Phân tích vẻ đẹp nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương
- Quang Trung Nguyễn Huệ là gì của nhau? Quang Trung Nguyễn Huệ có quan hệ gì?
- Cảm nhận quá trình thức tỉnh của nhân vật Mị liên hệ với Chí Phèo
- Vật lý 10 bài 1: Chất điểm là gì? Cách xác định vị trí của vật trong không gian và thời gian trong chuyển động
- Tổng hợp những Code Shinobi Life 2 mới nhất và hướng dẫn các bước nhập mã Code đơn giản
- Tả cảnh một buổi sáng mùa xuân lớp 6 hay nhất
Đề bài: Phân tích vẻ đẹp nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương
Bạn đang xem: Phân tích vẻ đẹp nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương
Phân tích vẻ đẹp nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương
Xem thêm: Nhập vai nhân vật Vũ Nương kể lại câu chuyện người con gái Nam Xương
I. Dàn ý Phân tích vẻ đẹp nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương (Chuẩn)
1. Mở bài:
Giới thiệu về tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương và nhân vật Vũ Nương.
2. Thân bài:
– Vũ Nương là người con gái thuỳ mị, nết na tư dung tốt đẹp.
– Vũ Nương là một người vợ thuỷ chung:
+ Tiễn chồng đi lính, nàng không mong chồng được “đeo ấn phong hầu” mà chỉ mong chồng trở về bình yên vô sự.
+ Một lòng thủy chung, chờ chồng suốt 3 năm.
– Hiếu thảo với mẹ chồng:
+ Ba năm chồng đi lính là ba năm Vũ Nương vất vả ngược xuôi lo cho mẹ già, con dại.
+ Chăm sóc chu đáo, hết lòng chạy chữa thuốc thang, lễ bái thần phật khi mẹ chồng ốm.
+ Lo toan chu toàn “việc ma chay tế lễ” như “đối với cha mẹ đẻ mình” khi mẹ chồng qua đời.
– Là một người mẹ yêu thương con:
+ Một mình sinh con, chăm lo cho con khi chồng vắng nhà.
+ Chỉ vào cái bóng của mình và nói đó là cha bé Đản → Để con không buồn tủi và cảm thấy thiếu vắng tình cảm của cha.
– Sống tình nghĩa, trọng danh dự:
+ Hết lời thanh minh để hóa giải hiểu lầm của Trương Sinh.
+ Dùng cái chết để chứng minh tấm lòng trong sạch.
+ Sau khi được lập đàn giải oan, Vũ Nương trở về nhưng chỉ “ngồi trên kiệu hoa đứng giữa dòng” mà cảm tạ Trương Sinh rồi biến mất.
Xem thêm : Đoạn văn tiếng Anh viết về một thành phố mà em thích (26 mẫu)
3. Kết bài:
Khẳng đẹp vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương và giá trị của tác phẩm.
II. Bài văn mẫu Phân tích vẻ đẹp nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương (Chuẩn)
Chuyện người con gái Nam Xương là một trong hai mươi câu chuyện trong “Truyền kì mạn lục” của nhà văn Nguyễn Dữ. Câu chuyện kể về cuộc đời và số phận người Vũ Nương, người con gái đẹp người đẹp nết nhưng lại có số phận trớ trêu, ngang trái. Truyện đã tái hiện thành công vẻ đẹp của Vũ Nương hay cũng chính là vẻ đẹp của những người phụ nữ trong xã hội xưa.
Vũ Nương, nàng tên thật là Vũ Thị Thiết, là người con gái “quê ở Nam Xương”. Đó là lời giới thiệu ngắn gọn mà tác giả dành cho người con gái đó. Nguyễn Dữ không tập trung miêu tả vẻ đẹp của Vũ Nương, thế nhưng chỉ qua vài dòng ngắn ngủi của tác giả, ta cũng thấy được vẻ đẹp đó của nàng: “tính đã thuỳ mị nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp”. Chính vì điều đó mà chồng nàng – Trương Sinh đã đem lòng yêu mến người con gái tài sắc vẹn toàn ấy mà “xin với mẹ đem trăm lạng vàng cưới về”. Biết chồng mình “có tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức” nên trong thời gian chung sống, Vũ Nương luôn giữ trọn đạo làm vợ của mình. Nàng luôn “giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hoà”. Chữ “dung” chữ “hạnh” trong đạo nghĩa đánh giá người phụ nữ xưa, nàng đã vẹn tròn.
Không chỉ là một người con gái thuỳ mị, nết na, xinh đẹp, Vũ Nương còn là một người vợ thuỷ chung vô cùng. Nàng lấy chồng chưa được bao lâu thì chồng nàng đã bị “bắt lính đi đánh giặc Chiêm”. Khi tiễn chồng ra trận, nàng đã “rót chén rượu đầy tiễn chồng” mà thốt lên những lời vàng ngọc rằng “Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên”. Là một người vợ, ai chẳng mong chồng mình được làm quan, được “đeo ấn phong hầu”, “được mặc áo gấm”, vậy mà Vũ Nương lại khác, ước mong của nàng chỉ là sự bình yên trở về của người chồng. Ba năm Trương Sinh đi lính là ba năm Vũ Nương chăm sóc mẹ già, chăm lo cho con nhỏ, một lòng đợi chồng.
