Giữ chữ tín là gì? Giữ chữ tín có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống?
- Chỉ ra và nếu cách sửa lỗi không tách đoạn và lỗi tách đoạn tuỳ tiện trong các trường hợp dưới đây: a. Bài thơ mở đầu bằng một câu thơ ngắn với bốn tiếng | SBT Ngữ Văn 10 chân trời
- Dàn ý Giải thích câu tục ngữ Lời nói gói vàng
- 7.15. Hợp chất (E) là oxide của nguyên tố M có hoá trị VI. Biết (E) có khối lượng phân tử bằng 80 amu và có 60% oxygen. Hãy xác định công thức hoá học của hợp chất (E).
- Cảm nhận của em về bài thơ Rằm tháng Giêng
- Phân tích đoạn trích Nỗi thương mình trong Truyện Kiều – Nguyễn Du
Giữ chữ tín là gì?
Giữ chữ tín là hành vi coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình, biết trọng lời hứa, biết tin tưởng nhau. Người biết giữ chữ tín sẽ nhận được sự tín nhiệm của người khác đối với mình, giúp tập thể đoàn kết và dễ dàng hợp tác với nhau. Muốn giữ được lòng tin của mọi người đối với mình thì mỗi cá nhân cần phải làm tốt chức trách nhiệm giữ đúng lời hứa, thực hiện đúng hẹn trong mối quan hệ xung quanh.
Bạn đang xem: Giữ chữ tín là gì? Giữ chữ tín có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống?
Nguồn gốc của chữ Tín
Tín là một trong những phẩm chất quan trọng trong Nho giáo, có nghĩa là làm đúng theo lời nói và cư xử đáng tin cậy. Trong tiếng Hán, chữ Tín (信) nghĩa là niềm tin, là giữ điều đã từng hẹn ước.
Chữ Tín được kết hợp bởi bộ “Nhân” (イ) và chữ “Ngôn” (言). Ý nghĩa của chữ này là người có đức tín thì lời nói của người ấy sẽ phù hợp với hành vi, nói sao làm vậy, để tạo niềm tin nơi người khác. Trong Ngũ thường gồm có Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín, đức Tín tuy là đứng ở hàng thứ năm nhưng lại rất quan trọng bởi vì nó hỗ trợ cho cả bốn đức trên, bởi nếu không có niềm tin để phấn đấu thì không thể đạt thành tựu được ở lĩnh vực gì.
Người xưa coi trọng tín nghĩa
Có một câu chuyện “Ba nghìn dặm không mất tín”, kể về hai người bạn gặp nhau vào khoảng đầu mùa xuân. Trước khi chia tay, chủ nhà hỏi người bạn của mình rằng, khi nào thì lại đến chơi. Người bạn kia hẹn vào tết Trung thu sẽ tới để hai người cùng ngắm trăng.
Đến tết Trung thu, chủ nhà mang rượu và thức ăn ra hoa viên sau nhà, không ăn không uống mà kiên trì ngồi chờ bạn đến. Đến lúc gần tới canh 3, người bạn kia quả nhiên đi đến, đứng ngoài cửa hoa viên hỏi: “Hiện tại chưa qua canh 3 nên vẫn tính đang là ngày rằm chứ?”.
Chủ nhà trả lời bạn: “Chưa qua, chưa qua, đương nhiên vẫn là rằm tháng tám rồi. Tôi biết rõ ngài nhất định sẽ đến, bởi vì trong trí nhớ của tôi thì ngài chưa thất tín với tôi bao giờ. Xin mời, mau vào cùng tôi uống rượu ngắm trăng”. Chủ nhà nói xong liền chạy lại cổng của hoa viên mời bạn.
