Tra Cứu

Giáo án bài Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX

* Thao tác 1 :

Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về văn học Việt Nam từ cách mạng tháng Tám 1945- 1975:

– GV cho HS tìm hiểu (qua trao đổi nhóm, hoặc cá nhân: HS thảo luận theo nhóm, chia thành  4 nhóm ???? 5-7 phút)

Nhóm 1: VHVN 1945 – 1975 tồn tại và phát triển trong hoàn cảnh lịch sử như thế nào? Trong hoàn cảnh LS ấy vấn đề đặt lên hàng đầu và chi phối mọi lĩnh vực đời sống là gì?Theo em nhiệm vụ hàng đầu của văn học trong giai đoạn này là gì?Văn học giai đoạn 1945 đến 1975 phát triển qua mấy chặng?

Nhóm 1 trả lời, các nhóm khác bổ sung:

Hoàn cảnh lịch sử :

– Cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc vô cùng ác liệt & kéo dài suốt 30 năm.

– Điều kiện giao lưu văn hoá không tránh khỏi hạn chế. Sự tiếp xúc với văn hóa nước ngoài chủ yếu là Liên Xô (cũ) và Trung Quốc.

– Các chặng đường VH:

+Chặng đường từ năm 1945-1954:

+Chặng đường từ 1955-1964:

+Chặng đường từ 1965-1975:

 

GV chốt lại:

+ Thực hiện xuất sắc nhiệm vụ lịch sử; thể hiện hình ảnh con người Việt Nam trong chiến đấu và lao động.

+ Tiếp nối và phát huy những truyền thống tư tưởng lớn của dân tộc: truyền thống yêu nước, truyền thống nhân đạo và chủ nghĩa anh hùng.

+ Những thành tựu nghệ thuật lớn về thể loại, về khuynh hướng thẩm mĩ, về đội ngũ sáng tác, đặc biệt là sự xuất hiện những tác phẩm lớn mang tầm thời đại.

+ Tuy vậy, văn học thời kì này vẫn có những hạn chế nhất định: giản đơn, phiến diện, công thức…

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

GV nói thêm về văn học vùng địch chiếm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhóm 2 Từ HCLS đó, VH có những đặc điểm nào?Nêu và giải thích, chứng minh những đặc điểm lớn của văn học giai đoạn này?

( Câu hỏi 2 SGK )

+ HS nêu các đặc điểm theo SGk và chứng minh các khía cạnh của mỗi đặc điểm

( CM qua một số tác phẩm cụ thể)

Đại diện 2 nhóm trình bày kết quả, các nhóm còn lại đối chiếu nội dung và tham gia thảo luận bổ sung)

 

Nhóm 2 trả lời, các nhóm khác bổ sung:

a. Một nền VH chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hoá, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước.

– Văn học được xem là một vũ khí phục vụ đắc lực cho sự nghiệp cách mạng, nhà văn là chiến sĩ trên mặt trận văn hoá.

– Văn học tập trung vào 2 đề tài lớn đó là Tổ quốc và Chủ nghĩa xã hội ( thường gắn bó, hoà quyện trong mỗi tác phẩm)=> Tạo nên diện mạo riêng cho nền Vh giai đoạn này.

  b. Một nền văn học hướng về đại chúng.

– Đại chúng vừa là đối tượng phản ánh và phục vụ vừa là nguồn cung cấp bổ sung lực lượng sáng tác cho văn học.

– Nội dung, hình thức hướng về đối tượng quần chúng nhân dân cách mạng.

  c. Một nền văn học mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn

 

 

Nhóm 3: Thế nào là khuynh hướng sử thi? Điều này thể hiện như  thế nào trong VH?

-HS trình bày hiểu biết về khái niệm “khuynh hướng sử thi”

Nhóm 3 trả lời, các nhóm khác bổ sung:

 Khuynh hướng sử thi thể hiện ở những phương diện sau:

  . Đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và có tính chất toàn dân tộc.

