Từ chỉ sự vật là gì? Đặc điểm và phân loại? tổng hợp kiến thức về từ chỉ sự vật
Từ chỉ sự vật là gì? Đặc điểm và phân loại? Từ chỉ sự vật là từ được sử dụng rộng rãi không chỉ trong đời sống hàng ngày mà còn được sử dụng trong quá trình học tập. Nhưng bạn đã biết cách giải và luyện bài tập nhận biết từ chỉ sự vật chưa? Đây có thể được xem là một trong những kiến thức quan trọng trong môn Tiếng Việt ở cấp tiểu học. Hãy cùng trường thcs Hồng Thái học hỏi và trau dồi thật tốt mảng kiến thức này trong bài viết sau đây nhé!
Bạn đang xem: Từ chỉ sự vật là gì? Đặc điểm và phân loại? tổng hợp kiến thức về từ chỉ sự vật
Từ chỉ sự vật là gì?
Từ chỉ sự vật là một trong những kiến thức cơ bản nhất mà hầu hết chúng ta đã trải qua từ khi học tiểu học và được sử dụng hàng ngày. Tuy nhiên không phải ai cũng trang bị tốt mảng kiến thức này. Bên cạnh đó từ chỉ sự vật còn có ý nghĩa là cơ sở để vận dụng tốt kiến thức về câu so sánh và nhiều kiểu câu khác.
Ví dụ: con gà trống, bác gà trống, chú gà trống,… Đây là cách đơn giản nhất để miêu tả sự vật.
Trong cuộc sống hằng ngày chúng ta được tiếp xúc và nhìn thấy rất nhiều sự vật như đồ dùng học tập, cây cối, con người, động vật, hiện tượng,… Những thứ này được gọi chung là sự vật. Sự vật là những thứ đơn giản có xung quanh của chúng ta. Nhưng nếu một sự vật chỉ đứng yên mà không chuyển động hay bị ảnh hưởng thì điều đó thực sự không có nghĩa. Ví dụ: Áo phông là món đồ dùng để mặc và làm đẹp cho con người.
Khái niệm của từ chỉ sự vật thường là những từ thể hiện tên gọi của:
- Con người và những bộ phận con người
- Con vật, các bộ phận con vật
- Các đồ vật, vật dụng thông dụng hàng ngày
- Những từ ngữ chỉ thời tiết và thời gian
- Các từ ngữ chỉ thiên nhiên
Đặc điểm của từ chỉ sự vật
Các từ chỉ sự vật có một số đặc điểm nổi bật:
- Mô phỏng chính xác một chủ thể cụ thể thông qua thực tế khách quan
- Trình bày chân thực về hình ảnh, đặc trưng và tính chất
- Tồn tại khá nổi bật dễ nhận biết
Từ chỉ sự vật có những loại nào?
Để chỉ ra các loại từ chỉ sự vật chúng ta sẽ tìm hiểu ý nghĩa của một danh từ đối với từ chỉ sự vật là như thế nào?
Danh từ chỉ sự vật là gì? Danh từ chỉ sự vật là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống danh từ. Danh từ dùng để gọi tên các loại hoặc các cá thể như người, sự vật, hiện tượng, khái niệm, địa danh, v.v.
Trong tiếng Việt, từ chỉ sự vật là loại từ có nhiều loại nhất. Bao gồm các danh từ sau:
Danh từ chỉ người
Danh từ chỉ người được xem là một bộ phận của danh từ chỉ sự vật. Danh từ người dùng để chỉ tên cá nhân, nghề nghiệp hoặc chức danh công việc của một người.
Ví dụ như:
Danh từ tên riêng: Thi, My, Thảo, Tùng, Hưng…
Danh từ chức danh: lớp trưởng, hiệu trưởng, chủ tịch…
Danh từ nghề nghiệp: giáo viên, phi công, lao công…
Danh từ danh xưng: anh, cô, ,chị, chú, bác, dì…
Danh từ chỉ đồ vật, con vật
Danh từ chỉ đồ vật là một trong số loại của từ chỉ sự vật dễ nhận thấy nhất, là đồ vật được con người sử dụng trong cuộc sống. Ví dụ như: chim, mèo, hưu, chó, bàn, ghế, bút. vở, bảng….
Danh từ chỉ khái niệm
Danh từ chỉ khái niệm là những loại danh từ chỉ sự vật mà ta không thể trực tiếp cảm nhận được bằng các giác quan.
Đây chính là những từ chỉ sự vật mà chúng ta không thể cảm nhận bằng các giác quan như sờ, nắm. Danh từ này không để chỉ vật thể, chất liệu hay các sự vật khác. Nó là từ biểu thị các khái niệm trừu tượng như là tư tưởng, khả năng, tính nết, thói quen, quan hệ, tình yêu, đạo đức, nỗi buồn, …
Các khái niệm này chỉ tồn tại dưới dạng nhận thức, ý thức của con người, không thể vật chất hóa hay cụ thể hóa các khái niệm được. Những khái niệm này không hề có hình thù đồng thời không cảm nhận được trực tiếp.