Người bạn vội nói: “Xin ngài đừng qua đây! Vì gặp chuyện đặc biệt nên ta không thể gặp ngài đúng hẹn. Ta từng nghe có người nói, con người mà trút bỏ đi thân thể rồi thì chỉ trong tích tắc, nguyên thần có thể đi ngàn dặm đường. Cho nên, vào canh hai ta đã trút bỏ đi thân thể của mình để có thể đi ba nghìn dặm đến đây trước canh ba. Giờ ta đã ở đây rồi, xem ra lời ấy cũng không phải hư truyền. Ta với ngài giờ đã là Âm Dương cách biệt, nhưng dù sao thì ta cũng đã giữ được lời hứa với ngài”.
Người bạn trong câu chuyện này đã đặt chữ tín ở vị trí trọng yếu nhất, thậm chí còn cao hơn cả tính mạng của mình.
Trong cuốn: “Sử ký. Quý bố loan bố liệt truyện” có ghi chép rằng: “Đắc thiên lưỡng hoàng kim, bất như đắc quý bố nhất nặc”. (Tạm dịch: Được trăm cân vàng cũng không bằng một tiếng ừ của Quý Bố). Thời Hán Sở phân tranh, Quý Bố là tùy tướng của Hạng Võ, là một người rất coi trọng chữ tín. Mỗi khi ông đã hứa hẹn với ai điều gì thì không bao giờ ông để thất hứa. Cho nên người đời xem lời hứa của Quý Bố rất có giá trị, ví là quý hơn cả trăm nén vàng vậy. Người đời sau nói: “Lời hứa đáng giá ngàn vàng“, đều có ý chỉ lời hứa có giá trị vô cùng to lớn.
Ngày nay lời hứa không đáng giá một đồng. Ngay cả hợp đồng lập ra cũng có hợp đồng giả, những thứ như công văn giả, văn bằng giả, giấy chứng nhận giả … ở khắp nơi đều có.
Người xưa khi nói thường hay dùng từ “tín nghĩa”, lời một khi đã nói ra thì cả đời sẽ phải thực hiện. Ngày nay, chữ “tín nghĩa” thường được ghi thành “tín dự” (tín tâm và danh dự), chỉ khác nhau một chữ, nhưng ý nghĩa thì đã sai khác ngàn dặm. Đa số từ ấy ngày nay chỉ để thỏa mãn ham muốn cá nhân của mình chứ không hề nói tới đạo nghĩa.
Nhân vật chính trong câu chuyện xưa, vì giữ lời hứa mà sẵn sàng trả giá bằng mạng sống của mình. Lời một khi nói ra thì có trời đất chứng giám, cho nên, đừng vì tùy hứng mà lỡ thất tín với người khác. Chúng ta cần phải noi gương người xưa, coi trọng chữ tín, như thế mới có thể khiến cho xã hội này trở nên tốt đẹp hơn.
“Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín” thực ra có đối ứng mật thiết với thân thể người
Trong tư tưởng “Trung dung” của mình, Khổng Tử có đưa ra sự đối ứng giữ “nhân, nghĩa, lễ, trí, tín” với thân thể con người:
Nhân (nhân từ, nhân ái): thuộc Mộc, đối ứng với lá gan.
Nghĩa (chính nghĩa): thuộc Kim, đối ứng với phổi.
Lễ (lễ phép, lễ độ): thuộc Hỏa, đối ứng với tim và máu.
Trí (trí tuệ, kiến thức): thuộc Thủy, đối ứng với thận.
Tín (tin tưởng, chữ tín): thuộc Thổ, đối ứng tỳ (lá lách) và vị (dạ dày).
Trung y cho rằng: Con người có thể sống trên đời chính là dựa vào: “Tiên thiên chi bản”- Thận (hay cũng nói thận là cái gốc của sự sống) và “Hậu thiên chi bản” – Tì vị. Nói thận là “tiên thiên chi bản” tức là không cách nào có thể dùng thuốc để bồi bổ và chữa trị mà chỉ có thể dùng tiết chế sắc dục, thủ đức tu thân để bảo dưỡng. Cho nên, thận là phải dưỡng chứ chữa trị thì chỉ vô ích. Con người hiện đại tham dục vọng, sống buông thả phóng đãng, dùng thuốc để tu bổ thận là “bỏ gốc lấy ngọn,” “càng tu bổ càng trầm trọng.” Tỳ vị là “hậu thiên chi bản”, tất cả dinh dưỡng cần thiết của toàn thân thể đều là do tỳ vị chuyển hóa lương thực để nuôi dưỡng.
