Sử thi là gì? Khái niệm, đặc trưng, phân loại
- The ultimate guide to herbal teas
- Sơ đồ tư duy Viếng lăng Bác – Viễn Phương
- Đoạn văn phân tích biểu hiện đẹp của tình đồng chí trong bài thơ Đồng chí
- Viết 1 – 2 câu văn hoặc sáng tác 2 – 4 dòng thơ ngắn về một loại đèn Trung thu mà em thích. | SBT Tiếng Việt 3 Chân trời sáng tạo
- Giải SBT bài 17: Vỏ địa lí, quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ trái đất | SBT địa lí 10 kết nối tri thức
Sử thi là khái niệm được giáo dục tại bậc trung học phổ thông trong chương trình môn Ngữ Văn tại Việt Nam. Sử thi là một nguồn tài liệu mang đậm chất văn hoá dân tộc Việt Nam. Mời các bạn theo dõi bài viết sau đây của trường thcs Hồng Thái để cùng tìm hiểu Sử thi là gì? Khái niệm, đặc trưng, phân loại nhé!
Bạn đang xem: Sử thi là gì? Khái niệm, đặc trưng, phân loại
Sử thi là gì?
Sử thi là những tác phẩm tự sự dân gian có quy mô lớn, sử dụng ngôn ngữ có vần, nhịp, xây dựng những hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng để kể về một hay nhiều biến cố lớn diễn ra trong đời sống cộng đồng của cư dân thời cổ đại.
Sử thi là gì?
Sử thi nảy sinh và tồn tại trong đời sống của các dân tộc ít người, không chỉ với tư cách một tác phẩm nghệ thuật mà còn là pho tượng lịch sử, cuốn sách bách khoa toàn thư của dân tộc đó.
Mang tính rộng lớn và phổ quát, đặc biệt thể hiện đời sống tinh thần của các dân tộc một cách trọn vẹn, sử thi trở thành những di sản văn hóa, để mọi người có thể tìm hiểu chúng như một phần máu thịt của một dân tộc.
Đặc trưng của sử thi
Sử thi là một thể loại văn học đặc biệt, có những đặc điểm khác biệt hẳn với các thể loại văn học khác tại Việt Nam và trên thế giới. Sử thi có những nét đặc trưng sau đây:
- Nội dung của sử thi có tính rộng lớn, kể về sự kiện trọng đại của quá khứ, biểu hiện toàn bộ đời sống văn hóa, lịch sử của cộng đồng, thể hiện quá trình vận động của tộc người đó qua các giai đoạn khác nhau.
- Nghệ thuật: sử thi là những câu chuyện kể văn xuôi xen lẫn văn vần, có sử dụng các yếu thành ngữ, tục ngữ, những từ ngữ cổ, hình thức nghệ thuật ngôn từ dân gian.
Nhờ những nét đặc điểm riêng biệt này mà sử thi trở thành thể loại yêu thích của nhiều người yêu văn học trên toàn thế giới.
Phân loại sử thi
Sử thi tồn tại dưới hai dạng cơ bản như sau:
- Sử thi thần thoại tập hợp những thần thoại cổ đại lẻ tẻ thành một chỉnh thể mà nhân vật trung tâm là các anh hùng văn hóa (người có công xây dựng và phát triển cộng đồng tộc người), được coi như bộ “bách khoa toàn thư” của một thời kì lịch sử dài hình thành tộc người và đất nước, với dung lượng đồ sộ gồm hàng ngàn câu thơ. Những sử thi thần thoại tiêu biểu là vẻ đất để nước của người Mường, Ấm ệt luông của người Thái, Cây nêu thần của người Mơ-nông,…
- Sử thi anh hùng có nhân vật trung tâm là người anh hùng giỏi chiến đấu bảo vệ thị tộc, mở mang phạm vi cư trú của tộc người, đồng thời cũng giỏi lao động, chinh phục thiên nhiên, tổ chức đời sống cộng đồng. Cho đến nay, mới chỉ phát hiện được sử thi anh hùng ở khu vực Tây Nguyên với cách gọi tên khác nhau đối với từng tộc người: khan (Ê-đê), hơ-ri (Gia-rai) hơ-mon (Ba-na), ót-nơ-rông (Mơ-nông),… Đó là những tác phẩm tự sự có dung lượng lớn phản ánh xã hội Tây Nguyên đang ở giai đoạn tiền giai cấp, tiền quốc gia. Sử thi anh hùng mang vẻ đẹp kì vĩ, toàn vẹn, vẻ đẹp “không thể bắt chước” (chữ dùng của Các Mác) chính là do nó đã tạo ra kiểu “nhân vật anh hùng sử thi” với vẻ đẹp riêng của một thời kì lịch sử. Sử thi anh hùng cớ Đăm Di, Xing Nhã, Khinh Dú (Ê-đê), Đăm Noi (Ba-na),… nhưng tác phẩm được biết đến rộng rãi hơn cả là sử thi Đăm Săn của người Ê-đê.
