Tra Cứu

Giải SBT lịch sử 10 chân trời bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học khác | SBT Sử 10 Chân trời sáng tạo

Bài 7: Hãy khoanh tròn vào chữ cái ứng với ý đúng

1. Sử học là môn khoa học có tính chất liên ngành vì

A. phạm vi nghiên cứu nhỏ hẹp và phức tạp.

B. lĩnh vực nghiên cứu đơn giản.

C. đối tượng nghiên cứu đa dạng và toàn diện.

D. đối tượng nghiên cứu hẹp và sâu.

2. Việc sử dụng tri thức từ các ngành khoa học khác nhau để nghiên cứu giúp Sử học giải quyết vấn đề một cách

A. toàn diện, cụ thể và chính xác.

B. toàn diện và chính xác tuyệt đối.

C. cụ thể và đơn giản.

D. đơn giản và hiệu quả.

3. Với các ngành khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên và công nghệ, Sử học có khả năng

A. hợp nhất.

B. liên kết.

C. nghiên cứu độc lập.

D. hợp nhất từng ngành.

4. Với các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác, Sử học không có khả năng nào dưới đây?

A. Cung cấp thông tin về bối cảnh hình thành, phát triển.

B. Xác định rõ những nhân tố tác động đến quá trình hình thành, phát triển.

C. Dự báo xu hướng vận động phát triển trong tương lai.

D. Xử lí dữ liệu, hỗ trợ kĩ thuật và công nghệ tiên tiến, hiện đại để tiếp cận.

5. Giá trị quan trọng của Sử học với sự phát triển của các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ thể hiện qua nội dung nào dưới đây:

A. Cung cấp thông tin quá khứ, hiện tại về bối cảnh hình thành, phát triển.

B. Xác định không gian, bối cảnh lịch sử, vị trí, vai trò hình thành, phát triển.

C. Rút ra đặc điểm, bài học kinh nghiệm, nguyên nhân thành công và thất bại, làm cơ cở phát triển trong tương lai.

D. Góp phần cung cấp những tri thức, kĩ thuật và xử lý dữ liệu, hỗ trợ các phương pháp tiên tiến, hiện đại để tiếp cận.

6. Việc sử dụng tri thức từ ngành khoa học tự nhiên để nghiên cứu, giúp Sử học thực hiện được chức năng, nhiệm vụ nào?

A. Khoa học.

B. Kinh tế

C. Chính trị.

D. Xã hội.

7. Việc sử dụng tri thức từ các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ trong nghiên cứu Sử học giúp nhận thức được đặc điểm nào dưới đây của con người trong quá trình vận động và phát triển của xã hội?

A. Sự sáng tạo.

B. Tính kỉ luật.

C. Tính cộng đồng.

D. Sự liên kết.

8. Hai chức năng cơ bản của Sử học là

A. chức năng khoa học và chức năng xã hội.

B. chức năng chính trị và chức năng xã hội.

C. chức năng chính trị và chức năng kinh tế.

D. chức năng khoa học và chức năng kinh tế.

9. Hai nhiệm vụ chủ yếu của Sử học là

A. dự báo xu hướng vận động và phát triển trong tương lai.

B. trang bị tri thức khoa học và giáo dục, nêu gương.

C. xác định và kiểm chứng các nhân tố tác động đến quá trình phát triển.

D. xác định không gian và bối cảnh lịch sử hình thành, phát triển xã hội.

10. Ba nguyên tắc cơ bản của Sử học là

A. khách quan, trung thực và tiến bộ.

B. tổng hợp, toàn diện và cụ thể.

C. khách quan, tổng hợp và toàn diện.

D. tổng hợp, toàn diện và trung thực.

 

THCS Hồng Thái

“Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học.” Khuyết Danh
Back to top button