Phân tích khổ thơ đầu tiên trong bài thơ Sang thu
- Phân tích bài thơ Tức cảnh Pác Bó của Hồ Chí Minh lớp 8 hay nhất (25 Mẫu)
- Ý nghĩa và cách đặt tên đệm hay cho tên Khôi 2021 hợp phong thủy
- 2 Bộ đề đọc hiểu về Điều kỳ diệu của thái độ sống hay nhất
- Giải SBT bài 11: Khái niệm, đặc điểm và vai trò của pháp luật | SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10
- 5 bộ sách giáo khoa lớp 1 năm học 2021 – 2022 theo chương trình mới
Đề bài: Phân tích khổ thơ đầu tiên trong bài thơ Sang thu của Hữu Thinh
Bạn đang xem: Phân tích khổ thơ đầu tiên trong bài thơ Sang thu
Bài văn mẫu Phân tích khổ thơ đầu tiên trong bài thơ Sang thu
Bạn đang xem: Phân tích khổ thơ đầu tiên trong bài thơ Sang thu
Bài làm:
Trong dòng thơ ca cách mạng Việt Nam, Hữu Thỉnh là một tiếng thơ khá độc đáo. Ông sinh ra ở vùng quê Vĩnh Phúc, gia nhập quân đội năm 1963 rồi trở thành một cán bộ văn hóa, tuyên huấn trong quân đội. Sáng tác của ông phần nhiều viết về cuộc sống nông thôn, về mùa thu quê hương. Trong đó, bài thơ Sang thu được ông viết vào năm 1977, in trong tập thơ “Từ chiến hào đến thành phố”. Bài thơ đã diễn tả thật tinh tế sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu, từ đó, bộc lộ trái tim yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước sâu đậm của tác giả. Khổ đầu bài thơ mở ra một không gian bình dị mà huyền ảo của buổi giao mùa:
“Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về…”
Khổ thơ đầu tiên này nằm trong chỉnh thể bài thơ làm theo thể thơ 5 chữ, gồm ba khổ thơ ngắn gọn, như ba bức tranh chọn lọc về khoảnh khắc sang thu. Trong đó, bức tranh đầu tiên là những xao xuyến rung động tinh khôi nhất của lòng người trước những vẻ đẹp thiên nhiên giao mùa.
“Bỗng nhận ra hương ổi”- Câu thơ như một lời thốt lên đầy cảm xúc và bất ngờ của người nghệ sĩ trước một phát hiện mà ông cảm thấy vô cùng thú vị.Phát hiện đó được cảm nhận bằng khứu giác. Đó là một mùi hương thoảng trong không gian, “hương ổi”! Tuổi thơ của tác giả hẳn gắn liền với mùi hương ngọt ngào này. Khi thu đến cũng là mùa ổi chín, trên khắp những khu vườn ổi của quê hương Vĩnh Phúc, quả bắt đầu chín ngọt ngào, hương bay lan tỏa khiến lòng người rộn ràng hơn. Viết về mùa thu thì có nhiều tác phẩm thơ khác nhau, với những cảm nhận khác nhau, và với Hữu Thỉnh, ông đem vào thơ mình những điều rất thật, rất đẹp của quê hương. Trong nốt nhạc mở đầu của bài ca Sang thu này, từ “bỗng” cũng đóng một vai trò quan trọng. Từ này mở đầu câu thơ, cũng là từ thể hiện sự đột ngột, như reo vui, như chào đón hương ổi thân thương đang trở lại cùng nàng thu… Chỉ với câu thơ ngắn gọn, thi nhân đã đem đến một không gian bâng khuâng thơm ngát và những cảm xúc xao xuyến nao nức đầu tiên.
Bút pháp thơ tài hoa của Hữu Thình trong khổ thơ đầu còn được bộc lộ trong cách dùng từ của ông: “Phả vào trong gió se”. Động từ phảxuất hiện để tả mùi hương ổi chín đang chiếm lấy không gian.Phảcó nghĩa là nồng nàn, là đậm đà khi mùi hương đặc trưng của mùa thu ùa đến. Qua động từ này, người đọc cảm nhận được một cách rõ nét hương ổi.Đặc biệt khi nó quấn quýt với ngọn “gió se”. Đến đây thì phong cảnh thiên nhiên lại được chuyển qua cảm nhận bằng một giác quan khác, là xúc giác: khí trời mát mẻ, ngọn gió heo may đem cái se sắt từ đâu về đây. Thời tiết dịu đi sẽ khiến tâm hồn con người lắng đọng mà thưởng thức hương thu. Và ta như thầm hỏi rằng: hương ổi đem ngọn gió se lạnh về, hay là gió thu giục ổi mau chin thơm trên cành. Hữu Thỉnh đã vừa đặc tả được hương thơm, vừa gợi ra biến chuyển thời tiết, đó là tính đa nghĩa và biểu cảm trong thơ ông, một nhà thơ rất thành công khi viết về những nét đẹp làng quê.
Nói đến thu sang, thì dấu hiệu của đất trời còn ở những làn sương nhẹ nhàng:
Sương chùng chình qua ngõ.
