành sản phẩm A = 20.000.000 + 505.000.000 – 400.000 – 29.600.000 = 495.000.000.

*Đơn giá SX1 đơn vị spA = 495.000.000/ 5.000 = 99.000 đ.

      *Kết quả SX quý I/N:

   Nợ TK 155            :198.000.000 ( 2.000sp * 99.000 đ)

      Nợ TK 157            :198.000.000 ( 2.000sp * 99.000 đ)

      Nợ TK 632            :  99.000.000 ( 1000sp * 99.000 đ)

            Có TK 154      : 495.000.000

————————-o0o——————————————–

Bài Thi 2:

Tại một doanh nghiệp sản xuất, trong kỳ có số liệu tổng hợp như sau: (Đvt: ngàn đồng)

  • Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ( TK 621) :      27.920
  • Chi phí nhân công trực tiếp:        ( TK 622) :      17.500
  • Chi phí sản xuất chung:               (TK 627)  :      16.276.
  • Tài liệu bổ sung:
    • CP sản xuất chung cố định vượt trên mức bình thường: 1.726
    • Vật liệu kỳ trước để lại xưởng dùng cho SX kỳ này: 220
    • Phế liệu thu hồi nhập kho: 330 ( N 152/ C 154)
    • CP sản xuất dở dang cuối kỳ trước ( TK 154 tốn đầu kỳ này) : 350
    • CP sản xuất dở dang cuối kỳ này ( TK 154)                     : 210
    • Trong kỳ này sản xuất được 20.000SP, đã làm thủ tục nhập kho.

Yêu cầu: Trình bày trên sơ đồ chữ T các tài khoản cần thiết để tính giá thành sản phẩm.

                 Xác định giá thành đơn vị.

*Tổng hợp chi phí và kết chuyển chi phí:

     Nợ TK 154      : 61.907

         Có TK 621  : 28.140 ( 27.920 + 220)

         Có TK 622  : 17.500

         Có TK 627  : 16.267

*Chi phí SXC cố định vượt trên mức bình thường:

     Nợ TK 632       : 1.726

          Có TK 627  : 1.726

*Phế liệu thu hồi nhập kho:

     Nợ TK 152     : 330

         Có TK 154 : 330

*Gía thành sản phẩm = 350 + 61.907 – 330 – 210 = 61.717.000 đ

*Gía thành 1 đơn vị sản phẩm = 61.717.000/20.000 = 3.085,85 đ

Nhập kho thành phẩm:

       Nợ TK 155     :  61.717.000

           Có TK 154  : 61.717.000

—————————————————o0o———————————-

Bài Tthi 3:

Doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, áp dụng phương pháp kế toán kê khai thường xuyên – hàng tồn kho được xuất theo phương pháp nhập sau _ xuất trước, có tình hình sau:

Số dư đầu tháng một số tài khoản

  • TK 156  : 96.000.000 đ  (chi tiết 2.000 đơn vị hàng). Gía 1 đơn vị hàng = 96.000/2=48.000 đ
  • TK 1211: 30.000.000 đ   (chi tiết 1000 CP ABC). Gía 1 CP ABC= 30.000/1 = 30.000 đ
  • TK 228  : 200.000.000 đ (chi tiết cty M)

Trong tháng phát sinh các nghiệp vụ kinh tế sau:

  1. Mua 10.000 đơn vị hàng hoá với giá chưa thuế 49.800 đ/đơn vị, thuế GTGT 10%, doanh nghiệp đã chuyển khoản thanh toán toàn bộ tiền hàng. 

Nợ TK 156     : 498.000.000 ( 49.800 đ*10.000 đv)

Nợ TK 133     :   49.800.000 ( 498tr*10%)

    Có TK 112 : 547.800.000

  • Xuất kho 3.000 đơn vị hàng hoá bán cho Công ty A (đơn giá bán chưa thuế 100.000 đ/đơn vị, thuế GTGT 10%), chưa thu tiền. Nếu công ty A thanh toán trong vòng 10 ngày thì sẽ được hưởng chiết khấu 2% trên tổng giá trị thanh toán.

a/ Nợ TK 131A       : 330.000.000

          Có TK 33311  :   30.000.000 ( 300tr*10%)

          Có TK 511      : 300.000.000 ( 3.000 đv * 100.000đ)

b/ Nợ TK 632          : 149.400.000 ( 3.000 đv* 49.800 đ)

          Có TK 156      : 149.400.000

c/ Nợ TK 635          :  6.600.000 ( 330tr*2%)

          Có TK 131A   :  6.600.000

  • Xuất kho 6.000 đơn vị hàng hoá gửi bán Công ty B (đơn giá bán chưa thuế 110.000 đ/đơn vị, thuế GTGT 10%). Chi phí vận chuyển thanh toán bằng tiền mặt 3.300.000 đ (bao gồm thuế GTGT 10%). B chưa nhận được hàng.

a/ Nợ TK 157     : 298.800.000 ( 6.000 đv * 49.800đ)

         Có TK 156  : 298.800.000

b/ Nợ TK 642     : 3.000.000

      Nợ TK 133     :    300.000 ( 3tr*10%)

          Có TK 111  : 3.300.000

  • Doanh nghiệp bán 1 số cổ phiếu của Cty M có giá gốc 10.000.000 đ với giá bán 15.000.000 đ, bên mua đã chuyển khoản số tiền này vào TK tiền gửi của DN. Chi tiền mặt thanh toán cho người môi giới 500.000 đ.

a/ Nợ TK 112      : 15.000.000

         Có TK 1211 : 10.000.000

         Có TK 515   :   5.000.000

b/ Nợ TK 635       : 500.000

          Có TK 111   : 500.000

  • Công ty A chuyển khoản thanh toán phần còn lại sau khi trừ chiết khấu được hưởng.

Nợ TK 112       : 323.400.000 ( 330tr – 6,6tr)

    Có TK131A :  323.400.000

  • Công ty B thông báo đã nhận hàng nhưng chỉ chấp nhận thanh toán 5.000 đơn vị, chưa trả tiền.

a/ Nợ TK 131B        :  605.000.000

          Có TK 33311   :   55.000.000 ( 550tr*10%)

          Có TK 511       : 550.000.000 ( 5.000 đv * 110.000đ)

b/ Nợ TK 632       :  249.000.000 ( 5.000 đv * 49.800đ)

          Có TK 157   :  249.000.000

  • DN nhận cổ tức 6 tháng cuối năm số tiền 5.000.000 đ bằng chuyển khoản do Cty cổ phần ABC chuyển đến.

Nợ TK 112       : 5.000.000

    Có TK 515   : 5.000.000

  • Bộ phận bán hàng báo hỏng một lô công cụ với giá xuất kho 6.400.000 đ, đã phân bổ vào chi phí 5.120.000 đ, phế liệu bán thu bằng tiền mặt 100.000 đ

a/ Nợ TK 111     : 100.000

         Có TK 153  : 100.000

b/ Nợ TK 138(1) : 1.180.000 [ 6,4tr – ( 5,12tr + 0,1tr)]

 Có TK 153  : 1.180.000

Yêu cầu: Định khoản nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

——————————————o0o————————————————

Bài Tập 4

Một doanh nghiệp sản xuất  thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, kế toán hàng tồn kho theo KKTX, tính giá xuất hàng tồn kho theo phương pháp FIFO.(Đvt : Đồng)

  • Số dư ngày 30/11/N :
    • TK 131 (Dư Có)  :15.000.000. (Chi tiết: Công ty A nợ 35.000.000, Khách hàng B ứng trước tiền hàng 50.000.000).
    • TK 151: 12.000.000 (1.000kg vật liệu X) -> 1kg=12.000đ
    • TK 152 (Vật liệu X): 6.050.000 (500kg)-> 1kg= 12.100 đ
    • TK 152 (Vật liệu Y):    750.000 (250kg) -> 1kg = 3.000 đ
    • TK 155 : (Sản phẩm M) : 27.500.000 (1.000 Sản phẩm) -> 1sp = 27.500 đ
    • TK 331 (Công ty C) : 50.000.000.