Vì vậy, nếu ở phương diện dục vọng mà con người không tiết chế, háo sắc thì sẽ làm tổn thương đến “tiên thiên chi bản” – Thận. Khi thận (thuộc Thủy) đã thiếu thốn nước thì gan (thuộc Mộc) sẽ chết khô và tất cả tạng phủ trong cơ thể người sẽ bị suy kiệt.
Nếu như con người không giữ được chữ tín thì “hậu thiên chi bản” là tỳ vị tất sẽ bị tổn thương trầm trọng. Nếu như thận và dạ dày đều bị tổn thương thì tính mạng của người này cũng không thể tồn tại lâu được.
Con người nếu không “tín” thì sẽ không có “nghĩa”, nói chi đến lòng biết ơn? Khi ấy, họ sẽ đề phòng lẫn nhau, dẫn đến việc coi nhau như kẻ địch, quan hệ giữa người với người sẽ trở nên căng thẳng. Cho nên nói: “Tín là cầu nối giữa con người với con người, là nền tảng, cơ sở để con người sống chân thành với nhau.“
Từ đó có thể nhìn rộng ra, nếu một quốc gia mà ở đó dâm loạn khắp nơi, loạn luân, không tin tưởng lẫn nhau, vô ơn vô nghĩa, đạo đức suy đồi thì thiên tai ắt sẽ không ngừng xảy đến, trăm dân lầm than. Do đó quốc gia cũng khó có thể giữ vững.
Xem thêm : Peer pressure là gì? Cách vượt qua áp lực đồng trang lứa
Vì vậy, đề cao các giá trị “nhân, nghĩa, lễ, trí, tín” là một cách trực tiếp bảo vệ cho sinh mạng của mỗi người và mỗi một quốc gia!
Biểu hiện của giữ chữ tín
Giữ chữ tín chúng ta hiểu được nhưng được thể hiện qua nhiều hành động kết hợp với nhau. Bởi khi giữ chữ tín thì người thực hiện phải hành động, không hành động, nói hoặc không nói thì chữ tín của bản thân mới được bảo vệ. Sau đây là một số biểu hiện của giữ chữ tín:
- Giữ lời hứa
- Biết giữ lời hứa
- Đúng hẹn
- Hoàn thành nhiệm vụ
- Giữ được lòng tin
- Nói được làm được
- Không nói, ba hoa những gì mình không có khả năng/ không muốn làm
- Tôn trọng những lời mình nói ra
Biểu hiện của giữ chữ tín có thể tồn tại ở những dạng hành vi khác xung quanh chúng ta, các bạn hãy bổ sung thêm cho Hoa Tiêu nhé.
Những câu ca dao, tục ngữ trên thể hiện những hành động giữ chữ tín hoặc không giữ chữ tín. Những hành động không giữ chữ tín thì chúng ta không nên học theo. Bởi chữ tín vô cùng quan trọng, khi người khác tin tường bạn thì bạn sẽ có cơ hội học tập, làm việc lớn mang lại thành tựu lớn. Còn khi họ không tin tưởng bạn, bạn luôn dối trá thì sẽ mất đi cơ hội của bản thân mong muốn dù dốc hết sức mình. Do vậy mọi người nên học hỏi, rèn luyện những phẩm chất tốt đẹp về giữ chứ tín cho bản thân mình.
Hơn nữa việc giữ chữ tín còn là biểu hiện hành động hoặc không hành động của bản thân, nếu chúng ta không làm được việc đó mà nhận lời thì có thế gây ảnh hưởng đến uy tín của mình. Vì thế trong trường hợp này là không hành động là giữ chữ tín.
