Phân tích đoạn mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập của Chủ Tịch Hồ Chí Minh
- Giải SBT bài 10: Bảng nhân 7 | SBT toán 3 Cánh diều tập 1
- Đoạn văn tiếng Anh về thảm họa thiên nhiên (3 Mẫu)
- Viết đoạn văn về ô nhiễm tiếng ồn bằng tiếng Anh (2 Mẫu)
- 99+ Hình nền điện thoại 3d siêu đẹp full hd miễn phí
- 3. Ghi lại những quy định của cộng đồng em đã tìm hiểu được và chia sẻ với bạn em đã thực hiện những quy định này ở mức độ nào. | SBT hoạt động trải nghiệm 10 kết nối
Đề bài: Phân tích đoạn mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập của Chủ Tịch Hồ Chí Minh
Bạn đang xem: Phân tích đoạn mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập của Chủ Tịch Hồ Chí Minh
Phân tích đoạn mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập của chủ tịch Hồ Chí Minh
Bạn đang xem: Phân tích đoạn mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập của Chủ Tịch Hồ Chí Minh
I. Dàn ý Phân tích đoạn mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập của chủ tịch Hồ Chí Minh
1. Mở bài
Giới thiệu khái quát tác phẩm “Tuyên ngôn độc lập” của Chủ tịch Hồ Chí Minh và phần mở đầu.
Xem thêm : Giải SBT bài 1: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ | SBT Địa lí 10
2. Thân bài
a. Giá trị nội dung của phần mở đầu bản tuyên ngôn
– Phần mở đầu nêu nguyên lí chung của bản tuyên ngôn.
– Tác giả đã trích dẫn hai bản Tuyên ngôn: Tuyên ngôn Độc lập của Mĩ năm 1776 và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp năm 1791 nhằm:
+ Khẳng định các quyền lợi cơ bản của con người: Quyền sống, quyền bình đẳng và quyền mưu cầu hạnh phúc.
+ Nhắc nhở những hành động của bọn đế quốc, thực dân đang đi ngược lại và làm trái với những điều mà đất nước họ từng dõng dạc tuyên bố…(Còn tiếp)
>> Xem chi tiết Dàn ý Phân tích đoạn mở đầu bản Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh.
II. Bài văn mẫu Phân tích đoạn mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập của chủ tịch Hồ Chí Minh (Chuẩn)
Xuyên suốt nền văn học Việt Nam, có những văn kiện ra đời nhằm phục vụ mục đích chính trị, quân sự, nhưng đồng thời cũng trở thành những tác phẩm văn học mẫu mực xứng tầm kiệt tác. “Tuyên ngôn độc lập” ra đời vào năm 1945 là một trong những tác phẩm thể hiện rõ điều này. Bằng ngòi bút sắc bén, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kiến tạo nên một áng văn chính luận mẫu mực. Điều này đã được thể hiện rõ ngay từ phần mở đầu của tác phẩm.
Trong phần đầu tiên của tác phẩm, tác giả đã nêu lên nguyên lí chung của bản tuyên ngôn thông qua việc trích dẫn hai bản Tuyên ngôn: Tuyên ngôn Độc lập của Mĩ năm 1776 và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp năm 1791 với nội dung chính là khẳng định các quyền lợi cơ bản của con người. Đó là quyền sống, quyền bình đẳng và quyền mưu cầu hạnh phúc: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”, “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”. Hai bản tuyên ngôn mà Người trích dẫn không chỉ đóng vai trò là dẫn chứng của áng văn chính luận mà còn thể hiện rõ dụng ý nghệ thuật đầy sâu sắc. Đặt vào hoàn cảnh lịch sử cấp bách của nước ta thời bấy giờ, khi mà nền độc lập vừa giành được sau cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 đang bị đe dọa bởi các thế lực đế quốc thực dân: quân đội Quốc dân đảng Trung Quốc, đằng sau là đế quốc Mĩ tiến vào từ phía Bắc và quân đội Anh, sau lưng là quân viễn chinh của Pháp tiến vào từ miền Nam với âm mưu xâm chiếm lại nước ta một lần nữa. Như vậy, trước hành động của đối phương, tác giả đã khéo léo trích dẫn hai bản tuyên ngôn để tạo nên chiến thuật “Gậy ông đập lưng ông” ngay trên trang giấy nhằm nhắc nhở những hành động của bọn đế quốc, thực dân đang đi ngược lại và làm trái với những điều mà đất nước họ từng dõng dạc tuyên bố. Đồng thời, điều này còn thể hiện rõ tác giả đang ngầm đặt cuộc cách mạng của nước ta ngang hàng với hai cuộc cách mạng của Pháp và Mĩ.