Các tài khoản khác có số dư hợp lý.

  • Trong tháng 12/N có phát sinh các nghiệp vụ sau :
  • Ngày 2 : Vật liệu mua tháng trước về tới đơn vị, giá mua chưa thuế 12.000.000, thuế GTGT 10%, số vật liệu này đưa ngay vào sản xuất sản phẩm.

Nợ TK 621       : 12.000.000

             Có TK 151 : 12.000.000

  • Ngày 3 : Chuyển khoản thanh toán cho người bán C sau khi trừ khoản chiết khấu được hưởng 2% do thanh toán sớm.

Nợ TK 331C   : 50.000.000

           Có TK 515 : 1.000.000 ( 50tr*2%)

           Có TK 112 : 49.000.000 ( 50tr – 1tr)

  • Ngày 4 : Xuất Công cụ dụng cụ ra sử dụng :
    • Phân xưởng sản xuất : 2.000.000 (Phân bổ 1 lần)

Nợ TK 627      : 2.000.000

    Có TK 153  : 2.000.000

  • Bộ phận quản lý : 5.000.000. (Phân bổ vào chi phí 5 tháng, bắt đầu từ tháng này)

a/  Nợ TK 142      : 5.000.000

         Có TK 153  : 5.000.000

b/  Nợ TK 642      : 1.000.000 ( 5tr/5th)

          Có TK 142  : 1.000.000

  • Ngày 6 : Nhập kho 3.000kg vật liệu Y, giá mua chưa thuế 3.200đ/kg, thuế suất GTGT 10%, đã trả bằng tiền mặt. Chi phí vận chuyển 330.000 (trong đó thuế GTGT 10%) thanh toán bằng tiền tạm ứng.

a/ Nợ TK 152Y   :   9.600.000

      Nợ TK 133      :      960.000

           Có TK 111 : 10.560.000

b/ Nợ TK 152Y   : 300.000

      Nợ TK 133     :    30.000

           Có TK 141 : 330.000

  • Ngày 7 : Nhận được lô vật liệu X do công ty C chuyển đến, chưa nhận được hóa đơn. Công ty làm thủ tục nhập kho theo số thực nhận 2.000kg với đơn giá tạm tính 12.000đ/kg.

  Nợ TK 152X      : 24.000.000 ( 2.000kg * 12.000đ)

           Có TK 331C : 24.000.000

  • Ngày 8 : Hóa đơn của lô hàng X nhập ngày 7 về tới đơn vị, số lượng tên hóa đơn 2.000kg, đơn giá 12.500đ/kg, thuế GTGT 10%.

  Nợ TK 152X     : 1.000.000 [( 12.500 – 12.000)*2.000]

      Nợ TK 133        : 2.500.000 [( 24tr + 1tr)*10%]

           Có TK 331C : 3.500.000

  • Ngày 10 : Xuất 2.000kg VL X, 2.500kg VL Y vào trực tiếp sản xuất sản phẩm.

Nợ TK 621       : 32.975.000

          Có TK 152X : 24.800.000 [( 6.050.000 ( 500kg)  +  (1500kg*12.500 đ)]

          Có TK 152Y : 8.175.000 { 750.000 (250kg) +[ ( 9.600.000+300.000)/3000]*2250kg}

  • Ngày 22 : Tổng hợp tiền lương phải trả cho người lao động :
    • Công nhân trực tiếp sản xuất : 16.000.000
    • Nhân viên quản lý ở phân xưởng : 3.000.000
    • Nhân viên bộ phận bán hàng : 6.500.000
    • Nhân viên bộ phận quản lý :  10.000.000

Nợ TK 622     : 16.000.000

Nợ TK 627     :   3.000.000

Nợ TK 641     :   6.500.000

Nợ TK 642     : 10.000.000

     Có TK 334 : 35.500.000

  • Trích BHXH, BHYT, KPCĐ 22% tổng lương tính vào chi phí của doanh nghiệp,và 8,5% trừ vào thu nhập của người lao động.

Nợ TK 622         :   3.520.000 ( 16tr*22%)

  Nợ TK 627         :      660.000 ( 3tr*22%)

Nợ TK 641         :   1.430.000 ( 6,5tr*22%)

Nợ TK 642         :   2.200.000 ( 10tr*22%)

Nợ TK 334         :   3.017.500 ( 35,5tr*8,5%)

            Có TK 3388 : 10.827.500

  1. Chi phí khấu hao máy móc thiết bị phát sinh trong tháng :
    1. Bộ phận sản xuất : 3.000.000
    1. Bộ phận bán hàng : 2.500.000
    1. Bộ phận quản lý : 2.300.000

Nợ TK 627     :  3.000.000

Nợ TK 641     :  2.500.000

Nợ TK 642     :  2.300.000

     Có TK 214 : 7.800.000

Cuối kỳ :

     *Tổng hợp và kết chuyển chi phí SXSP :

Nợ TK 154    : 73.155.000

               Có TK 621 : 44.975.000 ( 12tr + 32,975tr)

    Có TK 622 : 19.520.000 ( 16tr + 3.52tr)

    Có TK 627 : 8.660.000 ( 2tr + 3tr + 0,66tr + 3tr).

       * Phế liệu thu hồi ;

            Nợ TK 111     : 2.000.000

                 Có TK 154 : 2.000.000

*Gía thành SXSP M = 2.640.000 + 73.155.000 – 2.000.000 – 500.000 = 73.295.000 đ

*Gía thành 1 đơn vị sp M = 73.295.000/2.500 = 29.318 đ.

* Nhập kho thành phẩm ;

Nợ TK 155     : 73.295.000

                Có TK 154 : 73.295.000

  1. Ngày 25 : Xuất bán 1.500 sản phẩm M cho công ty D theo phương thức chuyển hàng, đơn giá bán chưa thuế 35.000đ/SP, thuế GTGT 10%. Hai ngày sau, công ty D thông báo nhận được hàng, số lượng 1.490 SP. Công ty D cho nhập kho và chấp nhận thanh toán theo số thực nhận.

a/ Xuất bán ( chuyển hàng) :

Nợ TK 157     : 42.159.000 [ 27,5 tr ( 1.000sp) + (500*29.319 đ)]

          Có TK 154 : 42.159.000

b/ Cty D nhận hàng và đồng ý thanh toán :

Nợ TK 131D     : 57.365.000

           Có TK 3331 :   5.215.000

           Có TK 511   : 52.150.000 ( 1.490 * 35.000 đ).

c/ Gía vốn hàng bán :

Nợ TK 632       : 42.159.000

            Có TK 157 : 42.159.000

d/ S/p M thiếu chưa rỏ nguyên nhân :

Nợ TK 1381       : 385.000

          Có TK 33311 :    35.000

          Có TK 511      : 350.000 ( 10sp * 35.000 đ)

  1. Xuất 300 SP M mang đi trao đổi ngang giá lấy 800kg vật liệu X, giá trao đổi của sản phẩm M là 32000. Doanh nghiệp đã làm thủ tục nhập kho vật liệu X. Thuế suất GTGT của M và X đều là 10%.

a/ Nợ TK 131           : 10.560.000

            Có TK 511     :   9.600.000

            Có TK 33311 :      960.000 ( 9,6tr*10%)

b/ Nợ TK 632     : 8.795.000 ( 300sp * 29.319)

          Có TK 155 : 8.795.000

c/ Nợ TK 152X     :   9.600.000 ( 800kg)-> 1kg = 12.000 đ

      Nợ TK 133        :      960.000

           Có TK 131   : 10.560.000

  1. Xử lý số hàng thiếu ở nghiệp vụ 13, bắt áp tải bồi thường 50%, phần còn lại đưa vào giá vốn hàng bán trong kỳ.

a/ Nợ TK 1388     : 192.500 ( 385.000*50%)

      Nợ TK 632       : 192.500 ( 385.000 – 192.500)

           Có TK 1381 : 385.000.

