Sơ đồ tư duy Chữ người tử tù – Nguyễn Tuân
- Sơ đồ tư duy Nói với con – Y Phương
- 200+ Mẫu chữ ký tên Trinh, Trình đẹp, hợp phong thủy | Chữ ký tên Trinh, Trình đẹp nhất
- Áo Ba Lỗ trong Tiếng Anh là gì: Định Nghĩa, Ví Dụ Anh Việt
- Luyên thuyên, huyên thuyên hay huyên thiên đúng chính tả, hơn 90% trả lời sai
- Năm 2008 là năm con gì? Sinh năm 2008 là mệnh gì? Tuổi gì?
Học thông qua sơ đồ tư duy giúp các em tiếp thu bài nhanh chóng và hiệu quả. Chính vì thế, thcs Hồng Thái xin gửi tới tài liệu sơ đồ tư duy Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân, hy vọng sẽ giúp các em học tập hiệu quả và thuận lợi.
Bạn đang xem: Sơ đồ tư duy Chữ người tử tù – Nguyễn Tuân
**********
Sơ đồ tư duy Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân
Sơ đồ tư duy phân tích Chữ người tử tù
Luận điểm 1: Tình huống truyện đặc biệt làm nổi bật vẻ đẹp hình tượng Huấn Cao
Bạn đang xem: Sơ đồ tư duy Chữ người tử tù – Nguyễn Tuân
Luận điểm 2: Huấn Cao là hình tượng của vẻ đẹp uy nghi giữa tài và tâm của người nghệ sĩ, của bậc anh hùng tuy thất thế nhưng vẫn hiên ngang
Luận điểm 3: Cảnh cho chữ là “Cảnh tượng xưa nay chưa từng có”: sự thăng hoa của cái tài, cái đẹp
Với nghệ thuật vẽ mây, nảy trăng và nghệ thuật đối lập, Nguyễn Tuân đã làm nổi bật hình tượng Huấn Cao và khẳng định sự chiến thắng của cái đẹp. Đồng thời nhà văn còn sử dụng hệ thống ngôn ngữ cổ: biệt nhỡn liên tài, thiên lương, bái lĩnh, sở nguyện… mang lại cho truyện bầu không khí và nhịp điệu của thời phong kiến xa xưa, giúp nhà văn tái tạo câu chuyện của một thời vang bóng.
>> Xem thêm dàn ý chi tiết và các bài văn mẫu hay: Phân tích tác phẩm Chữ người tử tù
Sơ đồ tư duy phân tích vẻ đẹp hình tượng nhân vật Huấn Cao
Luận điểm 1: Huấn Cao là người tài hoa, nghệ sĩ – tài viết chữ đẹp
Luận điểm 2:
Huấn Cao là người có khí phách hiên ngang, bất khuất
Luận điểm 3: Huấn Cao là người có thiên lương trong sáng, nhân cách cao đẹp
Ở Huấn Cao ánh lên vẻ đẹp của cái “tài” và cái “tâm”. Trong cái “tài” có cái “tâm” và cái “tâm” ở đây chính là nhân cách cao thượng sáng ngời của một con người tài hoa. Cái đẹp luôn song song “tâm” và “tài” thì cái đẹp đó mới trở nên có ý nghĩa thực sự. Xây dựng hình tượng Huấn Cao, nhà văn Nguyễn Tuân đã thành công trong việc xây dựng nên chân dung nghệ thuật điển hình lí tưởng trong văn học thẩm mĩ.
Sơ đồ tư duy phân tích nhân vật viên quản ngục trong Chữ người tử tù
Luận điểm 1: Tấm lòng biệt nhỡn liên tài của viên quản ngục
Luận điểm 2: Sự khát khao và trân trọng cái đẹp của viên quản ngục
Luận điểm 3: Viên quản ngục là “một thanh âm trong trẻo”.