Đặc trưng cơ bản của sử thi anh hùng (khảo sát sử thi Tây Nguyên)
Sử thi anh hùng hướng đến 2 đề tài chính: hôn nhân và chiến tranh
Trong 2 loại đề tài nói trên, đề tài chiến tranh chiếm đến 80% trong tổng số tác phẩm sử thi sưu tập (16/19 tác phẩm). Trong loại sử thi về đề tài chiến tranh, nhân vật anh hùng trung tâm thường thực hiện ba nhiệm vụ chủ yếu: làm lụng, lấy vợ và đánh giặc. Trong ba nhiệm vụ này, nhiệm vụ đánh giặc chiếm thế mạnh tuyệt đối. Nổi bật ở các sử thi anh hùng các dân tộc Tây Nguyên là những cuộc chiến tranh diễn ra quyết liệt, liên miên, dai dẳng giữa các buôn làng. Các cuộc chiến tranh đều hướng đến mục đích trực tiếp trước mắt: giành lại vợ, đòi nợ và trả thù. Nhưng bên cạnh và vượt lên trên các mục đích trực tiếp đó, các cuộc chiến tranh đều có mục đích chung: lấy của cải, thu phục tôi tớ và dân làng, mở rộng địa bàn ảnh hưởng.
Âm điệu chính nổi lên trong các sử thi anh hùng là ca ngợi các nhân vật anh hùng đã chiến thắng oanh liệt các loại tù trưởng thù địch, bảo vệ cuộc sống thanh bình của cả cộng đồng và bảo vệ hạnh phúc bị kẻ thù tranh cướp. Mỗi lần chiến thắng, làng chiến thắng lại trở nên giàu mạnh hơn, tù trưởng của họ tiếng tăm vang dội, thần núi thần sông đều biết đến. Do vậy, mà từ đấy không còn “thù đông giặc tây” nữa, dân làng sống trong cảnh thái bình. Kết thúc các khúc viết về chiến tranh và kết thúc các tác phẩm sử thi, chúng ta đều nghe vang lên âm hưởng thanh bình, no đủ và yên vui như thế. Hình ảnh cả cộng đồng người tham gia chiến tranh, cũng như hình ảnh cả một tập thể đông đảo “những anh em” người anh hùng tham gia trong cuộc chiến tranh bảo vệ tình yêu, bảo vệ cuộc sống, thể hiện một cách sinh động tính chất toàn dân của sử thi anh hùng. Đồng thời, những hình ảnh đó cũng thể hiện khá sâu sắc mối quan hệ hài hòa, gắn bó giữa các nhân vật anh hùng với cả tập thể cộng đồng mà họ sống và hoạt động.
Sư thi anh hùng
Tóm lại, đề tài chiến tranh là đề tài giữ vai trò chủ đạo trong sử thi anh hùng, với nhân vật chính là nhân vật anh hùng, người chiến đấu vì sự giàu có, phồn thịnh và yên vui của buôn làng. Đề tài chiến tranh với việc ca ngợi chiến công của người anh hùng, tiêu diệt kẻ thù tước đoạt người yêu, kẻ thù đánh phá cuộc sống yên lành và lao động sản xuất của buôn làng, từ đó nhằm nêu cao chủ đề: Ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của nhân vật anh hùng đã có công bảo vệ cộng đồng, đồng thời qua đó khẳng định một cách đầy tự hào sự tồn tại và phát triển của xã hội cộng đồng.
Sử thi Tây Nguyên – kho tàng văn hoá tinh thần vô giá
Tây Nguyên được biết đến như là miền đất huyền thoại, là nơi cư trú của các dân tộc thiểu số: Ê đê, Mnông, Gia Rai, Ba Na… Trong kho tàng văn hóa phong phú của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, bên cạnh những giá trị lịch sử, văn hóa tinh thần vô giá như cồng chiêng, rượu cần, đàn Tơrưng…, thì không thể không nhắc đến giá trị của sử thi.