*Xác định kết quả kinh doanh :

– Kết chuyển giá vốn và chi phí :

Nợ TK 911     : 76.491.500

    Có TK 632 : 50.561.500

    Có TK 641 : 10.430.000

    Có TK 642 : 15.500.000

-Kết chuyển doanh thu :

Nợ TK 511    : 62.100.000

Nợ TK 515    :   1.000.000

    Có TK 911 : 63.100.000

-Kết chuyển lỗ :

Nợ TK 421    : 13.491.500

    Có TK 911 : 13.491.500

Yêu cầu : 1/ Tính toán, định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

    2/ Kết chuyển toàn bộ doanh thu, chi phí, xác định kết quả kinh doanh trong kỳ.

(Thể hiện số liệu lên sơ đồ chữ T các tài khoản : TK154, TK911)

Tài liệu bổ sung : Trong tháng đơn vị nhập kho từ quá trình sản xuất 2.500 Sản phẩm M. Phế liệu thu hồi từ sản xuất bán thu tiền mặt 2.000.000. Sản phẩm dở dang cuối kỳ trị giá 500.000.

Bài Tập 5

Tại 1 công ty thương mại, tính thuế VAT theo phương pháp khấu trừ, kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, giá xuất kho tính theo FIFO. Trong kỳ có tình hình sau:

1/Hàng tồn kho đầu kỳ:

– Hàng A : 2.500.000 đ (10SP x 250.000đ/SP).

– Hàng B : 1.000.000 đ (20SP x   50.000đ/SP).

2/ Hàng mua nhập kho trong kỳ:

Hàng B : 1.000SP x 51.000đ/SP = 51.000.000đ

Hàng C : 2.000SP x 10.000đ/SP = 20.000.000đ

Thuế VAT được tính 10% trên tổng giá mua hàng nói trên (71.000.000đ x 10% ). Công ty đã nhận được lô hàng nhưng chưa thanh tóan tiền cho người bán.

Nợ TK 1561B  : 51.000.000

Nợ TK 1561C  : 20.000.000

Nợ TK 133       :   7.100.000 [( 51tr + 20tr)*10%]

    Có TK 331   : 78.200.000

3/ Tình hình xuất kho hàng hóa tiêu thụ trong kỳ như sau:

Xuất bán trực tiếp cho công ty thương mại Hà Nội 10 SP A, giá bán 350.000đ/SP, thuế VAT 10 % = 35.000đ/SP (Tổng gía thanh toán: 385.000đ/SP). Bên mua nhận được hàng và chấp nhận thanh toán.

a/ Nợ TK 131HN    : 3.850.000

     Có TK 511     : 3.500.000

     Có TK 33311 :    350.000

b/ Nợ TK 632A       : 2.500.000

     Có TK 156A  : 2.500.000

Xuất gởi bán cho siêu thị CORA 1.020 SP B, giá bán 80.000đ/SP, thuế VAT 10% =  8.000đ/SP (Tổng giá thanh toán 88.000đ/SP).

Nợ TK 157        : 52.000.000 ( 51tr + 1tr)

    Có TK 156B  : 52.000.000

Xuất gởi bán cho công ty TM Đà Nẳng 1.000 SP C. Bên mua chưa nhận được hàng.

Nợ TK 157       : 10.000.000 ( 1.000sp * 10.000 đ)

   Có TK 156C  : 10.000.000

4/ Tình hình thanh tóan như sau:

Công ty thương mại Hà Nội đồng ý thanh toán ngay tiền mua hàng và được hưởng 1 khỏan chiết khấu thanh toán là 2% trên tổng giá thanh toán. Ngân Hàng đã báo Có.

Nợ TK 112         : 3.773.000

Nợ TK 635         :      77.000 ( 3,85tr*2%)

   Có TK 131HN : 3.850.000

Giấy báo Có của Ngân hàng (Siêu thị CORA thanh toán tiền mua hàng ở nghiệp vụ trên)

a/ Nợ TK 112         : 89.760.000

    Có TK 511     :  81.600.000 ( 1.020sp * 80.000 đ)

    Có TK 33311 :    8.160.000 ( 81.6tr * 10%)

b/ Nợ TK 632B   : 52.000.000

    Có TK 157  : 52.000.000

Công ty TM Đà Nẳng báo đã nhận được hàng và chỉ chấp nhận thanh toán 900 SP, số còn lại hoàn trả cho công ty. Giá bán 12.000đ/SP, thuế VAT 10%= 1.200đ/SP. Công ty đã tái nhập kho số hàng bị trả lại.

a/ Nợ TK 131ĐN   :  11.880.000

    Có TK 511     :  10.800.000 ( 900sp *12.000 đ)

    Có TK 33311 :    1.080.000 ( 900sp * 1.200 đ)

b/ Nợ TK 632C      :  10.000.000

     Có TK 157    :  10.000.000

c/ Nợ TK 156C      :  1.000.000 ( 100sp * 10.000 đ)

    Có TK 632C  :  1.000.000

Yêu cầu : Lập định khoản phản ánh tình hình trên.


4. Phương pháp tính giá thành:

Phương pháp trực tiếp (PP giản đơn): phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn, số lượng mặt hàng ít, sản xuất với số lượng lớn và chu kỳ sản xuất ngắn.

Giá thành SP HThành = CPSXKDDD đầu kỳ +Tổng CPSXSP – CPSXDD CKỳ

Phương pháp hệ số

Phương pháp loại trừ giá trị SP phụ:

Tổng giá thành SP chính = Giá trị SP Chính DD ĐKỳ + Tổng chi phí Psinh trong kỳ- Giá trị SP phụ thu hồi ươc tính- Giá trị Sp Chính DD cuối kỳ

5. Kế toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên:

a. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

Bao gồm giá trị nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu được xuất dung trực tiếp cho việc chế tạo SP.

Chi phí VL phân bổ cho từng ĐTượng = Tổng tiêu thức PBổ của từng đối tượng * tỷ lệ (hay hệ số) phân bổ.

Tỷ lệ (Hệ số) phân bổ =Tổng chi phí vật liệu cần phân bổ/Tổng tiêu thức phân bổ của tất cả các đối tượng

Trong đó:

TK sử dụng: 621 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Bên nợ: Tập hợp giá trị nguyên vật liệu xuất dung trực tiếp cho chế tạo sản phẩm hay thực hiện các lao vụ dịch vụ

Bên có: Giá trị nguyên vật liệu trực tiếp xuất dùng không hết, kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

TK này cuối kỳ không có số dư:

Việc tập hợp chi phí NVL trực tiếp được tiến hành như sau:

Nếu xuất kho:

Nợ 621

Có 152: Giá thực tế VL xuất dung

Nếu nhận vật liệu về không nhập kho mà xuất trực tiếp:

Nợ 621:

Nợ 133

Có Tk liên quan 111,112, 331,411

Phản ánh giá trịVL xuất dung không hết nhập lại kho:

Nợ 152:

Có 621

Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp theo từng đối tượng để tính giá thành vào cuối kỳ hạch toán:

Nợ 154

Có 621

Đ ối với giá trị vật liệu còn lại kỳ trước không nhập kho mà để tại bộ phận sử dụng, kế toán ghi vào đầu kỳ sau bằng bút toán:

Nợ 621

Có 152

B. Chi phí nhân công trực tiếp:

TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp

Bên nợ: Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp thực tế phát sinh

Bên có: Kết chuyển CP nhân công trực tiếp

Tk này không có số dư

  • Phản ánh tổng tiền lương cho công nhân trực tiếp SX, Ktoán ghi:

Nợ 622

Có 334

  • Phản ánh các khoản trích:

Nợ 622

Có 338 (3382,3383,3384)

  • Kết chuyển chi phí nhân công:

Nợ 154

Có 622

C. Kế toán các khoản chi phí trả trước:

Chi phí trả trước (chi phí chờ phân bổ) là các khoản chi phí thực tế phát sinh

  • TK 142 chi phí trả trước:
  • TK 242 Chi phí trả trứơc dài hạn

Nội dung phản ánh các tài khoản:

  • Bên nợ: tập hợp chi phí trả trước thực tế phát sinh trong kỳ
  • Bên có: Các khoản chi phí trả trứơc đã phân bổ
  • Dư nợ: Các khoản CP phải trả thực tế đã phát sinh nhưng chưa phân bổ vào CP KD

Cách hạch toán:

  • TK 142:
  • Nợ 142:tập hợp chi phí trả trước ngắn hạn:
  • Nợ 133
  • Có 152,153,156…

Hàng tháng kê toán XĐ giá trị hao mòn:

  • Nợ  152,153, 156,641,,,:giá trị hao mòn tính vào CP mua hay bán hàng
  • Có 142 (1421)          Giá trị hao mòn
  • TK 242: Chi phí dài hạn:
  • Nợ 242:tập hợp chi phí dài hạn phát sinh
  • Nợ 133: thuế
  • Có 1531, 2413, 341, 111, 112…

Phân bổ chi phí trả trước dài hạn vào chi phí SX KD cho các đối tượng chịu CP

  • Nợ 241:tính vào chi phí Đtư XDCB
  • Nợ 627, 641, 642
  • Có 242

Toàn bộ chi phí bán hàng, CP quản lý DN sau khi phát sinh được kết chuyển vào bên nợ TK 142 hoặc 242. Số chi phí này được chuyển dần vào TK XĐ KQ tuỳ thuộc vào Dthu ghi nhận trong kỳ:

  • Chuyển CP BH + CP QL
  • Nợ 142, 242
  • Có 641, 642
  • Kết chuyển dần:
  • Nợ 911
  • Có 142, 242

D. Kế toán chi phí phải trả:

Chi phí phải trả là những chi phí thực tế phát sinh nhưng chưa được ghi nhận là chi phí của kỳ hạch toán. Những khoản chi phí liên quan từ 2 niên độ kế toán trở lên sẽ được đưa vào dự toán để trích trước:

TKSD: 335 (chi phí phải trả)

  • Bên nợ: tập hợp chi phí phải trả được ghi nhận vào CP trong kỳ theo kế hoạch
  • Bên có: Các khoản chi phí phải trả đã được ghi nhận vào chi phí trong kỳ theo KH.
  • Dư có: Các khoản chi phí phải trả tính vào chi phí kinh doanh nhưng thực tế chưa phát sinh.

TK 335 mở chi tiết theo các tài khoản cấp 2: 3351, 3353, 3358

  • Đầu kỳ tiến hành trích trước chi phí phải trả đưa vào chi phí KD
  • Nợ TK lq (627, 641, 642…): ghi tăng chi phí
  • Có 335(chi tiết theo từng khoản)
  • Khi có phát sinh thực tế trong kỳ, ghi:
  • Nợ 335
  • Nợ 133
  • Có 331,2413,111,112,152…
  • Nếu phát sinh thực tế lớn hơn chi phí phải trả đã ghi nhận thì khoản chênh lệch được ghi bổ sung tăng chi phí:
  • Nợ 627, 641, 642,811…
  • Có 335
  • Trường hợp phát sinh thực tế nhỏ hơn số đã ghi nhận:
  • Nợ 335
  • Có TK lq: 627, 641, 642…

E. chi phí sản xuất chung:

Chi phí SX chung là những chi phí cần thiết còn lại để SX sản phẩm sau chi phí NVL, CP NC trực tiếp. Đây là các khoản chi phí phát sinh trong phạm vi các phân xưởng, bộ phận sản xuất của doanh nghiệp

TK SD 627 (chi tiết theo từng tiểu khoản)

  • Bên nợ: tập hợp chi phiSX chung thực tế phát sinh trong kỳ
  • Bên có: Các khoản ghi giảm chi phí SX chung, kết chuyển chi phí SX chung

Tk này cuối kỳ không có số dư

Cách hạch toán chi phí SX chung như sau:

Tiền lương phải trả cho Nviên PX:

Trích các khoản theo lương:

  • Nợ 627
  • Có 338 (chi tiết theo từng tiểu khoản)

Chi phí VLiệu Xkho dung cho PX:

  • Nợ 627
  • Có 152, 153 (toàn bộ giá trị xuất dung)

Trích khấu hao TSCĐ:

Chi phí dịch vụ mua ngoài:

  • Nợ 627:
  • Nợ 133
  • Có 111,112, 331 … : giá trị mua ngoài

Phân bổ dần chi phí dài hạn trả trước vào chi phí chung phân xưởng:

Trích trứơc đưa vào CP SX chung:

Các chi phí bằng tiền:

  • Nợ 627,
  • Có 111, 112, 152, …

Kết chyển CP SXC cho các đối tượng:

  • Nợ 154
  • Nợ 632: phần tính vào giá vốn hàng bán.

Có 627

Đề kiểm tra Kế Toán Tài Chính

Đề 1

Phần I: Trả lời Đúng/ Sai có giải thích (4đ)

Câu 1: Chi phí thuê chuyên gia vận hành TSCĐ trước khi đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng được ghi nhận vào nguyên giá TSCĐ.

Câu 2: Việc ghi nhận khấu hao nhằm mục đích tích lũy tiền để tái đầu tư

Câu 3: Các chi phí phát sinh sau khi ghi nhận ban đầu TSCĐ hữu hình không được ghi tăng nguyên giá TSCĐ hữu hình đó.

Câu 4: Chỉ tiêu GTCL của TS phản ảnh giá có thể bán trên thị trường của TS đó

Câu 5: Thanh lý nhà kho đã khấu hao hết, CP thanh lý là 5, phế liệu thu hồi là 11 (Gồm VAT 10%) lãi suất sau thuế thu được từ thanh lý là 6(ko gồm VAT 10%)

Câu 6: Mức khấu hao phải trích hàng kỳ trong truòng hợp trích khấu hao theo pp đường thẳng được xác định bằng NG/ thời gian sử dụng hữu ích

Phần II: Bài tập (6đ)

– Ngày 1/1/2006 công ty mua một thiết bị nguyên giá là 200.000

Thời gian sử dụng hữu ích là 6 năm và giá trị thu hồi ước tính là 20.000

– Cuối năm 2007 công ty đánh giá lại thiết bị nói trên với thời gian sử dụng hữu ích là 7 năm( thay vì 6 năm như đánh giá trước đây), giá trị thanh lý thu hồi ước tính không đổi.

– Cuối năm 2010 định giá thanh lý thu hồi giảm 5000.

Tính chi phí khấu hao và khấu hao lũy kê từ 2006 đến năm 2011. Biết công ty áp dụng PP khấu hao đường thẳng.

Đề 2:

Phần I: Đúng, sai, giải thích

Câu 1: giống đề 1

Câu 2: Chỉ tiêu giá trị còn lại của TSCĐ phản ánh giá bán có thể thực hiện được trên thị trường của TSCĐ đó.

Câu 3: Thành phẩm chuyển thành TSCĐ thì nguyên giá TSCĐ được ghi nhận theo giá bán của thành phẩm ra bên ngoài

Câu 4: Nguyên giá TSCĐ nhận về do trao đổi với một TSCĐ không tương tự là giá trị còn lại của TSCĐ mang đi trao đổi

Câu 5: Nhãn hiệu hàng hóa là TSCĐ vô hình

Câu 6: TSCĐ đã hết khấu hao nhưng vẫn còn sử dụng thì vẫn trích khấu hao tính vào chi phí.

Phần II: bài tập ( 6đ)

Quá trình sửa chữa lớn thiết bị quản lý được thực hiện theo kê hoạch như sau:

– Công ty trích trước CP sử chữa lớn thiết bị trong 5 tháng mỗi tháng 5000.

– Tháng 10 CP sửa chữa lớn phát sinh gồm: giá trị phụ tùng thay thế phát sinh là 20000; CP điện nước thanh toán bằng tiền mặt là 3300, trong đó VAT 10%, tiền thuê ngoài phải trả theo hóa đơn bao gồm cả thuế VAT 10% là 14300

– Công việc sửa chữa lớn hoàn thành trong tháng 10

– Phần dự toán thiếu được hạch toán vào chi phí trong tháng 10

Yêu cầu:

– Định khoản và phản ánh vào  TK các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến quá trình sửa chữa lớn

– Giả thiết nếu số tiền trích trước hàng tháng theo KH là 8000 thì khi SCL hoàn thành số tiền thừa được xử lý như thế nào?