Cách rèn luyện giữ chữ tín
- Cần làm tốt chức trách và nhiệm vụ của mình, giữ đúng lời hứa, đúng hẹn
- Phân biệt được đâu là hành vi giữa chữ tín và đâu là hành vi không giữ chữ tín.
- Học tập và noi gương những người biết giữ chữ tín
- Thật thà, trung thực và tôn trọng người khác.
- Biết tôn trọng phẩm giá và danh dự của bản thân.
Giữ chữ tín có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống?
Giữ chữ tín trong phong thuỷ
Chữ Tín trong tiếng Việt có nghĩa là sự tin tưởng, luôn thực hiện đúng với những điều mình đã đề ra. Khổng Tử có câu “Người không có chữ Tín, chẳng làm nên việc gì”. Từ đó ta thấy trong văn hoá giao tiếp giữa người với nhau, người “nói mà không làm được” thì dần dà sẽ chẳng nhận được sự tin tưởng của bất cứ một ai nữa.
Trong phong thuỷ, chữ Tín được xem là một từ thể hiện cho danh dự, lời hứa, sự tôn trọng và cả lòng kính nể. Vậy thì giữ chữ tín sẽ nhận được điều gì? Người có chữ Tín luôn được yêu quý và lời nói của họ sẽ có trọng lượng hơn rất nhiều so với những người chỉ biết đem danh dự của mình ra để nói phét, làm trái lại với lời nói của mình.
Nếu một người không có chữ Tín, theo thời gian cũng sẽ dần bị mọi người cô lập và xa lánh. Ngoài ra người không giữ lời hứa, không coi trọng chữ Tín và đem danh dự của bản thân, thậm chí cả gia đình ra chỉ để lừa gạt người khác, nói được mà không làm được thì chính là một hình thức tạo nghiệp, có tội với lương tâm của chính mình.
Giữ chữ tín trong công việc
Chữ tín có nghĩa là lòng tin. Mà để có được lòng tin từ phía người khác là một điều vô cùng khó, đòi hỏi chúng ta phải dành nhiều thời gian. Người ta thường hay nói “một lần bất tín, vạn lần bất tin”, nếu con người không có chữ Tín trong công việc thì đến một lúc sẽ không còn ai muốn làm việc với mình cả.
Để có được lòng tin của đối tác trong công việc, bắt buộc bạn phải thực hiện đúng với những gì mình đề ra, ví dụ như hoàn thành công việc đúng thời hạn, đảm bảo về chất lượng công việc hoàn thành… Nếu kiên trì thực hiện đúng như vậy, dần dần bạn cũng sẽ có được thiện cảm từ phía đối tác.
Giữ chữ tín trong kinh doanh
Chữ tín trong kinh doanh có nghĩa là uy tín và trách nhiệm, thước đo chuẩn mực để cùng nhau phát triển và hợp tác lâu dài. Ngoài ra chữ Tín ở đây còn được xem là sự cam kết về chất lượng sản phẩm đúng với những gì mà mình đã nói với khách hàng.
Ngày nay, chữ Tín trong kinh doanh đã không còn được quá nhiều người quan tâm. Chẳng hạn như có các công ty vì lợi nhuận trước mắt mà đánh đổi lòng tin của phía đối tác và người mua hàng, đưa ra những sản phẩm có chất lượng không đúng với những gì mà mình đã cam kết. Những hành vi đó sẽ gây mất lòng tin và dần dần theo thời gian sẽ bị bài trừ khỏi thị trường.
Một số câu danh ngôn về giữ chữ tín
– Giành được lòng tin rất khó mà hủy diệt nó thì dễ lắm, quan trọng không phải là dối gạt chuyện lớn hay nhỏ mà chính việc dối gạt đó đã là vấn đề. (Từng thề ước – Đồng Hoa)
– Những người chậm chạp khi đưa ra một lời hứa là những người trung thành với việc thực hiện nó nhất.
Those that are most slow making a promise are the most faithful in the performance. (Jean Jacques Rousseau)
– Đừng bao giờ hứa điều gì nhiều hơn bạn có thể thực hiện.
