Giải SBT bài 13: Thực hiện pháp luật | SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10
- Hoàn thành sơ đồ tìm ý cho đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc với một cảnh đẹp ở quê hương hoặc nơi em ở. | SBT Tiếng Việt 3 Chân trời sáng tạo
- Chứng minh rằng đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường sống
- Một chú rùa chuyển động với tốc độ không đổi 2,51 cm/s, trong lúc chú thỏ đang dừng lại và thong thả gặm cà rốt.
- Giải bài 67, 68, 69, 70 trang 31, 32 SGK toán 8 tập 1
- 7.15. Hợp chất (E) là oxide của nguyên tố M có hoá trị VI. Biết (E) có khối lượng phân tử bằng 80 amu và có 60% oxygen. Hãy xác định công thức hoá học của hợp chất (E).
Bài tập 1: Em hãy xác định hình thức thực hiện pháp luật trong các trường hợp dưới đây:
Bạn đang xem: Giải SBT bài 13: Thực hiện pháp luật | SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10
a. Cứ sáng chủ nhật hằng tuần, nhân dân ở tổ dân phố K lại tập trung làm vệ sinh đường phố. Việc làm của nhân dân ở tố dân phố K là biểu hiện của hình thức thực hiện pháp luật nào?
b. Cơ sở sản xuất bản G xả nước thải chưa qua xử lí ra môi trường làm ô nhiễm nguồn nước, không khí, ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân xung quanh. Cảnh sát môi trường đã lập biên bản và xử phạt vi phạm hành chính. Việc xử phạt của cảnh sát môi trường là biểu hiện của hình thức thực hiện pháp luật nào?
c. Phát hiện một hộ gia đình trồng cây thuốc phiện, chị D đã tố cáo với cơ quan có thẩm quyền để kiểm tra và kịp thời ngăn chặn. Việc làm của chị D là hình thức thực hiện pháp luật nào?
d. Một số học sinh nam lớp 12 Trường Trung học phổ thông H xin nghỉ một buổi học để đi đang ki nghĩa vụ quân sự ở địa phương. Việc làm này là hình thức thực hiện pháp luật nào?
e. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh S ban hành quyết định điều chuyển cán bộ từ phòng A sang phòng B. Giám đốc đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào?
g. Sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông, V ở nhà làm nghề truyền thống dệt vải của gia đình. V đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào?
h. Học xong Trung học phổ thông, G đã gửi hồ sơ đến sở Kế hoạch và Đầu tư đăng kí kinh doanh thức ăn nhanh. G đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào?
i. Toà án nhân dân thành phố D vừa tuyên án Trần Xuân I với mức án 2 năm tù giam về tội buôn bán động vật hoang dã trái phép. Đây là hình thức thực hiện pháp luật nào?
k. Anh C chở S đi học bằng xe máy. Đến ngã tư, khi có tín hiệu đèn đỏ, thấy đường vắng S bảo anh vượt đèn đỏ để đến trường cho nhanh nhưng anh C không nghe mà dừng lại chờ đèn bật xanh mới đi. Anh C đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào?
Trả lời:
– Thi hành pháp luật: trường hợp a; trường hợp d;
– Sử dụng pháp luật: trường hợp c; trường hợp g; trường hợp h;
– Áp dụng pháp luật: trường hợp b; trường hợp e; trường hợp i;
– Tuân thủ luật pháp: trường hợp k.
Bài tập 2: Em hãy cho biết những chủ thể dưới đây thực hiện đúng hay thực hiện không đúng pháp luật. Vì sao?
a. Thanh tra thuế ra quyết định xử phạt đối với doanh nghiệp X vì chậm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.
b. Ông B khiếu nại quyết định thu hồi đất trái pháp luật do Uỷ ban nhân dân huyện A áp dụng đối với gia đình mình.
c. Anh D mở công ty kinh doanh vật liệu xây dựng, kinh doanh các mặt hàng có tên trong giấy phép đăng kí kinh doanh.
d. Người sử dụng lao động đơn phương ra quyết định chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động trước thời hạn mà không có lí do cụ thể.
