Điệp ngữ là gì? Điệp ngữ có mấy dạng?
- Giải SBT bài 11: Vương quốc Cam-pu-chia | SBT Lịch sử và Địa lí 7 cánh diều
- Khối D03 là gì? Gồm những môn nào, xét ngành nào, trường nào?
- Bố họ Vũ đặt tên con là gì? Cách đặt tên con họ Vũ 2021 hay, ý nghĩa nhất
- Theo khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trẻ vị thành niên nên bồ sung nước theo tỉ lệ 40 mL/kg cân nặng. Dựa vào khuyến nghị trên, em hãy tính lượng nước mà một học sinh lớp 8 có cân nặng 50 kg cần uống trong một ngày.
- Seedbox là gì? Cách sử dụng ra sao?
Điệp từ là gì? Điệp ngữ là gì?
Điệp từ hay còn được gọi là điệp ngữ là một biện pháp tu từ lặp lại một cụm từ, hoặc một từ nhằm nhấn mạnh biểu đạt, cảm xúc và ý nghĩa giúp làm tăng sức gợi hình, gợi cảm trong câu. Nói chung, điệp ngữ là một biện pháp tu từ trong văn học chỉ việc lặp đi, lặp lại một từ hoặc một cụm từ, nhằm nhấn mạnh, khẳng định, liệt kê, … để làm nổi bật vấn đề khi muốn nói đến.
Bạn đang xem: Điệp ngữ là gì? Điệp ngữ có mấy dạng?
Việc lặp một từ người ta hay gọi là điệp từ, lặp các cụm hay câu gọi là điệp ngữ. Người ta còn có cách lặp lại một dạng câu (câu hỏi, câu nghi vấn, câu cầu khiến, cảm thán…) nhiều lần trong cùng đoạn văn, đoạn thơ thì gọi là điệp cấu trúc câu (điệp cấu trúc cú pháp).
Ví dụ:
+ “Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa, như ùa vào buồng lái”
(Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật)
Trong khổ thơ trên tác giả điệp từ “nhìn thấy” 2 lần nhấn mạnh hành động nhắc tới trong câu.
+ “Rồi sớm rồi chiều, lại bếp lửa bà nhen,
Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn,
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng…”
(Bếp lửa – Bằng Việt)
Cụm từ “Một ngọn lửa” được tác giả lặp lại 2 lần trong khổ thơ có tác dụng gợi nhắc về hình ảnh bếp lửa của bà.
+ “Ðế quốc Mỹ nhất định phải cút khỏi nước ta. Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất. Ðồng bào Nam Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà”
(Hồ Chí Minh)
Trong câu văn trên sử dụng biện pháp lặp cấu trúc câu vừa tạo tính nhạc cho câu vừa thể hiện sự quyết tâm của nhân dân trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ.
Điệp ngữ có mấy dạng?
Không chỉ nắm được định nghĩa điệp từ là gì, các em học sinh cũng cần ghi nhớ về các hình thức của biện pháp tu từ này. Điệp từ bao gồm các dạng: điệp từ cách quãng, điệp từ nối tiếp, điệp từ chuyển tiếp (điệp từ vòng). Sự khác biệt giữa 3 hình thức điệp từ được cụ thể dưới đây:
Điệp ngữ cách quãng
Là việc lặp lại một cụm từ, mà theo đó các từ, cụm từ này cách quãng với nhau, không có sự liên tiếp
Ví dụ: điệp từ “nhớ”
“Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương
Nhớ ai dãi nắng dầm sương
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao”
Điệp ngữ nối tiếp
Là việc lặp đi lặp lại một từ, cụm từ có sự nối tiếp nhau
Ví dụ:
“Anh đã tìm em rất lâu, rất lâu
Những cô gái Thạch Kim, Thạch Nhọn.
Khăn xanh, khăn xanh phơi đầy lán sớm
Sách áo mở tung, trắng cả trời chiều”
=> Trong đoạn thơ trên từ “rất lâu” và “khăn xanh” được lặp lại liên tiếp, đây là điệp ngữ nối tiếp.
Điệp ngữ chuyển tiếp
Điệp từ chuyển tiếp còn được gọi là điệp từ vòng
Ví dụ:
“Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?”
Xem thêm : Con nưa là con gì? Con nưa 9 mũi là con gì?
=> Trong ví dụ trên, “thấy” và “ngàn dâu” là điệp ngữ chuyển tiếp.
Tác dụng của việc sử dụng điệp ngữ
Điệp từ là gì? Mục đích của điệp từ là gì? Điệp từ hay còn gọi là điệp ngữ là biện pháp tu từ được sử dụng rất nhiều trong văn chương. Vậy mục đích của biện pháp biện pháp điệp từ là gì?