Ví dụ như: chủ trương, biện pháp, tinh thần,…
Danh từ chỉ hiện tượng
Danh từ chỉ hiện tượng là danh từ biểu hiện những gì chúng ta có thể nhận thức được. Hiện tượng là những thứ xảy ra trong thời gian và không gian. Một hiện tượng tự nhiên mà con người chúng ta có thể nhận thức được.
Đây chính là loại từ ngữ chỉ những sự vật mà chúng ta cảm nhận được bằng giác quan. Những hiện tượng tự nhiên, đã xảy ra trong một khoảng thời gian, không gian mà con người có thể cảm nhận được.
Ví dụ: nắng, mưa, bão lũ, sấm chớp, chiến tranh, áp lực, nghèo đói, tệ nạn, …
Danh từ chỉ đơn vị
Danh từ chỉ đơn vị là loại từ chỉ sự vật có thể hiểu theo hai cách khác nhau. Nếu hiểu theo nghĩa rộng nhất, danh từ đơn vị là những từ dùng để chỉ sự thống nhất của sự vật và được hiểu theo đặc điểm ngữ nghĩa trong lĩnh vực sử dụng.
Xem thêm : Nghị luận xã hội Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi thiếu vắng tình thương
Khi sử dụng danh từ ở nghĩa hẹp hơn ta có có dạng như sau:
- Danh từ chỉ đơn vị về tổ chức, hành chính
- Danh từ chỉ đơn vị về thời gian
- Danh từ chỉ đơn vị về tự nhiên
- Danh từ chỉ đơn vị về sự chính xác tuyệt đối
- Danh từ chỉ đơn vị về sự gần đúng, ước chừng
Một số sai lầm khi làm bài tập từ chỉ sự vật khi học tiếng Việt lớp 2
Trong quá trình làm bài tập tiếng việt lớp 2 từ chỉ sự vật, các bé thường mắc phải một số sai lầm như:
Bạn đang xem: Từ chỉ sự vật là gì? Đặc điểm và phân loại? tổng hợp kiến thức về từ chỉ sự vật
- Không xác định được đâu là từ chỉ sự vật: Trong tiếng Việt thì đây là những danh từ, nên nhiều bé không xác định được đâu là từ chỉ sự vật, thậm chí nhầm lẫn với các loại từ khác như tính từ, đại từ, chỉ từ….
- Nhầm lẫn giữa các loại từ chỉ sự vật với nhau: Bởi vì loại từ này còn được chia ra thành nhiều loại nhỏ nên việc bé nhầm lẫn giữa các loại rất dễ xảy ra.
- Chưa biết cách đặt câu với từ chỉ sự vật: Vì vốn từ vựng của trẻ lớp 2 thường chưa được nhiều, nên khi làm bài tập đặt câu các bé thường bị bí từ.
Một số dạng bài tập tiếng Việt lớp 2 từ chỉ sự vật thường gặp
Trong chương trình học tiếng Việt lớp 2, với loại từ chỉ sự vật này các bé sẽ được làm một số dạng bài tập như:
Dạng 1: Kể n từ chỉ sự vật
Ví dụ: Kể 5 từ chỉ nghề nghiệp của con người.
==> Đáp án: bác sĩ, học sinh, giáo viên, công an, bộ đội.
Dạng 2: Tìm từ chỉ sự vật trong đoạn văn
Ví dụ: Xác định các từ ngữ chỉ sự vật trong đoạn thơ sau của nhà văn Huy Cận:
“Tay em đánh răng
Răng trắng hoa nhài
Tay em chải tóc
Tóc ngời ánh mai”
==> Đáp án: Hoa nhài, ánh mai, răng, tóc, tay.
Dạng 3: liệt kê các từ chỉ sự vật theo yêu cầu
Ở dạng bài tập này đề sẽ cho một bức tranh và bé sẽ liệt kê các từ chỉ sự vật trong bức tranh đó. Hoặc một bảng ô chữ gồm nhiều thể loại từ và yêu cầu bé sẽ chỉ vào từ chỉ sự vật tương ứng.
Tuyệt chiêu giúp bé làm bài tập tiếng Việt lớp 2 từ chỉ sự vật hiệu quả
Để tránh những lỗi cơ bản trên khi làm bài tập tiếng Việt về từ chỉ sự vật bố mẹ có thể giúp con học tốt nhờ những tuyệt chiêu như:
Nắm rõ đặc điểm và các loại từ chỉ sự vật
Nếu không nắm chắc lý thuyết thì việc thực hành sẽ không hiệu quả. Vậy nên, để đảm bảo bé không mắc lỗi ở dạng bài tập này, bố mẹ hãy đảm bảo con đã nắm chắc khái niệm, đặc điểm, phân loại từ chỉ sự vật.