Sử thi là tấm gương phản ánh một cách toàn diện đời sống của một dân tộc ở một thời kỳ đã qua, đồng thời nói lên khát vọng của dân tộc ấy về một cuộc sống hạnh phúc, thịnh vượng; ngợi ca tình yêu, lòng cao thượng, trí dũng con người trước thử thách của thiên nhiên và trong đấu tranh với cái ác… Sử thi Tây Nguyên là những áng anh hùng ca mà tuỳ theo ngôn ngữ mỗi dân tộc, được gọi với những tên khác nhau như: Khan (đồng bào Ê đê), Hom (đồng bào Ba Na), Hri (đồng bào Gia Rai), Ot Mrông (đồng bào Mnông)…
Bức tranh toàn cảnh về đồng bào dân tộc Tây Nguyên
Theo một số nhà nghiên cứu, sử thi Tây Nguyên có thể ra đời vào khoảng thế kỉ XVI – khi xã hội Tây Nguyên có những thay đổi to lớn do các cuộc chiến tranh của các buôn làng…
Xét ở góc độ vĩ mô, cho đến nay, sử thi Tây Nguyên được biết là có đến hơn hai trăm bộ đã được sưu tầm, ghi chép và đang được tổ chức biên soạn. Số còn lại đã được biết đến nhưng chưa kịp ghi chép cũng có hàng trăm bộ nữa. Đây đích thực là một kho tàng văn học dân gian khổng lồ, một kho lịch sử – văn hóa vô giá có thể so sánh với kho thần thoại Hi Lạp nổi tiếng. Nhưng điều hơn hẳn (so với thần thoại Hi Lạp) là ở dung lượng của nó. Bên cạnh các tác phẩm sử thi riêng rẽ, độ dài vừa phải như Đăm San (2077 câu), Khinh Dú (5880 câu), thì nay đã phát hiện thấy loại sử thi liên hoàn, gồm nhiều tác phẩm, liên quan với nhau về nhân vật, chủ thể, phong cách thể hiện, như các sử thi: Ốt Drông của người Mnông, Dông của người Ba Na và Dăm Diông của người Xê Đăng. Mỗi bộ sử thi liên hoàn này gồm khoảng 100 tác phẩm có sự liên kết khá hoàn chỉnh và được các chuyên gia đánh giá là những sử thi có độ dài nhất của thế giới, sánh ngang với những tác phẩm sử thi hoành tráng của nước ngoài như Ramayana, Kalevala….
Sử thi Tây Nguyên
Có lẽ trong văn học dân gian thế giới, sử thi Tây Nguyên được xếp vào loại có dung lượng lớn nhất. Nhưng điều quan trọng hơn là dù văn dài, sử thi Tây Nguyên vẫn phản ánh một cách trung thực, sinh động đời sống sinh hoạt cộng đồng, cuộc đấu tranh vì những ý tưởng nhân văn cao cả mà sự kiện trung tâm là hình ảnh những anh hùng thần thoại, những anh hùng của buôn làng Tây Nguyên từng được bao thế hệ, bao đời nay ngưỡng vọng như Đăm San, Đăm Di, Dyông Dư… mà đồng bào Tây Nguyên gọi là các Mtao.
Nội dung của sử thi chứa đựng những biến cố to lớn của dân tộc, là một bức tranh toàn cảnh của cả một thời đại. Những nhân vật anh hùng trong sử thi được xây dựng không hoàn toàn mang tính cá nhân, mà đại diện, biểu trưng cho cộng đồng, mang những ước vọng vừa lãng mạn vừa kỳ vĩ của cả cộng đồng, họ có dáng vóc, sức mạnh phi thường, qua các cuộc chiến đấu dũng cảm, với tài năng phi thường của mình, đưa nhân dân đến hình thành những cộng đồng mới, đông đúc, giàu mạnh, vinh quang hơn…Có thể nói, sử thi Tây Nguyên là một bản anh hùng ca hùng tráng góp phần làm phong phú thêm giá trị văn hóa tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam với hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, đấu tranh kiên cường, bất khuất để sinh tồn và phát triển.