Bài giải

ĐỀ 1

Câu 1: Sai

             Vì  – NG TSCĐ = Giá mua + Chi phí liên quan để đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.

     – chi phí thuê chuyên gia vận hành là một khoản chi phí DN bỏ ra để đưa TSCĐ đc DN mua về vào trạng thái sẵn sàng sử dụng nên nó đc đưa vào NG TSCĐ.

Câu 2: Sai

             Vì việc ghi nhận khấu hao là việc tích lũy nhằm thu hồi số vốn DN đã đầu tư vào TSCĐ.

Câu 3: Sai

           Vì sau khi ghi nhận TSCĐ thì các chi phí phát sinh giúp cho TSCĐ đưa vào trạng thái sẵn sằng sử dụng thì ghi tăng NG TSCĐ hữu hình.

Câu 4: Sai

            Vì chỉ tiêu giá trị còn lại phản ánh giá trị chưa thu hồi của TSCĐ

                  Giá thị trường phản ánh quan hệ cung – cầu thị trường

Câu 5: Sai

             Vì : Phế liệu thu hồi ( chưa VAT)= 11: (1+ 0,1)= 10

Lãi suất sau thuế = Phế liệu thu hồi ( chưa VAT)- Chi phí thanh lý= 10-5 = 5

Câu 6: Sai

  Vì  mức KH phải trích hàng kì    = (NG- giá trị thu hồi ước tính) : Thời gian sử

     ( theo pp KH đường thẳng)                                                                  dụng hữu ích

Phần II: Bài tập

  • Mức KH năm 2006= (200.000- 20.000) : 6= 30.000= Mức KH năm 2007
  • Giá trị còn lại của thiết bị sau 2 năm = 200.000- 30.000* 2= 140.000
  • Mức KH năm 2008= (140.000- 20.000): 5= 24.000= Mức KH năm 2009= Mức KH năm 2010
  • Giá trị còn lại của thiết bị sau 3 năm = 140.000- 24.000*3= 68.000

Mức KH năm 2011= ( 68.000- 15.000): (5-3)= 26.500

Ta có bảng sau

Năm Mức KH từng năm Khấu hao lũy kế Giá trị còn lại
2006 30.000 30.000 200.000- 30.000= 170.000
2007 30.000 60.000 170.000- 30.000= 140.000
2008 24.000 84.000 140.000- 24.000= 116.000
2009 24.000 108.000 116.000- 24.000= 92.000
2010 24.000 132.000 92.000- 24.000= 68.000
2011 26.500 158.500 68.000- 26.500= 41.500

ĐỀ 2

Phần 1:

Câu 1: giống câu 1 đề 1

Câu 2: giống câu 4 đề 1

Câu 3: Sai

            Vì thành phẩm được chuyển thành TSCĐ thì NG= CPSX sản phẩm+ CP liên quan trực tiếp đến việc đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng

                Giá bán là giá thành toàn bộ của sản phẩm= CPSX + CP bán hàng+ CP QLDN

Câu 4: Đúng

Câu 5: Đúng

             Vì nhãn hiệu hàng hóa thoả mãn các tiêu chí là TSCĐ vô hình:

  • Kiểm soát đc: DN có khả năng kiểm soát lợi ích thu đc từ nhãn hiệu, gánh chịu rủi ro, có khả năng bảo vệ thương hiệu
  • Xác định được: Dn có thể cho thuê hoặc bán lại nhãn hiệu mà ko ảnh hưởng tới các hoạt động khác của DN

Câu 6: Sai

Vì theo nguyên tắc trích KH TSCĐ: những TSCĐ đã khấu hao hết nhưng vẫn sử dụng không đc trích khấu hao để tính vào CPSX

Phần II: bài tập

Định khoản

– NV1: trích trước CP SCL cho 5 tháng

Nợ 627: 5000/tháng * 5 tháng= 25000

Có 335 : 25000

– NV2: Thực tế phát sinh

       (a) Nợ 241.3: 20000

       Có 152 : 20000

(b) Nợ 241.3: 3000

       Nợ 133.1: 300

              Có 111: 3300

(c) Nợ  241.3: 13000

       Nợ 133.1: 1300

Có 331: 14300

  • CP SCL thực tế phát sinh= 20000+ 3000+ 13000= 36000

– NV 3: SCL hoàn thành trong tháng 10

     Nợ 335: 36000

Có 241.3: 36000

– NV 4: Xử lý phần dự toán thiếu

Nợ 335: 36000- 25000= 11000

      Có 627: 11000

* Nếu trích trước mỗi tháng 8000/tháng. Xử lý phần chênh lệnh thừa hoạch toán là một khoản thu nhập của DN hoặc ghi giảm chi phí trong tháng 10

Trích trước: Nợ 627: 8000* 5= 40000

Có 335: 40000

Xử lý chênh lệnh thừa

Nợ 335: 40000-36000=4000

Có 627: 4000

Hoặc    Có 711: 4000

KIỂM TRA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH II

(thời gian làm bài: 90 phút)

Tài liệu tại theo đơn vị HCSN A trong quý IV N như sau
Tài liệu tại theo đơn vị HCSN A trong quý IV N trang 2

Yêu cầu:

Định khoản các nghiệp vụ phát sinh.

Mở sổ cái TK tiền mặt (trích ).

Bài làm:

1.  Nợ TK 111: 950.000

Có TK4612: 950.000

2.Nợ TK 111: 350.000

Có TK 112: 350.000

3. a, Nợ TK 111: 970.000

Có TK 4612: 970.000

b, Có TK 008: 970.000

4. a, Nợ TK 152: 17.600

Có TK 4612: 17.600

 b, Nợ TK 6612: 2000

Có TK 112: 2000

5. Nợ TK 341: 192.000

Có TK 111: 192.000

6. a, Nợ TK 211: 15.400

Có TK 111: 15.400

    b, Nợ TK 6612: 15.400

Có TK 466: 15.400

7.a,  Nợ TK 466: 200.000

Nợ TK 214: 150.000

Có TK 211: 350.000

b, Nợ TK 3118: 220.000

Có TK 5118: 220.000

c, Nợ TK 5118: 220.000

Có TK 333: 115.000

Có TK 111: 105.000

8. Nợ TK 6612: 860.000

Có TK 334: 860.000

9. Nợ TK 6612: 163.400

Nợ TK 334: 51.600

Có TK 332: 215.000

10. Nợ TK 6612: 17.600

Có TK 152: 17.600

11. Nợ TK 334: 808.400

Có TK 111: 808.400

12. a, Nợ TK 211: 350.000

Có TK 521: 350.000

b, Nợ TK 6612: 360.000

Có TK 466: 360.000

13. Nợ TK 312: 17.000

Có TK 111: 17.000

14.  Nợ TK 6612: 18.600

Nợ TK 662: 7.100

Có TK 111: 25.700

15. Nợ TK 6612: 15.000

 Nợ TK 111: 2.000

Có TK 312: 17.000

16. Nợ TK 341: 72.400

Có TK 112: 72.400

17. a, Nợ TK 466: 30.000

    Nợ TK 214: 20.000

Có TK 211: 50.000

b, Nợ TK 3118: 30.000

Có TK 5118: 30.000

18. a, Nợ TK 111: 15.000

Có TK 3118: 15.000

b, Nợ TK 5118: 15.000

Có TK 3118: 15.000

c, Nợ TK 5118: 15.000

Có TK 333: 15.000

19. a, Nợ TK 6612: 60.000

Có TK 111: 33.200

Có TK 4612: 26.800

b, Có TK 008: 26.800

20. Nợ TK 521: 350.000

Có TK 4612: 350.000

21. Nợ TK 6612: 26.400

Có TK 3372: 26.400

22. Nợ TK 333: 130.000

Có TK 112: 130.000

23. Nợ TK 4612: 264.400

Có TK 341: 264.400

24. Nợ TK 4612: 2.200.000

Có TK 6612: 2.200.000

25. a, Nợ TK 4612: 2.050.000

Có TK 4611: 2.050.000

b, Nợ TK 6611: 1.538.400

Có TK 6612: 1.538.400.