Để giúp bé nắm chắc lý thuyết, hãy chỉ ra những điểm nhấn trọng tâm kết hợp với ví dụ dễ hiểu thì con mới có thể hiểu và ghi nhớ chúng. Chẳng hạn như với từ chỉ sự vật thì đây là những từ miêu tả, nói, chỉ về mọi thứ xung quanh con từ con người, con vật, hiện tượng… rồi đưa ra ví dụ tương ứng.
Gia tăng vốn từ vựng tiếng Việt cho bé
Từ chỉ sự vật gần như đã bao gồm tất cả các từ vựng trong tiếng Việt, nên đòi hỏi bé phải có vốn từ vựng nhiều mới có thể sử dụng chúng trong cuộc sống hay làm bài tập.
Để giúp con gia tăng vốn từ vựng tốt nhất, bố mẹ nên tạo cơ hội cho con tiếp xúc với thế giới bên ngoài nhiều hơn để rồi học hỏi, giao tiếp được nhiều hơn.
Học luôn đi đôi với hành
Khi đã nắm chắc được kiến thức lý thuyết, bố mẹ nên cho con được làm bài tập nhiều hơn, cũng như ứng dụng chúng vào trong thực tiễn để bé có thể hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của loại từ này.
Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể tổ chức những trò chơi về việc đặt câu, tìm từ liên quan tới từ chỉ sự vật để bé được thực hành nhiều hơn.
Tạo thói quen đặt câu hỏi cho bé về từ chỉ sự vật
Xem thêm : Giải SBT bài 7: Nội lực và ngoại lực | SBT địa lí 10 kết nối tri thức
Đừng chỉ vào bàn học mới có thể dạy bé học kiến thức này, thay vào đó bạn cũng có thể tạo thói quen đặt ra những câu hỏi trong mỗi khi trò chuyện với bé, trong những buổi đi chơi để chắc chắn kiến thức mà bé nắm được.
Một số câu hỏi điển hình như “con hãy nhìn xung quanh và nói ra 10 từ chỉ sự vật cho mẹ xem nhé”, “trong gia đình mình có những từ chỉ sự vật nào”, “bàn ghế có phải từ chỉ sự vật không?”…..
Bài tập về Từ chỉ sự vật
Bài 1: Xác định từ ngữ chỉ sự vật trong bài thơ sau:
“Mẹ ốm bé chẳng đi đâu
Viên bi cũng nghỉ, quả cầu ngồi chơi
Súng nhựa bé cất đi rồi
Bé sợ tiếng động nó rơi vào nhà
Mẹ ốm bé chẳng vòi quà
Bé thương mẹ cứ đi vào đi ra”
Bài 2: Xác định các từ ngữ chỉ sự vật trong khổ thơ sau của nhà văn Huy Cận:
“Tay em đánh răng
Răng trắng hoa nhài
Tay em chải tóc
Tóc ngời ánh mai”
Bài 3: Cho các từ sau: Người, phượng vĩ, hổ, hòn đá, thác, cá, hoa Mai, cây cam, cha mẹ, cô dâu, chú rể, bàn, ghế, dê, hoa tai, cái kéo, thược dược, học sinh, rừng, cánh đồng. Hãy sắp xếp các từ trên vào các nhóm từ chỉ sự vật đã học?
Dựa vào lý thuyết, chúng ta có các nhóm từ như sau:
- Con người: Người, cha mẹ, cô dâu, chú rể, học sinh.
- Con vật: Hổ, cá.
- Cây cối: Phượng vĩ, hoa mai, cây cam, thược dược.
- Đồ vật: Bàn, ghế, hoa tai, cái kéo.
- Hiện tượng tự nhiên:
- Cảnh vật: Hòn đá, thác, rừng, cánh đồng.
Bài 4: Xác định từ chỉ sự vật trong đoạn thơ sau:
“Mấy ngày mẹ về quê
Là mấy ngày bão nổi
Con đường mẹ đi về
Cơn mưa dài chặn lối”
Đáp án: Mẹ, bão, mưa…
Bài 5: Xác định từ ngữ chỉ sự vật trong bài thơ sau:
“Tay em đánh răng
Răng trắng hoa nhài
Tay em chải tóc
Tóc ngời ánh mai”
Đáp án: Tay, tóc, răng, ánh mai, hoa nhài.
Video về từ chỉ sự vật là gì?
Trên đây là toàn bộ kiến thức liên quan đến từ chỉ sự vật, mong rằng bài viết đã giúp các bậc phụ huynh cùng con học tập. Chúc các bạn thành công!
Đăng bởi: thcs Hồng Thái
Chuyên mục: Giáo dục
Bản quyền bài viết thuộc Trường THCS Hồng Thái Hải Phòng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường thcs Hồng Thái (thcshongthaiad.edu.vn)
Nguồn: https://thcshongthaiad.edu.vn
Danh mục: Tra Cứu