Sinh trưởng ở động vật là | SBT Khoa học tự nhiên 7 cánh diều
- Điền từ ngữ phù hợp vào chỗ trống để tạo thành câu có hình ảnh so sánh: | SBT Tiếng Việt 3 Chân trời sáng tạo
- Giải toán lớp 6 bài 5: Tia trong hình học là gì?
- Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam
- Tô Mang là ai? Sự việc Tô Mang nghỉ việc gây xôn xao dư luận
- Tích vô hướng của hai vectơ: lý thuyết và bài các dạng bài tập thường gặp
31.1 Sinh trưởng ở động vật là
Bạn đang xem: Sinh trưởng ở động vật là | SBT Khoa học tự nhiên 7 cánh diều
A. sự gia tăng về kích thước cơ thể động vật theo thời gian.
B. sự gia tăng về khối lượng cơ thể động vật theo thời gian.
C. sự gia tăng kích thước và khối lượng cơ thể động vật theo thời gian.
D. Sự biến đổi hình thái của cơ thể động vật theo thời gian.
31.2 Các giai đoạn phát triển tuần tự sâu bướm là
A. trứng → nhộng — sâu bướm.
B. nhộng → trứng → sâu bướm.
C. trứng → sâu — nhộng → bướm.
D. bướm nhộng – sâu — → trứng.
31.3 Nhận định nào sau đây về sinh trưởng và phát triển ở động vật sai?
A. Sinh trưởng của cơ thể động vật là quá trình tăng kích thước của cơ thể do tăng số lượng và kích thước của tế bào.
B. Quá trình biến thái của châu chấu diễn ra trong giai đoạn hậu phôi.
C. Cào cào, muỗi thuộc kiểu phát triển không qua biến thái.
D. Quá trình phát triển của động vật chia thành hai giai đoạn: giai đoạn phôi và giai đoạn hậu phôi.
31.4 Trình bày hai giai đoạn sinh trưởng và phát triển ở động vật (giai đoạn phôi 31.4 và giai đoạn hậu phôi).
Xem thêm : Tả em trai yêu quý của em lớp 5
31.5 Vẽ chu trình sinh trưởng và phát triển của vịt, lợn và ếch. Nêu điểm giống nhau và điểm khác nhau của các chu trình này.
31.6 Quan sát chu trình sinh trưởng và phát triển của loài muỗi ở hình 31 và hoàn thành bảng sau:
Giai đoạn sinh trưởng phát triển |
đặc điểm hình thái |
|
|
|
|
31.7 Tại sao sâu bướm phá hoại cây cối, mùa màng rất nặng nề, trong khi đó bướm trưởng thành thường không gây hại cho cây trồng?
31.8 Để cải thiện chất lượng dân số Việt Nam, chúng ta cần làm gì?
31.3 Để tăng tuổi thọ, con người có thể thực hiện những biện pháp nào?
31.1.C.
31.2. C.
31.3. C.
31.4.
Giai đoạn phôi, hợp tử phát triển thành phôi, các tế bào phôi phân hoá tạo thành các mô, cơ quan. Ở động vật đẻ trứng, giai đoạn phôi diễn ra trong trứng đã thụ tinh; ở động vật đẻ con, giai đoạn phôi diễn ra trong cơ thể mẹ.
Giai đoạn hậu phôi diễn ra sau khi trứng nở hoặc sau khi con sinh ra. Giai đoạn này khác nhau giữa các loài động vật. Có những loài động vật, con non có sự thay đổi đột ngột về hình thái sau khi sinh ra hoặc nở ra từ trứng (ví dụ: châu chấu, ruồi, muỗi,…), có những loài động vật không có sự thay đổi đột ngột về hình thái (ví dụ: trâu, lợn, chó,…).
31.5.
Dựa vào chu trình sinh trưởng và phát triển của các động vật trong sách để vẽ. Vịt và lợn thuộc động vật sinh trưởng và phát triển không qua biến thái, còn ếch thuộc động vật sinh trưởng và phát triển qua biến thái.
31.6.
Có hai giai đoạn sinh trưởng là giai đoạn phôi và giai đoạn hậu phôi. Giai đoạn phôi là giai đoạn trong trứng, còn lại là giai đoạn hậu phôi.
31.7.
Hầu hết bướm trưởng thành sống bằng mật hoa, trong ống tiêu hoá chỉ có enzyme saccharase tiêu hoá đường saccharose. Sâu bướm ăn lá cây nhưng không có enzyme tiêu hoá cellulose nên tiêu hoá và hấp thụ thức ăn có hiệu quả thấp, vì vậy sâu phải ăn rất nhiều lá cây mới đáp ứng được nhu cầu chất dinh dưỡng cho cơ thể.
31.8.
Để cải thiện chất lượng dân số Việt Nam như tăng chiều cao, giảm thiểu các dị tật,… cần cải thiện chế độ dinh dưỡng, luyện tập thể dục thể thao phù hợp, giảm thiểu ô nhiễm môi trường; không sử dụng ma tuý, chống nghiện thuốc lá, chống lạm dụng rượu, bia và các chất kích thích khác.
31.9.
Để tăng tuổi thọ, con người cân thực hiện nhiều biện pháp, ví dụ: có chế độ dinh dưỡng hợp lí; luyện tập thể dục phù hợp; tập các bài tập thư giãn, tránh căng thẳng; vệ sinh cơ thể, răng miệng; khám sức khoẻ định
Nguồn: https://thcshongthaiad.edu.vn
Danh mục: Tra Cứu