Không chỉ có tấm lòng biệt nhỡn liên tài, viên quản ngục còn là người rất yêu cái đẹp. Khi nghe tin trại giam tỉnh Sơn sắp tiếp nhận thêm 6 tội nhân nữa trong đó có Huấn Cao người nổi tiếng viết chữ nhanh và đẹp, viên quản ngục đã khao khát có được chữ Huấn Cao để treo trong nhà. Và để đạt được sở nguyện, ông đã bất chấp mọi nguy hiểm dám biệt đãi Huấn Cao và 5 đồng chí của Huấn Cao để đạt được sở nguyện của mình. Dù lo sợ không xin được chữ của Huấn Cao sẽ hối hận nhưng ông vẫn không dám mở miệng để nói với Huấn cao ước muốn của mình. Tấm lòng chân thành của viên quản ngục đã khiến Huấn Cao cảm động, chấp nhận dành cho y vào lúc nửa đêm, khi trại giam tỉnh Sơn chỉ còn vọng lại tiếng mõ trên vọng canh. Trong không gian là một buổi tối chật hẹp, ẩm ướt đã diễn ra một cảnh tượng xưa nay chưa từng có. Người cho chữ là kẻ tử tù, cổ đeo gông, chân vướng xiềng, còn người nhận chữ là viên quản ngục đang khúm núm cất từng đồng kẽm đánh dấu ô. Sự khúm núm của viên quản ngục không làm cho nhân cách bị hạ thấp mà trái lại càng nâng cao giá trị con người ông, đó là sự hạ mình trước cái tài, cái thiên lương. Sau khi nhận chữ, được Huấn Cao khuyên bảo “nên thay đổi chỗ ở để giữ thiên lương cho lành vững, lúc ấy viên quản ngục đã vái người tử tù một vái chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào “kẻ mê muội này xin bái lĩnh”. Đến đây cái đẹp, cái thiện đã chiến thắng cái xấu, cái ác và ta thấy có những người dù phải sống trong cái xấu và cái ác vẫn hướng về thiên lương, đó là niềm tin sắt đá của Nguyễn Tuân về giá trị của con người. Thực sự viên quản ngục là một thanh âm trong trẻo giữa bản đàn mà nhạc luật đều xô bồ hỗn loạn.
Sơ đồ tư duy phân tích cảnh cho chữ trong Chữ người tử tù
Luận điểm 1: Hoàn cảnh, nội dung cảnh cho chữ
Luận điểm 2: Cảnh Huấn Cao cho chữ quản ngục là cảnh tượng xưa nay chưa từng có
Luận điểm 3: Bài học về lẽ sống thiện lương
Luận điểm 4: Sự thức tỉnh của người quản ngục
Đây quả thực là cảnh tượng xưa nay chưa từng có, cuộc gặp gỡ xưa nay chưa từng có giữa Huấn Cao người có tài viết chữ nhanh, đẹp và viên quản ngục, thầy thơ lại những người thích chơi chữ. Họ đã gặp nhau trong hoàn cảnh thật đặc biệt: một bên là kẻ phản nghịch phải lĩnh án tử hình (Huấn Cao) và một bên là những người thực thi pháp luật. Trên bình diện xã hội, họ ở hai phía đối lập nhau nhưng xét trên bình diện nghệ thuật họ lại là tri âm, tri kỉ của nhau. Vì thế mà thật là chua xót vì đây là lần đầu tiên nhưng cũng là lần cuối cùng ba con người ấy gặp nhau. Hơn thế nữa, họ gặp nhau với con người thật, ước muốn thật của mình. Trong đoạn văn, nhà văn đã sử dụng sự tương phản giữa ánh sáng và bóng tối làm câu chuyện cũng vận động theo sự vận động của ánh sáng và bóng tối. Cái hỗn độn, xô bồ của ngục tù với cái thanh khiết của nền lụa trắng và những nét chữ đẹp đẽ. Nhà văn đã làm nổi bật hình ảnh của Huấn Cao, tô đậm sự vươn lên thắng thế của ánh sáng so với bóng tối, cái đẹp so với cái xấu và cái thiện so với cái ác. Vào lúc ấy, từ một quan hệ đối nghịch kì lạ: ngọn lửa của chính nghĩa bùng cháy ở chốn ngục tù tối tăm, cái đẹp được sáng tạo giữa chốn hôi hám, nhơ bẩn… Ở đây, Nguyễn Tuân đã nêu bật chủ đề của tác phẩm: Cái đẹp chiến thắng cái xấu xa, thiên lương chiến thắng tội ác. Đó là sự tôn vinh cái đẹp, cái thiện đầy ấn tượng.
Kiến thức cần nắm về tác giả Nguyễn Tuân và bài Chữ người tử tù
I. Tác giả Nguyễn Tuân
– Nguyễn Tuân (1910- 1987)
– Ông sinh ra trong gia đình nhà Nho khi Hán học đã suy tàn
– Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công ông đến với cách mạng, tự nguyện dùng ngòi bút phục vụ hai cuộc kháng chiến
– Nguyễn Tuân là nhà văn tài hoa , thích xê dịch, sang trọng lịch lãm, phóng túng và rất ngông
– Các tác phẩm chính: Một chuyến đi (1938), Vang bóng một thời (1940), Thiếu quê hương (1940), Chiếc lư đồng mắt cua (1941), Đường vui (1949), Tình chiến dịch (1960),……
– Phong cách nghệ thuật: tài hoa uyên bác độc đáo
+ Nguyễn Tuân là nhà văn suốt đời tôn thờ và tận hiến cho cái đẹp
+ Với niềm đam mê khám phá mọi vật đến kì cùng thông tỏ Nguyễn Tuân đã huy động vốn kiến thức uyên bác của mọi lĩnh vực đời sống như âm nhạc, hội họa, điêu khắc, thể thao,…..