Mỗi buổi sáng sớm, hay khi chiều buông, phong cảnh xóm làng đột nhiên trở nên mờ ảo, bời đó là lúc sương mù bao phủ, giăng mắc trên những khu vườn, những hàng rào, cánh đồng hay dòng sông, tạo nên vẻ đẹp huyền diệu tuyệt vời, lay động lòng người với bao suy tư, xúc cảm. Từ láy “chùng chình” ít khi thấy xuất hiện trong thơ để tả cảnh vật. Thì ở đây nhà thơ đã đặt nó vào ngữ cảnh câu thơ tả thu sang, để nhân hóa màn sương kia. Sương như ngập ngừng, chậm rãi, nửa muốn đến, nửa không, giống như những bước chân đầu tiên của nàng thu ngập ngừng, e thẹn. Thử liên hệ trong thơ ca Việt Nam, khoảnh khắc giao mùa từ hạ sang thu cũng từng được nhiều nhà thơ miêu tả. Trong đó, nhà thơ Xuân Diệu cũng từng viết:
Thỉnh thoảng nàng trăng tự ngẩn ngơ
Non xa khởi sự nhạt sương mờ…
(Đây mùa thu tới)
Hai nhà thơ gặp nhau trong cảm xúc thu, với áng sương mờ bắt đầu giăng phủ lên cảnh vật, khiến tâm hồn thi sĩ tràn đầy những ưu tư man mác. Bởi mùa thu vốn là mùa của thơ ca, mùa của nhớ nhung và hoài cảm. Và bức tranh thu đẹp từng khoảnh khắc trong những nét bút của người nghệ sĩ yêu thiên nhiên.
Thế đấy, với hương ổi, với gió se, với sương mờ… nhà thơ đã khắc họa những biến chuyển tinh tế nhất của bức tranh thiên nhiên trong thời khắc chuyển mùa. Và trong niềm xao xuyến, ông lại hạ xuống một câu hỏi tu từ như đoán định:
Hình như thu đã về…
Xem thêm : Khí không có chức năng gì? Những đặc điểm nào phù hợp với chức năng đó?
Đã gọi là câu hỏi tu từ thi chẳng cần câu trả lời, bởi bản thân câu hỏi đã là lời khẳng định, là tiếng trả lời.Sự tinh tế của Hữu Thỉnh thể hiện trong cách dùng từ “Hình như”, bởi vì thu chưa hẳn đã đến đâu. Đây chỉ là những dấu hiệu đầu tiên. Mùa hạ vẫn đang hiện diện, nhưng dấu chân mùa thu thì dần rõ nét. Nhấn mạnh cái ý chuyển mùa này, nhà thơ giúp cho người đọc hiểu sâu thêm ý thơ vốn rất đẹp của ông.
Bài thơ Sang thu nói chung và khổ thơ đầu nói riêng đã dùng thể thơ năm chữ với một lối viết rất hàm súc và chọn lọc kỹ đến từng từ ngữ. Hình ảnh thơ vô cùng bình dị nhưng lại mang một vẻ đẹp rung động lòng người. Bức tranh phong cảnh đã được nhà thơ vẽ lên bằng một nghệ thuật ngôn từ điêu luyện, để từ đó, chúng ta thêm yêu mến cảnh sắc quê hương khi mùa thu sắp về.
Khổ thơ đầu của bài thơ Sang thu vốn là một khúc nhạc dạo đầu cho cả một bản tình ca mùa thu. Khúc dạo đầu ấy thật ngắn gọn nhưng thật độc đáo: Hữu Thỉnh đã đi từ sự chuyển biến của đất trời báo hiệu thu sang, mà bộc lộ sự ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng trong khoảnh khắc giao mùa. Sự tinh tế trong cảm nhận và sự nồng nàn trong tình yêu thiên nhiên không chỉ bộc lộ trong khổ thơ đầu, mà nó cũng là màu sắc chủ đạo của cả bài Sang thu tuyệt hay này.
——————-HẾT——————-
Bài thơ Sang thu là tác phẩm nổi bật trong ngữ văn lớp 9, ngoài bài làm văn Phân tích khổ thơ đầu tiên trong bài thơ Sang thu, học sinh và giáo viên cũng có thể tham khảo thêm những bài văn mẫu khác như Phân tích bài thơ Sang thu, Nét đẹp chuyển thu trong bài thơ Sang thu, Cảm nhận khổ thơ cuối bài Sang thu, Cảm nhận của em về bức tranh thu trong bài thơ Sang thu, Suy nghĩ của em về bài thơ Sang thu, hay cả các phần Soạn bài Sang thu, soạn Văn lớp 9 các bạn cùng tìm hiểu nhé.
Đăng bởi: thcs Hồng Thái
Chuyên mục: Giáo Dục
Bản quyền bài viết thuộc Trường THCS Hồng Thái Hải Phòng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường thcs Hồng Thái (thcshongthaiad.edu.vn)
Nguồn: https://thcshongthaiad.edu.vn
Danh mục: Tra Cứu