Sống đời sống riêng trong lòng đời sống cộng đồng
Sử thi Tây Nguyên thuộc loại hình văn học truyền miệng, do vậy ngôn ngữ thể hiện bao giờ cũng có ý nghĩa hàng đầu. Ngôn ngữ sử thi là ngôn ngữ lời nói vần, tức hình thức trung gian giữa ngôn ngữ thường ngày và ngôn ngữ thơ ca. Điều này cũng dễ hiểu bởi vì với các tộc người chưa có chữ viết thì văn học truyền miệng thông qua phương thức lời nói vần là phương tiện dễ nhớ, dễ lưu truyền. Cấu tạo của những lời nói vần thường là đối âm, đối nhịp. Ngôn ngữ của sử thi là ngôn ngữ ví von, giầu hình ảnh, nhạc điệu, mượn hình ảnh cây cỏ, chim thú để nói về con người và tâm trạng của con người. Có lẽ vì vậy mà dù văn bản có độ dài hàng trăm, hàng ngàn câu, nhưng vẫn có các cụ già thuộc lòng.
Nét khác biệt giữa sử thi Tây Nguyên với nhiều tác phẩm sử thi cổ điển khác, như Iliat, Ô-đi-xê, Ramayna, Kalevala là hiện nay chúng chỉ tồn tại chủ yếu trên sách vở hay đã bị biến dạng trong các hình thức nghệ thuật khác, thì sử thi Tây Nguyên vẫn được lưu truyền nguyên bản trong nhân dân, vẫn được nhân dân trình diễn trong các sinh hoạt cộng đồng, vẫn được các thế hệ học hỏi, lưu truyền và không loại trừ cả sáng tạo, hoàn thiện nữa. Như vậy, sử thi Tây Nguyên vẫn sống đời sống riêng của nó trong lòng đời sống cộng đồng. Đó cũng là nét độc đáo, là vốn quý của Tây Nguyên.
Sử thi Tây Nguyên là dạng văn hoá phi vật thể, sáng tạo, lưu truyền thông qua truyền miệng, tiềm ẩn trong trí nhớ của người dân, chỉ khi nào có dịp như cưới xin, hội hè, mừng nhà mới, đón tiếp khách quý, mừng trẻ nhỏ đầy năm, đầy tháng thì nghệ nhân mới hát kể sử thi, lúc đó sử thi mới hiện hữu. Như vậy, sử thi gắn với nghệ nhân, gắn với sinh hoạt cộng đồng, tức là gắn với con người và xã hội con người.
Những tác phẩm sử thi hay nhất nên đọc
- Đăm Săn: Sử thi thể hiện tinh thần quật cường không bao giờ ngủ quên chiến thắng của dân làng Tây Nguyên, với những phong tục tập quán gắn liền với dân tộc nơi đây.
-
Mahabharata: là một trong hai tác phẩm sử thi bằng tiếng Phạn vĩ đại nhất của Ấn Độ cổ đại, tác phẩm còn lại là Ramayana.
-
Ramayana: Rama là nhân vật lý tưởng kiểu mẫu của đạo Hindu, tác phẩm phản ánh hiện thực khách quan cũng như con người trong thời kì này.
-
Con cháu Mon Mân: Giữ vững những đặc trưng trong các tác phẩm sử thi, tác phẩm thể hiện đời sống văn hóa phong phú và rõ ràng, đặc biệt là vấn đề trọng nam khinh nữ ngày xưa.
Bạn đang xem: Sử thi là gì? Khái niệm, đặc trưng, phân loại
-
Đẻ đất đẻ nước: Đẻ đất đẻ nước là sự hệ thống hoá các thần thoại và truyền thuyết của dân tộc Mường, vì thế tầm vóc của nó rất đồ sộ. Tác phẩm có vai trò quan trọng đối với đời sống tinh thần của người Mường.
Video về sử thi là gì?
Kết luận
Sử thi là thể loại văn học khá khó để tiếp cận bởi tầm vóc đồ sộ của nó, tuy nhiên, lại thể hiện chân thực nhất đời sống văn hóa và tinh thần của người dân, thậm chí là cả đất nước. Tìm hiểu sử thi, ta có thể hiểu văn hóa của một dân tộc trong một thời kì nhất định, đó là lý do vì sao các tác phẩm sử thi vẫn con nguyên vẹn giá trị và trở thành di sản của đất nước.