Sổ cái

(Theo hình thức chứng tự ghi sổ)

TK 111 (Tiền Mặt)

Sổ cái

Đề thi CPA 2018 môn Kế toán tài chính, kế toán quản trị nâng cao (đề lẻ)

HỘI ĐỒNG THI KTV VÀ KẾ TOÁN VIÊN HÀNH NGHỀ CẤP NHÀ NƯỚC NĂM 2018 ĐỀ THI VIẾT NĂM 2018 (Đề 01)CHUYÊN ĐỀ: KẾ TOÁN TÀI CHÍNH  VÀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ NÂNG CAO(Thời gian làm bài: 180 phút)

Câu 1: Bài tập về doanh thu và điều kiện ghi nhận doanh thu (2,0 điểm)

  • Trình bày khái niệm doanh thu. Trình bày các quy định về điều kiện ghi nhận doanh thu bán hàng và doanh thu cung cấp dịch vụ theo quy định của chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14- Doanh thu và thu nhập khác (1 điểm).
  • Trình bày phương pháp kế toán mua TSCĐ hữu hình theo phương thức trao đối với 1 TSCĐ hữu hình không tương tự theo quy định của Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Thông tư sổ 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính (1 điểm).

Câu 2: Bài tập về cách thức ghi nhận trên báo cáo tài chính (2,0 điểm)

Bỏ qua các tác động về thuế, thí sinh chí cần nêu cách thức ghi nhận trên báo cáo tài chính, không cần nêu các bút toán định khoản:

  1. Nêu sự khác biệt giữa phương pháp ghi nhận trị giá nguyên vật liệu trực tiếp tiêu hao trong định mức và trị giá nguyên vật liệu trực tiếp tiêu hao vượt mức bình thường?
  2. Nêu sự khác biệt giữa phương pháp ghi nhận khoản chi phí lãi vay liên quan trực tiếp trong thời gian đầu tư xây dựng công trình tại chủ đầu tu và tại nhà thầu thi công theo Thông tư 200/2006/TT-BTC.
  3. Nêu nội dung phản ánh và ý nghĩa của chỉ tiêu “Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ” và chỉ tiêu “Lãi, lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ” trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp gián tiếp. Nêu sự khác biệt giữa phương pháp ghi nhận khoản chi phí bảo hành sản phẩm hàng hóa đã tiêu thụ trong kỳ và chi phí bảo hiếm cháy, nô trong quá trình sản xuất sản phẩm, hàng hóa.
  4. Nêu sự khác biệt giữa phương pháp kế toán khi mang hàng tồn khi đi góp vốn vào doanh nghiệp khác và sử dụng hàng tồn kho để thanh toán khi mua lại phần vốn góp tại doanh nghiệp khác? Sự khác biệt trên báo cáo tài chính của bên được đầu tư như thế nào?

Câu 3: (2,0 điểm)

Công ty CP An Bình, có tài liệu sau, công ty tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ: (Đơn vị tính: triệu đồng)

  • Ngày 01/02/2016, công ty mua một máy thi công chuyên dụng, giá mua bao gồm cả thuế GTGT 10% là 64.600, chi phí vận chuyển và lắp đặt là 200, phụ tùng đi kèm là 45, thời gian sử dụng dự kiến là 20 năm, khấu hao theo phương pháp dương thăng, đã bàn giao để sử dụng. Xác định giá trị ghi nhận ban đầu của cấc tài sản và tính khấu hao năm 2016.
  • Ngày 01/10/2017 công ty trao đổi máy thi công trên lấy một tòa văn phòng của công ty CP A&B, giá trị cùa tòa văn phòng được xác định là 51.000 (trong đó giá trị của nhà cửa là 31.000, giá trị quyền sử dụng đất là 20.000), công ty CP A&B thanh toán cho công ty CP An Bình 2.500 bằng chuyển khoản. Xác định giá trị ghi nhận ban đầu của tòa văn phòng, thu nhập và kết quả từ hoạt động trao đổi tài sản của hoạt động trao đổi tài sản mà công ty CP An Bình phải chịu là 75.

Câu 4: Bài tập tình huống về tính toán và lập các bút toán liên quan đến các khoản đầu tư (2,0 điểm)

Công ty XT (sở hữu một sổ công ty con) mua 2.000.000 cổ phiếu phổ thông của công ty cổ phần ANT ngày 2/1/2016 với giá mua 64 tỷ đồng. Công ty XT đạt được quyền ảnh hưởng đáng kể trong ANT tài sản thuận của công ty ANT tại ngày 2/1/2016 là 240 tỷ đồng gồm:

  • Vốn góp của chủ sờ hữu: 80 tỷ đồng (Không có cố phiếu uu đài)
  • Thặng dư vốn cổ phần: 120 tỷ đồng
  • Quỹ đầu tư phát triển: 20 tỷ đồng
  • Lợi nhuận chưa phân phối: 20 tỷ đông

Tại ngày 2/1/2016, giá trị họp lý của tài sản và nợ phải trả của công ty ANT bằng nhau, trừ một tài sản cố định hữu hình dùng cho quản lý doanh nghiệp có giá trị ghi sổ 20 tỷ đồng, giá trị họp lý là 25 tỷ đồng. Tài sản này có thời gian khâu hao còn lại là 10 năm.

Năm 2016, công ty ANT có lợi nhuận sau thuế là 20 tỷ đồng, đã chia cổ tức từ lợi nhuận năm 2015 là 16 tỷ đồng và 2016 là 10 ty đồng.

Năm 2017, công ty ANT có lợi nhuận sau thuế là 25 tỷ đồng, chưa chia cổ tức. Đồng thời, trong năm 2017 công ty bán cho công ty ANT một lô hàng có giá vốn 5 tỳ đồng và giá bán chưa có thuế GTGT 10% là 6 tỷ đồng. Cuối năm 2017, công ty ANT chưa bán ra ngoài.

Yêu cầu: Tính toán và lập các bút toán điều chỉnh liên quan khoản đầu tư vào công ty ANT để cung cấp số liệu cho lập BCTC hợp nhất của tập đoàn XT năm 2016, 2017?

Đề thi CPA 2018 môn Kế toán, Tổng ôn CPA

Câu 5: Bài tập tình huống về báo cáo sản xuất (2,0 điểm)

Công ty HC sản xuất sản phẩm X. Tháng 10 năm N, có tài liệu như sau:

  • Số lượng sản phẩm dở dang đầu kì 80 sản phẩm. Tỷ lệ hoàn thành xét theo chi phí NVL là 70%, xét theo CPNCTT và chi phí sxc là 50%.
  • Thông tin về chi phí sx theo từng khoản mục chi phí sx như sau (ĐVT: 1000đ)
Khoản mục chi phí Chi phí SXDD đầu
tháng
Chi phí SXPS trong
tháng
Chi phí NVL TT 347.200 3.024.000
Chi phí NCTT 84.000 1.000.000
Chi phí sxc 104.000 1.250.000
  • Kết quả sản xuất trong tháng hoàn thành 500 sản phẩm, kiểm nghiệm nhập kho 480 sản phẩm và hỏng 20 sản phẩm không sửa chữa được. Cuối tháng còn 100 sản phẩm dở dang. Với độ chế biến hoàn thành về CP NVL là 60% về chi phí NCTT và chi phí sx là 40%. DN không thu hồi được phế liệu từ sản phẩm hỏng nên toàn bộ thiệt hại về sản phẩm hỏng ngoài định mức được công nhân sản xuất bồi thường (Trừ vào lương). Sản phẩm hỏng là sản phẩm mới sản xuất trong kì. Yêu cầu:
  • Xác định khối lượng tương đương sản phẩm X theo phương pháp bình quân?
  • Lập báo cáo sản xuất sàn phẩm X theo phương pháp nhập trước xuất trước?