Trả lời:
a. Thanh tra thuế thực hiện đúng pháp luật, ra quyết định xử phạt đối với doanh nghiệp X Vì chậm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Thanh tra thuế đã thực hiện pháp luật thông qua hình thức áp dụng pháp luật. Doanh nghiệp X không chủ động thi hành nghĩa vụ nộp thuế đúng hạn – không thực hiện đúng quy định pháp luật.
b. Ông B đúng khi khiếu nại quyết định thu hồi đất của gia đình do Uỷ ban nhân dân huyện A ban hành. Ông B đã chủ động và sử dụng đúng quyền khiếu nại của công dân.
c. Anh D mở công ty kinh doanh vật liệu xây dựng, kinh doanh các mặt hàng có tên trong đăng kí kinh doanh. Anh D sử dụng quyền kinh doanh của công dân đúng quy định pháp luật.
d. Người sử dụng lao động sai khi đơn phương ra quyết định chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động trước thời hạn mà không có lí do cụ thể.
Câu 3: Hãy nêu nội dung của các hình thức thực hiện pháp luật và lấy ví dụ minh họa.
Trả lời:
Hình thức thực hiện |
Nội dung |
Ví dụ |
Xem thêm : Cu(OH)2 + H2SO4 → CuSO4 + H2O Sử dụng pháp luật |
– Là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó việc các chủ thể (tổ chức, cá nhân) thực hiện các quyền và tự do pháp lí của mình theo quy định của pháp luật (làm những việc pháp luật cho phép làm). |
– Ông K khiếu nại Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện vì đã ra quyết định thu hồi đất của gia đình ông trái pháp luật khi chưa thống nhất về giá đền bù thiệt hại. |
Thi hành pháp luật |
– Là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó việc các chủ thể pháp luật (tổ chức, cá nhân) chủ động thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ mà pháp luật quy định phải làm (bắt buộc phải làm). |
– Chủ động đăng kí tham gia nghĩa vụ quân sự khi đủ 17 tuổi. |
Tuân thủ pháp luật |
– Là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật (tổ chức, cá nhân) kiềm chế không thực hiện các hành vi pháp luật cấm. |
– Người đủ 16 tuổi được điều khiển xe gắn máy có dung tích xi lanh dưới 50 cm3. |
Áp dụng pháp luật |
– Là việc các cơ quan. Cán bộ. công chức nhà nước có thẩm quyền hoặc cá nhân, tổ chức được Nhà nước trao quyền, căn cứ vào pháp luật để ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt việc thực hiện quyền, nghĩa vụ cụ thể của cá nhân, tổ chức. |
– Cảnh sát giao thông xử phạt người điều khiển xe mô tô đi vào đường một chiều. |
Câu 4: Hãy phân biệt hình thức sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật về bản chất, chủ thể thực hiện, hình thức thể hiện và tính bắt buộc.
Trả lời:
Tiêu chí phân biệt |
Xem thêm : Cu(OH)2 + H2SO4 → CuSO4 + H2O Sử dụng pháp luật |
Áp dụng pháp luật |
Bản chất
|
Các chủ thể lựa chọn xử sự những điều pháp luật cho phép. |
Vừa là hoạt động thực hiện pháp luật của các cơ quan nhà nước, vừa là hoạt động mà các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành tổ chức cho các chủ thế pháp luật khác thực hiện các quy định pháp luật. |
Chủ thể thực hiện. |
Mọi chủ thể. |
Cơ quan/người có thẩm quyền. |
Hình thức thể hiện |
Các quy phạm pháp luật về quyền của chủ thể |
Tất cả các loại quy phạm, vì Nhà nước trao quyền hạn và nghĩa vụ tổ chức cho các chủ thể khác thực hiện pháp luật. |
Tính bắt buộc |
Không bắt buộc. Các chủ thể trong hình thức thực hiện pháp luật này có thể lựa chọn thực hiện hoặc không thực hiện tùy vào ý chí, khả năng của mình mà không phải chịu trách nhiệm pháp lí từ việc lựa chọn đó |
Bắt buộc thực hiện. Do chủ thể trong hình thức thực hiện pháp luật này là cơ quan/ người có thẩm quyền nên việc thực hiện vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ. Trong trường hợp không áp dụng pháp luật hoặc áp dụng không đúng, các chủ thể phải chịu trách nhiệm pháp lí do vi phạm nghĩa vụ |
Bài tập 5: Em hãy đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi:
a. N (16 tuổi) mượn xe máy của anh trai có dung tích xi-lanh trên 50 cm3 để đi học. Trên đường đến trường, N bị chú cảnh sát giao thông yêu cầu dừng xe vì rẽ phải không bật đèn xi nhan. Khi kiểm tra giấy tờ, chú cảnh sát nói N còn mắc thêm lỗi là chưa đủ tuổi sử dụng xe máy nên đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với N.