Đăng bởi: thcs Hồng Thái
Chuyên mục: Giáo dục
Sử thi là gì? Khái niệm, đặc trưng, phân loại
Sử thi là khái niệm được giáo dục tại bậc trung học phổ thông trong chương trình môn Ngữ Văn tại Việt Nam. Sử thi là một nguồn tài liệu mang đậm chất văn hoá dân tộc Việt Nam. Mời các bạn theo dõi bài viết sau đây của trường thcs Hồng Thái để cùng tìm hiểu Sử thi là gì? Khái niệm, đặc trưng, phân loại nhé! Sử thi là gì? Sử thi là những tác phẩm tự sự dân gian có quy mô lớn, sử dụng ngôn ngữ có vần, nhịp, xây dựng những hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng để kể về một hay nhiều biến cố lớn diễn ra trong đời sống cộng đồng của cư dân thời cổ đại. Sử thi là gì, đặc trưng và phân loại Sử thi là gì? Sử thi nảy sinh và tồn tại trong đời sống của các dân tộc ít người, không chỉ với tư cách một tác phẩm nghệ thuật mà còn là pho tượng lịch sử, cuốn sách bách khoa toàn thư của dân tộc đó. Mang tính rộng lớn và phổ quát, đặc biệt thể hiện đời sống tinh thần của các dân tộc một cách trọn vẹn, sử thi trở thành những di sản văn hóa, để mọi người có thể tìm hiểu chúng như một phần máu thịt của một dân tộc. Đặc trưng của sử thi Sử thi là một thể loại văn học đặc biệt, có những đặc điểm khác biệt hẳn với các thể loại văn học khác tại Việt Nam và trên thế giới. Sử thi có những nét đặc trưng sau đây: Nội dung của sử thi có tính rộng lớn, kể về sự kiện trọng đại của quá khứ, biểu hiện toàn bộ đời sống văn hóa, lịch sử của cộng đồng, thể hiện quá trình vận động của tộc người đó qua các giai đoạn khác nhau. Nghệ thuật: sử thi là những câu chuyện kể văn xuôi xen lẫn văn vần, có sử dụng các yếu thành ngữ, tục ngữ, những từ ngữ cổ, hình thức nghệ thuật ngôn từ dân gian. Nhờ những nét đặc điểm riêng biệt này mà sử thi trở thành thể loại yêu thích của nhiều người yêu văn học trên toàn thế giới. Phân loại sử thi Tự sự là gì? Đặc điểm, phân loại của tự sự trong văn học – Hệ Thống Trường Hội Nhập Quốc Tế Sử thi tồn tại dưới hai dạng cơ bản như sau: Sử thi thần thoại tập hợp những thần thoại cổ đại lẻ tẻ thành một chỉnh thể mà nhân vật trung tâm là các anh hùng văn hóa (người có công xây dựng và phát triển cộng đồng tộc người), được coi như bộ “bách khoa toàn thư” của một thời kì lịch sử dài hình thành tộc người và đất nước, với dung lượng đồ sộ gồm hàng ngàn câu thơ. Những sử thi thần thoại tiêu biểu là vẻ đất để nước của người Mường, Ấm ệt luông của người Thái, Cây nêu thần của người Mơ-nông,… Sử thi anh hùng có nhân vật trung tâm là người anh hùng giỏi chiến đấu bảo vệ thị tộc, mở mang phạm vi cư trú của tộc người, đồng thời cũng giỏi lao động, chinh phục thiên nhiên, tổ chức đời sống cộng đồng. Cho đến nay, mới chỉ phát hiện được sử thi anh hùng ở khu vực Tây Nguyên với cách gọi tên khác nhau đối với từng tộc người: khan (Ê-đê), hơ-ri (Gia-rai) hơ-mon (Ba-na), ót-nơ-rông (Mơ-nông),… Đó là những tác phẩm tự sự có dung lượng lớn phản ánh xã hội Tây Nguyên đang ở giai đoạn tiền giai cấp, tiền quốc gia. Sử thi anh hùng mang vẻ đẹp kì vĩ, toàn vẹn, vẻ đẹp “không thể bắt chước” (chữ dùng của Các Mác) chính là do nó đã tạo ra kiểu “nhân vật anh hùng sử thi” với vẻ đẹp riêng của một thời kì lịch sử. Sử thi anh hùng