Giải câu 7 bài 4: Phép thử và biến cố | Đại số và giải tích 11 Trang 59 – 64
- Năm 1994 là năm con gì? Sinh năm 1994 là mệnh gì? Tuổi gì?
- 100+ Hình xăm bít chân đẹp nhất
- Ý nghĩa tên An Nhiên – Người tên An Nhiên có ý nghĩa gì, vận mận ra sao?
- Dùng Bảng kiểm kĩ năng viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ để đánh giá ngữ liệu tham khảo (SGK). | SBT Ngữ Văn 10 chân trời
- Đoạn văn Tiếng Anh về địa điểm du lịch (4 mẫu)
Câu 7: Trang 64 – sgk đại số và giải tích 11
Bạn đang xem: Giải câu 7 bài 4: Phép thử và biến cố | Đại số và giải tích 11 Trang 59 – 64
Từ một hộp chứa năm quả cầu được đánh số 1, 2, 3, 4, 5, lấy ngẫu nhiên liên tiếp hai lần mỗi lần một quả và xếp theo thứ tự từ trái sang phải.
a) Mô tả không gian mẫu.
b) Xác định các biến cố sau:
A: “Chữ số sau lớn hơn chữ số trước”;
B: “Chữ số trước gấp đôi chữ số sau”;
C: “Hai chữ số bằng nhau”.
a) Xét phép thử : “Từ hộp đã cho, lấy ngẫu nhiên liên tiếp hai lần mỗi lần một quả và xếp theo thứ tự từ trái qua phải”.
Để xác định số phép thử ta có:
- Mỗi một kết quả có thể có của phép thử là một chỉnh hợp chập 2 của 5 quả cầu đã được đánh số 1, 2, 3, 4, 5.
- =>Số các kết quả có thể có của phép thử T là A25 = 20
Không gian mẫu của phép thử gồm 20 phần tử:
Ω = {(1, 2), (2, 1), (1, 3), (3, 1), (1, 4), (4, 1), (1, 5), (5, 1), (2, 3), (3, 2), (2, 4), (4, 2), (2, 5), (5, 2), (3, 4), (4, 3), (3, 5), (5, 3), (4, 5), (5, 4)},
b) Dựa vào không gian mẫu ta xác định được các biến cố sau:
Xem thêm : Sơ đồ tư duy Đồng chí – Chính Hữu
“Chữ số sau lớn hơn chữ số trước”
A = {(1, 2), (1, 3), (1, 4), (1, 5), (2, 3), (2, 4), (2, 5), (3, 4), (3, 5), (4, 5)};
“Chữ số trước lớn hơn chữ số sau:
B = {(2, 1), (4, 2)};
“Hai chữ số bằng nhau”
C = Φ.
Nguồn: https://thcshongthaiad.edu.vn
Danh mục: Tra Cứu