Gợi hình ảnh
Ví dụ:
“Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm”
Điệp từ “dốc” giúp gợi nên hình ảnh đồi núi trập trùng, hiểm trở
Tạo sự nhấn mạnh
Điệp ngữ được sử dụng câu thơ, văn thường có tác dụng nhấn mạnh vào một sự vật, sự việc nào đó hoặc việc lặp lại có chủ đích nhấn mạnh tâm tư, tình cảm, nỗi lòng của nhân vật được nhắc tới trong câu.
Ví dụ: Một đoạn thơ trong bài “Nhớ sao”:
“… Nhớ sao lớp học i tờ
Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan
Nhớ sao ngày tháng cơ quan
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo
Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều
Chày đêm nện cối đều đều suối xa…”
=> Từ “nhớ sao” được lập lại nhiều lần nhấn mạnh sự nhung của tác giả đối với những kỷ niệm xưa cũ
Tạo sự liệt kê
Điệp ngữ còn có tác dụng liệt kê các sự vật, sự việc được nói tới trong câu làm sáng tỏ ý nghĩa, tính chất của sự vật, sự việc.
Ví dụ: Một đoạn thơ trong bài “Hạt gạo làng ta”
“Hạt gạo làng ta
Có vị phù sa
Của sông Kinh Thầy
Có hương sen thơm
Trong hồ nước đầy
Có lời mẹ hát
Ngọt bùi đắng cay…”
=> Điệp từ “có” được lặp lại nhiều lần để liệt kê những kết tinh đẹp đẽ trong hạt gạo, qua đó thể hiện sự trân quý của tác giá đối với hạt gạo.
Việc lặp lại nhiều lần từ có trong bài là sự liệt kê những chất làm nên hạt gạo và giúp người đọc thấy được: để làm ra hạt gạo trong thời chiến tranh thật là khó. Cây mạ được cấy xuống không chỉ có phù sa màu mỡ, có hương được chắt lợ cái tinh túy của đất trời, có sự tảo tần sớm hôm của người nông dân mà còn có cả những thiên tai và tàn phá.
Giúp khẳng định
Các từ ngữ lặp lại tác dụng khẳng định điều tất yếu, niềm tin tác giả vào sự việc sẽ xảy ra.
Ví dụ:
“Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng, bông trắng, lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.”
=> Trong ví dụ trên đây, tác giả đã sử dụng biện pháp lặp lại một cụm từ để khẳng định vẻ đẹp thuần túy của bông sen
Lưu ý khi sử dụng điệp từ
Ngoài việc ghi nhớ về khái niệm và ý nghĩa của điệp từ là gì, bạn cũng cần nắm được những lưu ý khi sử dụng biện pháp tu từ này. Điệp từ là một biện pháp tu từ rất phổ biến, được sử dụng rất nhiều trong văn chương giúp khắc họa rõ nét hình ảnh, tình cảm mà tác giả gửi gắm vào tác phẩm.
Khi sử dụng điệp từ phải xác định được mục đích sử dụng, chỉ sử dụng khi cần thiết và phải có lối diễn giải mạch lạc rõ ràng, tránh việc lạm dụng quá mức gây rườm rà cho bài văn.
Ví dụ: “Trường em có mái ngói đỏ. Trường em có lá cờ đỏ tung bay phấp phới giữa sân trường. Trường em có hàng cây phượng tỏa bóng mát. Trường em có những thảm cỏ xanh xanh cho chúng em. Trường em đã xây dựng lâu, trông trường em rất cổ kính và khi nhìn trường em, em lại có cảm giác gần gũi và bình yên. Em rất yêu trường em.”
=> Đối với ví dụ trên từ “trường em”, “chúng em” được lặp đi lặp lại nhưng làm cho đoạn văn thêm lộn xộn, không có ý nghĩa tạo nên một điểm nhấn và mang lại cảm xúc cho đoạn văn. Các bạn làm bài cần tránh tình trạng này.
=> Có thể sửa lại đoạn văn trên như sau: Trường em có mái ngói đỏ tươi, lá cờ tung bay phấp phới giữa, có hàng cây phượng tỏa bóng mát, có những thảm cỏ xanh xanh cho chúng em đùa vui. Trường em xây dựng đã lâu nên trông nó rất cổ kính và khi nhìn vào, em có cảm giác rất gần gũi và bình yên. Em rất yêu ngôi trường này.
Như vậy, trong một bài văn, có thể kết hợp nhiều biện pháp tu từ khác nhau như: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, điệp ngữ… Các bạn cần chọn lọc về việc sử dụng các biện pháp tu từ cần thiết, không kết hợp quá nhiều biện pháp tu từ trong một đoạn khi bạn không đủ “chắc tay” để tạo điểm nhấn.
Điệp ngữ trong thơ ca và phân tích
Xem thêm : 3 Đề Đọc hiểu Bến Đò Ngày Mưa (Anh Thơ) có đáp án chi tiết
+ “Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi
Ung dung buồng lái ta ngồi,
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng”
(Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật)
– Trong khổ thơ trên cụm từ “không có kính” lặp lại 2 lần trong cùng câu thơ thứ nhất có tác dụng nhấn mạnh vào sự thiếu thốn phương tiện vận chuyển – chiếc ô tô.