+ Nguyễn Tuân luôn thay đổi thực đơn cho các giác quan, ham mê những cái mới lạ, phi thường tuyệt đỉnh, tuyệt đối
+ có nhiều sáng tạo độc đáo trong việc dùng từ đặt câu, sử dụng các biện pháp tu từ
II. Tác phẩm Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)
1. Xuất xứ
– Truyện ngắn Chữ người tử tù lúc đầu có tên là Dòng chữ cuối cùng in năm 1939 trên tạp chí Tao đàn sau được tuyển in trong tập Vang bóng một thời
Xem thêm : Cảm nhận vẻ đẹp bài thơ Ánh trăng
– Vang bóng một thời in lần đầu năm 1940 gồm 11 truyện ngắn kết tinh tài năng tâm huyết của nhà văn, là văn phẩm đạt đến sự toàn thiện toàn mĩ
2. Bố cục
– Phần 1 (Từ đầu đến để mai ta dò ý tứ hắn ra sao rồi sẽ liệu): cuộc trò truyện giữa viên quản ngục và thầy thơ lại về Huấn Cao, tâm trạng của viên quản ngục
– Phần 2 (tiếp theo đến thiếu một chút nữa ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ): cuộc nhận tù nhân và sự đối xử đặc biệt của viên quản ngục dành cho Huấn Cao cùng tấm lòng ngưỡng mộ của viên quản ngục với Huấn Cao.
– Phần 3 (còn lại): Cảnh cho chữ
3. Tóm tắt
Huấn Cao là người cầm đầu cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình nên bị kết án tử hình. Trước khi chịu án chém, ông bị đưa đến giam tại một nhà tù. Khi trát gửi đến nhà tù, biết trong danh sách có ông Huấn Cao, người nổi tiếng viết chữ đẹp, viên quản ngục đã cho thầy thơ lại bảo người quét dọn phòng giam nơi Huấn Cao và những người tử tù sẽ ở. Trong những ngày Huấn Cao ở tù, viên quản ngục đã biệt đãi ông và những người đồng chí của ông. Sở nguyện của viên quản ngục là xin được chữ viết của Huấn Cao. Lúc đầu, Huấn Cao tỏ ý khinh miệt viên quản ngục, nhưng khi hiểu được tấm lòng viên quản ngục, ông đã quyết định cho chữ vào cái đêm trước khi ông bị xử chém. Trong đêm cho chữ, ông Huấn Cao tay viết như rồng bay phượng múa trên tấm lụa bạch còn viên quán ngục và thầy thơ lại thì khúm núm đứng bên cạnh. Sau khi cho chữ, ông Huấn Cao khuyên viên quản ngục về quê để giữ cho “thiên lương” trong sáng. Viên quản ngục nghe lời khuyên của ông Huấn Cao một cách kính cẩn “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”.
4. Giá trị nội dung
– Qua truyện ngắn Nguyễn Tuân đã khắc họa thành công hình tượng Huấn Cao- môt con người tài hoa, có cái tâm trong sáng và khí phách hiên ngang bất khuất. Qua đó nhà văn thể hiện quan niệm về cái đẹp, khẳng định sự bất tử của cái đẹp và bộc lộ thầm kín tấm lòng yêu nước
5. Giá trị nghệ thuật
– Tác phẩm thể hiện tài năng độc đáo của Nguyễn Tuân trong việc tạo dựng tình huống truyện độc đáo; trong nghệ thuật dựng cảnh, khắc họa tính cách nhân vật, tạo không khí cổ kính, trang trọng; trong việc sử dụng thủ pháp đối lập và ngôn ngữ giàu tính tạo hình
Xem thêm: Phân tích tình huống truyện trong Chữ người tử tù
*******
Trên đây là sơ đồ tư duy Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân do thcs Hồng Thái biên soạn. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học và ôn tập môn Văn tốt hơn. Đừng quên tham khảo thêm nhiều bài văn mẫu 11 được cập nhật đầy đủ tại thcs Hồng Thái em nhé. Chúc các em luôn học tốt.
Xem ngay tài liệu sơ đồ tư duy Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân bao gồm những kiến thức cơ bản cần nắm cùng tổng hợp các sơ đồ tư duy về bài Chữ người tử tù.
Đăng bởi: thcs Hồng Thái
Chuyên mục: Giáo dục
Bản quyền bài viết thuộc Trường THCS Hồng Thái Hải Phòng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường thcs Hồng Thái (thcshongthaiad.edu.vn)
Nguồn: https://thcshongthaiad.edu.vn
Danh mục: Tra Cứu