Đề thi CPA 2018 môn Kế toán tài chính, kế toán quản trị nâng cao (đề chẵn)

HỘI ĐỒNG THI KTV VÀ KẾ TOÁN VIÊN HÀNH NGHỀ CẤP NHÀ NƯỚC NĂM 2018 ĐỀ THI VIẾT NĂM 2018 (Đề 02)CHUYÊN ĐỀ: KẾ TOÁN TÀI CHÍNH  VÀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ NÂNG CAO(Thời gian làm bài: 180 phút)

Câu 1: Bài tập về nguyên tắc xác định TSCĐ và phương pháp kế toán bán hàng (2,0 điểm)

  • Trình bày nguyên tắc xác định TSCĐ vô hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp theo quy định tại Chuẩn mực kế toán 04 – Tài sản cổ định vô hình (1 điểm).
  • Trình bày phương pháp kế toán bán hàng thông qua đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng tại đơn vị nhận đại lý, bán đúng giá hưởng hoa hồng theo quy định của Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Thông tư sổ 200/2014/TT- BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính (1 điểm).

Câu 2: Bài tập về cách thức ghi nhận trên báo cáo tài chính (2,0 điểm)

(Bỏ qua các tác động về thuế, thí sinh chỉ cần nêu cách thức ghi nhận trên báo cáo tài chính, không cần nêu các bút toán định khoản)

  1. Nêu sự khác biệt giữa phương pháp ghi nhận Chi phí sản xuất chung cố định trong trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra cao hơn mức bình thường và trong trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn mức bình thường
  2. Nêu sự khác biệt khi trình bày báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh đối với số thu (sau khi đã trừ các khoản thuế phải nộp) từ việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ và thanh lý, nhượng bán Bất động sản đầu tư
  3. Nêu sự khác biệt giữa phương pháp ghi nhận khoản cổ tức ưu đãi phải trả của cổ phiếu ưu đãi mà bên phát hành không có nghĩa vụ phải mua lại co phiếu ưu đãi và cổ tức ưu đãi phải trả của cổ phiếu ưu đãi mà bên phát hành bắt buộc phải mua lại cổ phiếu ưu đãi tại một thời điểm xác định trong tương lai (0,25 điểm);
  4. Nêu sự khác biệt giữa phương pháp trình bày đóng tiền đối với khoản tiền chi cho vay và khoản tiền chi trả nợ gốc vay
  5. Nêu sự khác biệt giữa phương pháp giá gốc và phương pháp vốn chủ sở hữu khi kế toán khoản đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết? (thí sinh làm rõ 4 điểm sau: (i) Giá trị khoản đầu tư; (ii) Ghi nhận lợi nhuận từ liên doanh, liên kết; (iii) Đánh giá lại tài sản thuần; (iv) trình bày BCTC)

Câu 3: Bài tập tình huống (2,0 điểm)

  • Ngày 01/03/2017, Nhập khẩu một dây chuyền sản xuất, giá CIF là 32.000 USD (bao gồm cả phụ tùng đi kèm), chưa thanh toán; thuế suất thuế nhập khẩu 20%, thuế suất thuế GTGT hàng nhập khẩu 10%, doanh nghiệp đã nộp thuế bằng TGNH, Chi phí vận chuyền nội địa là 80.940.000 đồng chưa bao gồm thuế GTGT 10% đã thanh toán bằng TGNH, chi phí lắp đặt chạy thử là 15.000,000 đồng chi bằng tiền mặt, phụ tùng đi kèm trị giá 1000 USD. Tỷ giá thực tế bán của ngân hàng là 23,550 VND/USD; tỷ giá thực tế mua của ngân hàng là 23.450 VNĐ/USĐ. Hãy xác định giá trị ghi nhận ban đầu của các tài sản? Xác định mức khấu hao năm 2017, biết thời gian sử dụng dự kiến 15 năm.
  • Công ty lắp thêm vào dây chuyền một bộ điều khiển tự động, trị giá 88.600.000 đồng, chi phí lắp đặt 5.000.000 đồng. Lắp đặt hoàn thành và bàn giao cho bộ phận sử dụng ngày 01/05/2018. Chi phí bảo dưỡng phát sinh năm 2018 là 6.500.000 đồng. Xác định giá trị của dây chuyền mới trình bảy trên báo cáo tài chính năm 2018? Tính khấu hao năm 2018, biết dây chuyền mới dự kiến sử dụng trong 15 năm.

Câu 4: Bài tập tình huống về lập bút toán điều chỉnh (2,0 điểm)

Công ty ITB sở hữu 75% công ty HS từ tháng 7 năm 2015. Năm 2016, 2017, có các thông tin liên quan giữa 2 công ty này như sau:

  1. Ngày 1/4/2010 công ty HB bán cho công ty HS hàng hóa X có giá vốn 4 đồng và giá bán chưa có thuế GTGT 10% là 5 tỷ đồng. Công ty ITS mua hàng hóa X về làm TSCĐ dùng cho bộ phận quản ỉý doanh nghiệp có thời gian khấu hao 5 năm. Công ty HS chưa thanh toán tiền cho công ty HB.
  2. Ngày 25/6/ 2017, công ty HS đã thanh toán cổ tức năm 2016 cho công ty HB là 3 tỷ đồng
  3. Ngày 1/10/2017, công ty HS bán cho công ty HB một lô hàng hóa có giá vốn 3
    tỷ đồng và giá bán 3,6 tỷ đồng chưa có thuế GTGT 10%. Cuối năm 2017, công ty HB mới bán dược 60% sổ lượng hàng mua của công ty HS ra ngoài.
  4. Ngày 1/11/2017, công ty HS tạm ứng cổ tức nãm 2017 cho cổ đồng với số tiền 5 tỷ đồng bằng TGNH.

Yêu cầu: Lập bút toán điều chỉnh liên quan đến các thông tin nêu trên phục vụ cho lập báo cáo tài chính hợp nhất năm 2016, 2017 của tập đoàn có công ty mẹ HB?

Câu 5: Bài tập tình huống về báo cáo sản xuất (2,0 điểm)

Công ty HC sản xuất sản phẩm X. Tháng 10 năm N, có tài liệu như sau:

  • Số lượng sản phẩm dở dang đầu kì 100 sản phẩm. Tỷ lệ hoàn thành xét theo chi phí NVL là 60%, xét theo CPNCTT và chi phí sxc là 40%.
  • Thông tin về chi phí sx theo từng khoản mục chi phí sx như sau (Đvt: 1000đ)
Khoản mục chi phí Chi phí SXDD đầu
tháng
Chi phí SXPS trong
tháng
Chi phí NVL TT 372.000 4.620.000
Chi phí NCTT 126.000 1.360.000
Chi phí sxc 144.000 1.900.000
  • Kết quả sản xuất trong tháng hoàn thành 600 sản phẩm, kiêm nhiệm nhập kho 570 sản phẩm và hỏng 30 sản phẩm không sửa chữa được. Cuối tháng còn 150 sản phẩm dở dang, mức độ chế biến hoàn thành về CPNVLTT là 80%, về chi phí chế biến là 60%; 50 sản phẩm hỏng mức độ chế biến hoàn thành về chi phí NVLTT 80% và các chi phí chế biến 60%. Công ty không thu hồi được phế liệu từ sản phẩm hỏng nên toàn bộ thiệt hại về sản phẩm hỏng ngoài định mức được công nhân sản xuất bồi thường (Trừ vào lương). Sản phẩm hỏng là sản phẩm mới sân xuất trong kì.
  • Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh trong kỳ vượt mức bình thường 10%. Trong chi phí sản xuất chung, có chi phí sản xuất chung cố định 1.000.000, công suất hoạt động thực tế của máy móc thiết bị sản xuất bằng 80% công suất bình thường.

Yêu cầu: Lập báo cáo sản xuất sản phẩm X theo phương pháp nhập trước xuất trước?