cớ Đăm Di, Xing Nhã, Khinh Dú (Ê-đê), Đăm Noi (Ba-na),… nhưng tác phẩm được biết đến rộng rãi hơn cả là sử thi Đăm Săn của người Ê-đê. Đặc trưng cơ bản của sử thi anh hùng (khảo sát sử thi Tây Nguyên) Sử thi anh hùng hướng đến 2 đề tài chính: hôn nhân và chiến tranh Trong 2 loại đề tài nói trên, đề tài chiến tranh chiếm đến 80% trong tổng số tác phẩm sử thi sưu tập (16/19 tác phẩm). Trong loại sử thi về đề tài chiến tranh, nhân vật anh hùng trung tâm thường thực hiện ba nhiệm vụ chủ yếu: làm lụng, lấy vợ và đánh giặc. Trong ba nhiệm vụ này, nhiệm vụ đánh giặc chiếm thế mạnh tuyệt đối. Nổi bật ở các sử thi anh hùng các dân tộc Tây Nguyên là những cuộc chiến tranh diễn ra quyết liệt, liên miên, dai dẳng giữa các buôn làng. Các cuộc chiến tranh đều hướng đến mục đích trực tiếp trước mắt: giành lại vợ, đòi nợ và trả thù. Nhưng bên cạnh và vượt lên trên các mục đích trực tiếp đó, các cuộc chiến tranh đều có mục đích chung: lấy của cải, thu phục tôi tớ và dân làng, mở rộng địa bàn ảnh hưởng. Âm điệu chính nổi lên trong các sử thi anh hùng là ca ngợi các nhân vật anh hùng đã chiến thắng oanh liệt các loại tù trưởng thù địch, bảo vệ cuộc sống thanh bình của cả cộng đồng và bảo vệ hạnh phúc bị kẻ thù tranh cướp. Mỗi lần chiến thắng, làng chiến thắng lại trở nên giàu mạnh hơn, tù trưởng của họ tiếng tăm vang dội, thần núi thần sông đều biết đến. Do vậy, mà từ đấy không còn “thù đông giặc tây” nữa, dân làng sống trong cảnh thái bình. Kết thúc các khúc viết về chiến tranh và kết thúc các tác phẩm sử thi, chúng ta đều nghe vang lên âm hưởng thanh bình, no đủ và yên vui như thế. Hình ảnh cả cộng đồng người tham gia chiến tranh, cũng như hình ảnh cả một tập thể đông đảo “những anh em” người anh hùng tham gia trong cuộc chiến tranh bảo vệ tình yêu, bảo vệ cuộc sống, thể hiện một cách sinh động tính chất toàn dân của sử thi anh hùng. Đồng thời, những hình ảnh đó cũng thể hiện khá sâu sắc mối quan hệ hài hòa, gắn bó giữa các nhân vật anh hùng với cả tập thể cộng đồng mà họ sống và hoạt động. Truyền thuyết về người anh hùng Beowulf trong sử thi cổ của nước Anh Sư thi anh hùng Tóm lại, đề tài chiến tranh là đề tài giữ vai trò chủ đạo trong sử thi anh hùng, với nhân vật chính là nhân vật anh hùng, người chiến đấu vì sự giàu có, phồn thịnh và yên vui của buôn làng. Đề tài chiến tranh với việc ca ngợi chiến công của người anh hùng, tiêu diệt kẻ thù tước đoạt người yêu, kẻ thù đánh phá cuộc sống yên lành và lao động sản xuất của buôn làng, từ đó nhằm nêu cao chủ đề: Ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của nhân vật anh hùng đã có công bảo vệ cộng đồng, đồng thời qua đó khẳng định một cách đầy tự hào sự tồn tại và phát triển của xã hội cộng đồng. Sử thi Tây Nguyên – kho tàng văn hoá tinh thần vô giá Tây Nguyên được biết đến như là miền đất huyền thoại, là nơi cư trú của các dân tộc thiểu số: Ê đê, Mnông, Gia Rai, Ba Na… Trong kho tàng văn hóa phong phú của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, bên cạnh những giá trị lịch sử, văn hóa tinh thần vô giá như cồng chiêng, rượu cần, đàn Tơrưng…, thì không thể không nhắc đến giá trị của sử thi. Sử thi là tấm gương phản ánh một cách toàn diện