  . Nhân vật chính là những người đại diện cho tinh hoa khí phách, phẩm chất, ý chí của cộng đồng dân tộc, tiêu biểu cho lí tưởng cộng đồng hơn là khát vọng cá nhân

  . Con người do vậy chủ yếu được khai thác ở khía cạnh bổn phận trách nhiệm công dân, ở tình cảm lớn, lẽ sống lớn.

  . Lời văn sử thi thường mang giọng điệu ngợi ca, trang trọng, hào hùng.

 

GV: nêu ví dụ:

Người con gái Việt Nam – trái tim vĩ đại

Còn một giọt máu tươi còn đập mãi

Không phải cho em. Cho lẽ phải trên đời

Cho quê hương em. Cho tổ quốc, loài người!”

(Người con gái Việt Nam – Tố Hữu).

Hay: Người mẹ cầm súng – chị Út Tịch ở xã Tam Ngãi, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh, người mẹ của sáu đứa con, nổi tiếng với câu nói Còn cái lai quần cũng đánh; Đất quê ta mênh mông – Lòng mẹ rộng vô cùng…

 

Nhóm 4: VH mang cảm hứng lãng mạn là VH như thế nào? Hãy giải thích phân tích đặc điểm này của VH 45-75 trên cơ sở hoàn cảnh XH?

Nhóm 4 trả lời, các nhóm khác bổ sung:

 

Cảm hứng lãng mạn: Là cảm hứng khẳng định cái Tôi đầy tình cảm cảm xúc và hướng tớ lí tưởng: tập trung miêu tả và khẳng định phương diện lí tưởng của cuộc sống mới, con người mới.Ca ngợi chủ nghĩa anh hùng CM và hướng tới tương lai tươi sáng của dân tộc.

GV: Nói thêm:

Họ ra trận, đi vào mưa bom bão đạn mà vui như trẩy hội:

“Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước,

Mà lòng phơi phới dậy tương lai”

(Tố Hữu).

Những buổi vui sao cả nước lên đường

Xao xuyến bờ tre từng hồi trống giục”

(Chính Hữu).

“Đường ra trận mùa này đẹp lắm,

Trường Sơn Đông nhớ Trường Sơn Tây”

(Phạm Tiến Duật).

I/ Khái quát văn học Việt Nam từ cách mạng tháng Tám 1945- 1975:

 1. Vài nét về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hoá:

– Văn học vận động và phát triển dưới sự lãnh đạo sáng suốt và đúng đắn của Đảng

– Cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc vô cùng ác liệt kéo dào suốt 30 năm.

– Điều kiện giao lưu văn hoá với nước ngoài bị hạn chế, nền kinh tế nghèo nàn chậm phát triển .

 2.Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu:

  a. Chặng đường từ năm 1945-1954:

– VH tập trung phản ánh cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta

– Thành tựu tiêu biểu: Truyện ngắn và kí. Từ 1950 trở đi xuất hiện một số truyện, kí khá dày dặn.( D/C SGK).

  b. Chặng đường từ 1955-1964:

– Văn xuôi mở rộng đề tài.

– Thơ ca phát triển mạnh mẽ.

– Kịch nói cũng có một số thành tựu đáng kể.( D/C SGK).

  c. Chặng đường từ 1965-1975:

– Chủ đề bao trùm là đề cao tinh thần yêu nước, ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng.

– Văn xuôi tập trung phản ánh cuộc sống chiến đấu và lao động, khắc hoạ thành công hình ảnh con người VN anh dũng, kiên cường, bất khuất.( Tiêu biểu là thể loại Truyện-kí cả ở miền Bắc và miền Nam).

– Thơ đạt được nhiều thành tựu xuất sắc, thực sự là một bước tiến mới của thơ ca VN hiện đại

– Kịch cũng có những thành tựu đáng ghi nhận.( D/C SGK).

  d. Văn học vùng địch tạm chiếm:

– Xu hướng chính thống: Xu hướng phản động ( Chống cộng, đồi truỵ bạo lực…)

– Xu hướng VH yêu nước và cách mạng : + Nội dung phủ định chế độ bất công tàn bạo, lên án bọn cướp nước, bán nước, thức tỉnh lòng yêu nước và tinh thần dân tộc…

            + Hình thức thể loại gon nhẹ: Truyện ngắn, thơ, phóng sự, bút kí

– Ngoài ra còn có một sáng tác có nội dung lành mạnh, có giá trị nghệ thuật cao. Nội dung viết về hiện thực xã hội, về đời sống văn hoá, phong tục, thiên nhiên đất nước, về vẻ đẹp con người lao động…

 3. Những đặc điểm cơ bản của VHVN 1945-1975:

  a. Một nền VH chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hoá, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước.