Vũ Nương còn là một người con dâu hết lòng hiếu thảo với mẹ chồng. Ba năm Trương Sinh xa nhà cũng là thời gian mà Vũ Nương phải gánh vác mọi chuyện lớn nhỏ trong gia đình. Trong ba năm đó, nàng vừa sinh con, nuôi dạy con vừa hết lòng chăm sóc, hiếu kính với mẹ chồng. Khi mẹ chồng đổ bệnh, nàng đã hết mực chăm sóc, không chỉ “thuốc thang lễ bái thần phật” mà còn luôn “lấy lời ngọt ngào khôn khéo mà khuyên lơn” mẹ chồng. Tấm lòng của Vũ Nương cũng được mẹ chồng ghi nhận: “Sau này, trời xét lòng lành, ban cho phúc đức, giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con đã chẳng phụ mẹ”.
Không chỉ thuỷ chung, son sắt, hiếu thảo, Vũ Nương còn là một người mẹ yêu thương con mình hết mực. Lúc Trương Sinh đi lính cũng là khi Vũ Nương “đương mang thai”, “đầy tuần” sau thì nàng sinh ra một bé trai, đặt tên là Đản. Nàng yêu thương con trai vô cùng, lo sợ con trai thiếu vắng tình thương của cha, mỗi tối Vũ Nương thường “trỏ bóng mình” trên vách nhà mà “bảo là cha Đản” để con trai luôn cảm nhận được có cha ở bên chăm sóc, yêu thương. Thế nhưng, trớ trêu thay, hành động thể hiện tình yêu thương của Vũ Nương qua nhận thức non nớt của con trẻ và sự đa nghi của người chồng đã gây ra bi kịch cho cuộc đời nàng.
Vũ Nương là một phụ nữ vô cùng coi trọng danh dự, nhân phẩm của mình và là một người phụ nữ sống vô cùng tình nghĩa. Ba năm Trương Sinh vắng nhà là ba năm Vũ Nương một mình coi sóc gia đình, lo lắng hết thảy mọi việc. Vậy mà chồng của nàng, khi đi lính trở về, chỉ vì một lời nói con trẻ không rõ ràng đương tâm nghi oan cho nàng là “thất tiết”, mắng nhiếc, “đánh đuổi nàng đi”. Với một người phụ nữ trong xã hội xưa, “thất tiết” là một tội trạng tày trời, bởi nó đã vi phạm vào đạo nghĩa “công dung ngôn hạnh, tam tòng tứ đức” của một người phụ nữ. Vậy mà Vũ Nương lại bị chính chồng mình nghi oan cho tội danh “thất tiết”, còn gì đau đớn bằng, tủi nhục bằng? Nàng đã dùng những lời lẽ khôn khéo hết mực để minh oan cho bản thân “Thiếp vốn con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu. Sum họp chưa thỏa tình chăn gối, chia phôi vì động việc binh đao. Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn đã từng nguội lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót. Đâu có sự mất nết hư thân như lời chàng nói”. Thế nhưng những lễ giáo trong một xã hội “trọng nam khinh nữ”, khi mà lời nói của người phụ nữ không có chút trọng lượng thì những lời của nàng nói ra cũng chỉ là giọt nước nhỏ bé rơi vào đại dương đang dậy sóng. Trương Sinh không những không tin lời nàng mà còn đánh đập, buông lời mắng nhiếc nghiệt ngã. Để chứng minh tấm lòng trong sạch của mình, Vũ Nương đã gieo mình xuống sông Hoàng Giang mà tự vẫn.
Xem thêm : Công thức tính thể tích hình chóp(khối chóp) Đầy Đủ & Chính Xác nhất
Khi nàng trầm mình xuống Hoàng Giang, Đức Linh Phi đã thương tình mà cứu sống và để nàng sống ở chốn “cung mây cõi nước”. Chính vì thế, nàng “cảm tạ” chân thành ơn cứu mạng ấy và “thề sống chết không bỏ” nơi chốn này. Sau khi được lập đàn giải oan, Vũ Nương trở về nhưng chỉ “ngồi trên kiệu hoa đứng giữa dòng” mà cảm tạ Trương Sinh rồi biến mất, trở về chốn Thủy cung.
Có thể nói, Vũ Nương là hiện thân đại diện cho những người phụ nữ trong xã hội cũ. Họ mang trong mình những phẩm chất, những vẻ đẹp cao quý như hiếu thảo, thuỷ chung, yêu thương chồng con, … thế nhưng cuộc sống của họ lại là tấn bi kịch đau đớn. Tấn bi kịch đó xảy ra là do tư tưởng “trọng nam khinh nữ” và những định kiến nghiệt ngã của xã hội phong kiến. Thông qua Chuyện người con gái Nam Xương, Nguyễn Dữ muốn gửi gắm đến chúng ta niềm thương cảm sâu sắc dành cho số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến cũng là sự trân trọng, ngợi ca những vẻ đẹp cao quý của họ.
—————HẾT————–
Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ đã tái hiện phần nào số phận đau khổ, bi kịch của những người phụ nữ trong xã hội xưa. Cùng tham khảo các bài viết khác như: Cảm nhận về bi kịch của nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương, Phân tích nhân vật Trương Sinh trong Chuyện người con gái Nam Xương, Thuyết minh về tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương, Suy nghĩ về cái chết của nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương để hiểu rõ hơn về số phận và cuộc đời của những người phụ nữ đó nhé!
Đăng bởi: thcs Hồng Thái
Chuyên mục: Giáo Dục
Bản quyền bài viết thuộc Trường THCS Hồng Thái Hải Phòng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường thcs Hồng Thái (thcshongthaiad.edu.vn)
Nguồn: https://thcshongthaiad.edu.vn
Danh mục: Tra Cứu