Câu thơ cuối từ “nhìn” lặp 3 lần nhấn mạnh hành động chủ thể nhắc tới – người lái xe.
Với việc sử dụng phép điệp trong hai câu thơ đầu và cuối tạo sự liền mạch, mở đầu và kết thúc cho khổ thơ.Phép điệp thứ nhất “không có kính” cuộc chiến tranh chống Mỹ ác liệt thiếu thốn, vất vả thì phép điệp thứ hai hành động “nhìn” lại cho thấy lạc quan, yêu đời như không có chuyện gì và rất thờ ơ với sự thiếu thốn đó.
+ “Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn,
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng.
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
– Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?”
(Nhớ rừng – Thế Lữ)
– Khổ thơ điệp từ “đâu” và “ta” lặp lại 4 lần trong đầu mỗi cặp câu tạo thành kết cấu “nào – ta”.
Việc sử dụng phép lặp này có tác dụng liệt kê các việc “hổ” đã làm tạo thành một thời oanh liệt của quá khứ. Dụng ý nhấn mạnh nỗi niềm hoài cổ dĩ vãng đã qua, thời vàng son chúa tể sơn lâm nay đã không còn.
Điệp ngữ biện pháp tu từ đi sâu vào văn chương, thơ ca làm sống dậy tình cảm của chủ thể trữ tình. Hiểu được dụng ý nghệ thuật mà mỗi phép tu từ mang lại chúng ta mới hiểu hết được những cái hay và ý nghĩa tác giả gửi gắm.
Bài tập ôn luyện điệp ngữ
Câu 1: (SGK Ngữ văn 7 tập 1 trang 153)
- a) Các điệp ngữ trong câu
- Một dân tộc đã gan góc
- Dân tộc đó phải được
Mục đích: nhấn mạnh ý chí của dân tộc, sự quyết tâm giành lại tự do, độc lập và dân tộc ta xứng đáng được tự do, độc lập
- b) Điệp ngữ
- Đi cấy: nhấn mạnh công việc đang làm
- Trông: thể hiện sự cực nhọc, vất vả của người nông dân
Câu 2: (SGK Ngữ văn 7 tập 1 trang 153)
Tìm điệp ngữ trong câu:
Vậy mà giờ đây, anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể sẽ xa nhau mãi mãi. Lạy trời đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thôi.
Gợi ý:
Xa nhau: điệp ngữ ngắt quãng
Một giấc mơ thôi: điệp ngữ nối tiếp
Câu 3: ( SGK Ngữ văn 7 tập 1 trang 153)
- a) Việc lặp đi lặp lại một số từ trong đoạn văn trên không mang lại một ý nghĩa nào cả, chỉ làm câu văn thêm rườm rà, khó hiểu.
- b) Có thể sửa lại như sau:
Phía sau nhà em có một mảnh vườn. Em trồng rất nhiều hoa: hao thược dược, đồng tiên, hồng, cúc và cả lay ơn nữa. Ngày Quốc tế phụ nữ em hái những bông hoa sau vườn tặng mẹ, tặng chị
Câu 4: Viết đoạn văn có sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ
Hôm nay, tôi gặp lại Lan trong lớp ôn thi đại học. Lan là bạn tiểu học với tôi, chúng tôi đã từng rất thân, thân như chị em ruột thịt. Sau đó, nhà Lan chuyển đi và tôi không có tin tức gì về cậu ấy nữa.
Sau bao năm gặp lại, cậu ấy thay đổi khá nhiều. Mái tóc ngắn lởm chởm ngày ấy đã không còn mà thay vào đó mái tóc dài đen bóng mượt, đôi má bánh bao mất đi thay vào đó là khuôn mặt gầy gầy thanh tú, hàm răng sún ngày nào giờ đã đều như hạt bắp, duy chỉ có nụ cười là không thay đổi, nụ cười của cậu ấy vẫn bừng sáng một khung trời.
Tôi không nghĩ gặp lại một người bạn cũ lại ngượng ngùng đến vậy, chúng tôi đã thay đổi rất nhiều nhưng tôi vẫn hy vọng chúng tôi có đủ thời gian để tìm kiếm lại tình bạn ngày nào – một tình bạn vô tư, một tình bạn đáng yêu, một tình bạc quý giá hơn cả bạc vàng…
Qua bài viết ở trên, thcs Hồng Thái đã giúp các em học sinh hiểu rõ điệp ngữ (điệp từ) là gì, điệp ngữ có mấy dạng, tác dụng chính của việc sử dụng điệp ngữ, bài tập ôn luyện điệp ngữ,… Các em học sinh có thể truy cập website thcs Hồng Thái để tìm hiểu những bài viết hữu ích, phục vụ cho quá trình học tập và thi cử.
Đăng bởi: thcs Hồng Thái
Chuyên mục: Giáo Dục
Nguồn: https://thcshongthaiad.edu.vn
Danh mục: Tra Cứu