 

 

 

  b. Một nền văn học hướng về đại chúng.

 

 

 

 

 

  c. Một nền văn học mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn

Khuynh hướng sử thi   được thể hiện trong  văn học ở các mặt sau:

+ Đề tài: Tập trung phản ánh những vấn đề có ý nghĩa sống còn của đất nước: Tổ quốc còn hay mất, tự do hay nô lệ.

+ Nhân vật chính: là những con người đại diện cho phẩm chất và ý chí của dân tộc; gắn bó số phận cá nhân với số phận đất nước; luôn đặt lẽ sống của dân tộc lên hàng đầu.

+ Lời văn mang giọng điệu ngợi ca, trang trọng và đẹp tráng lệ, hào hùng.

+ Người cầm bút có tầm nhìn bao quát về  lịch sử, dân tộc và thời đại.

Cảm hứng lãng mạn:

 – Là cảm hứng khẳng định cái tôi dạt dào tình cảm hướng tới cách mạng

– Biểu hiện:

+ Ngợi ca cuộc sống mới, con người mới,

+ Ca ngợi chủ nghĩa anh hùng CM và tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc.

à Cảm hứng nâng đỡ con người vượt lên những chặng đường chiến tranh gian khổ, máu lửa, hi sinh.

 

=> Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn kết hợp hoà quyện làm cho văn học giai đoạn này thấm đẫm tinh thần lạc quan, tin tưởng và do vậy VH đã làm tròn nhiệm vụ phục vụ đắc lực cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc thống nhất đất nước.

* Thao tác 1 :

* GV đặt câu hỏi:

 

-Theo em hoàn cảnh LS của đất nước giai đoạn này có gì khác trước? Hoàn cảnh đó đã chi phối đến quá trình phát triển của VH như thế nào?

 

Những chuyển biến của văn học diễn ra cụ thể ra sao?

 

Ý thức về quan niệm nghệ thuật được biểu hiện như thế nào?

HS dựa vào SGK và phần bài soạn, làm việc cá nhân trả lời.

Tập thể lớp nhận xét bổ sung

– Đại thắng mùa xuân năm 1975 mở ra một thời kì mới-thời kì độc lập tự do thống nhất đất đất nước-mở ra vận hội mới cho đất nước

– Từ năm 1975-1985 đất nước trải qua những khó khăn thử thách sau chiến tranh.

– Từ 1986 Đất nước bước vào công cuộc đổi mới toàn diện, nền kinh tế từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường, văn hoá có điều kiện tiếp xúc với nhiều nước trên thế giới, văn học dịch, báo chí và các phương tiện truyền thông phát triển mạnh mẽ…

=> Những điều kiện đó đã thúc đẩy nền văn học đổi mới cho phù hợp với nguyện vọng của nhà văn, người đọc cũng như phù hợp quy luật phát triển khách quan của nền văn học.

 

Theo em vì sao VH phải đổi mới? Thành tựu chủ yếu của quá trình đổi mới là gì? ( Câu hỏi 4 SGK)

Trong quan niệm về con người trong VH sau 1975 có gì khác trước?

Hãy chứng minh qua một số tác phẩm mà em đã đọc?

HS theo dõi SGK trình bày gọn những ý chính.Nêu D/C .

– Từ sau 1975, thơ chưa tạo được sự lôi cuốn hấp dẫn như các giai đoạn trước. Tuy nhiên vẫn có một số tác phẩm ít nhiều gây chú ý cho người đọc (Trong đó có cả nhưng cây bút thuộc thế hệ chống Mĩ và những cây bút thuộc thế hệ nhà thơ sau 1975).