1/ Em có đồng tình với việc làm của N không? Vì sao?
2/ Việc chú cảnh sát giao thông xử phạt N là hình thức nào của thực hiện pháp luật?
3/ Hình thức thực hiện pháp luật đó được sử dụng trong những trường hợp nào? Nêu ví dụ minh hoạ.
Trả lời:
1/ Em không đồng tình với hành vi của N, vì: hành vi này vi phạm quy định của Luật giao thông đường bộ (theo Luật giao thông đường bộ, người đủ 16 tuổi trở lên được phép điều khiển xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3.
2/ Việc chú cảnh sát giao thông xử phạt N là hình thức: áp dụng pháp luật
3/ Áp dụng pháp luật được sử dụng trong các trường hợp sau:
+ Khi cần phải áp dụng các chế tài pháp luật đối với chủ thể vi phạm pháp luật.
+ Khi quyền và nghĩa vụ pháp lí của chủ thể không mặc nhiên phát sinh, thay đổi, chấm dứt.
+ Khi xảy ra tranh chấp về quyền và nghĩa vụ pháp lí giữa các bên tham gia quan hệ pháp luật mà họ không tự giải quyết được.
+ Khi cần áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước trong các trường hợp khác.
+ Khi cần kiểm tra, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong một số quan hệ pháp luật nhất định.
+ Khi cần phải xác định sự tồn tại hay không tồn tại của một số sự kiện thực tế nào đỏ theo quy định của pháp luật.
– Ví dụ minh họa: cảnh sát giao thông xử phạt người điều khiển xe mô tô đi vào đường một chiều.
b. Anh K và chị H đến Uỷ ban nhân dân phường nộp hồ sơ đăng kí kết hôn. Năm ngày sau, tại trụ sở uỷ ban, đại diện Uỷ ban nhân dân phường trao cho anh chị Giấy chứng nhận kết hôn và chính thức công nhận anh chị là vợ chồng hợp pháp.
1/ Hãy nêu điểm giống nhau giữa hành vi của anh K, chị H và Uỷ ban nhân dân phường khi thực hiện các thủ tục đăng kí kết hôn.
2/ Nêu điểm khác nhau (về chủ thể và hình thức thực hiện pháp luật) của anh K, chị H và Uỷ ban nhân dân phường khi thực hiện thủ tục đăng kí kết hôn.
Trả lời:
1/ Hành vi của anh K, chị H và Uỷ ban nhân dân phường khi thực hiện các thủ tục đăng kí kết hôn đều là hành vi thực hiện pháp luật.
2/ Điểm khác nhau
|
Anh K, chị H |
Ủy ban nhân dân phường |
Chủ thể thực hiện |
Cá nhân các công dân |
Cơ quan nhà nước |
Hình thức thực hiện pháp luật |
Xem thêm : Cu(OH)2 + H2SO4 → CuSO4 + H2O Sử dụng pháp luật |
Áp dụng pháp luật |
Nguồn: https://thcshongthaiad.edu.vn
Danh mục: Tra Cứu