Giải SBT Bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử | SBT Lịch sử 10 kết nối tri thức
- Viết vào Phiếu đọc sách những điều em thấy thú vị sau khi đọc một truyện về thiếu nhi. | Giải SBT Tiếng Việt 3 Chân trời sáng tạo
- Vì sao tháng 2 có 28 ngày? Tại sao tháng 2 có 29 ngày?
- Viết đoạn văn ngắn (từ 6 đến 8 câu) nêu tình cảm của em với thầy cô giáo hoặc một người bạn. | Giải SBT Tiếng Việt 3 Chân trời sáng tạo
- Cảm nhận vẻ đẹp bài thơ Ánh trăng
- Phân tích đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
BÀI TẬP 1: Hãy xác định chỉ một ý trả lời đúng cho các câu hỏi từ 1 đến 13 dưới đây
Bạn đang xem: Giải SBT Bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử | SBT Lịch sử 10 kết nối tri thức
Câu 1. Lịch sử là “quá trình tương tác không ngừng giữa nhà sử học và sự thật lịch sử, là cuộc đôi thoại không bao giờ dút giữa hiện tại và quá khứ” (Et-uôt Ha-ét Ca). Em hiểu về quan điểm này thế nào?
A. Phản ánh lịch sử là gì.
B. Phản ánh mối quan hệ giữa nhà sử học và hiện thực lịch sử.
C. Phản ánh mối quan hệ giữa quá khứ và hiện tại.
D. Để nhận thức được lịch sử cần có sự tương tác không ngừng giữa nhà sử học, giữa hiện tại với quá khứ.
Câu 2. Hiện thực lịch sử là gì?
A. Là tất cả những gì đã diễn ra trong quá khứ.
B. Là tất cả những gì đã diễn ra trong quá khứ của loài người.
C. Là những gì đã xảy ra trong quá khứ mà con người nhận thức được.
D. Là khoa học tìm hiểu về quá khứ.
Câu 3. Nhận thức lịch sử là gì?
A. Là những mô tả của con người về quá khứ đã qua.
B. Là những hiểu biết của con người về quá khứ, được tái hiện hoặc trình bày theo những cách khác nhau.
C. Là những công trình nghiên cứu lịch sử.
D. Là những lễ hội lịch sử — văn hoá được phục dựng.
Câu 4. So với hiện thực lịch sử, nhận thức lịch sử có đặc điểm gì?
A. Nhận thức lịch sử luôn phản ánh đúng hiện thực lịch sử.
B. Nhận thức lịch sử không thể tái hiện đầy đủ hiện thực lịch sử.
C. Nhận thức lịch sử thường lạc hậu hơn hiện thực lịch sử.
D. Nhận thức lịch sử độc lập, khách quan với hiện thực lịch sử.
Câu 5. Ý nào dưới đây không phải là đối tượng nghiên cứu của Sử học?
Xem thêm : Nghị luận về hiện tượng anh hùng bàn phím trên mạng xã hội
A. Những hiện tượng tự nhiên đã xảy ra trong quá khứ.
B. Quá khứ của một cá nhân hoặc một nhóm, một cộng đồng người.
C. Quá khứ của một quốc gia hoặc của một khu vực trên thế giới.
D. Quá khứ của toàn thể nhân loại.
Câu 6. Ý nào dưới đây không thuộc chức năng của Sử học?
A. Khôi phục các sự kiện lịch sử diễn ra trong quá khứ.
B. Rút ra bản chất của các quá trình lịch sử, phát hiện quy luật vận động và phát triển của chúng.
C. Giáo dục tình yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên.
D. Rút ra những bài học kinh nghiệm cho cuộc sống hiện tại.
Câu 7. Ý nào dưới đây không thuộc nhiệm vụ của Sử học?
A. Cung cấp tri thức về hiện thực lịch sử một cách khách quan, khoa học.
B. Truyền bá những giá trị, truyền thống tốt đẹp của lịch sử, giáo dục tình yêu quê hương. đất nước….
C. Dự báo về tương lai của đắt nước, nhân loại,…
D. Đề ra những chính sách phù hợp để phát triển đất nước.
Câu 8. Các viên quan chép sử trong câu chuyện Thôi Trữ giết vua sẵn sàng đón nhận cái chết để bảo vệ nguyên tắc nào khi phản ánh lịch sử?
A. Khách quan.
B. Trung thực.
C. Khách quan, trung thực.
D. Nhân văn, tiến bộ.
Câu 9. Ý nào dưới đây không phản ánh đúng nguyên tắc cơ bản trong nghiên cứu lịch sử?
A. Khách quan.
B. Trung thực.
C. Nhân văn, tiến bộ.
Xem thêm : Hiện tượng nào dưới đây cho thấy sự vận chuyển nước từ rễ lên thân ở thực vật?
D. Vì người lao động.
Câu 10. G.M. Cla-đen-ni-ớt — nhà sử học người Đức thế kỉ XVIII cho rằng: “Đỏi hỏi người việt sử phải tự đặt mình vào vị thẾ của người không tôn giáo, không tổ quốc, không gia đình, … thì đó là một sai lầm lớn, vì họ đang đòi hỏi những điêu không thể”. Quan điểm này nên được hiểu thế nào cho đúng?
A. Cần đảm bảo tinh khách quan, trung thực tuyệt đối trong nghiên cứu lịch sử.
B. Tính khách quan, trung thực trong nghiên cứu lịch sử có ý nghĩa tương đối.
C. Đòi hỏi khách quan, trung thực trong nghiên cứu lịch sử là điều không thể.
D. Nhà sử học đều phải có gia đình, tổ quốc, tôn giáo của mình.
Câu 11. Một số phương pháp cơ bản trong nghiên cứu lịch sử là gì?
A. Phương pháp lịch sử, phương pháp lô-gích.
B. Phương pháp lịch đại và phương pháp đồng đại.
C. Phương pháp liên ngành và phương pháp lịch sử.
D. Gồm các phương pháp lịch sử lô-gích, lịch đại, đồng đại, liên ngành.
Câu 12. Phân loại theo hình thức, sử liệu không bao gồm loại nào sau đây?
A. Sử liệu truyền miệng.
B. Sử liệu hiện vật.
C. Sử liệu chữ viết.
D. Sử liệu gốc.
Câu 13. Căn cứ vào tính chất, sử liệu bao gồm những loại nào?
A. Sử liệu trực tiếp, sử liệu gián tiếp.
B. Sử liệu đa phương tiện, sử liệu trực tiếp.
C. Sử liệu hiện vật, sử liệu gián tiếp.
D. Sử liệu trực tiếp, sử liệu gián tiếp, sử liệu chữ viết.
Nguồn: https://thcshongthaiad.edu.vn
Danh mục: Tra Cứu