– Từ sau 1975 văn xuôi có nhiều thành tựu hơn so với thơ ca. Nhất là từ đầu những năm 80. Xu thế đổi mới trong cách viết cách tiếp cận hiện thực ngày càng rõ nét với nhiều tác phẩm của Nguyễn Mạnh Tuấn, Ma văn Kháng, Nguyễn Khải.

– Từ năm 1986 văn học chính thức bước vào thời kì đổi mới : Gắn bó với đời sống, cập nhật những vấn đề của đời sống hàng ngày. Các thể loại phóng sự, truyện ngắn, bút kí, hồi kí… đều có những thành tựu tiêu biểu.

– Thể loại kịch từ sau 1975 phát triển mạnh mẽ ( Lưu Quang Vũ, Xuân Trình…)

 

-HS lập bảng so sánh

-HS lập bảng so sánh

 Đổi mới trong quan niệm về con người:

So sánh:

Trước 1975:

– Con người lịch sử.

 

 

 

– Nhấn mạnh ở tính giai cấp.

 

 

– Chỉ được khắc hoạ ở phẩm chất chính trị, tinh thần cách mạng

– Tình cảm được nói đến là t/c đồng bào, đồng chí, t/c con người mới

– Được mô tả ở đời sống ý thức

Sau 1975

– Con người cá nhân trong quan hệ đời thường. (Mùa lá rụng trong vườn– Ma Văn Kháng, Thời xa vắng– Lê Lựu, Tướng về hưu – Nguyễn Huy Thiệp…)

– Nhấn Mạnh ở tính nhân loại. (Cha và con và…- Nguyễn Khải, Nỗi buồn chiến tranh – Bảo Ninh…)

– Còn được khắc hoạ ở phương diện tự nhiên, bản năng…

– Con người được thể hiện ở đời sống tâm linh. (Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường, Thanh minh trời trong sáng của Ma Văn Kháng…)

 

 VH giai đoạn này có hạn chế gì ? Vì sao?

Thao tác 2:

Hướng dẫn HS tổng kết bài học

 

* Tổng kết bài học theo những câu hỏi của GV.

II/ Văn học VN từ sau 1975- hết thế kỉ XX .

1/ Hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hoá VN từ sau 1975:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2/Những chuyển biến và một số thành tựu ban đầu của văn học sau 1975 đến hết thế kỉ XX:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

=>Nhìn chung về văn học sau 1975

– Văn học đã từng bước chuyển sang giai đoạn đổi mới và vận động theo hướng dân chủ hoá,mang tính nhân bản và nhân văn sâu sắc.

– Vh cũng phát triển đa dạng hơn về đề tài, phong phú, mới mẻ hơn về bút pháp,cá tính sáng tạo của nhà văn được phát huy .

– Nét mới của VH giai đoạn này là tính hướng nội, đi vào hành trình tìm kiếm bên trong, quan tâm nhiều hơn đến số phận con người trong những hoàn cảnh phức tạp của đời sống.

– Tuy nhiên VH giai đoạn này cũng có những hạn chế: đó là những biểu hiện quá đà, thiếu lành mạnh hoặc nảy sinh khuynh hướng tiêu cực, nói nhiều tới các mặt trái của xã hội…

III/ Kết luận: ( Ghi nhớ- SGK)

– VHVN từ CM tháng Tám 1945-1975 hình thành và phát triển trong một hoàn cảnh đặc biệt, trải qua 3 chặng, mỗi chặng có những thành tựu riêng, có 3 đăc điểm cơ bản…

– Từ sau 1975, nhất là từ năm 1986, VHVN bước vào thời kì đổi mới, vận động theo hướng dân chủ hoá,mang tính nhân bản, nhân văn sâu sắc; có tính chất hướng nội, quan tâm đến số phận cá nhân trong hoàn cảnh phức tạp của cuộc sống đời thường, có nhiều tìm tòi đổi mới về nghệ thuật.

THCS Hồng Thái

“Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học.” Khuyết Danh
Back to top button