Đề thi KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 1

Thời gian làm bài 90 phút
(Đề thi có được sử dụng tài liệu)
Lớp Kế toán Số 1

Câu 1

Một doanh nghiệp có tình hình hoạt động như sau:
I Đầu kỳ: Doanh nghiệp còn nợ ở nhà cung cấp M số tiền: 50.000.000đ
II Trong kỳ, các nghiệp vụ phát sinh:
1 Ngày 05, mua Vật liệu của công ty M: số lượng 30.000kg, theo giá mua chưa thuế GTGT 10% 15.000đ/kg; chưa thanh toán tiền.
Doanh nghiệp thuê Công ty N vận chuyển số vật liệu trên, đã thanh toán bằng tiền mặt, với giá thanh toán gồm cả thuế GTGT 5% là 630.000đ
2 Ngày 09, mua Vật liệu của công ty K: số lượng 20.000kg, theo giá mua chưa thuế GTGT 10% 14.900đ/kg; Doanh nghiệp đã thanh toán cho công ty K bằng 40% tiền.gửi và 60% bằng tiền mặt
3 Ngày 10, doanh nghiệp trả tiền cho Công ty M, bằng tiền mặt, trị giá 100.000.000đ
4 Ngày 12, doanh nghiệp nhận được UNC của Ngân hàng chuyển tiền thanh toán nợ cho công ty M, số tiền 300.000.000đ
5 Ngày 25, mua Vật liệu của công ty M: số lượng 20.000kg, theo giá mua chưa thuế GTGT 10% 14.900đ/kg; chưa thanh toán tiền.
Chi phí bốc dỡ phát sinh bằng tiền mặt, trị giá 80.000đ
6 Ngày 26, nhận vốn góp liên doanh dài hạn của Công ty H bằng Vật liệu nhập kho, số lượng 30.000kg, với trị giá vốn là 450.000.000đ
7 Ngày 28, mua Vật liệu của công ty M: số lượng 15.000kg, theo giá mua chưa thuế GTGT 10% 15.000đ/kg; chưa thanh toán tiền.
8 Ngày 30, doanh nghiệp nhận được UNC của Ngân hàng chuyển tiền thanh toán nợ cho công ty M, theo nghiệp vụ mua ngày 25
Yêu cầu:
A/ Định khoản các nghiệp vụ phát sinh theo phương pháp tính giá xuất kho NS-XT
B/ Định khoản các nghiệp vụ phát sinh theo phương pháp KKTX HTK, thuế GTGTKT

Câu 2.

Một doanh nghiệp có tình hình sản xuất sản phẩm như sau
I Số dư đầu qui
* TK 152: vật liệu chính A, số lượng 500kg, đơn giá 130.000đ/kg
* TK 154: sản phẩm X: số lượng 500 sản phẩm, trị giá 6,500.000đ
TK 154: sản phẩm Y: số lượng 1.400 sản phẩm, trị giá 36,400.000đ
được đánh giá theo chi phí nguyên liệu, vật liệu chính
II Trong quí
1 Nhập kho 400kg vật liệu A, giá chưa thuế GTGT 5% là 147.500đ/kg, chưa thanh toán
tiền cho người bán. Chi phí vận chuyển bốc dỡ bằng tiền mặt 2.000.000đ
2 Xuất kho 800kg A để sản xuất 2.000 sản phẩm X và 3.000 sản phẩm Y, theo định mức
1kg/SPX; 2kg/SPY
3 Tiền lương phải thanh toán cho lao động là 25.000.000đ, phân bổ cho:
* Sản xuất chính: 12.000.000đ ( phân bổ cho sản phẩm X và sản phẩm Y tỷ lệ với chi phí
vật liệu chính trong kỳ)
* Sản xuất kinh doanh phụ (điện): 3.000.000đ
* Quản lý phân xưởng: SXKD chính 2.000.000đ, SXKD phụ 1.000.000đ
* Bộ phận bán hàng: 2.000.000đ
* Quản lý doanh nghiệp: 5.000.000đ
4 Trích KPCĐ, BHXH và BHYT theo ché độ
5 Khấu hao tài sản cố định trong quí là 35.000.000đ
* Sản xuất kinh doanh chính: 25.000.000đ
* Sản xuất kinh doanh phụ: 6.000.000đ
* Bộ phận bán hàng: 1.000.000đ
* Quản lý doanh nghiệp: 3.000.000đ
6 Chi phí khác bằng tiền mặt là 49.240.000đ, gồm:
* Sản xuất kinh doanh chính: 15.000.000đ
* Sản xuất kinh doanh phụ: 28.240.000đ
* Bộ phận bán hàng: 4.000.000đ
* Quản lý doanh nghiệp: 2.000.000đ
7 Trong quí, Phân xưởng điện sản xuất đươck 150.000kW, cung cấp cho:
* Sản xuất kinh doanh chính: 102.000kW
* Bộ phận bán hàng: 22.000kW
* Quản lý doanh nghiệp: 26.000kW
8 Doanh nghiệp phân bổ chi phí sản xuất chung của sản xuất kinh doanh chính cho sản phẩm X và Y theo tỷ lệ phân bổ vật liệu chính
9 Trong kỳ doanh nghiệp nhập kho spX: 1.000 sản phẩm; spY: 1.000sp; xuất bán tại xưởng
spX:1.200sp, spY: 2.400sp
10 Doanh nghiệp đã thu tiền mặt toàn bộ spX với giá chưa thuế GTG 5% của 1sp là 40.000đ, sau khi được hưởng chiết khấu thanh toán 1% tính trên giá bán chưa thuế
11 Doanh nghiệp đã thu tiền gửi toàn bộ spY với giá chưa thuế GTG 5% của 1sp là 65.000đ,
sau khi được hưởng chiết khấu thương mại 1% tính trên giá bán gồm cả thuế
12 Cuối quí, kế toán xác định kết quả tiêu thụ
Yêu cầu
A/ Định khoản các nghiệp vụ phát sinh theo phương pháp KKTX, thuế GTGTKT
B/ Lập phiếu tính giá thành sản phẩm
Biết rằng: vật liệu xuất kho tính theo phương pháp bình quân và sản phẩm dở dang được đánh giá theo chi phí nguyên liệu, vật liệu chính

Đề thi tuyển sinh liên thông đại học

Đề thi tuyển sinh liên thông đại học
Đề thi và đáp án số 1 Kế toán tài chính Liên thông ĐH
Đề thi viết năm 2017
Đề thi CPA 2018 môn Kế toán tài chính, kế toán quản trị nâng cao
Đề thi Môn Kế toán tài chính I
Đề thi môn Kế toán tài chính 2013-2014 - ĐH Văn Lang
Đề thi kế toán hành chính sự nghiệp
Kế toán tài chính đề kiểm tra lần 1
TRẮC NGHIỆM CHUYÊN NGÀNH TÀI CHÍNH-KẾ TOÁN (TACH) THI CÔNG CHỨC
Đề thi công chức chuyên ngành Tài chính - Kế Toán (Thi Viết)
Đề thi công chức chuyên ngành Tài chính - Kế Toán (Trắc nghiệm)
Đề thi Tài chính doanh nghiệp (Đề 1) - Bậc Đại học Kế toán 2014
KẾ TOÁN TÀI CHÍNH II] Đề thi 24 05 2016
Đề thi tuyển kế toán tài chính fpt 2002
Đề thi môn Kế toán tài chính 3 năm 2013-2014 - ĐH Văn Lang
Đề thi công chức kế toán- tài chính xã
Ke toan tai chinh 1 2 3 4
Bộ đề thi liên thông ngành kế toán tổng hơp môn kế toán kiểm toán
Kế toán tài chính 1 Đề kiểm tra lần 2

Đăng bởi: thcs Hồng Thái

Chuyên mục: Giáo dục

Bản quyền bài viết thuộc Trường THCS Hồng Thái Hải Phòng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!

Nguồn chia sẻ: Trường thcs Hồng Thái (thcshongthaiad.edu.vn)

THCS Hồng Thái

“Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học.” Khuyết Danh
Back to top button