đời sống của một dân tộc ở một thời kỳ đã qua, đồng thời nói lên khát vọng của dân tộc ấy về một cuộc sống hạnh phúc, thịnh vượng; ngợi ca tình yêu, lòng cao thượng, trí dũng con người trước thử thách của thiên nhiên và trong đấu tranh với cái ác… Sử thi Tây Nguyên là những áng anh hùng ca mà tuỳ theo ngôn ngữ mỗi dân tộc, được gọi với những tên khác nhau như: Khan (đồng bào Ê đê), Hom (đồng bào Ba Na), Hri (đồng bào Gia Rai), Ot Mrông (đồng bào Mnông)… Bức tranh toàn cảnh về đồng bào dân tộc Tây Nguyên Theo một số nhà nghiên cứu, sử thi Tây Nguyên có thể ra đời vào khoảng thế kỉ XVI – khi xã hội Tây Nguyên có những thay đổi to lớn do các cuộc chiến tranh của các buôn làng… Xét ở góc độ vĩ mô, cho đến nay, sử thi Tây Nguyên được biết là có đến hơn hai trăm bộ đã được sưu tầm, ghi chép và đang được tổ chức biên soạn. Số còn lại đã được biết đến nhưng chưa kịp ghi chép cũng có hàng trăm bộ nữa. Đây đích thực là một kho tàng văn học dân gian khổng lồ, một kho lịch sử – văn hóa vô giá có thể so sánh với kho thần thoại Hi Lạp nổi tiếng. Nhưng điều hơn hẳn (so với thần thoại Hi Lạp) là ở dung lượng của nó. Bên cạnh các tác phẩm sử thi riêng rẽ, độ dài vừa phải như Đăm San (2077 câu), Khinh Dú (5880 câu), thì nay đã phát hiện thấy loại sử thi liên hoàn, gồm nhiều tác phẩm, liên quan với nhau về nhân vật, chủ thể, phong cách thể hiện, như các sử thi: Ốt Drông của người Mnông, Dông của người Ba Na và Dăm Diông của người Xê Đăng. Mỗi bộ sử thi liên hoàn này gồm khoảng 100 tác phẩm có sự liên kết khá hoàn chỉnh và được các chuyên gia đánh giá là những sử thi có độ dài nhất của thế giới, sánh ngang với những tác phẩm sử thi hoành tráng của nước ngoài như Ramayana, Kalevala…. 90 năm sử thi Tây Nguyên | Văn hóa | Báo ảnh Dân tộc và Miền núi Sử thi Tây Nguyên Có lẽ trong văn học dân gian thế giới, sử thi Tây Nguyên được xếp vào loại có dung lượng lớn nhất. Nhưng điều quan trọng hơn là dù văn dài, sử thi Tây Nguyên vẫn phản ánh một cách trung thực, sinh động đời sống sinh hoạt cộng đồng, cuộc đấu tranh vì những ý tưởng nhân văn cao cả mà sự kiện trung tâm là hình ảnh những anh hùng thần thoại, những anh hùng của buôn làng Tây Nguyên từng được bao thế hệ, bao đời nay ngưỡng vọng như Đăm San, Đăm Di, Dyông Dư… mà đồng bào Tây Nguyên gọi là các Mtao. Nội dung của sử thi chứa đựng những biến cố to lớn của dân tộc, là một bức tranh toàn cảnh của cả một thời đại. Những nhân vật anh hùng trong sử thi được xây dựng không hoàn toàn mang tính cá nhân, mà đại diện, biểu trưng cho cộng đồng, mang những ước vọng vừa lãng mạn vừa kỳ vĩ của cả cộng đồng, họ có dáng vóc, sức mạnh phi thường, qua các cuộc chiến đấu dũng cảm, với tài năng phi thường của mình, đưa nhân dân đến hình thành những cộng đồng mới, đông đúc, giàu mạnh, vinh quang hơn…Có thể nói, sử thi Tây Nguyên là một bản anh hùng ca hùng tráng góp phần làm phong phú thêm giá trị văn hóa tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam với hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, đấu tranh kiên cường, bất khuất để sinh tồn và phát triển. Sống đời sống riêng trong lòng đời sống cộng đồng Sử thi Tây Nguyên thuộc loại hình văn học truyền miệng, do