Điều đặc biệt của bản tuyên ngôn là từ việc trích dẫn về quyền con người để làm dẫn chứng, tác giả đã nâng tầm và mở rộng thành quyền dân tộc, tạo nên một lí lẽ hết sức thuyết phục và sắc bén. Suy luận này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các nước thuộc địa và thường xuyên phải đấu tranh chống lại gót giày xâm lược như nước ta, bởi con người chỉ được hưởng tự do, bình đẳng khi dân tộc giành được độc lập. Mối quan hệ giữa quốc gia dân tộc và con người đã được tác giả khẳng định thông qua một tư tưởng độc đáo và mang tính nhân văn vô cùng sâu sắc.
Với nội dung là nêu nguyên lí chung, phần mở đầu của tác phẩm đã thể hiện rõ tài năng của tác giả trên địa hạt văn chương. Việc trích dẫn hai bản tuyên ngôn đã tạo nên một dẫn chứng xác thực góp phần củng cố lí lẽ, luận điểm đanh thép của tác phẩm.Tất cả đã tạo nên một lập luận chặt chẽ và giàu sức thuyết phục, vừa khôn khéo vừa kiên quyết để tạo nên nền tảng pháp lí vững vàng để tác giả tố cáo tội ác của bọn thực dân.
Như vậy, thông qua nguyên lí chung được thể hiện ở phần mở đầu, chúng ta có thể thấy được tài năng của tác giả Hồ Chí Minh khi tạo lập một văn kiện chính trị – lịch sử, một áng văn chính luận mẫu mực. Thông qua việc trích dẫn hai bản tuyên ngôn của Pháp và Mỹ, phần mở đầu đã trở thành một nền tảng vững chắc cho những luận điểm mà tác giả triển khai ở những phần còn lại, đồng thời khẳng định giá trị tư tưởng và giá trị nghệ thuật của bản “Tuyên ngôn độc lập” bất hủ.
——————-HẾT———————
Tuyên ngôn độc lập là áng văn chính luận xuất sắc của chủ tịch Hồ Chí Minh, tác phẩm không chỉ là một thành tựu trong lĩnh vực văn chương mà còn có ý nghĩa lịch sử to lớn. Bên cạnh Phân tích đoạn mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập của Chủ Tịch Hồ Chí Minh, các em có thể tham khảo thêm những bài văn hay lớp 12 khác như: Phân tích cơ sở thực tế bản tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh, Phân tích nghệ thuật lập luận trong văn bản Tuyên ngôn độc lập, Cảm nghĩ về tác phẩm Tuyên ngôn độc lập của chủ tịch Hồ Chí Minh, Phân tích Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh, Giá trị lịch sử và nhân văn của Tuyên ngôn Độc lập.
Đăng bởi: thcs Hồng Thái
Chuyên mục: Giáo Dục
Bản quyền bài viết thuộc Trường THCS Hồng Thái Hải Phòng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường thcs Hồng Thái (thcshongthaiad.edu.vn)
Nguồn: https://thcshongthaiad.edu.vn
Danh mục: Tra Cứu