Don’t promise more than that you can perform. (Publilius Syrus)
– Người ta hỏi tôi tại sao lại trở nên khó tin người đến vậy. Tôi hỏi họ tại sao nhiều người lại khó giữ lời hứa đến vậy. (Khuyết danh)
– Trên đời, có hai dạng người thường bội tín: một là kẻ đang có uy thế tuyệt đối, hai là kẻ đã đến bước cùng quẫn. (Ngạn ngữ phương Đông)
Câu ca dao, tục ngữ về giữ chữ tín
Sau đây là những câu ca dao, tục ngữ ghi nhận về giữ chữ tín, phê phán những hành vi đi ngược lại với giữ chữ tín
Câu tục ngữ về giữ chữ tín
1. Bảy lần từ chối còn hơn một lần thất hứa:
Ý nghĩa: Thà từ chối không làm, còn hơn là hứa mà không làm, bởi vì như vậy sẽ khiến người khác mất lòng tin ở bạn.
2. Chữ tín còn quý hơn vàng:
Ý nghĩa: Khẳng định giá trị của chữ tín đối với con người (có vàng cũng không mua được).
3.Hứa hươu, hứa vượn:
Ý nghĩa: Hứa rất nhiều nhưng không thực hiện được lời hứa nào cả
4. Lời nói gió bay
Ý nghĩa của câu tục ngữ này có hai nghĩa, một là một lời nói ra thì có thể truyền đi rất xa và rất nhanh, ý chỉ sự lan nhanh của một vấn đề được nhiều người quan tâm. Hai là ý chỉ lời hứa, lời nói của một người nói ra là bị gió đưa đi mất, ý nghĩa này chỉ những người thất hứa nói ra mà không làm như đúng lời nói của mình.
5. Lời nói như đinh đóng cột:
Ý nghĩa: Lời nói dứt khoát, rõ ràng, đã nói là phải làm.
6. Một lần bất tín, vạn lần bất tin
Ý nghĩa : Nếu đã thất hứa một lần rồi thì sau này sẽ không còn ai tin bạn nữa.
7.Nói một đằng, làm một nẻo
Ý nghĩa : Lời nói và hành động không thống nhất với nhau.
8. Treo đầu dê, bán thịt chó
Ý nghĩa : Làm ăn lừa bịp, gian trá, trưng bày cái tốt đẹp bên ngoài để che đậy cái xấu xa ở bên trong.
Ca dao về giữ chữ tín
1. Người sao một hẹn thì nên
Người sao chín hẹn thì quên cả mười
Ý nghĩa: Nói về hai kiểu người khác nhau về chữ tín. Một kiểu người thì luôn quan tâm đến cuộc hẹn với người khác, không bao giờ trễ, sai hay quên cuộc hẹn đó. Còn một kiểu người thì chẳng bao giờ nhớ những cuộc hẹn, lời hứa của mình.
2. Nói lời phải giữ lấy lời
Đừng như con bướm đậu rồi lại bay
Ý nghĩa: Câu ca dao căn dặn người đời rằng cẩn trọng trong lời nói, những lời nói ra phải luôn nhớ và làm theo không được như những chú bướm đậu rồi lại bay đi mất, không được quên lời nói của mình.
3. Hay gì lừa đảo kiếm lời
Cả nhà ăn uống, tội trời riêng mang.
Ý nghĩa: Đây là chỉ những hành động trong kinh doanh, buôn bán không trung thực. Họ lừa những người mua của mình bằng cách gian dối trong chất lượng, trong cân đong,… để kiếm được lời cao về bản thân. Đây là những người không coi trọng chữ tín.
********************
Đăng bởi: thcs Hồng Thái
Chuyên mục: Tổng hợp
Bản quyền bài viết thuộc Trường THCS Hồng Thái Hải Phòng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường thcs Hồng Thái (thcshongthaiad.edu.vn)
Nguồn: https://thcshongthaiad.edu.vn
Danh mục: Tra Cứu