vậy ngôn ngữ thể hiện bao giờ cũng có ý nghĩa hàng đầu. Ngôn ngữ sử thi là ngôn ngữ lời nói vần, tức hình thức trung gian giữa ngôn ngữ thường ngày và ngôn ngữ thơ ca. Điều này cũng dễ hiểu bởi vì với các tộc người chưa có chữ viết thì văn học truyền miệng thông qua phương thức lời nói vần là phương tiện dễ nhớ, dễ lưu truyền. Cấu tạo của những lời nói vần thường là đối âm, đối nhịp. Ngôn ngữ của sử thi là ngôn ngữ ví von, giầu hình ảnh, nhạc điệu, mượn hình ảnh cây cỏ, chim thú để nói về con người và tâm trạng của con người. Có lẽ vì vậy mà dù văn bản có độ dài hàng trăm, hàng ngàn câu, nhưng vẫn có các cụ già thuộc lòng. Sử thi và văn hóa Tây Nguyên – Báo Gia Lai điện tử – Tin nhanh – Chính xác Nét khác biệt giữa sử thi Tây Nguyên với nhiều tác phẩm sử thi cổ điển khác, như Iliat, Ô-đi-xê, Ramayna, Kalevala là hiện nay chúng chỉ tồn tại chủ yếu trên sách vở hay đã bị biến dạng trong các hình thức nghệ thuật khác, thì sử thi Tây Nguyên vẫn được lưu truyền nguyên bản trong nhân dân, vẫn được nhân dân trình diễn trong các sinh hoạt cộng đồng, vẫn được các thế hệ học hỏi, lưu truyền và không loại trừ cả sáng tạo, hoàn thiện nữa. Như vậy, sử thi Tây Nguyên vẫn sống đời sống riêng của nó trong lòng đời sống cộng đồng. Đó cũng là nét độc đáo, là vốn quý của Tây Nguyên. Sử thi Tây Nguyên là dạng văn hoá phi vật thể, sáng tạo, lưu truyền thông qua truyền miệng, tiềm ẩn trong trí nhớ của người dân, chỉ khi nào có dịp như cưới xin, hội hè, mừng nhà mới, đón tiếp khách quý, mừng trẻ nhỏ đầy năm, đầy tháng thì nghệ nhân mới hát kể sử thi, lúc đó sử thi mới hiện hữu. Như vậy, sử thi gắn với nghệ nhân, gắn với sinh hoạt cộng đồng, tức là gắn với con người và xã hội con người. Những tác phẩm sử thi hay nhất nên đọc Đăm Săn: Sử thi thể hiện tinh thần quật cường không bao giờ ngủ quên chiến thắng của dân làng Tây Nguyên, với những phong tục tập quán gắn liền với dân tộc nơi đây. Mahabharata: là một trong hai tác phẩm sử thi bằng tiếng Phạn vĩ đại nhất của Ấn Độ cổ đại, tác phẩm còn lại là Ramayana. Ramayana: Rama là nhân vật lý tưởng kiểu mẫu của đạo Hindu, tác phẩm phản ánh hiện thực khách quan cũng như con người trong thời kì này. Con cháu Mon Mân: Giữ vững những đặc trưng trong các tác phẩm sử thi, tác phẩm thể hiện đời sống văn hóa phong phú và rõ ràng, đặc biệt là vấn đề trọng nam khinh nữ ngày xưa. Đẻ đất đẻ nước: Đẻ đất đẻ nước là sự hệ thống hoá các thần thoại và truyền thuyết của dân tộc Mường, vì thế tầm vóc của nó rất đồ sộ. Tác phẩm có vai trò quan trọng đối với đời sống tinh thần của người Mường. Video về sử thi là gì? Kết luận Sử thi là thể loại văn học khá khó để tiếp cận bởi tầm vóc đồ sộ của nó, tuy nhiên, lại thể hiện chân thực nhất đời sống văn hóa và tinh thần của người dân, thậm chí là cả đất nước. Tìm hiểu sử thi, ta có thể hiểu văn hóa của một dân tộc trong một thời kì nhất định, đó là lý do vì sao các tác phẩm sử thi vẫn con nguyên vẹn giá trị và trở thành di sản của đất nước.
Bản quyền bài viết thuộc Trường THCS Hồng Thái Hải Phòng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường thcs Hồng Thái (thcshongthaiad.edu.vn)
Nguồn: https://thcshongthaiad.edu.vn
Danh mục: Tra Cứu